Search

Thế Võ Thượng Thừa

Thiện Chí đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn”. Hôm nay Bảo Thành nói về một câu chuyện thực tế, câu chuyện có tựa đề gọi là “Thế võ của nhà sư”. Bảo Thành kể câu chuyện này bởi vì nó là một câu chuyện thực tế. Cũng đã trên 20 năm rồi, khi về tổ đình chùa Xá Lợi ở Maryland, lúc đó chỉ là một cái nông trại mà thôi. Ở trong nông trại đó không có gì, chỉ có một cái chuồng bò, chuồng bò cũ mà. Rồi Bảo Thành sống ở đó, tập trung tu luyện, ẩn dật trong hoàn cảnh khó khăn, nên bỏ quên đi tất cả những môn võ thuật mà Tổ là thiền sư Bảo Trượng dạy lại cho Bảo Thành. Thoáng qua đã 20 năm, có một đứa đệ tử (nó ngồi đằng sau) nó tới, nó ở mãi Texas, mà các bạn biết rằng dân Texas là dân cao bồi. Chúng ta thường coi phim cao bồi, Texas là dân cao bồi, phi ngựa, bắn súng, giang hồ hảo hớn. Nhưng ngược lại, đứa đệ tử này nó không có giang hồ đâu, nó không biết cỡi ngựa, nó không biết bắn súng, nó có cái tâm mong muốn học võ. Và rồi khi nó tới chùa với Bảo Thành, nó cao, nó cao hơn Bảo Thànhcả cái đầu, thân tướng tốt, nhìn xương cốt tốt, toàn thân lanh lẹ, đồng thời có cái tâm hiền lương.

Nhưng 20 năm rồi chỉ tập cho mình, chưa bao giờ dạy võ, nên dạy cho đứa đệ tử này. Rồi người đệ tử này hỏi Bảo Thành rằng “võ này là võ gì?”. Bảo Thành nói “võ này là võ sư”. Nó hỏi “võ sư là gì?”. Bảo Thành nói “sư tức là ông sư ở trong chùa dạy võ. Cho nên võ của nhà sư khác biệt võ ở đời. Võ ở đời để xây dựng một sức khỏe, một cú đấm sắt để có thể đấm người ta té xuống, sát hại người khác. Nhưng võ của nhà sư cũng xây dựng một nắm đấm, nắm đấm đó để phá vỡ vô minh và chấp trược của cuộc đời. Võ của nhà sư khác với võ ở bên ngoài là võ của nhà sư xây dựng một nền tảng để có lòng tự tin vào cuộc đời”. Thế rồi nó theo học.

Bảo Thành dạy cho người đệ tử này và đặt pháp danh cho nó là Bảo Không và ngày nay người đệ tử này có pháp danh là Bảo Không. “Bảo” tức là Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng; “Không” tức là không có dính mắc mà chỉ nương vào con đường của bậc giác ngộ và sự hòa hợp của tăng đoàn nay áp dụng vào võ, nghĩa là nương vào sự giác ngộ do tư duy về thế võ đó bằng con đường hài hòa thân ngữ ý của mình, hiệp nhất bằng tinh khí thần tương ưng với tinh khí thần. Để làm gì? Để có sự hòa hợp giữa tinh khí thần như tăng thân như vậy.

Bắt đầu dạy cho Bảo Không những thế võ căn bản. Nhưng ngày hôm qua Bảo Thành có một ý tưởng dạy cho Bảo Không một thế võ tuyệt vời, và Bảo Không hỏi “tại sao?”. Khi Bảo Thành nói với Bảo Không “Con ơi, hôm nay con sẽ học một thế võ đặc biệt là rửa chén”. Nó không biết rửa chén để làm gì. Nó bảo “Ở nhà con cũng rửa chén rồi, con tới đây con học thầy võ, mà thầy dạy cho con rửa chén nữa là võ gì đây?”. Nhưng Bảo Thành đã giải thích và anh đã thấy đúng. Tại vì thao tác rửa chén là ta ngoáy như vầy, chúng ta ngoáy như vầy, bởi vậy chúng ta có thể đỡ được khi người ta đánh tới mình, cái tay chỉ ngoáy như vầy và đỡ mà thôi. Và Bảo Thành đã hướng dẫn cho Bảo Không rằng tất cả mọi động tác của con người từng sử dụng trong hằng ngày, nếu nhận rõ được nó đều có thể ứng dụng vào như một thế võ.

Bảo Không có sự hiểu biết thật là nhanh. Hỏi, trả lời đúng thì Bảo Không học thật là nhanh, bởi vì Bảo Không là một con người ham học, thích hỏi, nếu là người thầy như Bảo Thành biết kiên nhẫn, mà đúng Bảo Thành nhờ Bảo Không mà kiên nhẫn hơn. Cho nên dạy cho Bảo Không kiên nhẫn khi hỏi, trả lời đúng, Bảo Không học thật là nhanh. Rồi Bảo Thành chuẩn bị dạy, và rồi cuối cùng cũng đã dạy cái chiêu lau nhà. Lau nền nhà bằng hai tay, cứ lau vầy, lau vầy, lau vầy… Bảo Không có hỏi “tại sao tới đây thầy không dạy võ, dạy cũng có nhiều đường quyền rồi mà sao thầy lại dạy gọi là tuyệt chiêu, hay đó, chiêu thức hay đó, là rửa chén, giờ là lau nhà”. Bảo Thành cũng giải thích “lau nhà thì tay cũng phải khua như vầy, từ trong ra, từ trong xoay như vầy và rồi cũng có thể từ ngoài vô, từ ngoài vô” và hướng dẫn cho Bảo Không thấy rằng thao tác mà chúng ta đưa tay như vầy là một thế có thể đỡ được những chiêu thức người ta tấn công vô. Và Chư Phật dạy nếu biết nhìn sâu vào từng tạo tác của chúng ta, như người lau nhà nhìn rõ để đỡ, thì khi tu thiền chúng ta nhìn rõ những tạo tác của tự thân để biến ứng cho kịp thời, để gạt đi những tư tưởng bất thiện, đó là võ của nhà sư.

Võ của nhà sư lợi hại ở chỗ là vừa rèn luyện cho có sức khỏe, tinh thần suy nghĩ thật là nhanh, tư tưởng trong sáng mà còn thuần chất của nhà thiền. Nhớ và thấu hiểu được từng thao tác hoạt động hằng ngày, mang ứng dụng vào thế võ để hộ thân và nhìn rõ từng thao tác của mình trong hằng ngày. Để làm gì? Ứng dụng vào để hộ thân tâm của mình đừng sa đọa vào nghiệp chướng. Bảo Không đã làm được chuyện đó. Nay thế võ đã vững, tinh thần đã cao, sức khỏe đã có. Mà nó cũng hay lắm, đôi khi Bảo Thành bắt Bảo Không đứng trung bình tấn, Bảo Thành đánh ầm ầm vô người mà nó hỏng đau. Nó bảo “thầy đánh mạnh quá”, bảo “có đau không”, “đau” nhưng nó vẫn cười. Vì sao? Bởi vì trong cái tình thầy trò đó, Bảo Không hiểu được tình thương của Bảo Thành dành cho, muốn cho Bảo Không có một sự trải nghiệm thực tế trên thao trường đổ mồ hôi.

Bảo Không là một đứa bé sống ở Mỹ, hầu hết phải gọi rằng Bảo Không là người Mỹ. Nhưng với phong cách võ của nhà sư, Bảo Thành đã rèn luyện cho Bảo Không hiểu được cái văn hóa của người Việt hòa trộn vào văn hóa của người Mỹ, trong tinh thần của võ nhà sư nơi Đức Phật dạy, Bảo Không đã trưởng thành an vui. Bây giờ nó cũng giống Bảo Thành rồi. Khi Bảo Không mới tới, tóc tai lồm xồm dữ lắm. Bảo Thành đã kêu sư cô cạo tóc cho Bảo Không. Và sư cô đã cạo tóc. Bảo Thành cũng nói: chính trong tư thế mà chúng ta cạo tóc cũng phải đưa lên từ từ, từ chân tóc lên đỉnh đầu thì chúng ta cũng phải nhìn thấy từng động tác của mình để hiểu thấu được động tác đó đi như thế nào, làm để làm gì, thực hiện như thế nào, ứng dụng vào nghệ thuật bảo vệ bản thân, từ đó liên tưởng tới võ của nhà sư là của Đức Phật dạy.

Chúng ta quán chiếu từng động tác xảy ra trong cuộc đời, nhìn rõ cái nhân – tức là tại sao ta làm chuyện đó và khi làm chuyện đó nó ảnh hưởng như thế nào. Mà đúng như lời Đức Phật dạy, Bảo Không luôn luôn hỏi là “tại sao thưa thầy? tại sao làm cái đó”, rồi chúng ta làm cái gì là phải rõ ràng bởi đó là nhân cách của một con người trong sáng. Nói chuyện phải nói cho rõ, diễn tả phải diễn tả cho rõ và chuyện gì nói phải thấy được mục đích thì Bảo Không mới làm, không thấy rõ mục đích, Bảo Không không làm. Mới đầu Bảo Thành thấy hơi lạ nhưng sau này đã hiểu và đúng với nhân cách của Đức Phật dạy là người đi tu về Phật pháp, chúng ta phải thấy rõ từng tạo tác của mình, và phải hiểu thấu được. Nói cho nó văn hoa theo Phật ngữ là phải thấy được cái nhân đó và cái quả, để biết rằng ta gieo nhân này có quả tốt hay quả xấu. Và Bảo Không cũng vậy, nếu một việc gì nhờ Bảo Không làm, Bảo Không phải hiểu được tại sao làm, làm chuyện đó có tốt hay không. Nếu mà Bảo Không hiểu được tại sao làm, làm việc đó tốt, Bảo Không sẵn sàng làm mà không sợ mệt. Nhân cách cao quý đó nó phù hợp với tinh thần của nhà Phật cho chúng ta ngày hôm nay. Nghĩa là sao? Hãy học theo cách của nhà Phật, nhìn rõ cái nhân, thấu rõ cái quả, để ta biết được nhân nào quả đó, nhân thiện – cái quả phước ta sẵn sàng làm việc, xả thân làm việc mà không sợ mệt mỏi.

Hôm nay Bảo Thành kể câu chuyện thực tế về người đệ tử ngồi đằng sau Bảo Thành, đó là Bảo Không, một sự trải nghiệm trong tình thầy trò học võ với nhau. Nhưng võ của nhà sư khác với võ sư ở ngoài đời, là dùng thế võ của ý thiền để dẫn thân đạt tới sự trưởng thành hơn trong năng lượng tịnh tĩnh quán chiếu thấu rõ từng động tác của võ thuật, từ đó đưa vào ứng dụng trong ý của nhà thiền là làm sao chúng ta có thể quán chiếu từng động tác nhân quả, mong cầu chúng ta thành tựu được sự an lạc trong cuộc sống. Bảo Không tốt lắm rồi, mà nhìn hôm nay thấy trang nghiêm, Bảo Thành rất là thích. Và trong cái tình dạy học thầy trò với nhau, Bảo Thành thường hay nói chơi nói vui để cho Bảo Không có được khái niệm an vui trong cuộc sống. Chúng ta cũng vậy, nhớ rằng Đức Phật tới với cuộc đời của chúng ta như một người thầy rất yêu thương chúng ta, Ngài không bao giờ giận hờn, chê bai ta. Ngài đón nhận ta, ta sinh ra phước báu nghiệp chướng như thế nào, Ngài đón nhận chúng ta như thế đấy. Để làm gì? Để Ngài dẫn dắt chúng ta, Ngài dìu dắt chúng ta và Ngài dẫn đưa chúng ta đi tới sự thành tựu, sự an lạc.

Bởi vậy, người học Phật và người học võ không có khác nhau. Bởi vì nhà Phật dạy quán chiếu tự thân, cái ý trong thao tác, tư tưởng gọi là chánh kiến ở trong hành động rất quan trọng. Thoáng qua đã cũng hơn một năm rồi. Nhưng nối với năm nay, Bảo Không mới trở lại chùa từ cuối tháng 7, bây giờ trên một tháng, nhưng lần này Bảo Thành có cơ hội hiểu Bảo Không nhiều hơn. Và hồi xưa, năm trước khi Bảo Không tới, Bảo Thành phải nói thật nhiều Bảo Không mới làm được. Nhưng chính vì sự gần gũi, hiểu được cá tánh của Bảo Không, cho nên bây giờ Bảo Thành không bảo nữa, Bảo Không đọc ngược lại “Không Bảo” nhưng Bảo Không vẫn làm được là bởi vì hiểu được từ trong cái tâm, và Bảo Thành hiểu được ý của Bảo Không rằng mọi chuyện mà Bảo Thành nói với Bảo Không cần phải nói bằng cái gì, bằng sự diễn tả rõ mục đích nhân và quả thì Bảo Không sẽ thành tựu được điều đó một cách tốt đẹp.

Các bạn thân mến! Đức Phật dạy cho chúng ta trong giáo lý của Ngài, chỉ thật rõ từng động tác, từng ngôn ngữ, từng lời nói, từng hành động, từng tư tưởng dựa trên nền tảng của chánh pháp, pháp thiện, chúng ta sẽ an lạc vô cùng. Và như vậy thì chúng ta sẽ an vui, cứ theo lời Phật dạy chúng ta sẽ an vui. Cũng như Bảo Không sau khi hỏi, cứ như sự hỏi đó, Bảo Thành hướng dẫn cặn kẽ, Bảo Không đã thành tựu. Và Đức Phật cũng như vậy mà thôi, Ngài sẽ đối xử với chúng ta như một người đệ tử thật là thân, thật là gần, để rồi bất cứ điều gì chúng ta hỏi đều đã có câu trả lời trong giáo lý của Ngài truyền lại cho chúng ta. Cứ thể theo lời Đức Phật dạy, chúng ta sẽ đi tới được sự an vui và hạnh phúc. Chúc các bạn hạnh phúc, chúc các bạn cũng có một thế võ thật là dũng mãnh để có thể gạt ra tất cả những phiền nào, ưu tư trong cuộc đời đang tấn công các bạn. Các bạn có thể dùng chiêu thức lau nhà như Bảo Không học, đỡ một cái là tất cả những chướng ngại nó đi ra. Đỡ bằng cái gì? Bằng cái tâm không! Chính vì thế mà đứa đệ tử này có pháp danh là Bảo Không, tức là chỉ nương vào Phật Pháp Tăng, còn vật chất thế gian bỏ ngoài ở bên tai. Tâm không dính mắc, tâm hiền, tâm nương cửa Phật, tâm hiền như thái an.

Các bạn! Cám ơn các bạn đã nghe câu chuyện thực tế mà Bảo Thành có được người đệ tử này đây. Chúc các bạn an vui và hạnh phúc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn