Search

Đừng Sống Vọng Ngoại

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Các bạn thân mến!

Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta gặp nhau trên kênh YouTube “Thất Bảo Huyền Môn”. Tình cảm tuyệt vời khi chúng ta dành cho nhau sự tôn trọng để chia sẻ. Ở đời có ai hơn ai, có ai bằng ai, nếu chúng ta cứ so sánh thì có lẽ chúng ta sẽ bị cô đơn. Bởi trên đời này không ai bằng được mình, không ai cao hơn mình. Nhưng thôi Bảo Thành và các bạn, chúng ta hãy xuống, hãy xuống thật là thấp và tạo cho mình một cơ hội để gặp gỡ nhau. Gọi là kiếp này có duyên để chia sẻ. Còn sự chia sẻ này nó có lợi lạc hay không? Nó còn tùy thuộc vào sự hiểu biết, sự cảm thông của mỗi một con người.

Các bạn thân mến! Ở bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng khó hài lòng với hoàn cảnh của chính mình. Bởi khi nhìn qua hoàn cảnh của người khác, chúng ta thấy họ hình như vẫn sướng hơn, sướng hơn mình. Người có một ngôi nhà tích lũy bao nhiêu tiền bạc xây dựng được nó, đến khi nhìn qua người bạn khác thì lại hổ thẹn, thấy rằng nhà mình nhỏ không sang trọng bằng nhà bạn mà cứ ngồi đó mà mơ ước, mơ ước nhà của bạn mà thôi.

Rồi không hẳn nói đến chuyện đó, nói đến ngay chuyện chúng ta có con cái, chúng ta cũng lại nghĩ con cái người ta giỏi hơn con cái của mình. Rồi công ăn việc làm ta so sánh. Ờ thì lúc nào người khác cũng hơn mình. Hoàn cảnh của mình hình như bao giờ cũng không tốt bằng hoàn cảnh của người khác. Con người cứ nhìn ra bên ngoài và thấy ở bên ngoài bao giờ cũng tốt đẹp hơn cái của mình có. Tủi lòng, buồn rồi sầu, chẳng được vui. Các bạn thấy không? Các bạn cứ nhìn kỹ lại đi. Trong tất cả các nhóm bạn mà các bạn quen biết, có thể là bạn học trò hay là bạn gặp ở trên cuộc đời này. Chúng ta luôn luôn nhìn thấy cảnh sống của họ bao giờ cũng hơn mình. Bởi chúng ta luôn luôn thấy núi kia bao giờ cũng cao hơn núi mình đứng. Núi này cao hơn núi kia và như vậy trong cuộc sống cứ so sánh hoài. Cỏ bên nhà người ta bao giờ cũng xanh hơn cỏ ở bên nhà mình. Sự sống của người ta bao giờ cũng thoải mái hơn sự sống của mình.

Chuyện kể có hai con cọp, một con cọp bị nhốt ở trong lồng để nuôi.  Một con cọp tự do ở bên ngoài. Con cọp bị nhốt trong sở thú, thì nó nhìn thấy một con cọp tự tại ở bên ngoài, nó mới than phiền: “Ôi cuộc đời của ta bị nhốt ở trong sở thú. Tự do như ở bên ngoài mới thoải mái hạnh phúc làm sao.” Nó phiền não vô cùng, nó đau khổ vô cùng. Rồi nó than vãn, rồi nó kêu ca. Nó cứ mơ ước đời sống ở bên ngoài như con cọp ở bên ngoài mà thôi. Còn con cọp bên ngoài nhìn vào con cọp trong sở thú sáng cho ăn, chiều cho ăn. Chỉ ăn rồi nằm ngủ, đời sống được chăm sóc, bệnh hoạn có người lo, chuyện gì cũng tới tận miệng. Nó lại thèm cuộc sống trong sở thú. Nó thấy cuộc sống lang thang ở bên ngoài như vậy cực khổ trăm bề mà nằm trong sở thú muôn điều đều có sẵn. Nó buồn lắm, nó khổ lắm rồi nó lại than, nó kêu. Tiếng than van của con cọp trong sở thú và tiếng kêu ca của con cọp ở bên ngoài, tới tai của nhau, thì chúng nó tới với nhau tâm sự. Anh trong sở thú thì than. Anh ở bên ngoài cũng kêu ca, rồi cuối cùng đi tới đồng thuận. “Thôi bây giờ tôi vô trong sở thú tôi sống, anh đi ra ngoài đi.” Họ đổi hoán chuyển hoàn cảnh của nhau. Khi con cọp ở trong sở thú đi ra ngoài để tự do thoải mái hạnh phúc, đó là lúc đầu. Còn con cọp bên ngoài vô trong sở thú được ăn, được uống, được nghỉ ngơi, được chăm sóc, được tắm rửa, được đầy đủ, được cung phụng sướng lắm. Phút ban đầu sung sướng ấy hai ông cọp đều thoải mái. Nhưng về lâu về dài thì con cọp trong sở thú lại sanh buồn và phiền não. Phiền não nuối tiếc sự tự do ở bên ngoài, đến mức nó chết khô trong sở thú. Còn anh cọp ở bên ngoài lang thang mãi, lại hối tiếc cảnh nhàn cư trong sở thú, đâm ra buồn chán cuộc đời, đâm ra bị trầm cảm lo lắng phiền muộn, cũng chết gục ở trong rừng sâu.

Các bạn! Câu chuyện đơn thuần của hai con cọp, thấy hai cảnh sống khác biệt. Rồi cứ mơ ước cái của người, muốn lấy cái của người, muốn chiếm cái của người, muốn hoán chuyển. Mà chẳng nhìn ra được giá trị thực của cuộc sống họ đang có. Cái mà mỗi người chúng ta đang có ít có khi nào ta nhìn ra giá trị của nó. Cái mà chúng ta đang có ít có khi nào chúng ta nhìn ra được giá trị tàng ẩn. Chúng ta vì vọng ngoại, nên chúng ta thường nhìn ra bên ngoài mà chẳng chấp nhận cái mình đang có, sống với cái mình đang có, nuôi dưỡng nó. Hạnh phúc không phải là cái thuộc về người khác. Hạnh phúc tới từ cái ta đang có. Niềm an lạc tới từ chỗ ta đang có. Và các bạn ơi, trên cuộc đời nó là thế và nó là vậy, bởi mỗi người luôn hướng ngoại. Thấy gì bên ngoài cũng cao trọng cũng đẹp hơn. Cơm nhà người ta bao giờ cũng thơm hơn. Cây nhà người ta bao giờ cũng ra nhiều trái hơn. Nhà người ta bao giờ cũng mát hơn. Cái gì của người ta bao giờ cũng hơn, là bởi vì chúng ta luôn bị tự kỉ, bị tự ti. Lòng tự ti cao đến mức mà nhìn đâu cũng thấy hơn, để rồi mặc cảm. Nếu chúng ta tự ti mà chúng ta nhìn thấy cái hơn đó để phấn đấu để bằng nó là khác. Cái tự ti mà đi hoán đổi để không thấy được giá trị của chính ta đang có. Khi hoán đổi rồi, thấy con cọp ở bên trong sở thú đi ra cũng chết gục ở trên rừng bởi buồn chán, mà con cọp ở bên ngoài cũng chết gục ở trong sở thú bởi bị nhốt. Khi chúng ta đánh mất mình mà đặt mình vào trong sự sống của người khác, trong hoàn cảnh của người khác, ta cũng bị tự nhốt vào sở thú, nhốt vào cái khung, cái khuôn mẫu của người khác, ta sẽ buồn chán và chết thôi. Hãy sống với chính mình, hãy sống ở trong mình, hãy sống với mình, hãy sống và đón nhận những gì ta đang có, đang thuộc về ta. Mà câu hỏi để chúng ta suy ngẫm, là cái gì các bạn đang có? Các bạn ơi! Có phải chăng là nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp, con khôn? Có phải chăng là công việc làm? có phải chăng là tiền tài danh vọng và địa vị?

Bạn hãy trả lời cho Bảo Thành biết bạn đang có gì? Đức Phật thì nói ta đang có hơi thở mà thôi. Bởi khi hơi thở này còn ra vào, ta không trân quý nó, một mai nó mất ta chết ngay. Nó ra mà không vào ta chết ngay. Hơi thở rất quý trọng. Và Đức Phật đã khuyên bảo mỗi một con người chúng ta. Hãy đánh giá lại sự sống của mình và đánh giá lại hơi thở ra vào để sống được trong chánh niệm. Đừng ngồi vọng tưởng cho những gì ở bên ngoài. Cái ta thấy chỉ là ở bên ngoài. Cái tai nghe chỉ là cái bên ngoài. Làm sao thấy được cái bên trong, nghe được cái bên trong mới là sự quan trọng.

Các bạn! Con cọp, hai con hoán đổi cuộc sống. Bởi vì sao nó khổ và nó chết? Chẳng qua nó không chấp nhận hoàn cảnh thực tế của nó. Từ thuở sinh thời cho tới bây giờ, mấy ai được nhắc nhở hơi thở là quan trọng, và mấy ai có thể ngồi xuống đánh giá được ta đang có hơi thở ra vào, một mai nó mất cuộc đời ra sao? Bây giờ không hít thở vào ra giữ tâm chánh niệm, thì làm sao các bạn? Chúng ta sẽ thành ma mà thôi. Bởi khi nó đi rồi, chúng ta sẽ chết. Do đó giữ hơi thở chánh niệm để quán chiếu cuộc đời của mình, về tất cả mọi mặt phương diện ta đang có trong cuộc sống. Ngay cả vấn đề phước báu và tiền tài danh vọng địa vị. Trong chính hơi thở chánh niệm này, tu tập như vậy ta sẽ nhìn rõ được phước báu đó để tăng trưởng nó. Phước báu đó khi có ta có thể phát huy ứng dụng vào cuộc đời, mang lại hạnh phúc cho kiếp người của ta, mà cũng có thể đặt tay giúp đỡ cho muôn người khác. Các bạn thân mến! Mỗi một con người chúng ta thường có vọng tưởng nhìn ra bên ngoài. Nhưng khi chúng ta nghe được lời của Phật thì Đức Phật nói: “Đừng rong ruổi theo những vọng tưởng, đừng chạy và ôm ấp những vọng tưởng, đừng nhìn ra bên ngoài, đừng nhìn hoàn cảnh mà người khác, chấp ngã và rồi bỏ cái của mình để đi tìm tòi cái của người. Hãy trở về bởi vì trong ta, trong hơi thở chánh niệm của ta, mỗi người đều có một viên ngọc cao quý. Phẩm giá cao nhất của đời người để trở về với hơi thở chánh niệm. Khi trở về với hơi thở chánh niệm và nuôi dưỡng tinh thần con người của ta bằng hơi thở chánh niệm các bạn có được tất cả. Bởi những gì ta có cũng xuất phát từ phước báu tại tiền, do nuôi dưỡng hơi thở chánh niệm mà thôi. Còn nếu các bạn không thể sống trong hơi thở chánh niệm, mà vọng tưởng trong quá khứ, mà lần mò trong những ảo giác của tương lai. Các bạn đang làm khổ bản thân của mình mà các bạn không sống được với chính mình.

Cũng như con cọp tự do ở bên ngoài ảo tưởng cuộc sống ở bên trong sở thú muốn đánh đổi. Thế mà khi nó vào trong sở thú rồi thời gian đầu thì hớn hở vui cười, nhưng thời gian sau nó cảm thấy nó đã bị nhốt vào trong sở thú có ăn đó, có uống đó, đúng ngày, đúng giờ, đúng giấc nhưng nó tù túng vô cùng. Nó đã chết ở trong đó. Còn anh cọp tưởng ở bên ngoài sung sướng chạy ra ngoài thì lại thấy lang thang đây đó vất vả trăm bề, rồi cũng buồn chán mà chết ở trên rừng. Không phải cuộc sống trong sở thú hay tự do ở bên ngoài mà ở chỗ là, mỗi một hoàn cảnh đều khác biệt. Cái khác ở chỗ đó, mà cái khác giữa ta và người là ta biết chọn lựa cuộc sống của chính mình. Tự do trong cuộc sống mình đang có. Hạnh phúc với những điều mình đang có trong tầm tay. Bởi cái cao quý mà đức Phật nhắn gửi mọi người đó là gì? “Hơi thở trong chánh niệm”. Hơi thở đó cao quý vô cùng các bạn ơi. Với hơi thở như vậy, hơi thở chánh niệm đó, các bạn sẽ tìm lại nguồn sống, nguồn năng lượng dồi dào trong cuộc đời, để các bạn không đắm chìm trong tham chấp của vọng tưởng bên ngoài. Và các bạn không còn phải lần mò tìm kiếm ở bên ngoài nữa, mà hưởng dụng những cái đã có ở bên trong. Chính hơi thở chánh niệm nuôi dưỡng, chánh niệm trong hơi thở đó, các bạn sẽ có được nội lực vượt qua muôn trùng những chấp trược của cuộc đời, thử thách của cuộc đời để sống bền vững trong chánh niệm hạnh phúc và an vui.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, nguyện chúc các bạn sống bình an và không còn sống trong vọng tưởng ảo giác. Hãy sống với chính mình, hãy sống và quay trở về đón nhận tất cả những gì ta đang có và tăng trưởng nó trong hơi thở chánh niệm để có được sự bình an và nguồn hạnh phúc vĩnh cửu trong hơi thở chánh niệm.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn