Search

Đừng Vì Người Mà Đánh Mất Nhân Phẩm

Bảo Chân đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh

Mô Phật! Bảo Thành kính chào các bạn ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook ChuaXaLoi!

Các bạn ơi! Các bạn có khỏe không, các bạn có vui không? Đời khổ nhiều, yếu cũng có, cũng không nên để cái khổ cái yếu đó làm giảm đi niềm vui, để rồi không tận hưởng khi khỏe để tạo ra những điều tốt đẹp cho nhau. Bảo Thành hôm nay muốn dẫn các bạn tới một câu chuyện của một chú Tiểu. Chú Tiểu đó sống cùng với sư phụ, đến tuổi vị thành niên rồi, 14, 15 tuổi rồi, Tiểu lớn rồi cho nên đang hình thành nhân cách. Chú Tiểu được Sư phụ trao cho công việc là lau chùi bàn Phật và tiếp khách lui tới thắp hương cho Phật ở trong chùa. Chú Tiểu ngoan ngoãn lắm, từ nhỏ được Sư phụ nuôi rồi, nhưng hôm nay đến tuổi 14, 15 – cái tuổi đang học đó, cái tuổi bước vào đời đó, nên chú bắt đầu thể hiện nhân cách của mình một chút xíu.

Có nhiều Phật tử lui tới, nói những lời tốt đẹp cho nên chú vào nói với Sư phụ rằng: ‘‘Sư phụ ơi! Con rất tôn trọng những bậc này, bởi họ tới cầu nguyện và luôn kể cho con những chuyện tốt và con thấy hành động của họ rất là hay, con rất tôn trọng họ.’’. Sư phụ cười và nói: ‘‘Hãy tôn trọng những người tôn trọng mình’’. Chú Tiểu nói: ‘‘Dạ Sư phụ, con cám ơn Sư phụ’’. Chú Tiểu lại tiếp tục tiếp khách trong những tháng ngày tới. Một hôm, chú đi vào tìm Sư phụ với vẻ mặt hầm hầm bực mình lắm nói: ‘‘Thưa Sư phụ, gần đây có một nhóm người tới cúng kiếng, nhân cách không ra gì, con nhìn thấy là con bực mình, không có một chút tôn trọng gì đối với Phật, không có một chút tôn trọng gì đối với luật trong chùa dù con đã nói. Con thật sự không có tôn trọng họ, con rất buồn, con không tôn trọng họ, con khó chịu lắm!’’. Ông Sư phụ cũng lại nói với đệ tử rằng: ‘‘Hãy tôn trọng những ai không tôn trọng mình’’. Lần này chú Tiểu thấy lạ lạ. Lần trước Sư phụ nói hãy tôn trọng những ai tôn trọng mình, bây giờ Sư phụ lại nói hãy tôn trọng những ai dù họ không tôn trọng mình.

Chú Tiểu tính bước ra nhưng trong lòng không hiểu nên quay ngược lại hỏi Sư phụ, chất vấn: ‘‘Thưa Sư phụ, ngày trước những người tới đây biết tôn trọng luật của Chùa, có hành vi lời nói tốt, tạo cho con sự tôn trọng và kính trọng họ, con kể Sư phụ và Sư phụ nói hãy tôn trọng những ai tôn trọng ta. Nay gặp những người không tôn trọng, không đáng để con kính trọng, không đáng để con tôn trọng. Sư phụ lại daỵ con là hãy tôn trọng những ai không tôn trọng mình, vậy có nghĩa là gì ?’’. Sư phụ mới nói với đệ tử rằng: ‘‘Con ơi, con hãy tôn trọng những ai tôn trọng con, con cũng hãy tôn trọng những ai không tôn trọng con, bởi cuộc đời của con là con, nó thuộc về con, sự tôn trọng đó là nhân cách cao đẹp của con đối với mọi người không có phân biệt họ đối với con như thế nào. Cho nên con đừng đánh mất đi sự tôn trọng phẩm cách đẹp của mình bởi ai đó có cái phẩm cách xấu và không tôn trọng con. Đừng để người khác làm cho con đánh mất đi cái nhân cách, cái cao đẹp của con và càng không thể tự thân của mình đánh mất nó đi được, cho nên dù người ngoài hay bản thân thì con nhớ rằng không cho phép ai cũng chẳng cho phép mình đánh mất đi nhân cách cao đẹp. Đó chính là hãy biết tôn trọng mọi người dù họ đối xử với chúng ta ra sao cũng được.’’

Các bạn câu chuyện này để cho mỗi người chúng ta có một sự nhận thức rõ như vậy. Đúng, ở trên đời, dù người ta có đối xử tệ với mình thì cũng đừng để cái người đối xử tệ với ta biến ta thành người tệ hại trong cuộc đời. Dù người ta đối xử xấu với mình, đừng để cái người đối xử xấu với ta biến ta thành kẻ xấu. Đừng để những người không có nhân cách, thiếu nhân cách đối xử với ta như vậy để rồi ta đánh mất nhân cách. Đừng để những người đối xử với ta bằng sự đau khổ để rồi ta đánh mất đi niềm vui và hạnh phúc. Đừng để ai đối xử với ta bằng sự mất tôn trọng để ta đánh mất đi nhân cách, đó là sự tôn trọng đối với mọi người. Bởi ta là ta, ta sống cho chính ta.

Cho nên đời sống của ta do chính ta ảnh hưởng, không thể để cho người khác ảnh hưởng đến cái nhân cách của mình. Và ngược lại, chúng ta cũng cần phải tu luyện để bồi dưỡng nhân cách, đạo đức của chính mình. Chú Tiểu hiểu thấu được, cái tuổi 14, 15 đa tạ Sư phụ, sống trọn vẹn với lời Sư phụ dạy, và gỏn gọn có một tư tưởng nhắc đi nhắc lại trong đầu rằng không thể để người khác làm mất nhân phẩm của mình. Và chú đã tu với câu thoại đó để nhắc nhở không thể để người khác làm mất nhân phẩm của ta. Chú đã trở thành một đệ tử gương mẫu nối truyền Sư phụ sau này.

Còn các bạn, chúng ta cũng phải bắt chước chú Tiểu nhắc nhở bản thân không thể để những người bên ngoài, cách đối xử với những người bên ngoài, cách sống của những người bên ngoài mà đánh mất phẩm cách cao quý của chính ta đã được cha mẹ, ông bà, được các Thầy dạy và hướng dẫn. Ta phải nhân mầm đón lấy, không thể để héo hắt mà chết đi. Và đặc biệt hơn nữa là ta cũng không thể để đánh mất nhân cách của ta, nhân cách của một vị Phật tương lai mà Đức Bổn Sư đã khai thị cho chúng ta thấy trong ta có Phật. Nhân cách giáo dục của cha mẹ, ông bà càng không thể để mất thì nhân cách của một vị Phật tương lai, càng không thể để phai mờ nhạt nhòa và đánh mất nó bởi cách sống của người khác và của chính ta. Nhìn thấy trong thâm sâu của ta có nhân cách của nền giáo dục do cha mẹ, do ông bà, do Thầy cô, do các bậc trưởng lão, sư phụ của mình, chúng ta phải biết tri ân và ngầm nghĩ tới những đấng đó để nuôi dưỡng mầm mống đã được giáo dục, không thể để nhạt phai, héo úa và chết đi, đánh mất nó đi bởi đời sống của những người khác đối xử thẩm tệ với chúng ta, mất tôn trọng chúng ta. Và chúng ta cũng thầm tri ân sự khai thị của Phật để cho chúng ta thấy trong cuộc đời này, cuộc đời của kiếp người này rất bình thường, nhưng chúng ta có được mầm mống của một vị Phật tương lai, chúng ta không thể để cho cách sống của những người khác hoặc cách sống của chúng ta sa đà vào bóng tối và bị sa ngã đánh mất đi cái nhân phẩm của một vị Phật tương lai nghe các bạn. Sống phải hiểu rõ mình là ai, luôn tri ân đấng bậc sinh thành, tri ân các Thầy cô, tri ân sư phụ, các bậc trưởng lão, những bậc Thầy giáo dục chúng ta và tri ân Đức Phật đã khai thị và thắp sáng đuốc tuệ để ta thông hiểu được chân lý sống ở đời. Với sự tri ân ghi nhớ như vậy, chúng ta tự nhắc nhở bản thân không thể để cho xã hội, để cho con người hoặc bản thân tha hóa phẩm cách cao quý vốn có trong ta. Hãnh diện vì điều đó, để có sự tỉnh thức và trưởng dưỡng giúp cho ta luôn luôn thành tựu được và bảo vệ nó. Còn nếu như chúng ta bỏ mặc thì nhân cách của chúng ta nhất định sẽ bị lôi kéo bởi bên ngoài và đánh mất bản thân.

Các bạn, sống phải có cái độ cứng của cuộc đời bằng sự hiểu biết. Nếu không có sự hiểu biết ta sẽ dễ bị trù dập và bị bẻ gãy. Độ cứng của cuộc đời không phải là cương với mọi người, nhưng độ cứng của cuộc đời chính là kiến thức, trí tuệ, sự hiểu biết do chúng ta tu học, giúp cho chúng ta đứng vững trên tất cả mọi sự thử thách, mọi sự ngang trái trong cuộc đời dồn dập tới với chúng ta, để từ đó ta học được cái hạnh của chú Tiểu học được nơi Sư phụ. Dù người tới chùa có tôn trọng mình hay không tôn trọng, thì không thể vì họ mà ta đánh mất sự tôn trọng của ta đối với mọi người. Ta đang ở trong ngôi chùa của cuộc đời, nơi đó có Phật thánh, có Bồ Tát, cũng có Ma Vương và Quỷ lui tới lẻn phẻn. Có những người tới có đức độ ta khâm phục tôn trọng họ, nhưng nhớ ngôi chùa của cuộc đời, ngôi chùa đời này đó, có cả Ma Vương, có cả Quỷ luôn luôn tạo ra những điều ngang trái chống đối phỉ báng, nhớ rằng không thể vì họ tới đối xử với ta như thế mà ta đánh mất đi lòng tôn trọng đối với họ. Lòng tôn trọng của ta thể hiện phẩm cách cao quý của người con đối với cha mẹ ông bà đối với các Thầy, đối với các vị Sư phụ, trưởng lão cũng như đối với Phật. Phẩm cách thanh cao của ta là lòng biết tôn trọng muôn người dù cho họ có đối xử với ta như thế nào đi nữa, ta nhất định không thể để cho họ, sự đối xử của họ ảnh hưởng và ta đánh mất đi nhân cách của chính mình. Ta chính là ta, ta phải sống và sự sống của chúng ta, hiện thân một vị Phật tương lai của người con được hấp thụ nền giáo dục chuẩn mực của cha mẹ ông bà, thầy cô, của các sư phụ, các bậc trưởng lão cho nên chúng ta phải biết tri ân nhắc nhở bản thân đứng vững trong cuộc đời, đừng đánh mất chính mình.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts