Search

Đừng Để Sự Khích Bác Làm Ta Loạn Tâm

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi.

Các bạn thân mến! Đi ra ngoài đường, đi chợ, đi làm, đi vào cuộc đời, không phải chỉ có ngày nay, muôn đời, ta luôn luôn phải trực diện với sự đả kích của người khác. Và thường khi ta gặp sự đả kích đó, ta hay phản kháng và rồi sự đả kích đưa tới sự phản kháng làm cho chúng ta vấp ngã và tạo ra nhiều chuyện không hay trong cuộc đời. Đừng vì sự phản kháng do sự khích bác, sự chống bác, sự đả kích, để rồi làm cớ cho chúng ta tạo ra tội, lâm vào con đường ngặt nghèo của cuộc đời.

Có một câu chuyện kể: Ở trong triều, nhà vua có hai ông quan, một vị quan võ và một vị quan văn. Người quan văn miệng lưỡi thì nhiều, ngôn ngữ đầy hết, nhưng không có thích ông quan võ. Bởi quan võ lập công trên sa trường, chữ nghĩa không là mấy nhưng có sức mạnh trên đôi tay, bảo vệ được đất nước, vua rất là thích. Khi về triều ông quan võ này luôn luôn bị ông quan văn tấu trình, khích bác trước mặt vua và các quan khác. Nhưng vị quan võ này là một người thông thạo về những chiến lược binh gia ở đời, nào có thể để cho lời khích bác của một vị quan văn làm cho ông ta loạn tâm loạn trí. Bởi người mưu mô trong vấn đề lưỡi lắt léo kia của thế gian, không thể làm cho một người thông thái, một vị quan võ thấu hiểu binh gia, lâm vào sự suy nghĩ đen tối để phạm sai lầm. Trên chiến trường các bạn nhớ: Nếu mà suy nghĩ không kỹ, bị quân địch khích bác để rồi lâm vào sự phản bác đó một cách không rõ ràng, một cách không thông minh, một cách không hiểu biết, để rồi sân giận lên là có thể đưa cả hàng vạn quân đi vào cửa tử chết chắc. Dù có bị người ta phỉ báng, khích bác cỡ nào cũng phải luôn bình tĩnh phân biệt.

Bởi một người quan võ không cho phép sai lầm trên chiến trận. Một người thông thái về binh gia không được sai lầm. Một chút sai lầm của vị tướng, biết bao nhiêu xương cốt sẽ phơi ở trên đồng, máu sẽ chảy thành sông. Do đó khi về triều, bao nhiêu năm trời bị quan văn kia kích bác liên tục, phỉ báng, khích bác, tìm đủ mọi thứ để đâm thọc. Nhưng ông quan võ này chỉ mỉm cười, sức mạnh trên đôi tay tài trí trong binh gia của ông ta, đưa đến sự thành công bảo, vệ được bờ cõi. Và rồi chẳng bao lâu cuộc sống của ông ta được bao nhiêu người yêu mến và đất nước bình ổn, và càng ngày được vua thăng chức. Còn ông quan văn kia mọi người dần tránh xa, lìa xa và rồi bị thất sủng. Cuối cùng khi ông vua băng hà thì ông quan võ được đưa lên chức quan lớn nhất trong triều, được phò vua con (tức là người vua trẻ) mới được nên ngôi bảo vệ đất nước. Còn vị quan triều kia đã bị lìa xa quyền lực, thế lực, bởi lời nói của ông ta không mang lại lợi ích mà chỉ chia rẽ trong quan triều.

Các bạn! Ở đời có câu nói rằng: Đừng để cho người ta phỉ báng, đừng để cho người ta khích bác, tạo cớ cho bản thân mình sa ngã và tạo ra nghiệp chướng tội lỗi. Nhưng hãy nghe lời khích bác, phỉ báng của người, để thúc đẩy sự đứng lên, để đưa đến sự thành công cho chính mình.

Các bạn! Đúng là như vậy! Đức Phật dạy: Đừng bao giờ để cho người ta khích bác, đừng bao giờ để cho người ta phỉ báng để mình bị loạn tâm, làm mất đi nhân phẩm cao quý của mình, đó là tâm Phật, tánh Phật. Do vậy người học Phật của chúng ta luôn luôn phải điềm tĩnh, luôn luôn phải tịnh tỉnh. Muốn có sự điềm tĩnh và tịnh tỉnh, ta phải tu trong chánh niệm hơi thở. Vị quan võ kia là một võ quan, hơi thở của ông ta sẽ vững như Thái Sơn, vững chãi, cho nên ông ta mạnh mẽ, đầu óc tỉnh táo. Quan văn có nói ngược nói xuôi, phỉ báng đâm thọc, ông ta không vì cớ đó mà tạo tội, tạo mất niềm tin nơi vua, giữ vững trí tuệ, nhìn rõ con đường đi, phục vụ cho nhân dân, phục vụ cho vua triều này và triều sau. Kẻ thị phi sẽ không bao giờ tồn tại, kẻ lắc léo mang lưỡi sắc như dao giết người sẽ không bao giờ trụ lại lâu bền. Kẻ có trí tuệ là người không bao giờ để cho sự phỉ báng đâm thọc, khích bác tạo ra sự sai lầm.

Đức Phật dạy với hơi thở vào ra mỗi ngày, Phật tử tại gia của chúng ta đương đầu với cuộc sống hiện tại, luôn luôn sẽ phải nghe những lời phỉ báng, khích bác trong xã hội. Nếu các bạn biết hít thở trong an tĩnh nhẹ nhàng các bạn sẽ trở thành một vị quan võ trong gia đình. Vị quan võ này sẽ đưa đến sự thành công cho gia đình về mặt kinh tế, bởi dù ở đời có phỉ báng, khích bác bạn tới đâu, bạn vẫn vững tay để lèo lái con thuyền đi về phía trước, giữ vững nền kinh tế của gia đình. Không những thế, nếu bạn là người quan võ có trí tuệ, không để sự khích bác thị phi ở đời xâm nhập đánh mất trí tuệ, mất phương hướng, bạn sẽ luôn thành công và bạn sẽ luôn luôn mang lại hạnh phúc cho mọi người trong gia đình.

Đồng thời khi về nhà, trong cuộc sống của vợ chồng mà các bạn biết đôi khi vợ hoặc là chồng là những vị quan văn cứ rỉ rả, rỉ rả. Nếu chúng ta có trí tuệ tịnh tỉnh là một quan võ, dù là quan võ ở trong trường, hay quan võ ở trong đời, hay quan võ ở trong gia đình, cần nhất là sự dũng mãnh tịnh tỉnh, biết lắng nghe mà không sờn lòng, nản chí, để rồi tạo cớ phạm tội gây hấn với nhau. Bạn có tinh thần của vị quan võ, có minh tuệ của vị quan võ, thông thạo được những chiến thuật trong nhà binh, nhất định sẽ bình ổn được thế giới trong gia đình của bạn. Cho nên nhớ, trong cuộc sống vợ chồng, không nhiều thì ít sẽ có sự rỉ rả, nói qua nói lại, đừng để cho sự phỉ báng, khích bác, đâm thọc hoặc những lời rỉ rả ở bên tai, chì chiết, làm cho khó chịu, loạn thần, tạo tội, tạo lỗi. Hãy bình tĩnh giữ tâm thanh tịnh và phải luôn luôn chánh niệm hơi thở để vượt qua tất cả mọi thử thách trong cuộc đời.

Các bạn! Ông quan văn ở nhà của các bạn, có thể là vợ, cũng có thể là chồng. Đừng bao giờ để cho những lời rỉ rả đó trở thành những lưỡi cưa cắt đứt mối quan hệ thâm tình giữa tình nghĩa vợ chồng. Mà hãy khéo giữ vững thanh Long Đao trong bàn tay của mình, không phải để trảm mà để định minh kiến thức, để trí tuệ của mình không bị lu mờ.

Trong những hoàn cảnh như thế giữ được hòa khí, bình ổn cuộc sống của gia đình, làm cho vợ, làm cho chồng sẽ hiểu thấu. Bởi ta có đạo nhẫn nhục, biết lắng nghe và có dũng lực không để cho sự rỉ rả của những người xung quanh làm loạn tâm, tạo nghiệp gây tội. Người học Phật nhớ được điều này là người luôn luôn thành công, đặc biệt đối với ai đang là Phật tử sống trong cuộc đời gặp thật nhiều thử thách. Nhớ, ở đời họ không bao giờ (thật là hiếm đó các bạn) nói những lời sách tấn. Bởi cuộc đời ai cũng như ai, thường lầm vào bước chê bai, khích bác, phỉ báng người thì dễ, sách tấn, khuyên người thì ít, cho nên các bạn phải chuẩn bị hành trang như một vị quan võ. Nhớ trau dồi cho mình đầy đủ kiến thức trong chánh niệm hơi thở, để tịnh tỉnh với kiến thức và trí tuệ, sức mạnh và nội lực của một vị quan võ trong cuộc đời này. Không thể để cho những vị quan văn rỉ rả, tạo cớ cho chúng ta gây ra sai lầm. Nhớ! một vị quan võ sai lầm một chút là có thể hằng hà sa xương cốt phải phơi ở trên đồng. Một vị làm chủ gia đình như chúng ta, sai lầm một chút như sự khích bác ở đời, rỉ rả trong gia đình, sẽ làm cho gia đình mất hạnh phúc và con cái sẽ đau khổ.

Các bạn nhớ! Chánh niệm trong hơi thở, tu tập thường xuyên để trở thành một vị quan võ lỗi lạc trong đời!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn