Search

Cởi Trói Cho Kẻ Trộm

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn!

Các bạn thân mến! Có một câu chuyện Bảo Thành muốn kể luôn cho các bạn nghe. Có một tên trộm luôn luôn đào tường, khoét vách, ăn cắp, ăn trộm, từ nhà này qua nhà khác. Dù nhà đó có chút tiền thôi, ít đồ thôi cũng đào tường khoét vách, lấy cho bằng được, quen cái thói rồi. Bởi vì khi sinh ra, anh ta đã nghèo, nghèo không thể nói. Cha mẹ chết sớm nghèo, chẳng được ăn, được học, chỉ còn có mỗi một cái nghề là ăn trộm để mà sống. Có ngày nào được tới trường học, có được dạy nghề đâu? Cho nên đào tường, khoét vách là dễ bởi anh ta ngày xưa làm ruộng, thuê mướn, đào đất, bới đất. Mà nhà ngày xưa toàn là vách đất, cho nên hay đào chui vào để ăn trộm. Cả thôn làng đó đều bị ăn trộm hầu như không còn gì, họ có còn chăng là còn gạo nước để ăn thôi, chứ còn tiền tài những thứ khác không có. Nghe nói có một ông Quan ở đầu xóm, giàu lắm, anh ta đào tường vô để lấy, nhưng không hiểu sao ngày đó hình như là ngày xui nhất trong cuộc đời của anh ta. Khi anh chui vào trong đó, nhà Quan mà, đâu phải như nhà dân. có người gác, bắt được cột chặt. Đợi đến sáng, ông Quan thức dậy người gác nhà mới nói: “ Chúng tôi bắt được một kẻ trộm chờ quan để xử”. Quan mới tới: “Ôi! Sao lại trói người ta như vậy? cởi ra, cởi ra! Sao trói như vậy? sao xiềng chân, xiềng tay? cởi ra đi, cởi ra. Mấy người kia thấy ngạc nhiên lắm, nhưng mà bởi vì ông này làm Quan nói phải nghe, nên gỡ dây ở tay chân ra. Rồi Quan nói: “Thôi ngồi lên đây, ngồi lên đây! Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, chúng ta cùng ăn một bữa để cho ngon để hỏi thăm coi người anh này đi đâu xa như vậy? rồi lạc vô nhà của ta.

Đồ ăn đã xong, Quan hỏi người ăn trộm rằng: “Anh đi đâu? anh ở làng nào? xóm nào? mà anh lạc vào đây? Tội nghiệp không! Chắc là đi lạc lâu ngày rồi, cho nên thấy thân xác tiều tụy bệnh hoạn và nhìn khuôn mặt sáng sủa như vậy chắc có trí tuệ đây, lanh lẹ đây? Thôi ta có một cửa hàng ở đằng trước đang cần người giúp đỡ, ta trả cho người ba lượng bạc một tháng và cấp thêm ba lượng bạc trước nữa là sáu lượng bạc nghe. Rồi ra phụ buôn bán đằng trước giúp cho ta, khi nào có đầy đủ tiền bạc rồi anh hãy tiếp tục cuộc hành trình đi tới đâu đó, chứ còn lạc lõng như vậy thấy tiều tụy tội nghiệp. Tên trộm thấy ngỡ ngàng lắm, ông Quan không gọi mình là trộm dù bị bắt, bị cột vẫn cởi, cho ăn uống, cho công việc làm, cho sáu thỏi bạc, anh ta mới ngỡ ngàng. Anh ta thấy thân phận trộm cắp thì không hay, thôi cứ làm thử xem sao làm thử ra sao!. Và rồi anh ta làm trong tiệm buôn bán của Quan, chẳng bao lâu anh ta để dư được một số tiền nhiều. Tiền đã nhiều rồi và người cũng được ăn uống khỏe mạnh rồi. Một hôm Quan mới gọi anh ta lên nói: “Nay sức khỏe đã khỏe rồi, thấy mặt tươi đẹp lắm, anh đã lấy lại sức rồi, tiền anh cũng kiếm được nhiều rồi, không biết quê nhà của anh ở đâu? Nếu anh muốn về anh cứ việc về, tôi sẽ sai người mang xe ngựa chở anh đi” Lúc đó anh ta quỳ xuống lạy Quan và nói: “Thưa Quan! con chính là kẻ ăn trộm. Lòng thương của Quan giúp đỡ cho con và mở cho con một con đường để thoát ra. Con đa tạ Quan thật nhiều! Toàn bộ số tiền con kiếm được, con xin trả lại cho Quan” Quan mới hỏi “tại sao?” Anh ta mới nói: “ Ở đời không phải có nhiều tiền là có tội. Tội lỗi và những điều sai trái thường xảy ra khi quá túng thiếu. Tội lỗi xảy ra là do nghèo, nghèo vì tiền bạc và mù lòa về kiến thức. Con đã tới đây như một kẻ trộm, nghèo về tiền, mù kiến thức. Quan đã cho con ăn, con ở, không đối xử con như một kẻ trộm, trả lương thật cao cho con – Điều đó con tri ân. Nhưng cái cao quý nhất mà Quan đã trả cho con đó chính là kiến thức ở đời, vậy đã đủ. Cho nên toàn bộ số tiền Quan đã trả cho con, con xin hồi lại chỉ đón nhận kiến thức của Quan đã dạy dỗ”

Quan nói: “À! hóa ra có tiền không phải là tội lỗi. Nghèo và thiếu kiến thức mới dễ lâm vào con đường tội lỗi. Thôi tiền đó là tiền của anh, anh hãy xài, quyết định về nhà hay ở tại đây là do anh”. Anh ta hoan hỉ vô cùng, xin Quan nhận làm người ở để được phụng dưỡng cho Quan. Quan nói: “không! Anh hãy ở đây như người nhà của tôi và hãy làm những việc anh yêu thích để tăng trưởng kiến thức. Bởi người giàu tiền bạc và kiến thức không có tội, chỉ có người nghèo về tiền bạc và thiếu kiến thức mới dễ lầm đường lạc lối, để gây tội lỗi cho mọi người và cho mình”

Các bạn thân mến! Đúng! Đức Phật dạy cho chúng ta không phải để trở thành người nghèo, nghèo ở đây tức là nghèo kiến thức Phật học. Nghèo ở đây tức là nghèo phước báu nghe các bạn. Bởi Phật dạy cho chúng ta thật giàu phước báu, thật giàu kiến thức bằng trí tuệ. Khi bạn có phước báu và có trí tuệ nhất định tiền bạc, vật chất thế gian, phương tiện của cuộc đời, bạn sẽ có đủ để sống. Nhưng sống bằng cái tâm không có tham, sống bằng cái tâm chân thật, sống bằng cái sự tìm được, có được do trí tuệ, cho nên luôn hạnh phúc và bình an. Ông Quan và kẻ trộm kia đã nhận thức thật rõ. Ông Quan thấy rõ ràng có nhiều tiền không phải là tội. Người này có tội chính là bởi vì nghèo, hiểu được hoàn cảnh không có tiền, nghèo khổ, không có học, tạo một điều kiện. Và kẻ trộm sau đó mới nhận thức ra tội lỗi tới chính là nghèo tiền nghèo kiến thức nên dễ tạo tội, còn giàu có và có kiến thức không phải là tội lỗi. Cho nên anh ta đã dốc lòng làm việc để trở thành người giàu có, sau này anh ta đã trở thành một người tiểu phú ở trong vùng đó, bởi nương nhờ vào đại phú là vị Quan kia.

Chúng ta nương vào bậc Đại giác, nhất định chúng ta cũng là bậc tiểu giác (tức là có giác ngộ nhỏ nhỏ chút xíu) cũng có vốn liếng làm ăn như kẻ trộm kia, để không còn là kẻ trộm nữa, để không còn là kẻ nghèo nữa, thiếu kiến thức mù trí tuệ nữa mà là người đầy đủ vốn liếng phước báu, giàu có, sống đức hạnh. Phật muốn chúng ta trở thành người giàu đức hạnh, đầy đủ kiến thức Phật học.

Các bạn! Chúng ta đã có phước báu thật là nhiều, chúng ta là những kẻ trộm đào tường, khoét vách, ăn trộm chính kho báu của mình, đánh mất đi nhân phẩm, làm tiêu hao kho tàng phước báu của tự thân. Nay gặp một vị Quan, Quan đó là vị Quan trí tuệ ở trong lương tâm của chúng ta, để nhắc nhở, và từ đó ta đã được vị quan đó trao cho một sứ mệnh vào một cái cửa, không phải là cửa hàng mà là cửa Phật môn, cửa Thiền môn, cửa Đạo mà Đức Phật đã dạy. Để tăng trưởng kiến thức ở đời cũng như kiến thức Phật học, để làm cho ta giàu có về cuộc sống, tràn đầy phước báu, thật là tuyệt vời!

Giàu có kiến thức, đầy đủ phước báu, không phải là điều gì phải hổ thẹn các bạn ơi. Chỉ có người thiếu kiến thức và không có phước báu, tức là nghèo phước báu, thiếu kiến thức dễ tạo tội. Còn khi chúng ta giàu phước báu và có kiến thức chúng ta sẽ tạo ra phước, sẽ trở thành những bậc giàu có ở trên đời. Cho nên đừng là kẻ trộm đào tường, khoét vách của chính mình, để trộm đi những điều hay của cuộc đời mà ông bà cha mẹ đã để lại. Hãy nghe theo tiếng nói lương tâm của chính mình và sự hướng dẫn của Đức Phật như một vị Quan đã tới trong cuộc đời, với cái tâm bình đẳng không coi thường chúng ta là trộm. Cởi trói cho chúng ta, mời chúng ta ngồi ăn và tạo cho chúng ta có điều kiện để học hỏi và kiếm tiền, tạo phước. Hãy học theo lời Phật để đi vào cuộc đời, làm chủ cuộc sống, biến tên trộm thành một người hãnh diện, bởi đã có đầy đủ kiến thức. Môi trường rất quan trọng, nếu các bạn cảm thấy mình lạc lõng trong cuộc đời, hãy tới với giáo lý của Phật để được Phật hướng dẫn, đặt để bạn vào đúng khả năng vốn có khi sinh ra, để bạn có thể phát huy được tự lực của mình, sống hạnh phúc. Giàu có có tiền và kiến thức không phải là tội lỗi, chỉ có người nghèo, thiếu kiến thức mới dễ tạo ra tội gây lỗi cho mình.

Các bạn! Hãy trở thành người giàu có, giàu có phước báu, và hãy trở thành người giàu có, giàu có kiến thức và trí tuệ để không trở thành tên trộm đào tường, khoét vách, tổn hại đến đời sống của chúng ta.

Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts