Search

Ông Già Lẩm Cẩm

Bảo Minh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Con nguyện xin chư Phật, Bồ Tát, Thánh hiền mười phương rải năng lượng đại từ đại bi đến muôn loài chúng sanh.

Mu A Mu Sa!

Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta lại trở lại kênh Youtube của Thất Bảo Huyền Môn để gặp gỡ trong những pháp thoại chia sẻ, gợi ý cho nhau tư duy về cách sống sao cho chúng ta tìm được nguồn hạnh phúc chân thật trong cuộc đời.

Các bạn thân mến! Có những chuyện trong cuộc đời chúng ta thường hay chê bai kẻ khác là quẫn trí, là ngu, là khờ khạo. Có lẽ những câu nói như vậy thật dễ dàng để chúng ta trách cứ những ai lẩn quẩn; hoặc làm một chuyện gì đó mà chúng ta không ưa thích; hoặc là chúng ta không cảm thấy phù hợp. Các bạn thấy không, nếu như một người nào làm một chuyện gì đó mà không đúng, chúng ta thường chỉ tay nói: “Trời ơi! sao anh khờ vậy?” hoặc chúng ta nói “Trời ơi! sao anh ngu quá, lại làm một chuyện điên rồ như vậy?” Đó, câu đó có lẽ trong cuộc sống chúng ta thường xuyên nghe được, không hẳn từ người hàng xóm hay những người bạn mà đôi khi chúng ta thường sử dụng một cách thật quá dễ dàng. Gặp ai mà làm chuyện gì chúng ta cũng chê bai, trách cứ điều đó thật là dễ. Bởi chê người thì dễ lắm, bởi chúng ta có con mắt biết nhìn ra và nhận thấy những lầm lỗi của người khác. Nhưng ít có con nào nhìn thấy bản thân của mình để nhìn ra lầm lỗi của chính mình.

Có một câu chuyện kể rằng, ở một làng kia ở bên ven một con sông nhỏ có một ông cụ sống ở đó lâu đời rồi. Có lẽ sống đã lâu, tuổi đã già hình như ông cụ đó đâm ra lẩm cẩm. Mà thường các bạn thấy không, khi ta già ta hay lẩm cẩm. Lẩm cẩm và làm những chuyện không hay để rồi con cháu ở trong nhà hay thôn xóm chê bai. Cái lẩm cẩm của ông cụ là gì? Ông cụ cứ đi lang thang khắp làng khắp xóm lượm lặt những cục gạch ở giữa đường, lượm lặt những cục gạch người ta vứt ở đường, ven bờ sông mang về chất đống ở cửa nhà. Con cái trách cứ, ông cụ nói, nói gì đây, tại ông cụ là người lẩm cẩm mà. Thì cuối cùng con cái cũng chề, “à, cha đã già rồi, làm những chuyện như vầy, thôi kệ để cha làm cho cha vui”. Nhưng ngày qua tháng lại chòm xóm, kẻ thôn trên, người xóm dưới ai cũng đều chê bai: “Trong làng chúng ta vô phước, có một ông cụ lẩm cẩm cứ đi dọc hai bên bờ sông rồi lại đi dọc qua chỗ này, chỗ kia, lượm lặt gạch đá chất chồng cho đầy cả một cái sân đằng trước như kia, khờ khạo”. Khờ khạo phải không các bạn? đúng là khờ! Nhưng có lẽ ông già không biết mình khờ hay ông già chỉ biết đi lượm gạch mà thôi, chất chồng trước cửa như vậy. Chuyện gì đã xảy ra? Vào một đêm giông bão ập tới thật là lớn, nước lũ dâng lên. Cái cầu khỉ mong manh mà dân làng phải đi bờ sông nhỏ này qua bờ sông kia đã bị dòng nước cuốn trôi đi, không còn nữa. Và thế là dân làng tụ tập lại mới đưa ra ý kiến; bao nhiêu năm qua ta đã dùng cầu khỉ nhỏ để đi, thôi đã sập ta nên xây một cái cầu mới. Rồi sau đó mọi người góp tiền vào để xây dựng, góp tiền vào để xây dựng. Khi đến lượt ông cụ, ông cụ không có tiền nhưng ông cụ nói: “Thôi, ta có cả một đống đá vụn trước cửa, ta hiến tặng cho làng để làng có thể làm nền móng hai bên để bắt cầu qua”. Lời nói nhẹ nhàng nhưng làm chấn động tâm hồn của tất cả mọi người ở trong thôn, con cái cũng phải sững sờ. Bởi lời nói của cha, bởi lời nói của ông cụ có lý, tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền. Đống gạch vụn, đống đá vụn bao nhiêu năm qua ông cụ âm thầm lượm lặt, chất chồng ở trước sân nay đã trở thành những viên đá để tạo nên nền tảng vững chắc để bắt nhịp cầu qua sông.

Các bạn thân mến! Những ý nghĩa cao đẹp được trao lại trong cuộc đời có phải chăng từ những người già thâm niên, kinh nghiệm. Những bậc đã từng trải trong cuộc đời có biết bao nhiêu những kinh nghiệm trải qua thực sự trong cuộc đời, họ muốn trao truyền cho thế hệ trẻ của chúng ta. Để từ đó những kinh nghiệm đó làm nền tảng để chúng ta bước vào tương lai an lạc và hạnh phúc. Nhưng mấy ai khi tuổi trẻ như mình sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến của những người lớn tuổi trao truyền đâu. Chúng ta thường hay nói: “Ôi, thế hệ của tôi là thế hệ của tuổi trẻ. Thế hệ của các vị là đã già nua, ý kiến không còn có thể áp dụng được nữa”. Có phải chăng khi chúng ta nghe một ai đó trao truyền hay khuyên bảo, hay hướng dẫn cho chúng ta một điều gì đó thiện hảo thì coi chừng chúng ta lại chê trách họ, già nua như ông cụ lẩm cẩm đi suốt quanh làng lượm lặt gạch suốt năm.

Quý vị, đó thấy không? Biết đâu khi một cơn đại hồng thủy, một cơn giông bão đi tới trong cuộc đời, các bạn sụp đổ không còn đứng dậy nữa thì chính đó các bạn có thể nhớ lại lời của cha mẹ, ông bà, của những bậc trưởng thượng hay những người lớn đã đi qua khuyên bảo cho chúng ta. Thì nhất định những lời khuyên đó sẽ là nền tảng vững chắc để chúng ta xây dựng và tái tạo lại cuộc đời sau khi vấp ngã.

Các bạn thân mến! Đức Phật đã dạy cho chúng ta, có thể là giáo lý đã hai ngàn năm trăm mấy chục năm trước, trên hai mươi lăm thế kỷ xưa. Nhưng lời của Ngài vẫn thật rõ ràng, sống động trong cuộc sống hiện nay. Đức Phật dạy cho chúng ta. Đức Phật dạy cho chúng ta là hãy nhìn thật rõ vào tâm của mình và biết, phải biết đón nhận những lời hướng dẫn của những vị đã từng trải qua những kinh nghiệm trong cuộc đời để chúng ta học hỏi những kinh nghiệm đó. Học hỏi những kinh nghiệm và Đức Phật có thể là một ông lão già lẩn thẩn ở hai mươi lăm thế kỷ trước, vẫn còn xoay vần chung quanh cuộc đời của chúng ta. Các bạn thân mến, và hướng dẫn cho chúng ta hãy siêng năng lượm lặt những thứ mà có thể ta đã bỏ quên đây đó trong cuộc đời, đó là thứ gì? Đó là thứ gì các bạn nhớ không? Đó là năng lượng yêu thương, đó là năng lượng yêu thương, các bạn thân mến. Năng lượng của tình yêu, năng lượng của lòng từ bi. Chúng ta đã vô tình gạt bỏ ra trong cuộc đời này rồi. Chúng ta đã vô tình quăng ra bên lề của cuộc sống. Chúng ta vô tình vì kiếm cơm, kiếm áo, chúng ta đã vô tình vì tranh thủ thời gian để kiếm tiền nuôi sống bản thân, để vươn lên được gọi là tương lai giàu có; giàu có về vật chất, về tiền tài, giàu có về danh vọng, giàu có về kiến thức sống ở đời. Nhưng chúng ta vô tình đã quẳng đi năng lượng tình thương yêu, năng lượng từ bi vốn có trong trái tim khi chúng ta sanh ra. Bởi khi sanh “Nhân chi sanh tánh bổn thiện”, khi chúng ta mới sinh ra đã có tánh thiện ở trong lòng. Nhưng khi lớn lên giữa cuộc đời ở bên ngoài, vì sự bon chen, vì tất cả những gì đó ở bên ngoài hấp dẫn quá mà chúng ta đã quăng cuộc đời của mình, lao theo những chiều hướng đó, để bỏ quên đi tánh thiện yêu thương của chính mình.

Các bạn, có phải chăng các bạn và Bảo Thành trong cuộc sống bận rộn này vì nhiều lý do, vì nhiều mục đích, chúng ta đã quên ứng dụng tình yêu thương, năng lượng từ bi của ta vào tất cả mọi hoàn cảnh trong cuộc sống. Chúng ta đã quăng nó qua lề của cuộc sống, vứt nó đi vất vưởng trên lề đời của chúng ta. Hãy quay trở về, hãy lượm nó trở về trong cuộc đời, hãy biết sống với tình thương, biết đâu, biết đâu những năng lượng yêu thương, tha thứ đó không phải là biết đâu nữa mà thực sự năng lượng yêu thương tha thứ đó sẽ là những chất liệu làm nên nền tảng, làm nên nền tảng nhân cách của một con người, để chúng ta biết vươn lên sống cao thượng và yêu thương.

Các bạn, dù các bạn có biết giữ giới, năm giới của nhà Phật, hay các bạn có giữ tất cả những điều thiện hảo ở trong lòng, hay những điều gì đi nữa thì cũng không bằng giữ lấy tánh thiện, giữ lấy tánh thiện bổn nguyên khi sanh ra chúng ta đã có. Như câu thường nói: “Nhân chi sinh – Tánh bổn thiện” là khi chúng ta sinh ra tuổi còn thơ, tánh thiện đã lọt từ trong lòng mẹ để ở cùng với chúng ta. Như vậy tánh thiện đó mới là chất liệu để sống, tánh thiện đó mới là điều chúng ta cần phải giữ chặt trong trái tim, trong tư duy, trong suy nghĩ và trong đời sống bình thường của một con người. Tánh thiện đó đã làm cho chúng ta nên người, tánh thiện đó sẽ làm cho chúng ta nên người, tánh thiện đó sẽ là cho chúng ta nên Thánh, nên Thần, nên Tiên và nên Phật.

Các bạn thân mến, các bạn hãy trở về sống với tánh thiện của mình và biết lượm lặt từng giây phút chánh niệm trong thiện để xây dựng nền tảng vững chắc, để bắc một nhịp cầu đi qua, đi qua những con người, đi qua lòng đời, đi qua tất cả những ai đã có nhân duyên tương tác với ta trong cuộc sống này. Tánh thiện thật là cao quý và để phát triển được tánh thiện đó, các bạn thân mến, nó đã vốn có rồi, ở trong tâm. Chúng ta đã có và nó vẫn còn hằng hữu trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta không có mất nó nhưng chúng ta quên nó. Chúng ta không mất tánh thiện nhưng chúng ta đã gạt ra cuộc sống của chúng ta vì cơm, vì áo, vì tiền, vì danh dự, vì danh vọng, vì những hão huyền của cuộc sống.

Các bạn hãy trở về lượm nó trở lại. Tánh thiện rất cao quý! Và nếu như các bạn biết nuôi dưỡng tánh thiện đó trở lại thì tánh thiện đó, tánh thiện đó sẽ là một nền tảng vững chắc để xây dựng cuộc đời, không những cho bạn, cho gia đình của bạn, cho xã hội này. Và đặc biệt xây dựng nguồn an lạc vô biên không bao giờ mất. Một nguồn an lạc vô tận luôn có, sẵn có và luôn ở đó để các bạn sống bình an. Chỉ có sự bình an mới làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn. Và bình an chỉ có thể có được bằng tánh thiện vốn có khi sinh ra từ lòng của mẹ.

Các bạn, các bạn có thể hãy cùng với Bảo Thành thực tập tánh thiện được không? Có thể nó khó là bởi vì ta chưa quen. Nhưng nếu chúng ta thực tập thường xuyên, chúng ta có thể phát triển được tánh thiện trở lại vốn có ở trong ta. Chúng ta hãy cùng nhau trở về với tánh thiện đó, để như gì? như một nhiên liệu bất diệt xây dựng nền tảng vững chắc làm thành một nhịp cầu đi vào trong trái tim của những người có nhân duyên tới với ta trong cuộc đời này.

Chúc các bạn có thể tư duy một chút về những sự dẫn ý của Bảo Thành hôm nay để chúng ta sống an, sống vui và sống thiện với chính mình vốn đã có được mẹ truyền khi mới sinh như câu: “Nhân chi sanh – Tánh bổn thiện”

Mu A Mu Sa!

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts