Search

Mục Đích Tu Học

Bảo Ngọc đánh máy

Nam mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh

Bảo thành kính chào các bạn ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và facebook Chùa Xá Lợi. Các bạn, chúng ta ở đời ai làm việc gì cũng có mục đích, thậm chí một việc mà có nhiều mục đích, hoặc nhiều việc cũng tựu chung một mục đích. Mục đích của cuộc sống, mục đích của sự học, mục đích của sự làm việc, cũng theo mục đích đó ta trở về thời xửa thời xưa của Việt Nam. Có một vị thiền sư tên là Đạo Nguyên, vị thiền sư Đạo Nguyên này lúc đấy còn trẻ mới thưa với sư phụ của mình xin phép đi qua Trung Quốc để học Phật pháp. Hôm đó Sư Phụ mới hỏi Đạo Nguyên rằng con đi qua Trung Quốc học Phật pháp để làm gì thì ngài Đạo Nguyên mới trả lời rằng: con đi qua đó để học hỏi kinh sách, con muốn biết rằng các Tổ ngày xưa thường tu tập như thế nào. Vị thầy hỏi lại: chi vậy con? Đạo Nguyên lại nói rằng là con học để tìm con đường giải thoát sanh tử. Vị thầy lại hỏi: chi vậy con? Đạo Nguyên lại trả lời: à con học để cứu dân làng của con hiểu được giáo lý. Thầy của Đạo Nguyên lại hỏi chi vậy. Đạo Nguyên lại trả lời con học để mang kiến thức Phật giáo phổ truyền cho muôn người, thầy lại hỏi chi vậy. Đạo Nguyên lúc này tĩnh lặng không trả lời.

Đối với một số bạn sẽ hỏi rằng Đạo Nguyên bí đường không trả lời, không thể trả lời hoặc những câu trả lời kia hoàn toàn sai. Có cái chúng ta suy nghĩ rằng ngài Đạo Nguyên không thể trả lời sư phụ mình hoặc câu trả lời kia đã không đúng. Nhưng thực ra trong câu chuyện này, vị sư phụ không nói đến sự đúng sai của những câu trả lời của thiền sư Đạo Nguyên lúc trẻ, mà ngài chỉ muốn dẫn ý từ từ để Đạo Nguyên đi từ cõi động của những chủ đích, mục đích lan man ở bên ngoài như là để học được phương pháp của Tổ, được giúp đỡ cho những người không có kiến thức về Phật giáo, cho thôn làng, cho Quốc độ, cho đủ thứ, cái đó chỉ là những cái ở bên ngoài. Cho nên người thầy nói chi vậy để cho thiền sư Đạo Nguyên lúc trẻ có sự truy tìm về căn nguyên, bản nguyên của sự tự đi tầm cầu đạo pháp là chẳng phải cho người mà chính là cho ta trở về sống ngay trong hiện tại.

Còn nếu không, xây dựng con đường tu tập Phật pháp dựa trên cái tâm phóng ra bên ngoài để làm những chuyện ta mơ ước, quên đi rằng Phật pháp, lời Đức Phật dạy, giáo lý của Đức Phật cốt lõi vẫn là để cho mỗi người chúng ta trở về sống thực với hiện tại. Khi sống với hiện tại trong chánh niệm như thế, ta có đầy đủ trí tuệ để thẩm nhập được lời của đức Phật dạy, để được khai thị khai thông tất cả ở trong cái tâm nhìn ngay trước mắt, để từ đó tạo ra những hành động, những việc làm mang lại sự lợi lạc cao quý hơn. Cho nên tất cả mỗi người chúng ta khi nghiên cứu về Phật pháp, khi tu học giáo lý của nhà Phật, hay tu luyện một pháp phương tiện nào đó, phải luôn luôn nhớ rằng chúng ta tu tập, chúng ta tu học là để cho chúng ta sống thực sự được với chánh niệm hiện tại. Khi các bạn có thể sống được thực sự với chánh niệm hiện tại là các bạn đã trụ được tâm. Tâm không phóng tâm, tâm không loạn, chạy ngược chạy xuôi. Các bạn có biết chăng để làm được điều đó, ta phải tu tập. Như ngài Đạo Nguyên thời trẻ, xây dựng sự ham muốn tu học ở nước ngoài như ngày nay gọi là bằng cấp tiến sĩ Phật học trình độ cao, những điều đó rất cần thiết, đúng. Nhưng cần thiết hơn nữa vẫn là ý thức của một người học Phật là làm sao cho chúng ta sống ngay trong hiện tại, trụ ngay trong chánh niệm để có được sự an vui mà diệu dụng tất cả mọi phương tiện từ trên vấn đề văn tự, tư duy học hỏi tu luyện, để làm cho chúng ta sống ngay trong giây phút này mới có thể ứng dụng, diệu dụng mọi phương tiện vốn có ở đời của chúng ta, cũng như của ông bà cha mẹ, của các bậc Tổ của chư Phật để lại. Còn không, chúng ta đã biến Phật giáo, Phật học trên phương diện lý thuyết thành công cụ để xưng tán danh của cái ta

Do đó, kiến thức rất cần đi du ngoạn để học hỏi, đi tới các trường để học hỏi, diện kiến các bậc tôn túc, sư phụ để học hỏi rất cần thiết. Nhưng phải luôn luôn trụ ở trong tâm ý rằng mọi sự học hỏi từ những môi trường thuận lợi như những môi trường Phật học ở nước ngoài, hay những trường đại học hoặc của các bậc thầy, đôi khi chỉ là những bậc thiện nhân tri thức ở trong làng, trong thôn, cũng chỉ với mục đích là để ta sống được trong hiện tại chánh niệm.Cái đó rất quan trọng. Mất đi nền tảng của ý niệm này, ta sẽ như con ngựa chạy một cách hoang dại trong rừng, mọi phương hướng đều muốn phóng theo, để rồi không làm chủ được đời sống chánh niệm thì tất cả mọi mục đích kia chỉ là sự khao khát của cái ta, chẳng làm lợi ích gì đâu. Bởi trên đời này, ngày hôm nay, thường chúng ta bị rơi vào khoảng trống của cái tâm luôn muốn phóng theo rượt đuổi, chụp giật những cái gọi là Tâm Phan Duyên ở đời. Nghĩa là chạy lung tung tứ tung, cái gì cũng chụp, cái gì cũng nắm, cái gì cũng muốn có nhưng không hiểu thấu được mục đích của chúng ta làm việc đó để làm gì. Nghĩa là chạy ngược xuôi như ngựa, chuyền cành này qua cành kia như khỉ mà thiếu đi mục đích hiểu rõ được rằng sự học của ta về giáo lý nơi Đức Phật dạy ngày nay là để cho chúng ta trở về với hơi thở chánh niệm, trở về với chính mình và sống với sự tịch tĩnh đó. Cho nên thiền sư Đạo Nguyên thời trẻ, ngài im lặng thì ngài đã thấu hiểu được rằng sư phụ của mình đã nhắc nhở và đã dẫn đưa ngài từ những tư tưởng của những sự tham cầu về kiến thức Phật học khi đi qua Trung Quốc học, cuối cùng ngài đã hiểu được mục đích đó là không quan trọng. Quan trọng là làm sao cho ngài sống chánh niệm, hiểu được tự thể của Phật tánh, để rồi từ đó mới có thể xoay vần trong những phương tiện như những lời ngài mơ ước, nhưng đừng để cho sự mơ ước như cứu nhân độ thế, giúp đời giúp người, rồi hiểu các Tổ học được các pháp môn cao siêu. Những chuyện đó là những chuyện không có quan trọng, và chẳng phải là mục đích của tu học.

Mục đích vẫn phải trở về cái gốc sống với hiện tại chánh niệm, để hiểu thấu được mình. Thì để làm được việc đó, ai trong chúng ta cũng có thể ứng dụng kiến thức và trí tuệ để làm lợi lạc cho muôn người. Còn khi các bạn chưa thể chánh niệm hơi thở, sống tịch tĩnh, mà vội vàng có những ý tưởng cao siêu nhiệm màu để cứu nhân độ thế, các bạn sẽ làm hư. Bởi không có một người nào khi chưa học thành bác sĩ có thể đi thương trị bệnh. Nếu có, chỉ là hành động như bác sĩ nhưng cái hậu quả là gây ra sự chết chóc, bệnh nặng hơn, tổn hại đến sức khỏe vì một người đi trị bệnh mà chẳng phải là bác sĩ, không am tường về y học. Y chang như thế, chúng ta tu học Phật Pháp là vẫn phải trở về trụ trong chánh niệm hơi thở, làm chủ được cuộc sống, rồi từ đó lan tỏa giáo lý của nhà Phật qua kiến thức ứng dụng của chính đời mình.

Hai ý tưởng này luôn đồng hành, nhưng đừng để cho ý tưởng cứu nhân độ thế này lớn quá, quên đi ý niệm sống trong hiện tại là tu để có sự chứng ngộ, thì chúng ta sẽ bị hụt hẫng vô cùng, như người xây nhà trên nền tảng không vững chắc mà người xưa gọi là xây nhà trên cát, dã tràng xe cát biển Đông. Chuyện đó sẽ làm cho chúng ta phải hối hận sau này. Hãy cố gắng suy nghĩ kỹ, nhớ rằng tất cả mọi sự học, đặc biệt là sự tu học về Phật pháp, các bạn phải làm sao tu để trở về với sự chánh niệm, sự hiện thực của đời sống trong giây phút hiện tại mà bạn đang sống, đang thở.  Chính trong sự tu tập để mình có thể hiện diện được trong cuộc sống, nhận diện được cuộc sống của mình trong từng giây phút bằng chánh niệm, thì những ý tưởng cứu độ chúng sanh, những ý tưởng ảnh phục vụ tha nhân, những ý tưởng phụng hiến cho cho xã hội sẽ hoàn thành một cách tốt đẹp hơn. Còn nếu chỉ rong ruổi trong ý tưởng đó mà chẳng thể hiện diện trong đời sống hiện tại chánh niệm, chúng ta chẳng khác gì như người giả vai bác sĩ hốt thuốc, chích thuốc cứu bệnh nhân, nhưng không am tường thật rõ bệnh lý của từng người. Không phải vô tình đâu mà thực sự sẽ gây hại, gây chết chóc cho nhiều người, cứu người không cứu được, lại còn hại người.

Đức Phật dạy luôn luôn nhắc nhở độ chúng và các đệ tử đời sau rằng hãy cố gắng trở về với hiện tại, nhận diện được mình, nhận diện được khổ đau trong giây phút đó, nhận diện được sự chánh niệm hơi thở để thực sự sống. Nếu như vậy thì chúng ta mới có thể hóa giải, chuyển hóa được khổ đau phiền não của chính mình, để từ đó mới có thể làm lợi lạc, chuyển hóa khỗ đau và phiền não của những người khác trong những nhân duyên phù hợp khi ta có sự tương tác và tiếp cận họ. Người xưa cứ nói hoặc cứ đồn đại rằng: à dù chưa có thành tựu vẫn có thể giúp đời nhưng chuyện đó chỉ là một cách nói để sách tấn. Cái tối quan trọng là chúng ta phải nghiên cứu để chính ta hiểu rõ được sự việc đó mới có thể giúp đời. Bồ Tát Hạnh là người thực sự có hạnh Bồ Tát, công phu và tu tập, chẳng phải người không công phu và tu tập, chỉ hời hợt bên ngoài như những bọt nước mà thôi và rồi cứ lao ra ngoài để cứu người. Hãy trở về với chánh niệm hơi thở như ngài Đạo Nguyên tĩnh lặng, để hiểu rõ rằng sự tu học của ngài là để cho Ngài trở về về với đời sống hiện tại chánh niệm và hiện diện ngay trong đời sống đó để nhận diện ra khổ đau phiền não và chuyển hóa.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn