Search

Bảo Linh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào tất cả các bạn ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Các bạn thân mến, Bảo Thành lại gặp các bạn rồi và trong tình bạn chúng ta tình nguyện chia sẻ Pháp thoại của Phật thật ngắn gọn trong mỗi ngày, để chúng ta được nghe sự nhắc nhở thực tập.

Các bạn thân mến, những điều trong cuộc sống này chúng ta thường bị kiềm hãm, không nói đến hai chữ sanh tử đâu, mà kiềm hãm trong đau khổ của cuộc đời, kiềm hãm trong những điều mà phiền não ta cứ tạo hoài không thoát được. Tại sao ta cứ kiềm hãm ở trong đó, chính là bởi vì chúng ta không nhận ra được tại nguyên nhân gì chúng ta bị kiềm hãm. Tinh thần của nhà Phật là luôn luôn phải truy tìm nguyên nhân gọi là nhân và quả, nhân gì nó làm cho chúng ta luôn luôn đau khổ, nhân gì nó làm cho chúng ta phiền não, nhân gì nó làm cho chúng ta cứ bị nhốt trong sanh tử. Chính vì điều hỏi bản thân tư duy quán chiếu nhận rõ từng nhân mà chúng ta sẽ gieo một nhân khác tạo ra quả bình an Giác ngộ.

Các bạn thân mến, các Chư vị Bồ Tát Thánh Tăng theo lời dạy của Đức Phật luôn luôn quán chiếu nhân để tìm ra quả và nhìn ra quả để hiểu được nhân. Cái nhân mà chúng ta bị giam hãm ở trong cõi sinh tử, các vị Bồ Tát thường xuyên nhớ và luôn luôn quán chiếu để có một sự học rộng nhìn xa thấu rõ nhân quả. Và các Ngài được Đức Phật dạy rằng nhân đó chính là vô minh. Vô minh là nguyên nhân của sanh tử, đau khổ, phiền não để đi đến sự Giác ngộ. Các vị Bồ Tát Thánh Tăng những con người hành theo lời của Phật, phải lấy ngay nhân vô minh đó, nhìn cho rõ, quán chiếu cho thật rõ, để phát triển Trí Tuệ, đạt được những phương tiện biệt tài để giáo hóa giúp đỡ mọi người hoặc cho tất cả mọi người được cảm mến niềm vui lớn.

Hôm nay chúng ta nói tới chữ “vô minh” nó nhẹ cân hơn đời sống bận rộn. Vô minh có nghĩa là chúng ta thiếu hiểu biết những cái mà giữa cuốc sống của vợ chồng còn lộn xộn, cãi nhau, chính là thiếu hiểu biết các bạn, thiếu sự hiểu biết lẫn nhau. Và Đức Phật dạy rằng một trong những điều thường tạo ra khổ đau do thiếu sự hiểu biết, là con người không có thói quen ngồi lại để lắng nghe, ngồi lại để nói chuyện, chia sẻ, với tâm nghe rõ hiểu thấu để thông cảm. Chúng ta quá bận rộn hay chúng ta để có một thói quen bận rộn làm chủ cuộc sống. Từ đó chúng ta ít có cơ hội nhìn lại đời sống của mình, nhận rõ mọi việc. Phật dạy cho chúng ta giữa cuộc sống gia đình, đặc biệt quan tâm đến tình nghĩa vợ chồng, bởi vì khi vợ chồng hạnh phúc là vợ chồng biết lắng nghe, vợ chồng biết thấu hiểu nguồn cơn và tâm sự của nhau, gia đình sẽ hạnh phúc. Khi gia đình hạnh phúc, theo hệ quả gia đình hạnh phúc tạo được cho vợ chồng là con cái sẽ hạnh phúc, cha mẹ sẽ hạnh phúc, thế giới gọi trong gia đình sẽ hạnh phúc. Và mỗi gia đình đều hạnh phúc như vậy thì những bất thiện nghiệp khó có khi nào tạo ra nữa, mà thiện nghiệp thường xuyên được thực hành, mang lại kết quả tạo dựng phước báu trong một cộng đồng nhỏ, trong gia đình có hạnh phúc. Nó có sự cộng hưởng, để rồi từ đó cả xã hội, cả thôn xóm, cả thôn làng, cả cộng đồng ta đang chung sống sẽ hạnh phúc chung. Bởi mỗi một gia đình có ý thức trách nhiệm nuôi dưỡng những kiến thức hiểu biết, thông cảm.

Vô minh trong gia đình rất nguy hiểm. Vô minh có nghĩa là thiếu hiểu biết. Gia đình thường hay thiếu hiểu biết. Lúc đầu khi con người tới với nhau là vợ chồng, người ta lắng nghe, nhưng vì người ta nghe vì tình yêu, người ta hiểu, người ta hiểu vì yêu, nghe hiểu rồi người ta thương, thương bởi vì người ta đã nghe, người ta thấu hiểu đưa tới tình thương trong sự lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Thế rồi, về sống chung với nhau, tình nghĩa của vợ chồng ngày xưa đó lao đầu vào công việc gầy dựng lên xã hội của tại gia, để có nhà cửa, có việc làm, có tiền tài nghĩ đến thế hệ sau. Và vì hi sinh quá nhiều tạo dựng nên những điều đó, chúng ta đã bớt dần thời gian lắng nghe nhau, rồi bớt dần thời gian hiểu nhau, rồi tình thương được giảm giá. Và rồi chúng ta chẳng còn nghe nhau nữa, chúng ta chẳng còn hiểu nhau nữa, chúng ta đã khô cạn tình thương. Từ đó tình nghĩa vợ chồng đổ vỡ, cho tới khi đổ vỡ rồi chúng ta trách cứ lẫn nhau là vì chồng hoặc vì vợ, vì cả hai các bạn ơi. Vì cả hai thiếu sự hiểu biết, thiếu sự hiểu biết trong mối tương quan sống hằng ngày.

Do đó Bồ Tát là gì, là Người luôn luôn thương yêu qua sự lắng nghe, hiểu rõ để rồi san sẻ tình thương một cách cống hiến trọn vẹn không có ngăn ngại, đó gọi là Bồ Tát. Bồ Tát đơn giản có vậy. Và chúng ta đặc biệt những người làm cha làm mẹ, những người gọi là vợ chồng sống chung với gia đình, ta có thể hiện thân là bồ Tát trong cuộc sống? Nếu như người chồng biết lắng nghe để thấu hiểu được người vợ, từ đó mang toàn bộ trái tim của mình yêu thương người vợ đó một cách không ngăn ngại thì những người chồng đó trở thành vị Bồ Tát tại gia, rất cần vị Bồ Tát ấy. Vị Bồ Tát tại gia là người chồng này sẽ giữ vững được mái nhà ấm no hạnh phúc. Đồng hành với đó người vợ cũng là hóa thân của Bồ Tát Quan Âm, nếu như người vợ biết lắng nghe người chồng hằng ngày, từ thuở mới quen cho tới cùng của cuộc đời, hiểu và rồi thương, thương bằng trái tim nghe thấu để hiểu, người vợ đã là Bồ Tát Quan Âm hiện thân trong gia đình.

Giữa một gia đình sống như vậy trong xã hội lộn xộn hiện tại, có hai vị Bồ Tát chuẩn mực trong gia đình, con cái đều là những người sẽ rất tốt, bởi đều thừa hưởng vào hạnh Bồ Tát của vợ chồng, của cha mẹ mà con cái sẽ luôn luôn được sống, luôn luôn được bình an, luôn luôn được hạnh phúc. Bởi nơi đâu có năng lượng tình yêu của cha mẹ trong sự thấu hiểu thì nơi đó con gia đình sẽ hạnh phúc. Các bạn, hai chữ vô minh được chuyển dần thật gọn để cho đời sống gia đình thật hạnh phúc trong sự Giác ngộ của nhà Phật. Đó là cần phải hiểu thấu nguyên nhân gây ra sự đỗ vỡ, nguyên nhân sinh ra sự đau khổ, vợ chồng tan rã không còn hòa hợp, chia tay, nguyên nhân đó chính là cuộc sống đã dẫn đưa chúng ta thuở đầu biết nghe để thấu hiểu lòng của nhau, để rồi sẵn sàng yêu mãi suốt đời. Bị lưu mờ dần trong thời gian bận rộn của cơm ăn áo mặc, để rồi sự thiếu hiểu biết qua sự không còn lắng nghe nhau nhiều nữa, không còn hiểu nhau nhiều nữa. Và rồi tình thương cạn dần cạn dần theo năm tháng.

Nếu như các bạn bị kẹt vào chỗ này, giữa tình nghĩa vợ chồng còn đang đau khổ lấn cấn bởi thiếu đi cái hiểu, thiếu đi cái thấu lòng nhau do không có lắng nghe nhau để rồi tình yêu tình thương nó giảm xuống con cái nó không có nghe, phước báu nó tổn hại dần, chúng ta hãy nhìn lại gốc của Đức Phật đã dạy. Gốc vô minh do thiếu hiểu biết nhau, bởi không còn lắng nghe như thuở đầu, không còn thấu hiểu như thuở đầu, không còn thương nhau bằng sự lắng nghe và thấu hiểu. Thấy được rõ nguyên nhân đó, chúng ta chỉ cần sửa lại chút xíu, ta hãy cố gắng nghe nhau hơn. Trong cuộc sống cố gắng tạo bữa ăn gọn gàng trong gia đình có tình nghĩa vợ chồng ngồi đối diện trong bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Hoặc nếu như đời sống bận rộn không ba bữa được ngồi với nhau thì ít nhất cũng phải nên có một thời gian, một thời gian nhất định để ngồi xuống với nhau các bạn ơi. Và khi các bạn biết ngồi xuống như vậy để nói chuyện thấu hiểu như vậy, các bạn dần dần tái tạo lại hạnh phúc cho nhau, điều này rất quan trọng.

Khi các bạn ý thức được điều đó, các bạn tái tạo lại hạnh phúc trong gia đình. Và nhớ rằng để tái tạo lại sự hạnh phúc trong gia đình đó, chúng ta, cả hai đối tượng vợ và chồng cần phải có một sự thông cảm và tha thứ. Chính sự tha thứ là nhịp cầu để chúng ta nối lại sự lắng nghe, thấu hiểu để thương. Xã hội hạnh phúc hay không, thế giới có bình an thái bình hay không chính là sự đối xử giữa vợ chồng với nhau. Bởi trong mái nhà của vợ chồng đó, con cái, cha mẹ, và những người thân luôn luôn nương nhờ năng lượng yêu thương của nhau mà họ sống bình an. Gia đình bình an, gia đình hạnh phúc, gia đình đạt tới điều cao cả là không còn cãi nhau lấn cấn, không còn tạo cho nhau khổ nữa thì gia đình đó sẽ là một thế giới thái bình, thế giới hòa bình.

Các bạn, chúng ta nhớ rằng Phật dạy thật giản dị: Để trong một ngữ cảnh của cuộc đời giữa tình nghĩa vợ chồng, nuôi sự Giác ngộ để vượt qua vô minh, thiếu hiểu biết trong mối tương tác, tương giao lẫn nhau giữa tình nghĩa vợ chồng đó. Để từ đó mỗi người chúng ta ý thức rằng tất cả những đổ vỡ, tan nát, đau khổ trong cuộc đời là sao, là thiếu hiểu biết. Điều này sửa được, thiếu hiểu biết thì tăng sự hiểu biết. Ta có hiểu biết, mà khi có hiểu biết rồi thì chúng ta yêu thương nhau nhiều lắm. Mà để có sự hiểu biết đó chúng ta phải luôn luôn biết lắng nghe, biết thấu hiểu nhau để phát triển tình thương trong sự lắng nghe hài hòa, và chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau, phát triển tình yêu thật sự trong sự lắng nghe thấu hiểu. Ta hãy dành cho nhau khung thời gian đặc biệt để tái tạo lại tình thương và sự lắng nghe mỗi lần. Các bạn, nếu Phật có thể lắng nghe chúng ta để làm cho chúng ta bớt khổ và phiền não, các bạn cũng thế lắng nghe với nhau để vợ chồng được hạnh phúc, con cái an vui, cha mẹ luôn bình an. Cảm ơn các bạn đã nghe, chúc các bạn bình an và hạnh phúc phát triển sự lắng nghe thấu hiểu hơn. Nam Mô Bồ Tát yêu và thương

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts