Search

HỒ QUÁN THẾ ÂM

HỒ QUÁN THẾ ÂM

Hồ Quán Thế Âm nằm ở giữa nông trại, được bao bọc xung quanh bởi những vách đá thật cao và rừng cây: “nhiều cây đã hiện diện ở nơi đây trên hàng trăm năm.” Lòng hồ, có chỗ sâu đến 50 feet: nước trong suốt bốn mùa, có nhiều loại cá và rùa sinh sống.

800D7016204

Hồ Quán Thế Âm rộng trên hai mẫu rưỡi: một phần ba ven bờ là đất thoai thoải chạy sâu vào rừng cây, hai phần ba còn lại là những vách đá cao hơn những ngọn cây cổ thụ. Nếu ngồi bên rừng cây: ta có thể nhìn thật rõ những sườn đồi đá nằm riêng biệt trong thế liên hoàn, chạy dọc ven bờ hồ, vóc dáng tựa như những con thanh long đang bay lượn.

Quanh năm, dù trời có nắng hạn, lòng hồ vẫn đầy ắp nước; phong thủy ở đây hiền hòa, sơn lâm tự tại; dù ngồi ở bất cứ chỗ nào nhìn xuống mặt hồ, tâm thái đều nhất như thanh tịnh. Ðặc biệt: khi tọa thiền trên những ngọn đồi đá, nhất tâm quán chiếu mặt hồ, sẽ giúp ta buông thả thật dễ dàng những buồn phiền và tham sân.

800Clean_the_quarry_030

Ðịa thế Hồ Quán Thế Âm được tạo nên bởi bàn tay của con người lẫn thiên nhiên, nó thật hài hòa giữa Thiên và Ðịa, giữa Trời và Người, giữa cái nhân linh và siêu linh, giữa tự tánh và Phật tánh. Khi tĩnh tọa bên bờ Hồ Quán Thế Âm, nếu biết buông thả và biết lắng nghe mọi âm thanh xung quanh với tấm lòng khoan dung, nhân hậu, từ bi và bác ái, sẽ giúp cho nhĩ căn dễ dàng được viên thông. Còn nếu quán chiếu những cánh chim bay lượn, hay những áng mây miệt mài trôi mãi dưới lòng hồ, với tâm không bám víu, sẽ giúp cho nhãn căn thanh tịnh trong muôn cảnh lẫn lộn của cuộc đời.

800Clean_the_quarry_029

 

Gió luôn luôn thổi nhẹ trên mặt hồ, tạo thành những làn sóng ly ti vỗ nhẹ vào “chân núi,” âm thanh linh thông, người nghe, tâm lắng dịu cô cùng. Gió còn lượn vòng theo “triền núi,” vờn quanh những con bạch long, làm cho bờ hồ luôn mát dịu.

Vào mùa xuân, cây lá xanh tươi: muôn loài chim luôn hót níu no rộn rã, bươm bướm, chuồn chuồn, cào cào và châu chấu đua nhau bay lượn. Lá đổi màu chuyển sắc, muôn thú bắt đầu đi vào những giấc ngủ thật dài vào mùa thu; thu, lá rụng về cội, giúp cho ta nhìn rõ được thực tướng của cảnh hồ Quán Thế Âm, từ những cội đá nhỏ, cho tới những dấu tích thật sâu kín, đều thị hiện rõ ràng.

Mùa đông, nếu khí hậu thật lạnh, mặt hồ sẽ đóng băng, ta có thể đi trên mặt băng dạo quanh lòng hồ, cảnh giới thật tuyệt diệu và kỳ mỹ. Khi đứng ngay trên mặt hồ, ngắm nhìn thập phương bốn hướng, từng chi tiết nhỏ trên vách đá rong rêu “ngàn xưa” thị hiện thật rõ, sẽ cho ta thấy được một thời qúa khứ đã qua. Mùa hè, luôn nghe được tiếng thì thầm của gió với rừng lá xanh, bên cạnh đó, còn nghe được cả tiếng “triều âm” lăn dài trên đuôi sóng dịu dàng; tiếng nhạc thanh tịnh của côn trùng; tiếng gà tây, chồn, sóc, cáo và muông thú.

Cảnh trí đã được tạo nên một cách thật tự nhiên, chính là nhân duyên để hồ này được đặt tên “Hồ Quán Thế Âm”: với ý nghĩa tưởng nhớ đến lòng từ bi của đức Quán Thế Âm đã và đang gia hộ và cứu giúp dân Việt thoát khỏi những cảnh trầm luân.

 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts