Search

Nằm Ngắm Sao Trời

Bảo Ngọc đánh máy

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.

Con nguyện xin mười Phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo thành kính chào các bạn. Các bạn! Chúng ta học Phật giáo hoặc các bạn chưa học Phật giáo bao giờ, đôi khi vẫn cứ nói nói về những cái chữ cao siêu, tàng ẩn những chân lý vi diệu. Cái chữ cao siêu nhất mà chúng ta vẫn hay dùng, đó là tự tánh. Như kinh sách thì nói thật nhiều về tự tánh và các thầy giảng thật nhiều về tự tánh. Chúng ta bị lôi cuốn vào dòng lũ của ngôn từ tự tánh và dĩ nhiên, tất cả mọi sự giải thích đều phù hợp. Bởi vùng kiến thức của con người bao trùm và sự bao trùm trong giải thích đó luôn luôn có sự phù hợp với nhìn nhận của chúng ta. Sinh ra ở đời ta đã bị rập khuôn bằng những cách như vậy, do đó, chúng ta thấy thật là dễ dàng đón nhận những ai có tài khéo phân tích ngôn ngữ. Tự tánh cao siêu nhiệm màu, nói cứ mông lung, nói cứ như thế, và nói để suy nghĩ, rồi chúng ta cứ mường tượng trong cái ngôn từ đó mà sống. Chân lý của đức Phật dạy cho chúng ta là để giải thoát chúng ta khỏi cái mê, mê vào ngôn ngữ, mê vào kiến thức, mê vào sự giải thích hay cũng là một cái mê. Cái mê vi tế có thể dẫn chúng ta lầm đường lạc lối.

Có một vị đạo sư đã chứng ngộ thực sự. Ông ta có thật là nhiều đệ tử và sự chứng ngộ của ông ta thật là đơn giản, được thể hiện qua một thao tác tu tập là: Cứ vào ban đêm khi tinh tú ở trên trời hiện ra hằng hà những vì sao lấp lánh, ông ta lại nằm ngửa nhìn lên bầu trời, ngắm sao trời như thế và thư thái vô cùng, nhẹ nhàng khoan dung. Ngày nào, đêm nào ông ta cũng làm và chưa bỏ sót một đêm nào, ông ta hòa nhập với trời đất, với sao trời, với tất cả, và chính vì chân lý thực tập đó ông ta đã giác ngộ. Sự giác ngộ như vậy đưa đến cái nhìn của chúng đệ tử và đệ tử cũng làm theo phương thức của ông thầy là bậc đạo sư đó. Cũng nằm như vị đạo sư ngắm sao trời, nhìn trời nhìn đất để ngưỡng cầu đến sự giác ngộ như sư phụ của mình. Lâu lắm rồi họ vẫn cứ nằm như thế nhưng chưa giác ngộ, ngoại trừ bậc đạo sư đã giác ngộ mà thôi.

Một hôm vị đạo sư đó mới gọi một người để tử yêu quý đến nằm sát bên mình, cùng nhìn sao, cùng ngắm trăng. Vị học trò hạnh phúc vô cùng, vì đã tu từ lâu nhưng chưa giác ngộ, cũng làm y như thầy nhưng mà chẳng có thông. Nay, vị đạo sư sư phụ gọi nằm kề cận, có nghĩa chắc là ngài thương, chỉ cho bí quyết thượng thừa đưa đến sự giác ngộ. Anh ta rất là thích và nghĩ rằng đã đến lúc ta xứng đáng được chỉ dạy để giác ngộ như sư phụ đây. Thế là anh ta tới nằm gần ông sư phụ của mình, ông sư phụ nói nhỏ với đệ tử. Con ơi con có biết tự tánh là gì không và tự tánh ở đâu? Anh ta ú ớ suy nghĩ, tìm tòi mọi thứ ngôn ngữ để nói cho vị đạo sư nghe. Nhưng trong lòng anh ta đã biết rằng đây là vị đạo sư đã giác ngộ, thầy của mình, thì bao nhiêu chữ nghĩa kinh điển diễn tả về tự tánh và tự tánh ở đâu mà anh ta chuẩn bị nói ra thì đầu anh ta đều nghĩ rằng vì đạo sư đã quá thông thạo những ngôn ngữ đó rồi, nói ra cũng bằng thừa. Và anh ta suy, suy hoài mới thấy rằng hóa ra tất cả những gì diễn tả về tự tánh của anh ta nó vẫn mù mờ trong cái vùng hoang tưởng của mặt chữ mặc định về tự tánh mà thôi. Tới lúc đó, lòng chân thực của anh ta đã được thể hiện, anh ta kính lạy đạo sư và nói: Sư phụ, con thực tế không biết tự tánh như thế nào và ở đâu. Vị đạo sư nói con hãy cứ nằm đi. Và chỉ một thoáng sau, tiếng chó sủa vọng về từ xa. “Con ơi con có nghe thấy tiếng chó sủa không?” Người đệ tử thật sự nghe thấy được tiếng chó sủa mới nói: thưa đạo sư, con nghe thấy tiếng chó sủa. Người đạo sư mừng rỡ nói, đó đó đó tự tánh ở ngay chỗ đó.

Trong sự ngỡ ngàng của người đệ tử, vị đạo sư lại tiếp tục ngắm sao trời. Thoáng qua một lúc, vị đạo sư lại nhìn thấy một đám mây trôi qua và hỏi đệ tử: con à, con có thấy áng mây trên trời kia không? Người đệ tự nói, dạ con thấy. Vị đạo sư lại la to lên: đó đó tự tánh ở ngay chỗ đó. Cũng còn ngỡ ngàng lắm, từ tiếng chó sủa cho đến áng mây, ngỡ ngàng vô cùng. Vị đạo sư lại nói: con ơi, con có thấy tinh tú ở trên trời hay không? nhiều lắm, nhiều lắm. Người đệ tử nhìn và thực sự thấy hằng hà sa những ngôi sao lấp lánh thật là xa. Và vị đạo sư này lại nói: đó đó đó đó đó đó, tự tánh ở chỗ đó. Lúc này người đệ tử mới suy nghĩ, tiếng chó sủa thôn xa vọng về cũng là tự tánh, áng mây trôi nhanh cũng là tự tánh và sao trời lấp lánh hằng hà sa vạn dặm cũng là tự tánh. Đang suy nghĩ thì vị đạo sư nói với đệ tử rằng tự tánh chẳng ở đâu xa, nơi những tinh tú trên trời, hay áng mây, tiếng chó vọng về, mà tự tánh chính là sự ở bên trong cảm nhận được cái bên ngoài.

Từ xưa đến bây giờ, bất cứ chuyện gì xảy ra cũng phải do chính cái tánh của chúng ta nhận biết. Tiếng chó vọng về từ thôn xa đó cũng là do tự tánh nhận được, áng mây trôi trên bầu trời phảng phất đó đây cũng là do tự tánh nhận thấy mà thôi, ngôi sao một hoặc là hằng hà tinh tú cũng do tự tánh nhìn mà thấy. Tự tánh không ở xa cũng, chẳng ở gần, mà ở sự nhận biết của chúng ta, cũng chính vì ngay chỗ đó, có sinh có tử, có sao trời, khi có áng mây, có tiếng chó sủa ràng buộc trong đau khổ, có hạnh phúc và bình an. Chỉ cần thả mình vào không gian vô tận, chẳng cột vào sao trời, chẳng ràng buộc với mây tôi, cũng chẳng dính mắc vào âm thanh của chó sủa, con sẽ được tự tại rong chơi trong tất cả mọi nơi, tận cõi hư không, đó gọi là tự tánh không ràng buộc. Người đệ tử nghe đến nay bừng sáng và giác ngộ.

Các bạn, các bạn cũng vừa được Bảo Thành kể. Đó một câu chuyện như vậy thôi, mà các bạn có bừng sáng giác ngộ hay không? Nói đến sự giác ngộ như câu chuyện này thôi ta đặt qua một bên. Nhưng nói đến sự đời, khổ ở chỗ chính chúng ta cứ đi tìm cái vốn có. Tất cả mọi nhận thức đau buồn sướng khổ thành tựu hay thất bại, có hoặc là mất, xa hoặc là gần đều là do sự nhận thức của chính chúng ta. Dù bạn đặt dưới bất kể ngôn ngữ nào ám chỉ về vùng nhận thức đó đi nữa, thì được đặt là tự tánh, tự tánh nhận biết mà thôi. Con người kiến thức càng nhiều, ngôn ngữ càng rộng, thì luôn ám chỉ ngôn ngữ mặc định trong những suy nghĩ của chính mình. Hãy trở về với cái Tâm không có dính mắc, hãy cởi bỏ mọi sự ràng buộc để tự tại trong cuộc sống, hãy thong dong bước lên nhìn thấy tất cả, biết tất cả và nhận thức tất cả bằng cái tâm không ràng buộc và vướng mắc giữa sao trời, giữa mây trời, giữa âm thanh, giữa gió mát, giữa cảm nhận. Ta dung thông buông bỏ hết tất cả. Như vị đạo sư kia, nằm dưới đất khiêm tốn như đất, thấp như đất, để nhìn thấy vùng trời cao rộng mênh mông vô tận. Nhưng chẳng phải thấp mà không thấy tất cả, chẳng phải thấp mà không biết tất cả. Chính trong cái thấp nhất, cái từ bỏ không ràng buộc, vì đạo sư đã có được tự tánh, cởi mở và thanh thoát hòa nhập là một, dung thông với vạn vật trong vũ trụ.

Các bạn. Khi các bạn vướng mắc vào bất cứ một góc độ nào của kiến thức, của văn tự, của tất cả những chữ nghĩa kinh điển mà chẳng thoát ra để chạm vào chân lý vô tận của Đức Phật, thì vô tình ta đã nghĩ rằng Phật chỉ có như thế mà thôi, nhưng không phải như vậy. Phật đã từng dạy trong kinh, tất cả những lời mà Đức Phật nói chỉ như nắm lá ở trong bàn tay, còn những điều Đức Phật hiểu và giác ngộ như lá cây ở trên rừng, mênh mông vô tận, không thể đếm hết được. Bởi vậy, chân lý của Đức Phật là chân lý hằng hà sa vô tận tại hư không pháp giới. Chúng ta nếu ràng buộc vào trong ngôn ngữ chẳng thể đi tới đâu. Tự tánh cảm nhận và đón biết tất cả nếu như không vướng mắc, còn nếu như vướng mắc thì nó trở thành vùng miền kiến thức của riêng cái tôi. Vậy tự tánh từ đâu, nó ở bên trong, bên trong cảm nhận với đất trời khi không còn vướng mắc, khi chúng ta cởi bỏ mọi sự ràng buộc với đất trời. Vậy thì chúng ta nằm ở dưới đất thật là khiêm tốn như vị đạo sư, cũng có thể hòa nhập vào vũ trụ, sao trời, mây trời, âm thanh của vạn vật sinh linh. Tiếng chó sủa tiếng dế kêu, tiếng chim hót, tiếng gió nhẹ nhàng va chạm trên những lá cây xào xạc, hay tiếng mây trời vọng tới từ rất xa, không ai nghe thấy thì vị đạo sư vẫn có thể nghe thấy. Như những vị tinh tú ẩn hiện trên vòm trời thật là xa, ngài cũng hòa nhập vào được bởi vì tự tánh thì vô tận, còn phàm tính thì hạn hẹp.

Các bạn thân mến, chúng ta đau khổ và phiền não là chính bởi vì chúng ta chui mình vào trong cái kén, rồi cứ giăng những sợi tơ tư tưởng kiến thức bọc kín, vây kín nhốt mình vào ở trong đó. Con kén nó còn có khả năng cắn kén để đi ra, còn chúng ta? chúng ta chẳng có cái khả năng tự cắn những cái kén tự tạo bởi những cái kiến thức giăng mắc, dính, cột chặt vào trong đó. Nhớ rằng trong vùng tối của cái kén, con nhộng nó trưởng thành thoát ra thành bướm bay lên, còn chúng ta trong vùng kín của kiến thức phàm phu giăng mắc cột kín đó, chúng ta không trưởng thành bởi cái kén của con nhộng tạo ra để bảo vệ cho sự lớn lên. Còn cái kén của chúng ta là cái kén được tạo ra bởi những sợi tơ kiến thức để tự ràng buộc, cột chặt cho đến khi chúng ta bị khô đi, bị héo đi, bị tàn lụi và bị chết trong cái kén kiến thức của chính mình.

Tự tánh không bị ràng buộc, phải cởi bỏ tất cả, hãy thả mình nhẹ nhàng trong hơi thở chánh niệm, Hãy nhìn trời đất. Hãy nhìn mây trôi. Hãy nhìn âm thanh. Nghe tất cả thiên nhiên đang hòa mình gần gũi với chính ta, vạn vật thiên nhiên rất kỳ diệu, tuyệt đẹp nếu chúng ta không không ràng buộc. Lấy tự tánh cảm nhận của mình dung thông với đất trời thì cuộc sống rất hạnh phúc. Đặc biệt trong cuộc sống của con người, nếu có cái tâm như vậy, ta sống hạnh phúc chẳng bao giờ đau khổ và gây sự với ai. Mong cầu mọi người luôn đạt được điều đó.

Nam mô bổn sư thích ca mâu Ni Phật. Mu a Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn