Search

Khúc Gỗ Trôi Sông

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực phật điển đại từ đại bi tới mọi loài chúng sanh.

Bảo thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Các bạn thân mến! Ở đời người ta nói rằng con dế nó chết là bởi vì tiếng gáy, con gà nó chết cũng bởi vì tiếng gáy. Có lẽ đúng, loài vật cũng như loài người chúng ta ai ai cũng muốn nói cho thông, nói cho nhiều, nói cho dữ. Nói đến sự thành tựu tu đạo của chúng ta nhưng không có chịu thực hành, để rồi đụng chuyện gì – nhất là trên con đường tu học – thì chưa biết tới bao lâu, hiểu thì chưa biết bao rộng, nhưng đụng tới có thể bàn tới mênh mông vô tận, không có dừng, cứ bàn, cứ cãi, cứ tranh luận, cứ tranh đua và tốn quá nhiều thời gian trong cái họp bàn họp tranh luận để phiến luận để rồi đắm chìm trong những ngôn từ ảo diệu. Tự đặt lên, cài đặt trên những ý nghĩa cao sâu, rồi ràng buộc mình trong những tư duy suy nghĩ như vậy. Đến khi hết cuộc đời, nhớ ra thì chẳng có chút công phu nào, mà không tu tập mấy. Bởi vì sao? cứ đắm chìm trong tranh cãi, tranh luận.

Trong nhà Phật, người xuất gia, người tại gia thường hay nói, khi các bậc thầy dạy cho chúng ta, ngay cả lời bậc trưởng thượng dạy ta vẫn thường hay nói rằng: y giáo phụng hành – có nghĩa là như giáo nghĩa của bậc đó dạy và thực hành. Nhưng chúng ta lại ngược, chúng ta vẫn nói y giáo phụng hành, nhưng chúng ta không phụng hành như giáo lý của những bậc trên dạy, của Phật dạy, sau khi tư duy suy nghĩ mà chúng ta cứ để cái tâm của mình nó phóng miệt mài trong tư duy suy nghĩ. Chưa theo hết cơn gió đông, tới cơn gió tây, bốn hướng mười phương, thổi ào ào, tư tưởng loạn động, cứ lung tung không có định lại một chỗ được, không hẳn ngày nay đâu mà ngày xưa cũng vậy.

Ngày xưa đức Phật có thật là nhiều chúng đệ tử đi học Phật, mới sơ sơ bắt đầu là tổng lại với nhau ngồi tranh luận, thảo luận, bàn luận mà đúng ra Phật đã giải thích cặn kẻ rồi, thật là cặn kẻ, thật là chi ly, chi tiết mà các đệ tử khi nghe rồi để hiểu để thực hành. Nhưng mấy ông đó nghe xong rồi, hiểu rồi, cũng chưa thực hành, muốn mang cái hiểu của mình áp đặt vào lời của Phật dạy, để rồi tranh luận, phiếm luận, bàn luận, thảo luận với nhau dữ dằn lắm. Thậm chí có những cuộc tranh luận như vậy tạo ra sự trên cãi, cãi nhau không bên nào thua bên nào hết, mà làm đức Phật phải buồn lòng, mà bỏ vào trong rừng, là bởi vì họ ở cứ mang lời phật dạy tranh luận cãi nhau, mà khi Phật dạy thì phật đã dùng toàn bộ sự giác ngộ của ngài diễn giải tận tường rõ nét cho người ta. Người ta vẫn nói y giáo phụng hành là theo lời thầy dạy để con thực hành, rồi họ không thích thực hành mấy, cãi nhau là chủ chốt.

Bởi vậy khi có một nhóm sa môn tới cứ cãi nhau như vậy, thì Phật mới tới và dạy cho họ cách tu đạo như thế nào. Phật dạy như vậy: người tu đạo như khúc gỗ, như khúc gỗ ở dưới nước, dưới dòng sông để nó theo dòng nước nó đi, nó không chạm vào bên trái cũng chẳng vướng mắc vào bên phải, nó cũng không bị rơi vào vòng xoáy của nước, để ngừng lại, để cuốn hút xuống dưới, nó cũng không bị mục nát. Khúc gỗ ấy nó thật là vững chãi xuôi theo dòng nước đó và rồi nhất định nó sẽ trôi vào biển lớn. Người học đạo Phật dạy, đừng dính vào cái bên phải hoặc cái bên trái của hai bờ nhị nguyên đúng sai tranh cãi hoài hoài. Và những người học đạo đừng để bị lôi cuốn vào cái vòng xoáy của tranh luận, tranh cãi, bàn luận, thảo luận. Người học đạo phải giữ cái tâm của mình đúng năm giới. Đừng bị ngũ dục làm cho nát thân tâm và rồi cứ nương vào chân lý của nhà Phật như dòng nước ở trên sông trôi mãi chạy mãi nhất định ra được bể lớn, biển lớn, tức là tới bờ giác ngộ.

Đây là một chân lý, là một ví dụ thực tế lắm các bạn. Các bạn có khi nào nhìn thấy khúc gỗ trôi trên sông chưa, để ra biển lớn? Thì nhất định nó không thể vướng vào bờ bên phải, cũng chẳng dạt vào bờ bên trái. Và nếu như vướng vào bờ bên phải, kẹt bờ bên trái, khúc gỗ đó không có đi được tới đâu, nó sẽ bị dính vào bờ và rồi nó sẽ bị người ta vớt lên, để rồi đốt cháy nó sử dụng cho những công việc khác. Cuộc đời của chúng ta, người tu đạo tại gia hay xuất gia, nếu không y giáo phụng hành trôi theo dòng nước, dính mắt vào thế giới nhị nguyên đúng sai bàn cãi sôi nổi mãi, họp nhóm tranh luận bàn cãi phù phiếm thì chúng ta bị ma quỷ ở cuộc đời này nó sẽ kéo chúng ta lên bờ, cái bờ ngũ dục, bằm nát thân chúng ta. Rồi chúng ta sẽ bị đọa vào tam đồ khổ.

Và người tu đạo như chúng ta, dù xuất gia hay tại gia, phải tránh những trường hợp bị lôi cuốn vào vòng xoáy của tranh luận nơi thế gian. Miệng lưỡi thế gian này ai muốn nói gì thì nói. Chúng ta phải tuyệt đối nhớ và hiểu đừng để những phong trào ở bên ngoài, những phật tử, các thầy bàn luận tranh luận đấu đá nhau lôi cuốn chúng ta vào vòng xoáy của xã hội, của pháp luật, của chính trị, của tài danh, của ngũ dục. Chúng ta sẽ bị chết ở trong vòng xoáy của cuộc đời đó. Người đi tu không dính bên phải cũng chẳng dính bên trái, không xoay vào cái vòng luẩn quẩn như vậy. Và rồi không bị mục nát trong những tham dục tham ái của cuộc đời. Thì người đó như khúc gỗ vững chắc và cứ xuôi theo dòng khai thị của chư Phật, tư tưởng lớn, giáo lý của Phật sẽ tới biển lớn.

Các bạn, các bạn phải nhớ rằng: ở trong cuộc đời của chúng ta, những cái gì làm mê hoặc chúng ta nhiều nhất? Đó là năm dục. Có một thứ dục mà chúng ta ít nói tới, đó gọi là ngữ dục tức là chúng ta nói nhiều, đắm dục, tức là đắm chìm vào tranh luận nói nhiều ở đời. Chúng ta ăn ngày ba bữa, chúng ta có thể nói nguyên ngày. Làm có tám tiếng nhưng mà nói có thể tới 24 tiếng. Có những người nói ban ngày chưa đủ, thức đêm để nói chuyện và tiếng việt thông thường dùng một từ ngữ thật dễ thương nhưng mà nó tàn phá nhân phẩm của con người. Từ ngữ đó gọi nhẹ là tám các bạn à. Tám một tiếng, rồi tám hai tiếng, tám từ sáng đến tối, rồi tám từ tối đến sáng, tám 24 tiếng đồng hồ, tám riết tám riết rồi thành táng luôn. Tám riết rồi đi đến táng luôn, táng là chết rồi hỏa táng.

Các bạn thấy không? tức là trong những ngôn ngữ ta phiếm luận hằng ngày đó, đi tới sự đố kỵ tranh đua hơn thua, đâm thọc, làm chết đi nhân phẩm của ta. Và làm hại đến nhân phẩm của người khác. Cho nên người học đạo chúng ta đừng để đắm chìm vào ngữ dục, đắm chìm vào ngôn ngữ thị phi quá mức. Người học phật phải biết tịnh khẩu, nói khi cần nói, còn khi không cần thì im lặng như chánh pháp. Nói năng phải như chánh pháp. Chánh pháp, chánh pháp tức là nói đúng pháp, pháp thiện, pháp từ bi, pháp yêu thương. Đừng nói pháp ác. Còn không thì im như chánh pháp, vững chãi như thái sơn, cho muôn chúng sanh nương nhờ vào đó mà thoát cảnh khổ của cuộc đời.

Các bạn thân mến! Trong thế giới ngày nay phim ảnh, rồi gì nữa, tư liệu trên facebook, trên các đài truyền hình, trên các kênh, nó thường xuyên thúc đẩy cho chúng ta nói cho thật nhiều, rồi họ lại có những cái show tranh luận gay cấn; nó thúc đẩy chúng ta ngồi nghe tranh luận phù phiếm để họ quảng cáo bán các sản phẩm. Khi ta nghe ta nói như vậy, quảng cáo bán sản phẩm, những lời thôi ép như các bạn đã thấy trên những kênh youtube, tivi, truyền hình, có những con người quảng cáo sản phẩm của họ bằng những ngôn ngữ thật thô, thật ác, vậy mà người Phật tử chúng ta nghe thấy thích thú, chia sẻ những ngôn ngữ đó ở trên mạng ầm ầm.

Càng chửi thô tục, nói càng ác thì mua sản phẩm của họ càng nhiều. Tại sao như vậy? tại sao? Chúng ta tu theo đạo phật, lời đức phật dạy, thế vậy mà ở trên mạng họ chửi tục, họ thô ác, họ văng những ngôn ngữ thậm tệ như vậy, nguy hại như vậy mà ta nghe thích, thú mua hàng của họ, rồi còn chia sẻ… Có những lời chân thật của đức Phật ta không chia sẻ, vậy chúng ta, ngữ dục đó đã đắm chìm trong ngôn ngữ thô ác.

Ngày nay như là một phong trào, một liều thuốc độc kích thích đến bất kỳ ai cũng muốn uống vô, chết mà không hay chết. Bởi vì khi chúng ta đắm chìm trong những ngôn ngữ ác độc như vậy, ta tổn hết phước báu. Ta chết từng giây phút. Con cháu của chúng ta không hưởng được nguồn phước báu chúng ta để lại, khô cạn hết rồi. Bởi vậy đức phật mới dạy người tu đạo là người như khúc gỗ trôi theo dòng sông, chẳng kẹt trên bờ trắng bờ đen, cũng chẳng kẹt trên bờ đúng bờ sai, cũng không bị xoay vào vòng xoáy tranh luận tham luận, phong trào xã hội hoặc vòng xoáy của những ngôn ngữ thị phi đồn thổi, bàn luận, tranh đua. Và cũng không để cho thân của mình mục nát trong năm dục, đặc biệt tức là đắm chìm trong ngôn ngữ thô tục thị phi hằng ngày.

Các bạn phải tuyệt đối từ bỏ nghe những phim ảnh, những quảng cáo của người bán các sản phẩm mà dùng những ngôn ngữ quá thô tục, quá tàn ác. Chúng ta là con của Phật mà nghe những lời thô ác nó dính kẹt ở trong, rồi nó nhiễm đến tâm của chúng ta. Một sản phẩm cao quý thì không cần những lời thô ác bẩn thiểu.

Đặc biệt nhất là sản phẩm cao quý của đức Phật chúng ta đã đón nhận, để cả cuộc đời này đón nhận lấy, đó là sản phẩm Niết bàn an vui thì càng tuyệt đối không thể sử dụng những ngôn ngữ thô trược, thị phi hằng ngày. Bởi chúng ta nếu ứng dụng những ngôn ngữ đó thì sản phẩm mà đức Phật trao cho chúng ta là niết bàn an vui không bao giờ tới tay đâu. Mà tới tay chúng ta là ba sản phẩm đặc biệt của ma vương trao truyền, đó là địa ngục ngạ quỷ và súc sanh.

Các bạn chọn sản phẩm nào đây? những lời thô ác sẽ đưa các bạn đón nhận được ba sản phẩm đó? Hay những lời ái ngữ dễ thương không dính mắc, không kẹt vào bờ bên trái, bờ bên phải, không kẹt vào vòng xoáy của phong trào thị phi đâm thọc, hơn thua, phù phiếm, không bị rơi vào năm dục làm cho mục nát cuộc đời thì các bạn sẽ tới được niết bàn an vui – sản phẩm cao quý nhất mà đức Phật đã giới thiệu cho chúng ta bằng những cái chân thành, mang lại sự sống cho muôn người.

Các bạn, đức Phật không phải là quảng cáo sản phẩm, nhưng Ngài là người đã giới thiệu cho chúng ta những con đường để đi tới niết bàn an vui, ngay tại thế, nơi gia đình của chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu rõ điều này, để từ đây phát nguyện rằng con sẽ không bao giờ để lọt vào lỗ tai của con những lời thị phi đâm thọc, thô ác, những ngôn ngữ cùng cực thô ác ở trên đời này. Ngay cả những ngôn ngữ đó có phát ra từ những người nổi tiếng, những người con thích thú đi nữa, thì con không nghe bởi vì những người đó không đáng để cho con nghe khi họ sử dụng những ngôn ngữ quá thô ác. Đây không phải nói để chúng ta tẩy chay, nhưng mà chúng ta tuyệt đối phải tẩy chay những ngôn ngữ thô ác.

Phật nói tránh xa ngôn ngữ thô ác, thực hành những ngôn ngữ ái ngữ mới có thể về niết bàn được. Cho nên chúng ta phải tẩy chay những ngôn ngữ đó từ miệng của chúng ta, từ tai chúng ta nghe. Vậy nên tất cả những ai ở trên đời nếu nói ngôn ngữ thô ác, các bạn phải tránh thật xa. Và người tu đạo như chúng ta, tại gia hay xuất gia, phải như khúc gỗ trên dòng sông không dạt vào bờ bên trái, chẳng vướng vào bờ bên phải, chẳng dính mắc vào vòng xoáy của cuộc đời, cũng đừng để mục nát trong năm dục. Nhất định cuộc đời của chúng ta sẽ trôi về biển lớn, về với biển của niết bàn an vui. Cảm ơn các bạn đã nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn