Search

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa!

Con nguyện Mười Phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn. Các bạn, có biết bao nhiêu chuyện ta làm mỗi ngày, rồi có biết bao nhiêu chuyện ta đã làm nhưng làm không tới nơi, lưng chừng chúng ta bỏ. Có lẽ là bởi vì chúng ta thay đổi quá nhanh. Người xưa nói: nhất nghệ tinh, nhất thân vinh – một nghề, một nghệ mà làm cho giỏi đã thành công, cuộc đời đã sáng lạng rồi, nhưng chúng ta đa nghệ việc gì cũng biết làm mà làm không có giỏi, sẽ không đưa đến sự thành công. Mà con người của các bạn và Bảo Thành, chúng ta hiểu mà, chúng ta thông thường cứ thay đổi, để rồi chuyện mình quyết định làm đó và mình muốn đạt tới điều đó, nhưng đi lựng chựng vài bước chúng ta lại dừng lại. Có lẽ đây là một sự trải nghiệm thực sự trong đời người của mỗi chúng ta, chúng ta đã từng có kinh nghiệm bị bỏ cuộc. Mà cha mẹ ông bà hay người thân cũng thường dạy cho chúng ta, ngay cả các bậc thầy trong xã hội, hay thầy trong các tôn giáo cũng thường nhắc nhở. Chúng ta hãy cố gắng đừng bỏ cuộc giữa đường, thế nhưng cuộc đời của chúng ta đã bao phen bỏ cuộc.

Các bạn! Có câu chuyện kể như vậy: có hai thầy trò. Vị thầy đó đã chứng đắc quả A La Hán, còn người học trò mới theo vị thầy để học một thời gian và đã nhận ra rằng vị thầy của mình đã chứng đắc quả A La Hán. Đời sống của một vị A La Hán thật thanh cao nhẹ nhàng, cho nên cậu học trò này thích thú vô cùng, bởi cậu nhìn ngắm và thấy rằng đời của ta có phước, nên gặp được thầy đã chứng đắc, ta thật có phúc duyên và cậu ấy luôn luôn tinh tấn tu học. Thế rồi có một hôm, thầy và trò cùng đi xa. Trên chuyến đi đó mang theo một số hành trang, cậu học trò gánh hành trang đó đi đằng sau thầy của mình, thầy là vị A La Hán đi đằng trước. Cậu ta khởi lên cái tâm tốt đẹp rằng: “thầy đã tu chứng đắc A La Hán, vì ta là học trò, ta phải cố gắng mà tu, tinh tấn tu để thành Phật”. Và rồi anh ta cứ suy nghĩ như vậy trong đầu nhất là pháp tu, nhất định phải tu để vượt qua, thành Phật, anh ta cứ lẩm bẩm ở trong đầu và tâm niệm ở trong tâm rằng nhất định phải tu để thành Phật.

Rồi ông thầy nghe được tư tưởng đó, suy nghĩ đó, bởi vì thầy là bậc chứng đắc A La Hán, nên quay lại nói với đệ tử rằng: “con ơi, con đưa cái gánh hành trang đó cho thầy, thầy gánh cho con để con khỏi phải gánh cho nhẹ nhàng, con đi lên phía trước đi đừng đi sau ta, đừng đi cùng với ta mà hãy đi trước ta”. Người học trò thấy cũng hơi ngỡ ngàng, nhưng vì thầy nói như vậy nên sẵn sàng đưa hành trang cho thầy gánh đi, và rồi cậu tăng vùn vụt đi nhanh lên phía trước. Đang đi phía trước cậu ta lại suy nghĩ: Ôi là đi tu để thành Phật khó quá, thầy của ta tu bao nhiêu năm trời mới chỉ chứng đắc quả A La Hán, ta muốn tu thành A-La-Hán cũng đã lâu lắm rồi, mà bây giờ muốn thành Phật khó thật, không thể thành Phật được đâu, thấy thầy mình tu bây giờ già rồi mới chứng đắc A La Hán, ta đây tu làm sao thành Phật. Cứ suy nghĩ như vậy nên bước chân của anh ta chậm lại, cho tới khi thầy bắt kịp anh ta và ông thầy nói rằng: Con ơi, đây hành trang, con gánh đi.

Người đệ tử thấy cũng ngỡ ngàng, lúc nãy thì thầy gánh giùm mình khi mình phát tâm muốn tu thành Phật, còn bây giờ mình thấy khi tu thành Phật khó quá thì thầy lại trao cái gánh nặng lại cho mình và đi lên phía trước. Tuy thắc mắc nhưng cậu học trò vẫn gánh đó mà đi theo thầy. Chờ cho tới khi xong cuộc hành trình đó trở về cậu học trò mới hỏi thầy rằng: Thưa thầy! Tại sao thầy lại gánh giùm cho con và rồi tại sao thầy lại trả lại cho con. Ông thầy mới nhẹ nhàng từ tốn nói với để tự rằng: Con à, con có phát tâm cầu đạo để thành Phật thì thầy có phẩm hạnh là A La Hán, nên sẵn sàng gánh vác cho tất cả những ai có tâm hạnh thành Phật, cho nên thầy đã gánh cho con cái gánh nặng hành trang của cuộc đời, với tâm hạnh Bồ Tát. Đứa đệ tử lại trả lời: Nhưng mà sao thầy lại trả lại cho con? Thầy bắt đầu nói: Nhưng vì khi con phát tâm thành Phật đó, nó chẳng bền vững, con bị thất thối bồ đề tâm với lời nguyện đó. Đi lưng đường con đã suy nghĩ, con đã tán tâm, và rồi con đã thối lui chẳng thành Phật nữa, cho nên thầy đã trả lại gánh hành trang cho con.

Người đệ tử bừng tỉnh: cũng chỉ vì thất thối bồ đề tâm, tâm hạnh không vững bền, lời nguyện không chân nhất, lúc này lúc kia, nhưng chính vì cuộc hành trình như vậy và phạm lỗi chính với mình như thế, lời khai thị của thầy đã làm cho cậu tỉnh ngộ và nhất tâm tu hành đi tới sự chứng đắc.

Các bạn thân mến, câu chuyện tình nghĩa giữa hai thầy trò, thầy có thể sẵn sàng gánh cho đệ tử bởi tâm hạnh bồ tát, nhưng đệ tử đó phải là người phát tâm dõng mãnh đi vượt qua thầy để tới cảnh giới của chư Phật. Còn đối với đệ tử chẳng phát tâm giữ được điều đó mà chỉ thoáng qua tư tưởng như một điều suy nghĩ để chứng đắc, để thành tựu, để rồi lại trở lùi với những tư tưởng bình thường của cuộc đời thì hành trang kia cũng phải trao lại bởi vì là phận học trò.

Trong cuộc đời của chúng ta, với phận người bận rộn như thế này, chúng ta đã bao nhiêu lần phát tâm làm một việc gì tốt, học một ngành nghề gì tốt rồi để thay đổi cuộc sống của mình. Chúng ta mới chỉ thoáng ở trong tư tưởng và chúng ta thật có một tư tưởng tốt đẹp, làm giàu suy nghĩ của mình trong tư tưởng nhưng không thể biến thành những hành động cụ thể. Tất cả mọi sự thành tựu ở trong cuộc đời, thành đạt ở trong cuộc đời, dù là ở đời hay ở đạo, thành công về vật chất, tiền tài hay thành công về danh dự quyền lực, hay thành công về đời sống tâm linh, mỗi người chúng ta cũng phải có một sức mạnh nội tâm cương quyết đi tới, và không nên thay đổi. Chúng ta phải xác định được phương hướng của ta đi, phải minh định được hướng đi của cuộc đời và sau đó là chúng ta phải có một nghị lực bền vững, với tư tưởng và tất cả sức lực kiến thức dồn vào đó, chúng ta mới có thể thành tựu, thành đạt được.

Các bạn nhớ, người đệ tử kia có tâm nguyện thành Phật, nhưng chỉ là thoáng qua trong tư tưởng, chứ không phải là một lời nguyện vững chắc. Nhưng mà ông thầy vì thương đệ tử của mình, sẵn sàng cho người đệ tử một lần trải nghiệm trên con đường đó, để rồi nhờ sự trải nghiệm, kinh nghiệm thực tế của bản thân, mà cậu ta nhận rõ được sức của mình mà tinh tấn hơn, siêng năng hơn. Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng loáng thoáng trong tư tưởng chẳng áp dụng thực tế trong cuộc đời, nhất là trên phương diện chúng ta tu học về Phật đạo. Hầu hết người phật tử chúng ta chỉ nghiêng về mặt lý thuyết, ngồi đó cứ ước hoài, nước và mơ và dệt mộng rằng ta tu để thành vị này, thành vị kia, chẳng công phu sớm tối, chẳng rèn luyện cái tâm của mình, chẳng sửa cái tính của mình. Chẳng tu tâm sửa tánh, rèn luyện sớm khuya mà chỉ là ngồi đó mộng tưởng thoáng qua ở trong tâm, hình thành những sự suy nghĩ rằng: ta thành đạt, ta chứng đắc, ta muốn như vậy ta muốn như kia, rồi thu lượm những ngôn ngữ, kiến thức vào trong bộ nhớ, rồi nhã nó ra cho người ta biết để rồi chứng tỏ rằng ta thành vị này bị kia. Nhưng mà không có hành công, không có công phu, không có tu sửa mà chỉ có lượm nhặt nhồi nhét, kết quả vẫn là gánh vác tất cả những phiền não đau khổ trên đôi vai gầy gò của cuộc đời.

Các bạn, tu là gì? Là một hạnh nguyện cao cả và trong hạnh nguyện đó cần có một sự dấn thân. Và để trên con đường dấn thân với hạnh nguyện đó, mỗi người chúng ta phải có chánh tư duy để nhìn thật rõ được hướng đi của mình, và minh định rõ được hướng đi của mình. Để từ đó dốc toàn lực, toàn sức mạnh của thể xác và tinh thần, kiến thức của ta, miên mật hành để chúng ta nhìn thấu tất cả lời giáo pháp của Phật, để chúng ta tạo ra một động lực dũng mãnh thật sự tự thân, để chúng ta vượt lên trên mọi chướng ngại mà đi tới.

Thầy của cậu ấy đã gánh vác gói hành trang cho anh ta đi vượt lên trên, nhưng khi đã nhẹ nhàng rồi thì anh ta lại giãi đãi. Trong cuộc sống cũng vậy thì chúng ta mới bước một điều gì đó, để thành tựu một điều gì đó hầu hết là khi chúng ta khổ phiền não nhưng khi chúng ta được tương đối an ổn thì chúng ta giãi đãi, chẳng còn tinh tấn nữa. Các bạn. Cậu học trò khi gánh vác thì phát nguyện thành Phật, nhưng khi thầy gánh vác cho rồi, được nhẹ nhàng thân xác lại thất thối bồ đề tâm. Cuộc đời là như vậy, khi khổ là cầu nguyện, khi phiền não là muốn thoát ra, nhưng khi được an lạc, bình an một chút xíu chẳng muốn tu tập.

Nhớ rằng những suy nghĩ lập luận như cậu học trò kia luôn luôn có trong mỗi người chúng ta. Chúng ta nhớ rằng: ta là người và ai cũng như ai. Nhưng có một điều khác biệt ở chỗ là chúng ta có sẵn sàng phát tâm tinh tấn không, có thối lui hay không. Chúng ta sẽ làm được nếu có được một người thân, như vị thầy kia khôn khéo phương tiện áp dụng vào đệ tử để nhắc nhở đệ tử của mình và cho đệ tử của mình một sự trải nghiệm thực sự, để từ đó người đệ tử nhận ra giá trị và sự tinh tấn của bản thân mình.

Đức Phật là một bậc thầy khéo léo vô cùng, tất cả những bài học của ngài, những lời giáo huấn của ngài, tất cả những giáo lý của ngài, phương pháp của ngài đều thật dễ cho chúng ta áp dụng trên sự tự do, để có sự trải nghiệm tịch tỉnh, để chúng ta dũng mãnh giữ vững niềm tin với hạnh nguyện của chúng ta, để thành tựu được một đời sống an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

Chúc các bạn luôn luôn có Phật ở trong đời như một bậc thầy tối cao hướng dẫn cho các bạn trải qua mọi thử thách chông gai của cuộc đời, để có sự an lạc và hạnh phúc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa!

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts