Search

Bài 1289: Không Còn Bắt Bẻ – Thất Bảo#1 – Mu A Mu Sa

Bảo Minh biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Sư Cô, cùng các bạn đồng tu ở trên Phật kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook Chùa Xá Lợi.

Giờ đồng tu đã đến, xin mời các bạn cùng hướng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Mô Phật! Bảo Thành kính chào tất cả các bạn! Hôm nay chúng ta gặp nhau để đồng tu về Pháp môn Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn. Với chủ đề “Không Còn Bắt Bẻ”, chúng ta hãy đi vào trong hơi thở Từ – Bi quán chánh niệm Mu A Mu Sa.

Các bạn nhớ, trong Pháp môn tu tập này nếu các bạn là những bạn đầu tiên bước vào lần đầu nghe được, các bạn cho mình một cơ hội thực tập. Hơi thở đi vào từ mũi sâu xuống dưới bụng phình bụng ra, ở dưới bụng dưới vùng đan điền khí hải luân xa số 01, với hơi thở trầm và chậm, phình bụng giữ tâm thấy biết nhẹ nhàng an trú trong hơi thở. Giúp cho cơ thể chúng ta kích hoạt được năng lượng tự thể, từ đó nó lan tỏa toàn châu thân. Và đồng hành cùng với hơi thở ra từ miệng cùng với mật ngôn Mu A Mu Sa, hóp bụng vào rất từ từ, cứ như vậy nhẹ nhàng chậm rãi. Mỗi người chúng ta khi thực tập sẽ đón nhận được tha lực Phật điển, năng lượng từ bi của Phật tác động vào cái lực của thân và nó luân chuyển trong thân tâm của chúng ta. Chưa nói đến sự lợi ích là tìm được sự an lạc, hạnh phúc mà nói đến sức khỏe, các bạn sẽ tìm lại được sự hưng phấn trong cuộc sống. Và tăng trưởng hệ thống miễn nhiễm, cũng như tăng trưởng niềm vui trong cuộc sống để sức khỏe của các bạn được tồn tại trong trạng thái tinh thần trong sáng, tịch tĩnh.

Giờ đây mời các bạn đặt bàn tay phải trí tuệ và lòng bàn tay trái từ bi, mời các bạn. (Khi các bạn trì mật chú, hơi thở đi từ bụng ra, âm thanh cũng đi từ dưới bụng đi lên, chúng ta cứ chậm rãi mà làm).

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa (07 lần)

Các bạn thân mến, trong Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, hơi thở luôn đi vào từ mũi với nhịp độ vừa phải theo cơ thể của các bạn, các bạn đừng cố gắng hít cho thật sâu, thật nhiều chúng ta sẽ bị mệt, hít ít quá cũng không hay, mà hãy nương theo cơ thể của mình hít vào phù hợp với khả năng cơ thể có thể hít vào. Khi chúng ta hít vào, đưa sâu xuống bụng phình ra và khi thở hóp bụng thở chầm chậm, chúng ta trì mật chú Mu A Mu Sa. Đây là pháp Thiền Mật trong mật ngôn Mu A Mu Sa có thiền Từ – Bi (thiền Từ – Bi là thiền quán chiếu tâm Từ – Bi). Bằng sự tiếp nối với chư Phật, gắn kết với năng lượng từ bi của Phật để cơ thể của chúng ta có một sự khởi động thực sự. Bằng từ trường yêu thương của Phật tác động vào thân xác của chúng ta. Khi năng lượng này tác động vào, ta cảm thấy hân hoan, nhẹ nhàng, ta cảm thấy một nguồn năng lượng khởi dậy vận hành trong tâm, trong thân. Các bạn có biết không, tất cả các môn đạo học ở đời cũng như khí công, võ công, nhân địa, thiền công, yoga, ngoài sự hoạt động cho cơ thể của chúng ta đi về sự khởi động của các cơ bắp, của các khớp xương làm cho máu huyết lưu thông. Thì tất cả các môn đó vẫn luôn đặt nặng ở trên sự vận hành của năng lượng tự thể. Đây là chuyện rất tự nhiên, là con người không phân biệt tôn giáo, không phân biệt ta là người tu để có sự bình an, hay tu đi đến sự giải thoát sau này theo nền giáo lý chúng ta học. Khoan nói về những phần cao siêu, chỉ nói về phần phận con người thì ai trong chúng ta, ngày nay khi xã hội phát triển thật nhiều, ta càng cần phải quan tâm đến sức khỏe. Bởi càng phát triển, con người càng phải có nhiều phương tiện, phương tiện đi đứng, phương tiện làm việc, giảm thiểu số sự vận hành của cơ thể. Như ngày xưa, chúng ta còn đi bộ, đạp xe đạp, ngày nay xe hơi, xe máy, tới văn phòng thì ngồi, tới công xưởng thì có máy móc làm việc, tác động cũng không bao nhiêu vào cơ thể ta. Từ đó, sức khỏe của con người yếu dần, yếu dần và những nơi tập thể dục, thể thao, khuôn viên, công viên, dần nhỏ hẹp, bởi vì người ta đã chiếm dụng để xây dựng những lâu đài, nhà cửa, khách sạn, nhà hàng hoặc những nơi không cần thiết.

Sự giới hạn trong hoạt động của thân càng ngày làm cho chúng ta giảm tuổi thọ và dễ phát bệnh. Do đó, trong Thiền học của Mật Tông, chúng ta không những thăng tiến đời sống tinh thần đi tới sự giải thoát, đồng bộ ta vẫn tu sửa thân này, dưỡng thân này cho khỏe, cho bớt bệnh, cho giảm thiểu số những căn bệnh không cần thiết xâm nhập, bởi vì thân ta không thể hoạt động do môi trường sinh hoạt. Chúng ta ngồi một chỗ nhưng thực sự là động. Bởi hơi thở đi vào thật sâu vận hành trong thân phình bụng ra, hóp bụng vào khí huyết lưu thông. Khi khí huyết lưu thông như vậy, điện lực, tha lực Phật điển tác động vào thân, chúng ta sẽ khỏe. Nhìn bề mặt bên ngoài không có di động nhiều như các môn thể thao khác, nhưng đây là một môn vận khí hành thiền. Thiền Từ – Bi với năng lượng từ bi của Phật có hữu dụng vô cùng, giúp thân khỏe, tâm thanh tịnh.

Nói đến chủ đề “Không Còn Bắt Bẻ”, đã làm người và các chúng sanh, chúng ta thực sự rất yếu đuối, gặp nhiều rủi ro trong cuộc đời. Thứ nhất là bệnh hoạn, thứ hai là biết bao nhiêu chuyện rủi ro mình không mong muốn mà nó tự ập tới. Cái sống và cái chết liền liền ngay trước mắt. Con người sự sống ngắn và yếu, từ đó khởi lên tâm muốn bảo vệ sự sống, từ ý tưởng bảo vệ sự sống đó, chúng ta bảo vệ cái tâm này, thân này, miệng này khi tương tác với bên ngoài. Đi đâu ta cũng muốn bảo vệ bởi sợ, sợ bên ngoài tác động tổn hại đến thân, đến miệng, đến tâm của chúng ta. Từ sự bảo vệ đó nó tăng trưởng lên là ta phải luôn luôn chống lại tất cả những điều gì mà ta cảm thấy sợ hãi, không đúng. Bởi sợ cái không đúng, sợ điều bên ngoài ta không biết, sợ những sự tương tác ta không ngờ nó có thể quật ngược trở lại tổn hại đến sinh mạng, suy nghĩ, đời sống của ta. Cho nên ta bắt đầu luôn luôn phải chống đối, từ tư tưởng chống đối bảo vệ sức khỏe đó nên gặp chuyện gì ta cũng thường hay bắt bẻ. Mà khi chúng ta chỉ bảo vệ cho đời sống, cho những cái lợi riêng của mình bởi vì ta sợ, rồi đi đến sự bắt bẻ đó ta chứng tỏ rằng chúng ta thiếu tình thương mà thôi.

Còn nếu chúng ta sống trong một môi trường tốt đẹp, có tình thương của ông bà, cha mẹ, vợ chồng, những người xung quanh, và trong xã hội mọi người đối xử với nhau bằng tình thương chân thật thì chẳng ai nghĩ đến đời sống riêng tư của mình cần phải bảo vệ. Bởi khi ta sống trong một môi trường chan hòa và tràn đầy tình thương, sự sợ hãi về rủi ro, va chạm gây tổn hại đến bản thân sẽ không còn. Và từ đó, ta không còn cần phải làm chuyện gì để bảo vệ, và những người có đầy đủ tình thương thường ít bắt bẻ. Khi chúng ta không bắt bẻ, chúng ta có cơ hội lắng nghe nhau, bởi trong lòng có tình thương lớn, chính tình thương giúp cho chúng ta biết lắng nghe. Và chính sự lắng nghe trong tình thương đó chúng ta không còn bắt bẻ nhau nữa.

Các bạn, rất quan trọng ở chỗ này. Khi chúng ta có đầy đủ tình thương ta không còn bắt bẻ và chúng ta biết lắng nghe. Nếu không còn bắt bẻ thì chẳng còn chống đối. Người không bao giờ chống đối là người luôn luôn được đón nhận những tinh hoa của trời đất tới với mình. Người không bắt bẻ luôn biết lắng nghe để phát triển kiến thức và tình thương. Người không bắt bẻ thì phát triển được hạnh lắng nghe để tăng trưởng tình thương. Từ đó, mà ta thấy ở gọn trong gia đình, giữa tình nghĩa hai con người sống chung với nhau là cha mẹ (nay tạm gọi là vợ chồng cho dễ hiểu). Hai vợ chồng chúng ta có thói quen bảo vệ lập trường tư tưởng, bảo vệ cách suy nghĩ, bảo vệ cách hành xử, bảo vệ ngôn ngữ nói chuyện, bảo vệ mọi thứ chúng ta làm. Tử điều muốn bảo vệ ta làm đúng, ta đã vô tình biến mình thành người bảo thủ tư tưởng, suy nghĩ, hành động. Mọi hành vi khi ta thể hiện, ta luôn nghĩ rằng ta là người đúng. Và những hành vi, nghĩa cử, lời nói, sự tương tác; hoặc cách làm việc của chồng, hay của vợ, ta thường hay bắt bẻ. Hiếm lắm trong một gia đình mà không có sự bắt bẻ, có thể trong lúc đầu yêu nhau, người ta thuận hòa với nhau thường không bắt bẻ, bởi chuyện người yêu nói gì họ nghe cũng thuận lỗ tai. Cho nên khi yêu nhau, người ta không bao giờ bắt bẻ bởi người ta quên cái tôi, người ta quên đi cuộc sống thân mạng. Bởi khi yêu người ta dấn thân, quên cả thân mạng mình, hy sinh cả thân mạng cho người mình yêu lúc đó, cho nên chẳng bao giờ bắt bẻ. Chỉ biết đáp ứng những điều gì cần thiết cho đối tượng mình yêu thương. Nhưng khi về sống với nhau rồi, ta đã có vợ và đây là vợ của ta, đây là chồng của ta. Từ đó, bắt đầu lẽ tự nhiên bảo vệ ta, do đó giữa tình nghĩa vợ chồng bắt đầu đan xen, xen kẽ vào những sự bắt bẻ từ những lời nói. Sao hôm xưa ngọt ngào, dịu dàng, bây giờ không như vậy. Chính là bởi vì ta bắt đầu co rút lại là “ta”, chứ không còn quên mình vì người yêu nữa. Và sự bắt bẻ nhỏ nhỏ, thật là bé, từ những chuyện đơn sơ, rất bình thường như rửa chén, lau nhà, nấu cơm, chăm sóc cho con cái, đi làm việc sớm hơn một chút, muộn hơn một chút. Tất cả những thứ thật nhỏ, hồi xưa không bao giờ bắt bẻ bởi tràn đầy tình yêu thương. Nhưng khi sống chung, tình yêu thương hình như nó đặt trên gác bếp bị lửa của lò bếp làm cho nóng giận, khô héo cho nên bực bội dễ sân, từ đó hay bắt bẻ. Bắt bẻ nó tới từ chỗ là ta bảo thủ tư tưởng, ta muốn bảo vệ tư tưởng, hành vi và cách sống của riêng ta. Sự bắt bẻ nó khơi dậy để chứng tỏ rằng ta đã thực sự đã đánh mất tình thương của chính mình. Khi chúng ta mất đi tình thương của chính mình, chính là lúc tình thương đối với người cũng cạn dần theo năm tháng. Ta không còn biết lắng nghe nhau nữa và sự lắng nghe không còn nữa thì càng bắt bẻ. Ta hãy nhớ rằng người bắt bẻ là người thiếu tình thương, người không bao giờ bắt bẻ là người biết lắng nghe nhau để tăng trưởng tình thương, sống hạnh phúc.

Các bạn hãy nhìn lại bản thân. Bảo Thành cùng với các bạn, mình tu là mình nhìn lại, soi lại lòng của mình. Chắc chắn Bảo Thành và các bạn thường hay bắt bẻ. Dĩ nhiên trong cuộc sống, bắt bẻ hình như nó trở thành một thông lệ đời thường và ta cho phép mình hay bắt bẻ người khác. Ví dụ như tại chùa, biết bao nhiêu các Phật tử lớn tuổi hoặc trẻ tới làm việc với nhau, khác thế hệ, khác cách làm việc. Nếu khi làm một việc gì đó, các đấng bậc lớn tuổi và các vị trẻ tuổi không hợp sẽ bắt bẻ. Nó cứ đối chọi nhau như vậy, cho nên trong chùa cũng đôi lúc phải ngồi xuống chia sẻ để thông cảm, lắng nghe để hiểu biết. Không hẳn ở trong chùa, trong gia đình của chúng ta, các bạn suy ngẫm trở lại, không hẳn trong tình thân của vợ chồng đâu, mà ngay trong tình của anh, chị, em ruột chúng ta thường hay bắt bẻ nhau. Do đó mà giữa tình nghĩa chị em, anh em trong nhà lộn xộn, không hòa thuận. Bởi vì anh bắt bẻ em, hoặc em bắt bẻ ngược lại chị, chúng ta không có sự lắng nghe, thông cảm để hiểu biết. Những tư tưởng, cách làm việc trong cuộc sống chồng chéo, khác biệt và khó có thể kéo giãn ra cho nó đồng một mặt phẳng song song với nhau để có thể nhìn nhận ra sự khác biệt, để tăng trưởng tình yêu. Thực tế, trong mỗi một gia đình của các bạn cũng như gia đình của Bảo Thành, tất cả mọi gia đình chúng ta thường có thật nhiều lúc hay bắt bẻ. Từ đó, nhất định tình nghĩa anh, chị, em trong nhà, người này với người kia có thể gọi là khắc khẩu hoặc không hợp. Thực ra hai chữ “không hợp” chỉ để phủ lấp cái tôi của mình, để che kín phong tỏa những lầm chấp của chúng ta. Để rồi ta thể hiện, thôi tha cho họ, tha cho anh, cho chị để ta thể hiện cái cao hơn, lớn hơn – không. Trong cuộc sống, càng hạ mình thấp thì càng chứa đựng được năng lượng yêu thương. Hãy hạ mình xuống, hạ xuống như mặt đất. Đức Phật dạy hãy thiền như đất, thiền quán chiếu mặt đất để tăng trưởng hạnh lắng nghe tình thương. Tại sao? Bởi đất không bao giờ bắt bẻ ai, chúng ta chà, đạp, đào hố, trồng cây, đốn cây, chôn xác chết, nhổ nước miếng xuống, chúng ta đào lỗ dưới đất để làm chuyện này chứa chuyện kia, đất không hề bắt bẻ chúng ta. Bởi đất tràn trề tình yêu thương, quán chiếu tất cả, ôm ấp, che chở để có sự sống được tái sinh trong lòng đất. Bởi vậy, Phật mới dạy chúng ta, hãy quán chiếu như đất, thiền quán chiếu đất tâm địa như đất hiền lương, biết ôm ấp, sẵn sàng chẳng bắt bẻ ai.

Hãy thực tập một cách sống để cuộc đời chúng ta như mặt đất. Anh chị em, vợ chồng, con cái, người thân đào bới cho mảnh đất tâm của chúng ta để họ tìm được những kho báu vô giá. Kho báu đó ở đời không có, chẳng nơi nào bán, chính là kho báu của tình thương. Mỗi một người chúng ta nếu biết quán chiếu, thiền Từ – Bi, Từ – Bi quán, thì cuộc đời của các bạn và Bảo Thành sẽ trở nên như mảnh đất. Mảnh đất tâm của chúng ta sẽ hiền lành, người ta gọi là hiền như đất. Bởi vậy ông bà xa xưa thường hay nói: “ông đó hiền như cục đất!”. Và chúng ta cũng thường sử dụng trong cuộc đời, nói rằng: “Bạn của tôi hiền như đất vậy, tâm địa hiền lắm”. Và nhất định có một vài vị trong đời, chúng ta lấy họ như một tấm gương để sống bởi họ hiền như cục đất.

Đức Phật dạy cho chúng ta hãy trở nên như một cục đất, cục đất tâm hiền lành, yêu thương. Và cục đất này hãy mở rộng biên giới đừng có đóng cọc, rào kẽm gai, ngăn chặn người khác tới. Hãy mở ra để cho tất cả những người yêu thương có thể bước vào mảnh đất tâm của chúng ta. Từ trong cuộc đời như đất của chúng ta, họ có thể đào bới, chúng ta hãy thực hành theo Phật: “ai đánh ta, ai chửi ta, ai phỉ báng ta, ai hành hạ ta, ta không mang lòng hiền hận. Bởi vì trong ta chan chứa tình yêu thương”. Ta thiền Từ – Bi quán, chánh niệm hơi thở, pháp thiền từ bi là pháp thiền nhận diện ra ở trong ta chan chứa tình thương, tràn đầy tình thương. Với Từ  – Bi quán hơi thở vào ra trong Phật ngôn Mu A Mu Sa, các bạn đã tự khai sinh và phát triển năng lượng yêu thương. Từ đó, mà ta luôn có kho tàng yêu thương từ bi vô hạn ở trong cuộc đời. Quán chiếu như thế để thấy rằng phẩm giá cao cả của mỗi người vẫn còn đây như Đức Phật đã dạy. Trong ta là tình yêu, trong trái tim ta, tâm thức ta là từ bi. Và sự từ bi đó được gắn liền với Phật, cho nên khi thiền Từ – Bi quán, thiền yêu thương chúng ta đã đặt mình vào vị trí như mặt đất này trên thế gian. Để cho tất cả mọi người yêu thương của chúng ta đi vào đó, đào bới, khai thác kho tàng từ bi, yêu thương nơi ta. Ta không bắt bẻ họ, họ đào, họ bới, họ xới, họ đâm, họ thọc, họ làm tất cả mọi sự tạo tác bởi ta có yêu thương. Ta yêu thương họ vô cùng nên chẳng bao giờ bắt bẻ những hành vi, nghĩa cử, lời nói và việc làm, ánh mắt và hành động, tất cả mọi tạo tác của họ ta đều yêu thương.

Thiền yêu thương rất quan trọng trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta để mất đi tình yêu thương trong lòng, chẳng chịu thiền yêu thương, thiền từ bi, Từ – Bi quán, ba tên khác nhưng đồng một nghĩa. Thì chúng ta chẳng khác gì đã đặt kho tình yêu của mình trên gác bếp để khói hun đen thui, lửa thiêu dần dần khô cạn. Và lửa trong gác bếp thiêu cháy tình yêu thương đó, chính là lửa của sân hận, hận thù, của sự bắt bẻ, độc tôn của sự độc quyền tư tưởng, cưỡng chế người khác phải theo ý mình. Thiền yêu thương mở rộng bờ cõi, phá tan đi những biên giới, hoặc những biên kiến hẹp hòi của tâm thức chúng ta. Để chúng ta trãi rộng mãi mãi đến tận hư không, cho muôn người có thể ghé ngang cuộc đời vì nhân duyên mà tìm thấy kho báu tình yêu. Để họ bớt khổ, bớt phiền não, để họ có thể trụ lại trong cõi Ta Bà này cùng với ta, đồng hành trên con đường tìm lại nguồn hạnh phúc cho chính họ.

Khi các bạn không còn bắt bẻ vì các bạn thực tập thiền yêu thương, thiền Từ – Bi, Từ – Bi quán, chánh niệm hơi thở, các bạn sẽ biết lắng nghe với tất cả mọi người và các bạn sẽ thông cảm được. Người nào biết lắng nghe người đó sẽ thông cảm được với muôn người. Ai không bắt bẻ, tăng trưởng sự lắng nghe, phát triển tâm từ bi, người đó luôn hạnh phúc và bình an, phiền não không bao giờ tới, bệnh hoạn cũng phải lìa xa. Bởi người thường hay bắt bẻ thì cau có, giận hờn, bực bội, khó chịu. Chuyện gì của người khác làm ta cũng dễ tìm, moi, bới cho ra những cái chuyện để mà nói, để dèm pha, phê bình. Từ đó, ta hay cáu gắt, hay khó chịu. Mà khoa học, các bác sĩ cũng chứng minh, khi cáu gắt, khó chịu thì trái tim của ta co thắt bất thường. Và khi co thắt bất thường, hồi hộp, khó chịu nó sẽ dồn máu cơ tim, làm ta mệt, hở van tim, tức là hở van sự tức giận, cau có. Nó sẽ tràn ra mảnh đất tâm của chúng ta, thì đất tâm của ta tình yêu thương chẳng còn, nó chỉ là một vũng sình, hôi thối. Sự bắt bẻ của chính mình do chỉ tôn sùng và thần tượng hóa cách suy nghĩ, làm việc độc tôn, tư tưởng của chính ta. Cho nên, ai thường bắt bẻ người đó hay độc tôn tư tưởng. Người tập hạnh lắng nghe sẽ làm giảm đi cái tánh hay bắt bẻ, và làm cho chúng ta phá vỡ sự độc tôn, tự cao, tự mãn, và giúp cho chúng ta tăng trưởng được tình yêu thương.

Các bạn hãy mang về thực tập trong gia đình, các bạn sẽ thấy được sự thay đổi. Nhìn kĩ đi, giữa chị em, chị với em – em với chị, ta bắt bẻ nhau hoài. Ta không thể đồng hành trên mọi sự làm việc của người chị, bởi em luôn thấy điều đó sai, không đúng, bắt bẻ và chị cũng như vậy. Gia đình nào cũng có cảnh đó, chị em hoặc anh em trong nhà, vợ chồng, cha mẹ trong nhà, ta hay bắt bẻ nhau. Là bởi vì ta chưa thực tập thiền yêu thương, ta có tình yêu thương nhưng tình yêu thương đó người khác phải làm theo ý của ta. Còn tình yêu thương, Từ – Bi quán,  thiền Từ – Bi là phát triển tâm từ bi, tâm mà mang niềm vui, tâm mà trị liệu và chữa trị mọi vết thương lòng của nhau. Chứ đâu có thể làm cho người khác đau mà gọi là tình yêu được, tình yêu một phía đó là sự ích kỷ của riêng ta, độc tôn trong cuộc sống để bảo vệ chính mình mà thôi.

Chúng ta sống với nhau là để bảo vệ tất cả những người ta yêu, phương pháp bảo vệ tất cả những người ta yêu thương chính là lan tỏa tình thương, lắng nghe và thông cảm. Cho nên người hay bắt bẻ là người không biết lắng nghe, là người thiếu tình thương, là người hay cáu gắt, giận hờn, người đó là người độc tôn tư tưởng, bảo thủ. Cho nên chúng ta hãy nhớ rằng, khi chúng ta biết giảm thiểu số sự bắt bẻ đi thì chúng ta sẽ tăng trưởng được sự lắng nghe, để tăng trưởng hạnh phúc và yêu thương cho mình và người, đó là sự bắt bẻ. Từ sự bắt bẻ mà giảm đi, chuyển hóa được ta sẽ giảm tối sự thiểu và chuyển hóa được sự chống đối, bắt bẻ là nguyên nhân đi đến sự chống đối. Khi người không có tâm tánh chống đối, là người luôn luôn biết đón nhận và khai thác được những kho tàng vô giá trong cuộc đời, người đó luôn luôn đón nhận được những phẩm vật cao quý từ trời đất. Có nghĩa đó là người không chống đối bởi cái tâm bắt bẻ, sẽ học được hạnh lắng nghe, tăng trưởng tình yêu thương chan hòa. Người có tình yêu thương chan hòa, thân tâm được khỏe, hạnh phúc sẽ tới và luôn lãnh nhận được nhiều phước báu, có nhiều quý nhân gia trì, hộ mạng, hộ thân và bảo bọc chúng ta trên con đường của sự sống.

Chúng ta nhớ rằng thiền yêu thương, thiền Từ – Bi, Từ – Bi quán là một phép Thiền Mật song hành với nhau, liên kết chặt chẽ, mang lại lợi ích cụ thể cho đời sống. Nhiều bạn nói rằng tại sao thiền, tu học đạo mà còn mong cầu? Chúng ta chưa đi tới chỗ mà tâm có thể vô cầu, vô sở đắc, vô sở chứng, chúng ta là Phật tử tại gia, Bảo Thành và các bạn là những người rất bình thường. Đang đi từ bờ của đau khổ, phiền não, ganh ghét, tranh đua, hận thù, tới bờ của hạnh phúc, bình an, thương yêu, tha thứ, cho nên chúng ta phải đi rất từ từ. Bước thứ nhất chưa xong mà muốn nhảy lên bước thứ mười, lầu ở dưới chưa xong mà muốn xây lầu thứ ba, lầu thứ tư, thứ năm. Mấy tầng ở trên mà không có tầng ở dưới che chở, nó bị sụp đó. Dĩ nhiên dần dần chúng ta sẽ đi tới đỉnh cao trí tuệ của nhà Phật với tâm vô sở chứng, vô cầu, vô đắc nhưng hiện tại chúng ta cần phải chứng được tình yêu thương ở trong gia đình. Cần phải đắc được tâm từ bi trong sự Thiền định của chính mình. Còn không chúng ta chỉ ngồi bàn cãi về các pháp thiền tối ưu cao nhất mà chẳng tập ngay hơi thở chánh niệm, thiền quán Từ – Bi để lan tỏa tình yêu thương, chặn đứng mọi sự bắt bẻ, mọi sự chống đối để tăng trưởng sự lắng nghe, giao thoa với nhau. Để chúng ta có được yêu thương và lan tỏa tình yêu thương đó, để ta tăng trưởng được phước báu, hồi hướng cho nhau. Là Phật tử chúng ta cần có những pháp tu rất cụ thể, ăn là phải no, uống là phải hết khác, tu là phải có sự thành tựu rõ ràng. Còn ai nói tu không cần sự thành tựu, người đó chứng đắc quá cao rồi, Bảo Thành không bàn đến đẳng cấp cao đó. Đang nói ở đây là nói đến đẳng cấp của các bạn và Bảo Thành đang đồng với nhau. Ở đẳng cấp mà chúng ta phải nhận rõ giá trị từng bước tu tập trong đời thường. Còn không cứ ngồi mơ tưởng hoài để tâm tưởng của chúng ta xáo trộn lên, rồi bị đi vào mê tưởng, trầm mê trong cõi tưởng. Phải rất thực tế các bạn, có tu có chứng, có hành thì có thành tựu thật là rõ.

Cho nên, nhìn kỹ lại thì các bạn và Bảo Thành thực sự chúng ta là những người hay bắt bẻ người khác phải không các bạn? Bảo Thành đã từng làm, hay bắt bẻ, người ta nói cái gì, làm cái gì cũng bắt bẻ. Là chính vì ta không nghe được lời nói của người khác, ta không hiểu được hành vi, những sự việc người khác làm, vì sao? Vì ta chỉ bảo vệ, tôn sùng tư tưởng, cách nhìn, cách nói của ta, để ai nói hay làm khác là ta bắt bẻ. Mà mỗi lần như vậy trong lòng của Bảo Thành và các bạn sẽ khó chịu. Khi khó chịu như vậy người bị hại là ai? Là chính chúng ta. Chúng ta buồn, rầu rỉ, khó chịu, rồi như Bảo Thành nói chúng ta sẽ sanh bệnh, phát bệnh, bệnh từ tâm nó liền với bệnh từ thân, cơ tim co thắt, khó chịu. Làm cho người ta nhìn thấy ngay. Các bạn cứ quán chiếu sẽ thấy, trong tình nghĩa gia đình của mình, hoặc nơi bạn bè, xã hội cũng thế. Khi ta bắt bẻ người khác, lúc đó nếu các bạn có cơ hội nhìn lại các bạn thấy xấu hổ lắm, bởi tay chân thì run rẩy, miệng thì phùng ra, ăn nói lung tung, trợn mắt lên, mặt đỏ gay. Nên ở đời thường ai cũng bị dính vào chuyện đó. Có lẽ ta đã quá quen, cho nên coi hành vi bắt bẻ người khác, nhìn thấy người khác luôn sai mà không nhận ra rằng sự bắt bẻ và nhìn thấy cái sai của người chính là do cái tâm, cái ta của ta quá lớn. Để nó tạo ra tâm tánh tự cao, tự đại, bảo vệ chính ta. Cho nên chúng ta không có cơ hội lắng nghe nhau để phát triển tình thương, chúng ta không có cơ hội lãnh nhận những món quà vô giá từ kho tàng phước báu của những pháp thiện. Chỉ cần lắng nghe thôi đã tạo được phước rồi các bạn ơi.

Các bạn cứ về và thực tập đi, nếu anh chị em trong nhà hay bắt bẻ, nghịch ý, khắc khẩu, không hòa hợp, gia đình cứ lộn xộn để rồi xoay lưng lại với nhau, tránh xa nhau. Rồi bạn bè cũng vậy, ta hãy lấy một đối tượng, đừng vội vàng chuyển hóa toàn diện nha các bạn. Hãy chọn một đối tượng nào gần gũi với chúng ta nhất như anh chị em trong nhà, hoặc vợ chồng, con cháu, hoặc cha mẹ. Ta bắt đầu thử thực hiện, từ nay trở đi vị đó nói gì ta không bắt bẻ nữa, ta học hạnh lắng nghe và tư duy để hiểu được người đó nói gì, nguyên nhân họ nói như thế nào. Và mỗi khi họ nói ta nghe bằng trí tuệ và tình thương, các bạn sẽ nhận ra rằng, người đó sẽ dần dần thương mến bạn. Và ở đời gọi là khắc khẩu, bất hòa, không hợp đó, nó tan biến hết. Bởi khi bạn biết lắng nghe bằng tình thương, không còn khắc khẩu, không còn sự bất hòa, sẽ luôn luôn là yêu thương và mỉm cười, sẽ luôn luôn là thông cảm và chia sẻ, và luôn là sự tôn trọng hiện diện giữa cuộc đời của bạn với người đó.

Các bạn không cần phải cầu cạnh, van xin ai ban bố cho bạn điều đó. Bởi bạn có khả năng để làm chuyện đó bằng trí tuệ và kiến thức thiền học của nhà Phật. Thiền tình yêu thương, thiền Từ – Bi, Từ – Bi quán để đi tới cái gọi là thiền lắng nghe. Thiền là trụ tâm vào, lắng nghe người ta bằng trí tuệ và yêu thương. Trong Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, giúp đỡ cho chúng ta cảm nhận được điều này rất tốt. Bởi vì chúng ta trong Từ – Bi quán, chánh niệm hơi thở có Phật ngôn Mu A Mu Sa giúp cho chúng ta cảm ứng, nhận được năng lượng từ bi của mười phương chư Phật truyền vào thân tâm của chúng ta. Chúng ta cảm nhận được điều đó, chúng ta sẽ thấy ấm lòng của mình, thấy nguồn hạnh phúc dâng trào để tình yêu thương được mở ra. Và thấy chúng ta có khả năng lắng nghe người khác.

Trên đời không biết lắng nghe nhau chiến tranh sẽ luôn luôn xảy ra. Không biết lắng nghe nhiều thì chiến tranh xảy ra nhiều. Nơi nào biết lắng nghe nhau, nơi đó hồng phúc của chư Phật sẽ ban xuống, tình yêu thương lan tỏa, sự hòa hợp sẽ được giao thoa để người với người sống trong bình an. Đây là chân lý, ai hay bắt bẻ người khác là người đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Còn ai không bắt bẻ là người luôn tăng trưởng hạnh lắng nghe. Để có một đời sống hạnh phúc và bình an, tăng trưởng sự liên đới với mọi người trong tình yêu. Từ không còn lắng nghe đâm ra bắt bẻ, chiến tranh hận thù, gây hấn bất hòa, và khi chúng ta không còn bắt bẻ nhau thì chẳng còn chống đối. Ai không chống đối thì như cục đất thật hiền, để cho muôn loài vào cục đất cuộc đời chúng ta khai thác kho tàng yêu thương, để họ được thành tựu cuộc sống trong bình an và hạnh phúc.

Hãy nghĩ theo lời của Phật dạy, hãy hiền như cục đất, hãy quán cuộc đời ta như một cục đất thật là hiền. Đất đây thật hiền, người ta đào, người ta bới, người ta moi, người ta chôn xác chết, người ta chôn những đồ dơ dáy, bẩn thỉu bằng, người ta cũng gieo trồng cày cấy ở trong đó. Đất ôm ấp tất cả bởi đất là tình yêu thương. Mẹ đất luôn yêu thương muôn người, từ lòng đất từ bi này muôn loài được sinh sôi, nảy mầm và khai nên một sự sống mới ban cho đời. Hãy quán tâm từ bi vốn có trong ta, nó biến cuộc đời thành một ruộng đất mênh mông, vô tận, tràn đầy tình yêu thương. Để muôn người quen biết có nhân duyên, phước báu ta gặp trong đời. Đi vào cuộc đời chúng ta như một mảnh đất vô tận, để tìm lại kho tàng vô giá đó là kho tàng từ bi và yêu thương.

Cuộc sống rất cần tình yêu thương, lòng từ bi. Nhất là chỉ còn mười mấy ngày nữa là tới năm mới, các bạn, chúng ta nhất định phải sửa sang lại tâm của mình để trở thành một ruộng đất tràn đầy kho tàng yêu thương trong đó. Đừng có lau bình hương, lau bàn thờ, chỉnh sửa rồi chuẩn bị tiền mua trái cây, mua hoa, làm bánh chưng, bánh tét, đầu tư thật nhiều tiền mua nhiều loại hoa quý trưng để dâng lên cho ông bà. Những điều đó được nhưng chỉ là hình tướng mà thôi, cái tâm mới là quan trọng. Phẩm vật cao quý nhất để dâng lên cho ông bà, cha mẹ và lì xì cho nhau trong ngày tết sắp tới chính là tâm hiền lương, tâm như đất, chính là không còn bắt bẻ, biết lắng nghe và yêu thương. Chính là không còn chống đối để đón nhận nhau vào trong cuộc đời. Hãy chuẩn bị như vậy để biến những sự tu luyện, ý thức được rằng ta sẽ không bắt bẻ nữa trong năm mới. Ngay từ bây giờ, ta không chống đối nhau nữa, tình nghĩa cha me, anh chị em, vợ chồng, người thân, ta không sống với sự bắt bẻ và chống đối. Ta sống với sự lắng nghe và thông cảm, ta sống để đón nhận muôn người vào cuộc đời. Bởi cuộc đời của ta là một ruộng đất, trong đó có kho tàng từ bi mà Phật đã dạy cho chúng ta. Do đó, Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn là Từ – Bi quán, chánh niệm hơi thở, là thiền Từ – Bi, là thiền tình yêu. Hãy tập ngay bây giờ, hãy giữ ngay bây giờ, hãy giữ chánh tâm để nhìn trở về. Biến cuộc đời thành một ruộng đất giàu có những kho tàng vô giá, trao ban cho tất cả mọi người và cho ta.

Các bạn, đặt bàn tay phải trí tuệ và lòng bàn tay trái từ bi trì, ta vận hành 07 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực để chúng con không còn bắt bẻ nữa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 biến).

Mô Phật! Các bạn, chúng ta thường nghe tay làm hàm nhai, có tu thì có hưởng, tu thiện tạo phước, làm việc ác gây ra họa. Phật tử tại gia chúng ta phải nhìn thấy điều đó, để có một sự sáng suốt lựa chọn cho mình, tu thiện pháp, tăng trưởng phước báu, để không gặp tai họa trong cuộc đời. Ai là người có gia đình, vợ chồng, con cái, điều mong cầu của chúng ta là làm sao có được sự bình yên trong gia đình. Làm sao cho vợ chồng biết thông cảm yêu thương, biết lắng nghe nhau để mọi nỗi nhọc nhằn trong cuộc đời tan biến. Để tình yêu được thăng hoa, để cuộc đời được giao thoa, để nụ cười được tươi nở trên môi. Cái đẹp của cuộc đời chính là chỗ biết lắng nghe nhau.

Người hay bắt bẻ thường hay chống đối, bắt bẻ và chống đối thì thường hay vã nhau. Cãi hoài, cãi suốt cuộc đời không hết, để cuối cùng phải tốn tiền đi tới ông thầy bói phán một câu:  “à, khắc khẩu!”. Vì sao? Ta trả tiền cho thầy bói, ta trả tiền cho thầy tướng, hỏi: “thưa thầy tại sao ở nhà tôi cứ nhau với chị, với em, với vợ, với chồng?” Chỉ nói một câu đó thôi, ông thầy bói, thầy tướng phán liền một câu là khắc khẩu. Vậy mà nghe thấy có lý, tốn tiền mà nghe sướng lỗ tai. “Bởi thầy bói nói đúng thiệt, con cảm ơn thầy. Thầy nói đúng quá, thảo nào ở nhà con hay nhau với chồng, với vợ, không có hợp, nói ra là như lửa, như rơm nó đốt liền liền cháy nhà thầy ơi. Thầy nói đúng thiệt, số của con là khắc khẩu với người này, người kia”. Càng trả tiền, càng kể chuyện, thầy bói, thầy tướng càng dựa vào chuyện xảy ra ở đời do ta kể đó. Mất tiền, phán một câu thật sai mà cho là đúng. Chẳng phải khắc khẩu, Phật nói các con ơi: “khi bắt bẻ, chống đối đâm ra cãi nhau”. Và chẳng phải là khắc khẩu truyền kiếp, như truyền kỳ võ lâm, kiếp này qua kiếp kia đấu khẩu với nhau – không phải. Chính là bởi vì chính chúng ta thiếu tình thương. Khi ta hay bắt bẻ người, ta hay chống đối với người, ta hay cãi vã với người thì chứng tỏ rằng ta thiếu tình thương.

Chân lý đó các bạn, các bạn cứ nhìn kỹ đi, không cần thầy bói, thầy bói nói là sai. Khi hay cãi nhau, hay chống đối, bắt bẻ chính là ta thiếu tình thương. Phật nói chính xác lắm các bạn. Đừng tốn tiền cho thầy bói, thầy tướng, để trả tiền cho người ta phán có một khắc khẩu, rồi làm lễ cúng kiếng gì đó để giải. Chẳng giải được, chính ta mới là người giải được. Chính ta là người giải đi cái tính chống đối, bắt bẻ nhau gọi là khắc khẩu. Bằng sự lắng nghe, thông cảm, tăng trưởng tình yêu thương, gọi là thiền tình thương. Sắp đến tết rồi nha các bạn, nhất định một trong các bạn sẽ tốn tiền đó. Đi tới để mà cúng sao giải hạn, để xin xăm, để các vị giải cho ta thấy, rồi trình bày cái xung cái khắc. Xung khắc giữa người với người, còn xung khắc với sao ở trên trời nữa. Người gần ngay trước mặt, sự xung khắc không giải hòa bằng tình thương, thông cảm và lắng nghe. Ông sao ở trên trời định vị ở đâu còn không biết, làm sao mà hóa giải được bằng nghi thức gọi là giải hạn sao? Sao gần ngay trước mặt, chẳng tới bằng yêu thương, cãi vã suốt cả ngày, bắt bẻ cả thâu đêm, chống đối cả cuộc đời. Sao không tới với nhau bằng tâm tình lắng nghe, bao dung và che chở, yêu thương?

Các bạn, bạn giải được sự xung khắc trong cuộc đời, bạn hóa giải được những ngôi sao lạ ở trong đời đó là sao ta cứ bắt bẻ. Sao ta cứ chống đối, sao ta cứ cãi vã, sao ta lại khắc khẩu, xung khắc với nhau. Chẳng phải ông sao ở trên trời, người ngay ở trước mặt không hóa giải được làm sao hóa giải được sao? Sao kia có liên quan gì đến ta, chỉ có ta và người có mối quan hệ tạo ra sự xung khắc đó, bởi ta thiếu tình thương chẳng biết phát triển. Nay các bạn hãy chú ý, ai là người trong cuộc đời gọi là xung khắc, khắc khẩu với các bạn hóa giải ngay từ bây giờ để khi năm mới tới, người đó và ta sẽ hạnh phúc. Sự hóa giải đó rất dễ, các bạn có khả năng, có trí tuệ và kiến thức. Trong dịp cuối năm chúng ta rất dễ gặp nhau, trao cho nhau sự lắng nghe bằng những món quà thật nhỏ, giãi bày, chia sẻ với nhau, thông cảm với nhau. Để tình yêu, tình thương bao nhiêu năm nay các bạn bó lại như bó giò, như bó bánh tét treo lên trên gác bếp, gỡ nó xuống, cắt dây ra, không hun khói nữa, không đốt lửa thiêu nó nữa mà mở ra gieo vào lòng đất tâm của bạn để nó trổ sinh trái cây tình thương, trao cho nhau những dịp cuối năm này.

Đừng tốn tiền đi giải hạn nha các bạn, mang tiền đó để mua tặng phẩm trao cho nhau. Hay hơn nữa có thể làm từ thiện giúp đỡ những người nghèo khổ, tật nguyền, những người bệnh hoạn, những người neo đơn để tăng trưởng phước báu. Tốt hơn là trả cho thầy tướng, thầy bói, hoặc các thầy giải hạn sao. Đây là phương pháp giải hạn sự khắc khẩu, không những thế mà còn là phương pháp giải hạn tất cả mọi thứ mà các bạn đang đương đầu. Bằng thiền tình yêu, thiền Từ – Bi, Từ – Bi quán chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa, để tăng trưởng sự lắng nghe, chuyển đổi hoàn toàn sự bắt bẻ. Tăng trưởng sự thông cảm để không còn chống đối, tăng trưởng tình yêu để không còn cãi vã, đây là sự giải hạn cao quý nhất Phật dạy. Chắc chắn các bạn sẽ làm được điều này. Chúc các bạn sẽ thành công trong nay mai.

Hãy đặt bàn tay phải trí tuệ và lòng bàn tay trái từ bi, ta vận hành 07 biến vi diệu âm chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa.

Chúng con cứ bắt bẻ nhau chính là bởi vì tự cao, tự đại, độc tôn tư tưởng, nguyện lắng nghe để thông cảm và yêu thương. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con cứ chống đối bởi chẳng bao giờ muốn mình thua thiệt, cho nên tình nghĩa bị sa sút, tình cảm bị phân rẽ, chúng con nguyện từ bỏ, sống yêu thương. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Bắt bẻ, chống đối đưa đến sự cãi vã, làm cho tình cảm giữa con người với nhau bị phân rẽ tạo ra hận thù. Nguyện quán chiếu trong tình yêu thương để không còn sự cãi vã, mang lại sự giao hòa với nhau. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Mọi sự cãi vã, khắc khẩu chính là chúng con không biết lắng nghe và thông cảm. Nguyện Từ – Bi quán chánh niệm hơi thở tăng trưởng sự lắng nghe và yêu thương. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện hóa giải mọi sự xung khắc trong gia đình và người thân bằng Từ – Bi quán chánh niệm hơi thở phát triển tình thương và hạnh lắng nghe. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con sẽ quán chiếu tâm địa như đất để chuyển hóa tất cả mọi tai họa trong cuộc đời bằng Từ – Bi quán chánh niệm hơi thở, bằng yêu thương và lắng nghe, thông cảm. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con xin mười phương chư Phật gia trì khai mở trí tuệ để chúng con không còn bắt bẻ, chống đối, cãi vã nhau nữa trong cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Mô Phật! Chúng ta đã tu xong rồi. Hãy quán chiếu để không còn bắt bẻ và thấu hiểu rằng ta như một cục đất từ bi, yêu thương.

Mời các bạn chắp tay vào chúng ta hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu A Mu Sa!

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật luôn ban rải tha lực Phật điển từ bi, yêu thương xuống cho mọi loài chúng sinh. Để chúng con không còn bắt bẻ, chống đối, cãi vã, xung khắc với nhau nữa. Chúng con nguyện Từ – Bi quán chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa để tăng trưởng hạnh lắng nghe, thông cảm và yêu thương. Nguyện cho các nguyên thủ trên thế giới phát triển tình thương bằng con đường hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Nguyện cho những nhà khoa học gia, ngành y, ngành dược chế tạo ra được vắc-xin (vaccine) và thuốc trị bệnh đại dịch. Nguyện cho tất cả các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ, cứu tế trên thế giới chữa lành cho bệnh nhân. Nguyện cho những ai đau khổ, phiền não và sợ hãi tìm được hạnh phúc, bình an. Nguyện cho các hương linh tái sanh theo thiện nghiệp về cảnh giới thiện lành.

Xin chư Phật mười phương từ bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts