Search

Nét Đẹp Người Tu Tại Gia

Bảo Nguyện đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Thắp lên ngọn đuốc ở giữa đời
Đáp đền Cha Mẹ nhọc dưỡng nuôi
Dẫn dắt cháu con cùng hoà hiếu
Từ tâm lan toả khắp muôn nơi

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý sư cô, cùng các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu Sống Trong Chánh Niệm của ngày thứ bảy hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Chúng con hôm nay ngày thứ bảy trong sự đồng tu Sống Trong Chánh Niệm đồng trì Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú và Thất Bảo Huyền Môn. Nguyện cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật Đạo và nguyện cho quê hương Việt Nam của chúng con và toàn thế giới thoát khỏi cảnh đại dịch, và đồng hồi hướng cho tất cả chư vị hương linh vì đại dịch mà ra đi được vãng sanh cảnh thiện lành.

Chúng ta hãy cùng nhau trì tụng.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần)

Chú Đại Bi (01 biến):

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (03 lần)

Thiên thủ thiên nhãn đại bi tâm đà la ni, nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá ra, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.

Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt sà rạ ta bà ha. (03 lần)

Chú Vãng Sanh (03 biến):

Nam mô A Di Đa bà dạ

Ða tha dà đa dạ

Ða điệt dạ tha

A Di rị đô bà tỳ

A Di rị đa tất đam bà tỳ

A Di rị đa tỳ ca lan đế

A Di rị đa tỳ ca lan đa

Dà di nị, dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

Thất Bảo Huyền Môn (01 biến):

Mu A Mu Sa.

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.

Ma Sa Ốp Uê.

Sa Bi Mô U.

Sa U Sa U Ba Thê Um.

NamMô SaKa PuốtTê, NamMô SaKa PuốtTê.

Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.

Mô Phật! Các bạn hôm nay ngày thứ bảy, ngày cuối tuần, ngày chúng ta không phải như những ngày tháng qua, là ngày nghỉ. Bởi ở Việt Nam thì đặc biệt hơn vì chúng ta được nghỉ quá dài hạn rồi. Dù muốn hay không thì thứ bảy vẫn là ngày nghỉ ngơi để cho chúng ta sống trọn vẹn với gia đình của chính mình. Chia sẻ trong bài pháp thoại ngày hôm nay nói về chủ đề “Nét đẹp người tu tại gia”. Khi nói đến chữ tu tại gia hay xuất gia, chúng ta thường liên tưởng phải là người biết ăn chay, biết tụng kinh gõ mõ, xuống tóc, y áo của bậc xuất gia hay áo lam của người tại gia. Có lẽ đó là một khái niệm khi nghĩ về người tu. Người tu tại gia khác với người tu xuất gia, điều đó là đúng. Người tu tại gia là tất cả những ai đã thọ Tam quy y Ngũ giới. Người thọ Tam quy y Ngũ giới tức là người tu tại gia, không phải xuống tóc, ăn chay, niệm Phật đọc kinh răm rắp mỗi ngày. Còn những ai chưa thực sự quy y Tam Bảo thọ Ngũ giới thì chúng ta là người đang học Phật, cũng đang tu đó, nhưng chính xác hơn là chúng ta theo nguyên tắc bình thường gọi là chưa tu. Nhưng đối với Bảo Thành, dù các bạn đã thọ Tam quy y Ngũ giới hoặc chưa nhưng đã phát tâm hiểu thấu được ba ngôi Tam Bảo là Phật – Pháp – Tăng là chỗ nương và chỗ dựa cho chúng ta học Phật, nghiên cứu Pháp, hòa mình vào với Tăng thân để nương nhờ đại hùng đại lực của sự thanh tịnh đó mà tại gia đình cuộc sống bình thường trong xã hội của con người chúng ta có một chỗ, có một nơi nương vào đi thực hành lời Phật trong cuộc sống hàng ngày. Nay ta không nói người đã thọ Tam quy y Ngũ giới để được gọi là người tu tại gia hay người chưa để gọi là chưa tu tại gia. Ngay cả các bạn chưa phải là Phật tử hoặc các bạn là những người thuộc tôn giáo khác cũng được gọi là người tu tại gia, và người tu tại gia đó có một nét đẹp tuyệt vời giúp cho xã hội của con người ngày càng thêm đẹp, bởi người tu tại gia sẽ:

Thắp lên ngọn đuốc ở giữa đời

Đáp đền cha mẹ nhọc dưỡng nuôi

Dẫn dắt cháu con cùng hòa hiếu

Từ tâm lan tỏa khắp muôn nơi.

Ta không giới hạn người tu tại gia là chỉ có Phật tử thọ Tam quy y Ngũ giới, miễn ai là người làm được mười điều như Chư Phật dạy. Bởi Mười Điều Thiện mà Chư Phật dạy gọi là mười điều thiện ta nên hành, chẳng thuộc về Phật Giáo mà là chân lý ngàn đời luôn phù hợp với mọi chúng sanh của các tầng lớp trong xã hội thuộc mọi tôn giáo. Mười điều thiện lành này nếu chúng ta giữ được dù là người tu tại gia đã thọ Tam quy y Ngũ giới hoặc là hàng Phật tử mới tin theo Phật, đang đọc kinh Phật, hoặc đang tu theo các pháp môn nào đó mà chưa thọ Tam quy y Ngũ giới, hoặc ngay cả những ai chưa có tôn giáo nào hoặc là các tôn giáo khác hoặc ngay cả vô thần đi nữa thì chúng ta đều phải đón nhận Mười Điều Thiện Đức Phật nói là chân lý ngàn đời không sai trái. Thực hiện được điều này thì mỗi người chúng ta đúng là có nét đẹp người tu tại gia, một nét đẹp bằng với Chư Thiên, đầy đủ phước báu với Chư Thiên để mỗi người chúng ta thực sự sống trong cuộc đời này:

Thắp lên ngọn đuốc ở giữa đời

Đáp đền cha mẹ nhọc dưỡng nuôi

Dẫn dắt cháu con cùng hòa hiếu

Từ tâm lan tỏa khắp muôn nơi.

Đẹp vô cùng! Trong kinh Đức Phật nói Thập Thiện Nghiệp là mười hành vi lành mà mỗi người chúng ta dù là người Phật tử biết về Phật hoặc thuộc tôn giáo khác hoặc không tôn giáo như Bảo Thành đã nói, nếu thực hiện được thì có đầy đủ phước báu của những vị Trời. Mà nếu thực hiện được mười điều Thiện Nghiệp này, khi chúng ta chết đi sẽ tái sanh về cảnh của Chư Thiên. Còn nếu như còn sống thì có đầy đủ phước báu như những vị Trời để sống hạnh phúc và bình an, đầy đủ phước báu nha các bạn.

Mười Điều Thiện đó là gì? Nói về thân của chúng ta có ba điều chúng ta thực hành. Nhớ rằng Mười Điều Thiện của nhà Phật là mười điều mà mỗi con người chúng ta phải thực hành với chính bản thân trong đời sống của mình. Nếu thực hành được thì cái đẹp của người tu tại gia như chúng ta sẽ thoát lên từ tướng hảo, từ lời nói, từ hành động, từ suy nghĩ, đẹp vô cùng. Ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp thì chúng ta luôn tạo ra cái đẹp tuyệt mỹ nơi đời sống tâm linh và phước báu của chúng ta hòa cùng với các cung trời Chư Thiên để làm cho thế giới này càng ngày càng đẹp. Ba điều về Thân mà chúng ta cần phải giữ để tạo cho thân tướng càng ngày càng đẹp, nếu như các bạn giữ được ba điều này thì sắc hảo của các bạn càng ngày càng đẹp, tướng hảo của các bạn càng ngày càng lộng lẫy, an lạc, sức khỏe tốt không còn bệnh nhiều, những nghiệp oan gia trái chủ làm cho thân này bệnh sẽ dần dần bị đoạn diệt. Và thân tướng của chúng ta sẽ đoan trang nhẹ nhàng, dõng mãnh, oai nghi và thọ mạng của chúng ta dài lâu.

Thân có ba điều cần làm đó là: không sát sanh, không trộm cắp và không dâm dục. Nếu bạn không sát sanh bạn sẽ sống trường thọ không bị bệnh, bạn không sát sanh đồng thời bạn biết phóng sanh nữa thì bạn sẽ chuyển hóa được mọi nghiệp chướng của nghiệp sát từ quá khứ. Cho nên kiếp này người tu tại gia của chúng ta phải giữ điều đầu tiên là không sát sanh. Không sát sanh có lợi lạc vô cùng. Người không sát sanh đi đến đâu cũng được mọi người yêu thương, đi tới đâu cũng dễ hòa mình vào với mọi người, chẳng có người ghen tuông dị nghị, chẳng có người muốn trù dập sát hại ta. Mà nếu như có ta đều vượt qua chướng ngại đó để sống an nhiên và tự tại. Điều thứ hai là không trộm cắp, giữ cho chúng ta có sự sạch sẽ ở bên trong và chúng ta có đầy đủ phước báu về tịnh tài, về danh vọng, về địa vị, về miếng ăn miếng uống, về cái ăn cái mặc. Chúng ta sẽ ấm no không bị nghèo đói, không bị khổ cực. Cho nên không trộm cắp giữ cho chúng ta có phước báu luôn thành tựu về mặt vật chất để chúng ta sống đủ, sống dư với những gì phù hợp trong tinh thần “thiểu dụng tri túc”. Hai điều này làm cho Phật tử tại gia chúng ta càng ngày càng thêm đẹp. Điều thứ ba, không dâm dục, ở ngoài vòng hôn nhân gia đình thì người tại gia nhất định sẽ giữ được sự đoan trang, sẽ giữ được oai nghi thanh tú đẹp mà đi ra đường, đi vào đời, bất cứ chỗ nào như hương hoa từ cõi Trời rải xuống làm cho mọi người hoan hỉ và chẳng nghĩ tới những điều sai trái khác. Cho nên ba điều về Thân này con người được gọi là tu tại gia chẳng thuộc về Phật giáo hoặc một tôn giáo nào hết, bởi đây là ba điều chân lý ai cũng có thể thực hiện được. Và ai thực hiện được thì người đó sẽ có được nét đẹp của một người tu ngay trong gia đình, trong lòng đời, trong xã hội. Và người đó sẽ thắp lên ngọn đuốc ở giữa đời, người đó biết đền đáp cha mẹ ơn nhọc dưỡng nuôi của cha mẹ, người đó biết dìu dắt dạy dỗ con cháu của họ trong tinh thần hòa hiếu, người đó có tâm yêu thương Từ Bi lan tỏa khắp mọi nơi họ đi họ tới.

Đó là ba điều về Thân trong Thập Thiện. Còn nếu nói về ngôn ngữ ứng dụng hàng ngày thì có bốn điều, nếu như chúng ta giữ được thì miệng sẽ cười tươi như hoa, và những ngôn từ ta nói ra sẽ như châu ngọc tuôn vào cuộc đời, sẽ làm tươi mát lòng người những ai ta đối diện trong cuộc sống. Trên chúng ta nói thì luôn luôn được người trên thương mến, chúng ta nói xuống người dưới thì luôn luôn được kính trọng, giữa cuộc đời đâu đâu người ta cũng mến mộ yêu thương mình bởi mình giữ được bốn điều về ngôn ngữ ta ứng dụng hàng ngày. Điều thứ tư là không nói dối. Nói về Ngữ thì điều thứ nhất là không nói dối, nhưng nói về Thập Thiện thì đây là điều thứ tư. Nếu bạn không nói dối mà bạn luôn luôn nói lời chân thật nữa thì bạn sẽ tạo ra vô cùng phước báu như các bậc Chư Thiên, lời nói của bạn thơm còn hơn nước hoa đắt giá của cuộc đời. Bạn không nói dối thì ngôn ngữ của bạn là ngôn ngữ chân thật, chẳng cần phải ướp hương hoa của cuộc đời, chẳng cần phải tốn tiền để mua nước hoa xịt vào cho thơm, mà ngôn ngữ của bạn sẽ thơm hương đức hạnh. Ngôn ngữ ấy Chư Thiên ở cõi trời đều nghe thấy khi bạn nói, và một lời một từ của các bạn nói ra thì mười phương Chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền, Chư Thiên đều nghe và hoan hỉ. Ngay cả ở dưới địa ngục mà bạn không nói dối, nói lời chân thật thì chúng sanh dưới địa ngục cùng chấn động và hoan hỉ. Nó lợi lạc vô cùng, và như vậy bạn sẽ làm đẹp. Người không nói dối càng ngày môi càng đẹp, miệng càng xinh, lời nói đoan trang rất tốt. Điều thứ năm cũng là điều thứ hai trong ngôn ngữ sử dụng là không nói hai lưỡi. Nếu các bạn không nói hai lưỡi, đâm bị thóc thọc bị gạo, nói để bức hại những người khác, nói ngược nói xuôi thì bạn luôn luôn là người có sao nói vậy, nói đúng sự thật thì tâm của bạn tuyệt vời lắm. Người như vậy luôn luôn được Chư Thiên, Chư Hộ Pháp, Long Thần gia hộ gìn giữ. Bạn có phước báu vô cùng, và cái đẹp của bạn không ai có thể sánh bằng. Và điều thứ sáu, là không nói ác khẩu. Nói ác khẩu là nói thô ác, là nói những lời thật ác mà người xưa gọi là nguyền rủa. Lời ác là lời mang ý nghĩa nguyền rủa, trù dập. Nếu bạn không nói những lời ác khẩu như thế thì ngôn ngữ của bạn sẽ có sức mạnh ngàn cân, nói ra tới đâu người ta tin tới đó, đẹp không thể diễn tả được. Và điều kế tiếp là không nói thêu dệt.

Các bạn, đó là bảy điều, ba về Thân, cộng thêm bốn điều về Ngữ, tổng cộng là bảy điều:

  • Không sát sanh
  • Không trộm cắp
  • Không dâm dục
  • Không nói dối
  • Không nói hai lưỡi
  • Không nói ác khẩu
  • Không nói thêu dệt

Thì thân ngữ của người đó sẽ đẹp như các vị ở cõi Trời. Đẹp lắm! Mà Chư Thiên cõi Trời đầy đủ phước báu, thân tướng đoan trang, ngôn ngữ thanh tịnh, nhất cử nhất động những âm thanh phát ra từ miệng lưỡi của họ toàn là tuôn ra những điều đẹp thiện hảo. Người đó có cái đẹp người tu tại gia, người đó thắp lên ngọn đuốc ở giữa đời, người đó biết đáp đền cha mẹ nhọc dưỡng nuôi, biết dẫn dắt cháu con cùng hòa hiếu, lòng từ tâm của họ lan tỏa khắp muôn nơi. Đó là bảy điều từ Thân, Ngữ. Còn về Ý có ba điều cộng lại, tổng cộng là mười điều thiện. Ý có: tâm ta không tham lam, tâm ta không sân giận, không si mê tà kiến. Mười Điều Thiện này như mười món trang sức trong cuộc đời và mười món trang sức này thuộc về hàng Chư Thiên phước báu tột cùng. Nếu chưa nói tái sanh về cảnh lành của cõi Di Đà hoặc thoát khỏi sanh tử luân hồi thì cuộc đời của chúng ta, những người tu tại gia, nếu tu được Mười Điều Thiện này thì chúng ta sẽ toát lên vẻ đẹp thanh cao của người tu tại gia. Không cần biết bạn thọ giới hay chưa thọ giới, là người Phật tử hay không phải là Phật tử, có tôn giáo hay không có tôn giáo, chỉ cần làm mười điều này thì chúng ta sẽ có vẻ đẹp tuyệt vời từ Thân, Ngữ, Ý. Và từ Thân, Ngữ, Ý làm được mười điều này thì chúng ta có phước báu dồi dào đầy đủ như ở cõi Trời.

Bảo Thành nhắc lại Mười Thiện Nghiệp mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn khắc cốt ghi tâm. Thực hành mười hành vi lành thiện này để tăng trưởng và làm đẹp cho cuộc đời để chúng ta không đợi chết để về với Chư Thiên, mà ngay ở cõi đời đang sống này ta có đầy đủ phước báu như ở cõi Trời, như ở Chư Thiên. Đó là:

  • Không sát sanh
  • Không trộm cắp
  • Không dâm dục
  • Không nói dối
  • Không nói hai lưỡi
  • Không nói ác khẩu
  • Không nói thêu dệt
  • Không tham lam
  • Không sân giận
  • Không ngu si tà kiến.

Chỉ cần thuộc lòng những điều này, nhắc nhở mình giữ cho bản thân của mình thôi, chứ chưa nói đến hành động như không sát sanh thì phóng sanh, những chuyện đó chưa cần. Chỉ cần ta giữ được điều này cho ta thôi thì ta đã đẹp vô cùng rồi, đẹp lắm người ơi, đẹp vô cùng. Và nếu chúng ta giữ được mười điều này trong cuộc sống của mình thì bạn nhất định sẽ có đầy đủ phước báu, đời của bạn sẽ hanh thông mọi chuyện và mọi chướng ngại tới trong cuộc đời của bạn tới tới dù có dồn dập đi nữa rồi ngoảnh mặt lại bạn chẳng còn thấy nó đâu nữa, nó tự đã biến mất rồi. Còn những điều thuận hảo và tốt đẹp tới nó sẽ trổ bông kết trái đẹp lắm. Cho nên nét đẹp người tu tại gia chẳng phải chỉ khoanh vòng trong hàng Phật tử hoặc thuộc về Phật Giáo, nó thuộc về chân lý chứ không phải triết lý triết học, để rồi ai muốn làm thì làm không làm cũng không sao. Nhưng đây là chân lý, ai thực hiện sẽ có nét đẹp tuyệt vời và tự thân cuộc đời của người đó sẽ thắp lên ngọn đuốc ở giữa đời, đáp đền cha mẹ nhọc dưỡng nuôi, dẫn dắt cháu con cùng hòa hiếu, từ tâm lan tỏa khắp muôn nơi. Đây là nét đẹp tuyệt vời của người tu tại gia, không có gì cầu kỳ khó khăn gọi là tụng kinh gõ mõ, đọc được Tam Tạng Đại Kinh, Liễu Nghĩa Đại Thừa, Chú này Chú kia, mà chỉ ghi chú trong tâm mình thực hiện những điều như vậy trong cuộc sống đó là Mười Nghiệp Thiện, mười hành vi lành thiện mà mỗi người chúng ta cần phải thực hiện bởi đây là chân lý sống. Nên nếu thực hiện được thì chúng ta sẽ có nét đẹp như Chư Thiên, nét đẹp phước báu như ở Cõi Trời, thế giới này sẽ là nơi hạnh phúc vô cùng bởi ai ai cũng sống trong chân lý thực hành Mười Điều Thiện mà Đức Phật dạy. Các bạn nhớ, Bảo Thành nhắc nhở để chúng ta phải nhớ rằng: người tu tại gia chẳng cần phải trực thuộc vào một tôn giáo nào, người tu tại gia chẳng cần thuộc về hệ phái, tông phái, tôn giáo bậc nhất, mà ngày nay chúng ta thường hay mang tôn giáo của mình ra so kè, đặt lên giá cao, các bạn không cần. Chỉ là người thực hiện được mười điều này, bạn có tôn giáo hay không tôn giáo cũng được, bạn đã quy y hoặc chưa quy y cũng được, thực hiện được mười điều này sẽ làm cho chúng ta đẹp mà trên đời ai không muốn đẹp. Đẹp từ thân, đẹp từ ngôn ngữ, đẹp từ ý tưởng, ba cái đẹp hoàn mỹ này sẽ chuyển hóa mọi đau khổ và tai họa tới với chúng ta, sẽ làm cho chúng ta dư dả phước báu để có đủ những điều cần thiết trong cuộc sống mang kiếp làm người.

Bảo Thành nhắc lại, mười điều đó là không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói ác khẩu, không nói thêu dệt, không có tâm tham lam, không sân giận, không si mê tà kiến. Cho nên nếu bạn là con người, đừng hổ thẹn mình thuộc tôn giáo nào hoặc chưa có tôn giáo, chỉ cần suy nghĩ tư duy cho rõ được mười điều vừa nói, Mười Thiện Nghiệp, mười hành vi lành Đức Phật dạy, các bạn sẽ thấy đúng mà. Đây là chân lý, mà thực hiện được chúng ta sẽ là người sống không tuổi bởi lúc nào cũng trẻ. Nếu mà thực hiện được thì chúng ta sẽ là người sống vượt thời gian bởi lúc nào cũng đẹp. Đây là nét trẻ đẹp của người tu tại gia. Để từ đó mỗi một con người chúng ta giữa cuộc đời này như ngọn đuốc dẫn đường cho ta và muôn người vượt qua tăm tối. Để từ đó mỗi người chúng ta luôn biết ghi nhớ công ơn dưỡng dục của cha của mẹ và biết đền đáp đúng nghĩa. Để từ đó mỗi người chúng ta, nếu tiếp nối con đường của cha ông lập gia đình thì đều biết dắt dìu con cháu, giáo dưỡng con cháu của mình trong tinh thần hiếu đạo hòa hợp. Và mỗi người chúng ta như thế sẽ có được năng lượng Từ Bi lan tỏa khắp muôn nơi, đâu có khổ đau, đâu có phiền não, chúng ta đều biết san sẻ. Đó chính là nét đẹp người tu tại gia, nét đẹp của người Trời, của Chư Thiên, nét đẹp mà giữa trần gian này đang cần trong thời gian đại dịch.

Các bạn, ta không nói tới tràn lan mông lung của cái đẹp tại gia mà ta tu, mà chúng ta nói mỗi một con người không phân biệt tôn giáo hiểu được Mười Điều Thiện mà Đức Phật dạy và thấu rằng đây là mười điều chân lý đúng với tất cả mọi chúng sanh, thực hiện được thì chúng ta sẽ có một nét đẹp tuyệt vời. Nét đẹp ấy sẽ làm cho chúng ta sống hạnh phúc an vui, bớt bệnh, bớt phiền não, bớt đau khổ, thêm hạnh phúc, thêm đẹp, thêm trẻ, thêm sức khỏe, thêm hồn nhiên sống động, năng động trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời, người đó chính là người tu tại gia. Và người tu tại gia thì hành theo Mười Điều Thiện. Người hành theo Mười Điều Thiện chính là người tu tại gia, sẽ có nét đẹp tuyệt vời mà chúng ta có thể tóm gọn lại đó chính là nét đẹp người tu tại gia, là người biết:

Thắp lên ngọn đuốc ở giữa đời

Đáp đền cha mẹ nhọc dưỡng nuôi

Dẫn dắt cháu con cùng hòa hiếu

Từ tâm lan tỏa khắp muôn nơi.

Các bạn, cảm ơn các bạn đã nghe.

PHẦN GIAO LƯU:

Phật tử Bảo Nghy: Thưa Thầy, con vừa nghe Thầy khai thị về mười điều Thiện thì con nhận thấy ba điều khó khăn nhất đối với bản thân con là về Ý: phải giữ cho mình đừng tham sân si. Nhưng trước đây Thầy cũng đã khai thị cho con hiểu rằng chúng ta là phàm phu nên vẫn có ngọn lửa tham sân si ngủ ngầm trong Tâm. Và nhiều lần con tự nhận thấy trong Ý của con khởi lên có tham sân si trong đó rồi, do vô minh sâu dày bao nhiêu đời bao nhiêu kiếp. Vậy phải làm như thế nào để con không khởi lên Ý tham sân si, mà lỡ khởi lên rồi thì chúng con phải làm như thế nào ạ?

Thầy Bảo Thành: Mô Phật! Trong Ý của ta, tham sân si là tam độc, thật là khó chế ngự chúng. Chúng ta nhớ ở miền sông nước thì phù sa thực ra là những chất thải hôi thối, dơ dáy, bẩn thỉu của dòng sông chảy, nó cuốn từ chỗ này nó bồi vào chỗ kia, chỗ khuyết chỗ bồi. Và dòng chảy của sông nó bồi riết, lúc đầu phù sa cập vào chỗ đó, nó thối nó hôi và nó chưa cứng, chưa đẹp, chưa tốt. Trải qua một thời gian thật là dài, mẹ thiên nhiên sẽ chuyển hóa phù sa hôi thối trở thành đất tốt. Cho nên người sống miền sông nước xem phù sa như là nguồn phước báu của thiên nhiên trao tặng.

Nhìn cho rõ thì ta chẳng cần phải nhọc công, dụng sức quá nhiều để tiêu diệt tâm tham sân si khi nó khởi lên. Đây là điều rất đặc biệt nếu thấu hiểu được. Ta không cần dùng năng lượng để tiêu diệt, để rồi sợ hãi: ôi tôi vừa tham, ôi tôi vừa sân, ôi tôi vừa si quá đáng. Trong Chánh Niệm hơi thở Thiền Trí Tuệ và Từ Bi, chúng ta xiển dương Tánh Biết của các pháp Vô Thường. Hiểu được chữ Vô Thường ta thấy tâm tham cũng Vô Thường không tồn tại, không bền, không vững, tâm si tâm giận của chúng ta cũng không bền vững, không tồn tại, nó tới rồi đi. Vậy thì chẳng ai khờ khạo ôm lấy vạt nắng buổi hoàng hôn giữ mãi, bởi nó là Vô Thường tới rồi đi, chúng ta đừng giữ, đừng triệt tiêu, đừng đuổi. Chỉ cần biết hoàng hôn chiều tà đang lạnh dần, rồi thấy sự vận hành ngày mai nắng ấm rạng bình minh. Tánh Biết bởi quán Vô Thường sẽ nhận ra tâm tham sân si, nhận ra chúng, khi chúng ta nhận ra được tham sân si đang hiện hữu trong cuộc đời thì ta sẽ tạo ra một lực để nhìn ra được ngay chỗ tham đó có chỗ vô tham, ngay chỗ sân đó có chỗ vô sân, ngay chỗ si đó có chỗ vô si.

Bởi vì sao? Khi bạn nhận biết ra bạn tham tức là bạn ngay chỗ đó, niệm đó bạn đã không tham. Bởi khi nhận ra tham, Phật dạy không thể có hai cái đồng xảy ra trong một niệm, khi bạn biết bạn đang tham thì cái tham đó sẽ bị dừng, thì ngay chỗ đó gọi là vô tham. Bạn chỉ cần phát triển Tánh Biết, cái biết đó càng kéo dài, nhận dạng được thì cái tham liền vụt tắt, cái sân liền biến mất, cái si liền không còn tồn tại. Tánh Biết thôi đã đủ có lực để nhận ra tâm vô tham, vô sân, vô si rồi bởi không thể có hai điều cùng đồng dạng trong một niệm, một sát na. Mỗi khi bạn biết được trong cảnh giới Vô Thường, tham tới thì nó đi ngay, biết được nó tới nhận diện nó thì nó đã biến mất rồi, ngay lúc đó là có Chánh Định, là bạn đã trở thành người vô tham, vô sân, vô si. Cứ như vậy niệm niệm trong Chánh Niệm, niệm niệm bằng Trí Tuệ, niệm niệm bằng Từ Bi thì tham sân si của bạn chẳng cần tiêu diệt thì chúng cũng biến mất theo định luật của Vô Thường. Bởi bạn luôn an trú trong Chánh Niệm của Từ Bi và Trí Tuệ thì tham sân si tới như vạt nắng, như cơn gió, như cái bóng chập chờn chẳng tồn tại thì có chi đâu mà bạn phải lưu luyến sợ hãi. Đừng chú tâm bắt bóng đuổi hình chi cho mệt, tham sân si chỉ là cái bóng của bất thiện nghiệp nhiều đời, thoáng qua một cái rồi nó sẽ biến mất, chỉ cần an trú trong Chánh Niệm Từ Bi và Trí Tuệ, sống giữa khu rừng tham sân si mà ta luôn tự tại. Mô Phật!

Phật tử Bảo Thy: Thưa Thầy, trong những điều Thầy vừa khai thị thì con thấy ác khẩu và thêu dệt là hai điều con không thích nói và không thích nghe. Nhưng trong cuộc sống của con thường xuyên phải nghe những lời thêu dệt và ác khẩu từ người khác. Nếu không nghe trực diện từ họ thì con không có phản ứng nhưng thực sự tâm con không vui vẻ lắm khi biết họ nói về mình như vậy. Vậy con phải làm thế nào để chế ngự tâm mình và cảm xúc của mình để không bị những điều tiêu cực đó tác động ạ?

Thầy Bảo Thành: Mô Phật! Mười điều thiện này có những hành vi cần phải thực hiện ngược lại. Nếu chúng ta bị những lời ác khẩu thêu dệt của ai đó, chẳng cần phán đoán người đó đúng hay sai, chẳng cần phải nhọc công nói rằng, à đó là Nghiệp của tôi hay không phải là Nghiệp của tôi, chỉ cần tu thôi.

Tu gì? Nếu người ta ác khẩu thì mình tu đừng ác khẩu. Người tu đừng ác khẩu là gì? Dù người ta ác khẩu với mình thì mình cũng nói những lời thiện mỹ trong cuộc đời. Khi bạn thực tập những lời thiện mỹ trong cuộc đời thì năng lượng thiện của bạn nó dư. Nói theo đời thì họ có xấu tới đâu, ác khẩu tới đâu thì cũng không xi nhê gì hết bởi mình có nội công. Bạn luôn luôn nói những lời thiện mỹ, họ nói thêu dệt thì bạn nói chân thật, thực hành nói những lời chân thiện mỹ và chân thật, thiện mỹ tốt đẹp, thì dù người ta có ác khẩu thêu dệt nhiều đời đối với ta thì cũng không xi nhê gì, không ăn thua gì hết.

Sừng sững mà đứng giữa đời

Sơn nam chướng khí lòng mình vẫn vui.

Bởi vì thực tập những lời nói chân thiện mỹ trong cuộc đời thì nhất định bạn có nội công thâm hậu. Nội công đó đủ sức mạnh chuyển hóa mọi cơn gió chướng trong ác khẩu và thêu dệt của người khác. Bạn còn xiêu xiêu một chút xíu và gợn sóng buồn lăn tăn xíu là nội lực bạn chưa đủ. Không sao, thua keo này bày keo khác, hãy thực tập thêm bạn sẽ vững vàng hơn, tu luyện thêm bạn vững chãi hơn, thực hiện mỗi ngày bạn sẽ tăng được định lực.

Chánh Định đó là kết quả của công phu tu tập ngôn ngữ chân thật, thiện mỹ trong cuộc đời. Bạn hãy cố gắng thực tập những lời nói thiện mỹ và những lời nói chân chánh thì sau này nếu như ai đó còn ác khẩu thêu dệt với bạn thì cũng không xi nhê gì nữa. Và nếu như bạn chưa đủ vì sự thực tập chưa đủ thì chúng ta nương vào Chánh Niệm hơi thở thực tập quán Trí Tuệ và Từ Bi sẽ tăng trưởng được đời sống tu tập của bạn trong những điều thiện mỹ, chân thật để vững vàng hơn mỗi ngày. Hãy chú trọng vào Chánh Niệm hơi thở thiền Trí Tuệ và Từ Bi. Mô Phật!

PHẦN HỒI HƯỚNG:

Thưa Phật, chúng con trong chương trình Sống Trong Chánh Niệm có đôi phút trì tụng Đại Bi Chú để khai mở tâm Đại Bi, biết ban vui cứu khổ cho chính mình và những ai sống chung quanh chúng con. Đồng thời tụng Chú Vãng Sanh để xin Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư tiếp dẫn chúng con được thanh tịnh trong mỗi giây phút của cuộc đời. Với bảy mật chú Thất Bảo để thiền quán Trí Tuệ và Từ Bi, sống tịch tĩnh giữa lòng đời. Chia sẻ pháp thoại để hiểu rõ trong cuộc đời này chỉ cần hiểu rõ chúng con phải nhất nhất tu tập hàng ngày để tăng trưởng định lực vượt qua sóng gió cuộc đời. Nếu như sự đồng tu của chúng con có tạo chút phước báu nào nguyện xin hồi hướng cho tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật Đạo, cho các đấng bậc sinh thành được tăng long phước thọ, cho Việt Nam quê hương và thế giới hết đại dịch, cho chư vị hương linh vì đại dịch mà ra đi

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts