Search

Cánh Cửa Chân Tâm

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và mỗi người chúng ta.

Các bạn thân mến! Cuộc đời có thật là nhiều chuyện để dẫn ý cho chúng ta đi trên con đường tu tập. Nếu người có tâm cầu học, có tâm cầu đạo đi tới đâu chúng ta cũng học được. Nghe câu chuyện gì chúng ta cũng thấy ý nghĩa cao siêu. Và bất cứ sự việc gì xảy ra trong đời, chúng ta đều thấy sự việc đó như là một bài học để chúng ta học hỏi. Nơi đâu ta tới cũng gặp được thầy, bởi thầy trong tất cả. Vị thầy đó sẽ dạy cho chúng ta với tấm lòng khiêm tốn, với bản ngã không có, thì đi đâu chúng ta cũng học được. Các bạn ơi, có một câu chuyện kể như vầy.

Có một người làm việc trong một gia đình phú hộ rất giàu có. Anh người làm này rất thật thà, luôn luôn nghe lời ông chú. Ông chủ nói gì thì anh này cũng nghe. Ông chủ thương lắm bởi người làm việc này, tâm quá chân thật, nói một biết một, nói hai biết hai, nói gì làm đó, không bao giờ làm sai ý của ông chủ. Ý ông chủ nói gì là người làm việc này làm y chang, nên trải qua mấy mươi năm làm việc rồi, ông chủ cảm thấy thương người làm việc này và luôn luôn hậu đãi người làm việc này: Trao tặng quà, trả lương cao, chăm sóc cả gia đình của ông ta và còn xây nhà xây cửa, chỉ cần người làm cố gắng ở trong nhà nghe theo lời của chủ là điều tốt lắm. Thế rồi một hôm, ông chủ đi xa mới dặn dò người làm việc rằng: Này! Ta đi xa, ngươi hãy coi cái cửa nhà cho chắc chắn, hãy coi cái cửa nhà cho đàng hoàng, bởi ta đi xa nên cần phải coi cửa nhà cho đàng hoàng nghe, rồi mai mốt ta về.

Người làm việc nghe ông chú dặn dò khi đi xa là nhớ coi cái cửa nhà cho đàng hoàng thì nghe, bởi vốn chân thật của ông ta luôn luôn làm theo ý của chủ giao. Lần này chủ đi xa, dặn dò coi cái cửa nhà cho đàng hoàng, coi cửa nhà cho tốt, đừng để nguy hiểm xảy ra với cái cửa nhà. Nhưng khi ông chủ đi xa rồi đó thì có một gánh hát nó tới làng đó nó trình diễn, mà người làm việc ui cha mê hát vô cùng, thích gánh hát này nên muốn đi tới nghe. Vì gánh hát về có ba ngày thôi, hôm nay đã là ngày thứ ba, sau buổi chiều hôm nay thì gánh hát sẽ rời đi. Cuộc đời từ khi sống với ông chủ và lớn lên, đây là lần đầu tiên gánh hát đó tới thôn này. Cho nên trong lòng phát khởi niềm vui, muốn đi không biết có còn cơ hội nữa hay không? Cho nên anh ta quyết định đi coi hát. Nhưng vì ông chủ khi đi dặn dò phải coi cửa nhà cho đàng hoàng, cho nên ông ta suy nghĩ cách làm sao để đi coi hát mà vẫn coi cửa nhà cho đàng hoàng? Thế rồi anh ta tìm ra một kế sách thật là hay để coi cửa nhà cho đúng. Anh ta liền gỡ tất cả các cửa nhà xuống, cửa nhà đằng trước, cửa nhà đằng sau, cửa nhà ở bên hông, cửa sổ, nhà có cửa chỗ nào anh ta gỡ hết.

Rồi anh ta mang tới chỗ coi hát để đống cửa ở đó rồi coi hát vui vẻ, thích thú, khoái lắm, là bởi vì ta nghe lời ông chủ coi cho thật kỹ các cái cửa nhà, cho nên gỡ hết cửa nhà mang tới gánh hát, cửa nhà đâu có hư. Thế đấy, sự suy nghĩ thật là chân thật! Khi anh ta về, khi giãn tuồng, lại mang cửa cài vào đúng y như mọi nơi. Cửa vẫn còn nguyên, cửa nhà vẫn tốt, không hư hao. Vài ngày sau ông chủ trở về thì thấy trong nhà mất hết của cải, đồ đạc, thì hỏi người làm việc “Tại sao ta đã dặn dò khi đi phải coi cửa nhà cho đàng hoàng mà bây giờ đồ đạc mất hết”? Thì người làm việc cũng rất là ngây thơ chân thật: “Thưa chủ, con đi coi hát con cũng nhớ mang theo cửa nhà mình đi bảo vệ đàng hoàng đâu có hư hao gì, khi về con cũng mang cửa nhà theo về rồi gắn lên, không mất gì. Cho nên con nghe lời chủ, con coi cửa nhà thật là kỹ lưỡng và hoàn hảo thưa chủ”.

Đấy câu chuyện như vậy thôi, chúng ta đã hiểu. Trí tuệ quan trọng lắm các bạn ạ. Tâm chân thật phải có trí tuệ. Nếu bạn chân thật nói đâu nghe đó thì chân thật đó là chỉ biết nghe trong vô minh, không có trí tuệ gọi là “Si”. Khi chúng ta si – ngu si thì nói gì làm đó, như cái máy không có trí tuệ, không có hiểu. Ông chủ nói coi cửa nhà cho kỹ, tức là phải canh nhà này, đừng để ai xâm nhập lấy đồ đi. Nhưng người làm lại nghĩ là coi cái cửa của cái nhà cho kỹ để rồi khi coi hát thì gỡ hết cửa mà mang đi. Các bạn thấy không! Có những con người như vậy đó, chủ nói coi cửa nhà thì cứ khư khư ôm lấy cái cửa, chấp là coi mấy cái cửa nhà mà thôi, chứ không hiểu thấu nghĩa rằng là: coi đừng để ai đột nhập căn nhà. Đức Phật, Ngài đã dạy dỗ chúng ta phải coi năm cái cửa cho thật là kỹ. Năm cái cửa đó coi kỹ đừng có để hở, đừng có để mở thì chúng ta sẽ không mất bất cứ một thứ gì ở trong tâm của chúng ta. Và cũng chẳng ai mang được những đồ dơ đặt vào trong tâm của chúng ta. Năm cánh cửa đó là ngũ giới. Phật nói phải giữ ngũ giới, à các bạn coi chừng đó nha, các bạn lại lầm lẫn như anh người làm kia. Khi Phật nói giữ ngũ giới, các bạn lại ư ư thủ đắc chỉ giữ năm giới, chứ không hành năm giới, như kẻ kia giữ cánh cửa chứ không nghĩ được ý nghĩa thâm sâu là bảo vệ ngôi nhà cho nên phải coi cửa cho kỹ. Ta không hiểu được ý nghĩa thâm sâu là phải giữ năm giới để coi và chăm sóc, đừng để những bất thiện, nghiệp bất thiện xâm nhập vào trong ngôi nhà chân tâm của chúng ta. Chúng ta lại gỡ hết năm giới ghi lên trên sách, ghi lên trên giấy tụng hằng ngày rồi giới cấm thủ (tức là chấp vào giới). Ai không giữ giới thì chê bai ta đây giữ giới. Chúng ta giữ giới nhưng mà không hành được giới đó. Phật nói giữ năm giới, ta lại như người làm giữ những cánh cửa khư khư, đi đâu cũng ôm nó hết, đi coi hát thì gỡ cửa mang theo. Chúng ta đi tới hội trường của xã hội ta mang theo năm giới nằm đó, gỡ giới mang theo. Chúng ta đi hội họp, chúng ta ra công trường, chúng ta ra hội trường, ta vào việc làm, ta gặp con người, ta mang năm giới đi như gỡ cửa nhà mang theo. Chẳng để giữ giới hành giới, để bảo vệ tâm của mình, mà tâm nó trời ơi mở toang ra hết, bởi giới mang, theo chỉ nói trên cửa miệng mà chẳng hành năm giới đó như cửa khép kín, bảo vệ chân tâm của mình.

Các bạn phải nghe cho kỹ, đừng chân thật một cách quá đáng, ngu ngơ như kẻ làm việc kia. Tâm chân thật đó chưa phải là chân thật mà gọi là”Si”. Khi chúng ta si, chúng ta chấp giới, “Giới cấm thủ”, chấp vào những giới đi đâu cũng mang giới để phân chia rằng: A kẻ giữ giới, người không giữ giới và ta là người giữ giới. Các bạn giữ giới thôi và giữ nó vào trong đầu, giữ nó vào trong tay, giữ đưa vào trong miệng, giữ vào trong kinh sách Tụng Tụng Tụng Tụng Tụng…Nhưng các bạn không hành được năm giới đó. Bởi các bạn không thấu được nghĩa thâm sâu, thâm thúy của nó. Như anh chàng làm việc không hiểu được ý nghĩa giữ cửa nhà tức là bảo vệ nhà, cho nên gỡ cửa mang theo gọi là giữ. Coi chừng các bạn trở thành người làm việc đó. Chúng ta chỉ là làm công cho ông chủ. Chúng ta chỉ nghe thoáng qua lời Phật dạy rồi tưởng là giữ năm giới, là gỡ năm giới đó khỏi nhà tâm thức của ta, đi đâu cũng mang theo, đánh chuông đánh mõ, đánh trống đánh cheng ầm ầm để cho người ta thấy năm giới hiện tiền trước mặt mà chân tâm mở hết cho ma nó vào bên trong. Các bạn hành năm giới mới là quan trọng, còn giữ nó không có giá trị. Nếu giữ được năm giới thì tất cả bộ nhớ ở trên google, năm giới nó giữ kìa. Nếu giữ được năm giới thì sách vở ghi xuống, nó giữ kìa. Nếu giữ được năm giới thì trên mọi phương tiện truyền thông năm giới vẫn tồn đọng. Hành được năm giới mới là quan trọng.

Hiểu được ý nghĩa thâm sâu của giữ nhà cửa để nhà đó của quý không bị trộm lẻn vào ăn cắp mới là sự quan trọng, chứ đừng nghĩ quá nông cạn giữ cửa nhà tức là gỡ cửa nhà. Gỡ tất cả các cửa ở nhà mang theo, đi đâu ta mang theo đó thì cửa không mất, cửa không hư. Đừng nghĩ rằng giữ năm giới là đi đâu cũng mang giới đó ra khoe, mang giới đó ra nói: “A con thọ năm giới rồi thầy ơi, con giữ năm giới”. Các bạn đi đâu đúng không, cũng được truyền giới, à con sẽ giữ năm giới. Nhưng đối với Bảo Thành giữ năm giới đó nó sáo rỗng, nó không có thực tế mà phải hành được năm giới đó, phải thực hành được năm giới đó các bạn à, còn giữ giới chưa được. Đây không nói đến ngôn ngữ thâm thuý để chúng ta tranh luận. Nói đến hiểu biết đơn thuần là hành năm giới của Phật, đừng giữ nó. Thấy không? Phải giữ cửa nhà tức là giữ cho cái nhà, bảo vệ cái nhà bằng cách khép kín cánh cửa thì năm giới là năm cánh cửa, khép kín lại thì nó sẽ bảo vệ như hàng rào, như những cửa nhà của tâm thức, bảo vệ những điều ác không xâm nhập vô do tâm thức của các bạn. Giúp cho các bạn tinh tấn hơn, sạch sẽ hơn và giúp cho ngôi nhà tâm thức của các bạn thơm, thơm lừng giới hạnh. Giữ giới sẽ có giới hạnh. Hành được giới đó, hành được năm giới, nó sẽ tỏa hương. Giữ giới mới có hạnh, mà hạnh hành nữa kìa, chứ còn có hạnh để mà giữ không được đâu. Cho nên nó sẽ tỏa hương Đức hạnh. Các bạn cố gắng hành năm giới của nhà Phật để bảo vệ ngôi nhà chân tâm, để rác rưởi ở bên ngoài không được mang vào. Và những điều sai trái bất thiện bên ngoài cũng chẳng thể mang vô. Các bạn cố gắng hành năm giới của nhà Phật để năm giới đó là giới:

Không sát sanh

Không trộm cắp

Không tà dâm

Không nói dối

Không uống và sử dụng các chất say.

Năm giới đó như năm cái cửa, các bạn hành được năm giới này tức là năm cánh cửa của chân tâm luôn khép kín, bảo vệ hộ mạng cho các bạn. Và những bạn nào giữ được năm giới này, hành được năm giới này thì Chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp đều tới để hộ mạng. Các bạn ơi cao quý dữ lắm. Các bạn mà hành được năm giới này thì Hộ Pháp, Long Thần, Chư Thiên luôn hộ mạng cho các bạn. Các bạn luôn sống trong an lành, tâm các bạn luôn sáng và các bạn luôn an lạc, tự tại không hề sợ hãi. Các bạn sẽ tràn đầy phước báu trong cuộc đời.

Bảo Thành cảm ơn các bạn đã lắng nghe sự góp ý này, mong rằng các bạn cố gắng hành năm giới:

Không sát sanh là giới thứ nhất

Không trộm cắp là giới thứ hai

Không tà dâm là giới thứ ba

Không nói dối nói bậy là giới thứ tư

Không ăn uống và sử dụng các chất say là giới thứ năm.

Năm giới này như năm cánh cửa, các bạn biết khép kín lại, hành năm giới này thì thân tâm thường an lạc Chư Thiên, Long Thần, Hộ Pháp thường hộ mạng cho các bạn.

Cám ơn các bạn thật nhiều!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts