Search

Con Dâu Sai Mẹ Chồng Như Kẻ Ở

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi.

Các bạn thân mến! Cái chuyện người ta nói “Nàng dâu và mẹ chồng” thường là ở trên góc độ lấn cấn, không hài hòa, không hòa hợp, cãi nhau, rồi tìm cớ để mà làm cho nhau khổ. Thì nay Bảo Thành kể cho các bạn nghe về câu chuyện “Nàng dâu và mẹ chồng”.

Thuở đó có một người con trai duy nhất trong gia đình, đến tuổi lập gia đình lấy được một cô vợ thật là đẹp. Cô vợ này là người con của một gia đình giàu có có tiếng tăm và tên tuổi ở trong làng. Cô sống quen được chiều chuộng, chăm sóc, có kẻ ăn người ở. Còn anh chàng này là người bình dân, sống bình dị với người mẹ mà thôi. Một con, một mẹ và sống hầu hết là tự nương vào sức của mình làm việc để sống, nhưng hai người họ tới với nhau bằng tình yêu chân thành. Khi người con dâu về nhà mẹ chồng ở, với phong cách là một người con gái sống trong nhà giàu, có kẻ ăn người ở, sai khiến người ta: Cơm thì phải dâng lên, nước thì phải mang tới tận miệng quen rồi.

Cuộc sống người có phước báu sinh ra trong nhà giàu là như thế. Nhưng khi lấy chồng, khi về nhà chồng, cô không còn những cái phương tiện của người làm để phục vụ nữa, mà phải tự tay nấu cơm nước. Nhưng vì thói quen sai người ăn, người ở, người làm rồi, cho nên cô ta về nhà mẹ chồng, cô ta cũng sẵn cái đà như sống ở nhà. Khi làm việc, cô ta hay sai mẹ chồng. Người mẹ cũng tươi cười làm theo, vui vẻ như người bạn. Rồi nấu cơm cũng sai, rửa chén, lấy củi, làm này làm kia, và người con dâu hình như chỉ là chỉ đạo thôi, sai người mẹ như người ở. Người mẹ vẫn tươi cười hạnh phúc lắm và cứ làm chuyện với con dâu từ chuyện nấu bếp, giặt quần áo, làm vườn tược. Người chồng thì đi làm xa, lâu lâu mới về một lần. Còn ở nhà, người con dâu sai mẹ như người ở, nhưng người mẹ chẳng bao giờ tỏ ra một nét nào để chứng tỏ mình là mẹ chồng. Bà luôn luôn hiền dịu thương mến như người ở bình thường phúc hậu. Người con dâu thấy làm việc với người mẹ chồng sao dễ chịu? bởi nói gì mẹ cũng làm và lâu ngày họ hòa hợp với nhau như hai người thật là thân như mẹ ruột, như chị em ruột, như có cả chất của người làm chủ và người làm tôi, lẫn lộn, pha trộn nhiều cảm xúc ở trong đó.

Thế rồi một hôm bên nhà chồng, người mẹ chồng mời người bên ngoại cùng tới nhà để dự tiệc. Người bên ngoài mẹ vợ và cha vợ cùng tới nhà để ăn tiệc. Người mẹ chồng mời hai vị khách quý (ông bà sui) ngồi ở bàn để con dâu dọn đồ ăn lên cùng với con rể. Nhưng hai người cha mẹ ông bà ngoại ngồi đó, người con gái lâu ngày sống quen với mẹ chồng rồi lại tiếp tục gọi và sai khiến mẹ làm này, làm kia, nấu nướng một hồi dâng cơm lên cho cha mẹ của mình. Cô ta làm một cách rất tỉnh bơ, hai cha mẹ vợ nhìn thấy người con sai khiến mẹ chồng, và nhìn thấy mẹ chồng lại làm việc rất hài hòa, không có nhăn nhó, không có bực bội, không có trách móc, không có chửi bới. Họ thấy lạ là tại sao cô con gái nhà mình về nhà chồng mà lại sai khiến mẹ chồng như vậy? Họ cũng càng thấy lạ hơn tại sao mẹ chồng lại nhẹ nhàng đón nhận sự chỉ dạy của con gái, sai bảo của con gái mình? Họ đang tư duy suy nghĩ, đồ ăn tới họ cũng ăn. Và rồi trong những câu chuyện hỏi qua hỏi lại, họ hỏi bà sui của chồng con gái mình rằng: “Chuyện gì đã xảy ra? Tại sao tôi thấy không có chuyện nặng nhẹ trong gia đình này?”

Như vậy họ mới hỏi: “Ở trên đời này cái gì là nhẹ nhất?”.

Người mẹ chồng mới kể cho hai ông bà sui và cô con dâu của mình cùng con trai mình: “Ở trên đời này cái gì là nhẹ nhất?”

Thời xưa thời ông cố còn sống đã từng dặn bà rằng: Ở trên đời này có một thứ nhẹ nhất, nhẹ đến mức mà người ta hay quên, nhẹ đến mức mà người ta có mà không biết họ có – Đó chính là “lòng khiêm tốn”. Lòng khiêm tốn quá nhẹ, nhẹ đến mức mà mọi người đều quên, nhẹ đến mức mà ai cũng bỏ rơi, để rồi họ quên rằng họ có “Lòng khiêm tốn” – là một phẩm cách thanh cao có thể giữ được sự hài hòa, thương yêu và mở rộng cõi lòng của những người khác, để cho họ nhận thức được giá trị của cuộc đời. Lòng khiêm tốn nhẹ nhất, cho nên ai ai cũng dễ quên, ai ai cũng vui đầu vào trong những chuyện khác như kiếm tiền, kiếm quyền danh, quyền lợi, quên đi lòng khiêm tốn, nên gây ra hận thù, tạo ra kẻ thù của mình.

Cha mẹ bên nhà vợ cùng cô con dâu cũng như đứa con trai nghe thấy câu chuyện này cảm động vô cùng. Người con dâu quỳ xuống lạy mẹ chồng và nói: “Con về đây đã mấy năm rồi mẹ mới nói một lời thật nhẹ, nhưng đã đánh thức con, phận làm dâu xin mẹ tha thứ. Người mẹ nâng người con dâu dậy, cùng với ông bà sui ăn trọn vẹn một bữa ăn tuyệt vời. Từ đó mẹ chồng, con dâu gắn bó với nhau, bởi người mẹ có đức khiêm tốn. Ngược lại chính đức khiêm tốn đó đã dạy cho con gái của mình, con dâu của mình nhưng thực sự đã trở thành con gái ruột của mình. Bởi mấy năm qua, nhờ sự khiêm tốn của mẹ chồng mà hai người gắn bó với nhau. Đồng thời ông bà sui cũng hạnh phúc vô cùng thấy có phước báu bởi con gái nhà mình có được một người mẹ chồng có lòng khiêm tốn và bao dung.

Các bạn! Trên đời này thực sự cái gì nhẹ nhất? Lòng khiêm tốn là nhẹ nhất, cho nên chúng ta thường đánh rơi rớt trong cuộc đời. Để rồi chúng ta để cho cái tánh cao ngạo, tự đại, nó đè nặng trong tâm trong trí của chúng ta. Đi đâu những tảng đá của cống cao, ngã mạn, ta nâng lên, ta quăng vào người khác, ta đè lên người khác, làm cho nhiều người cảm thấy chật chội, bực bội, làm cho họ khó chịu. Thậm chí mà chính những hòn đá cống cao ngã mạn đó, nặng cân đó, khi chúng ta quăng vào người khác, ném vào người khác, trong những sự đối xử với nhau đã tạo ra hận thù, tạo ra đau đớn và tạo ra sự ngăn cách. Đồng thời nó cũng làm cho nhân cách của chúng ta bị giảm xuống, thật là không bao giờ có thể kìm lại được. Nhân cách mà suy giảm con người sẽ mất đi niềm vui. Cho nên thực ra ở trên đời, lòng khiêm tốn rất là nhẹ, nhưng cao quý.

Đức Phật dạy cho chúng ta ở cuộc đời này, để có thể chuyển hóa được gánh nặng của lòng tự cao tự đại, mỗi người chúng ta nhất định trong bất cứ một hoàn cảnh sống nào, dù người ta là người lớn hay người trẻ tuổi, luôn luôn đừng coi nhẹ lòng khiêm tốn, vì khiêm tốn thật là nhẹ nhưng cũng có giá trị cao quý, làm thay đổi được hòa khí, mang lại hạnh phúc cho gia đình và tạo được nhịp cầu gắn kết với muôn người trong cuộc sống. Lòng khiêm tốn cao quý lắm, và lòng khiêm tốn có thể giúp cho những người gánh nặng tự cao, tự mãn ở trong trái tim, ở trên đầu, ở trên vai của họ có thể bỏ xuống, để cho họ được sống trọn vẹn với nghĩa ân, với nghĩa tình.

Như người con dâu trong bữa cơm, đã hiểu thấu được lòng khiêm tốn của mẹ, sẵn sàng để cho con dâu sai khiến, nhưng hoan hỉ. Bởi mục đích của mẹ chồng là đón nhận người con dâu như người con ruột, và sẵn sàng mang lòng khiêm tốn để mà khai mở sự hiểu biết cho người con dâu theo chiều dài thời gian, không vội vàng. Ngược lại người con dâu thấy lòng khiêm tốn không phải là không có, nhưng xưa giờ, với thói quen của một đời sống giàu có của người ăn ở, nên ít sử dụng. Cuộc đời của mỗi người chúng ta, đôi khi vì một hoàn cảnh nào đó, ta đã quên đi sự sử dụng của lòng khiêm tốn, để rồi tánh cống cao, ngã mạn như những cái búa chát chúa đập lên đầu người, làm cho những người ta tương tác cảm thấy khó chịu.

Các bạn! Hãy sử dụng lòng khiêm tốn của mình để tạo nhịp cầu nối liền với muôn người. Đức Phật đi vào đời đã dạy cho chúng ta là hãy tạo nhịp cầu đó nối dài với muôn phương, muôn hướng. Để những ai đó đi vào cuộc đời, bước vào nhịp cầu khiêm tốn của chúng ta có thể trở thành những người yêu thương luôn luôn có sẵn lòng an lạc và từ bi. Dù người ta có đối xử với mình như thế nào thì lòng khiêm tốn sẽ mang lại sự hài hoà.

Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn