Search

Cái Xấu Và Cái Đẹp Nhất

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta đang gặp nhau ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn, kênh facebook Chùa Xá Lợi. Hai kênh này là nơi Bảo Thành gặp gỡ các bạn, với một ước nguyện rằng chúng ta có cơ hội gặp gỡ nhau, kể những câu chuyện nhỏ chuyên chở ý nghĩa mộc mạc, đánh thức nguồn sống mới trong kiếp người bận rộn. Các bạn! Để Bảo Thành đi vào một câu chuyện chút suy nghĩ, câu chuyện đó kể như vầy. Thuở xưa có một vị vua, Ngài muốn đi tìm một bậc hiền đức để phò vua giúp nước trị dân, làm cho quốc độ hưng thịnh về kinh tế vào đạo đức xã hội. Bởi vì trải qua bao nhiêu năm trời và những thế hệ trước chiến tranh liên miên, nay vị vua này đã thống nhất, mang lại sự thái bình nên ngài muốn có một bậc nào đó đạo đức cao minh phò trợ cho ngài để giúp cho đất nước này hàn gắn những vết đau của chiến tranh khi xưa. Ngài nghĩ ra một kế và thông báo với toàn thiên hạ rằng: nếu các quan thần hoặc người dân trong nước ai tìm được một vật gì xấu nhất, mang vào dâng cho vua thì vua sẽ chọn người đó là bậc quân sư phò vua giúp nước. Trải qua một thời gian thật là dài, không một vị quan thần ở trong triều thời đó cũng như những người kề cận vua tìm ra được vật gì xấu nhất và rồi thứ dân làm sao tìm được.

Im bẳng thời gian dài, bỗng một hôm có một ông thầy đồ đi vào cung vua xin gặp diện kiến để trình bày cái xấu nhất cho vua coi. Nhà vua cũng ngỡ ngàng, khi ông thầy đồ đi vào với hai bàn tay không có một thứ gì hết, nên vua mới hỏi thưa thầy đồ, cái vật xấu nhất mà ông tìm được đưa cho trẫm coi là thứ gì? vị thầy đồ tử tế nói với vua rằng: thưa hoàng thượng, kẻ hèn xin trình bày thứ xấu xa nhất. Và khi đó ông thầy đồ lè lưỡi ra đưa cho nhà vua coi. Nhà vua hỏi: Cái đó là gì? Ông thầy đồ nói: dạ thưa vua, cái lưỡi của kẻ hèn là cái xấu nhất ở trên đời. Nhà vua hơi ngạc nhiên, quan thần cũng ngạc nhiên. Nhưng ông thầy đồ lại nói: Cái lưỡi của kẻ hèn xấu là bởi vì nó nói đâm thọc. Người đúng nó cũng có thể nói cho người ta sai để hại người. Người bình thường cái lưỡi cũng có thể đâm cho người ta chết, chuyện không có cũng có thể nói có. Cái lưỡi làm cho bao nhiêu con người tan gia bại sản, mất vợ mất con. Cái lưỡi cũng làm cho người ta mất cả ngai vàng, mất cả quốc độ, mất tất cả, đưa đến cái chết. Cái lưỡi cũng có thể làm cho người ta lao đao lận đận cả cuộc đời. Cái lưỡi của kẻ hèn thật là xấu, là xấu nhất, bởi không có một cái gì xấu xa trên đời này mà cái lưỡi của kẻ hèn không thể làm được. Cho nên cái lưỡi của kẻ hèn là xấu nhất, xấu nhất trên tất cả những cái xấu. Vua nghe giải thích như vậy một cách thâm thúy thì ngầm hoan hỷ lắm, vui lắm, nhưng vẫn đặt ra một câu hỏi nữa để cho vị thầy đồ kia như một vị thử thách, để tìm coi vị này có phải chăng là vị hiền đức, nên nói với vị thầy đồ rằng: đúng rồi, nhưng trẫm lại muốn tìm cái thứ đẹp nhất, vậy thì thầy đồ hãy đi tìm cho trẫm. Thầy đồ đi một thời gian trở về, ai ở trong triều thần cũng ngóng chờ, nhưng thầy đồ trở về cũng hai bàn tay trắng. Nhà vua lại hỏi: vậy thì cái thứ đẹp nhất là ở đâu? thầy đồ lại cũng lè lưỡi ra và cho vua thấy: đây là cái đẹp nhất. Vua lần này kinh ngạc thật, bởi vì xưa thầy đồ nói lưỡi là xấu, giải thích có lý, nay nói đẹp thì như thế nào. Thầy đồ liền nói: Cái lưỡi của kẻ hèn có thể làm cho người đang sân thành hạnh phúc bình an, người đang mất được có, đất nước đang tang thương, chiến tranh được hòa bình, người đang giận hờn được hàn gắn hết giận. Cái lưỡi của hạ thần có thể nói những chuyện cao đẹp, mang lại sự hạnh phúc cho muôn người. Cái lưỡi của kẻ hèn đây có thể làm nên muôn điều kỳ diệu, làm cho các nước lân bang chiến tranh có thể ngừng chiến tranh, làm cho sự giết hại có thể ngừng. Cái lưỡi của kẻ hèn có thể làm nên những điều kỳ diệu nên nó là cái đẹp nhất. Vua nghe giải thích như vậy, thấu rõ rằng ông thầy đồ này là người có đạo đức, biết dùng cái lưỡi của mình để thành tựu được những điều cần thành tựu trong cuộc đời, hiểu thấu chân lý của cái lưỡi, cho nên đã đón nhận vị thầy đồ vào làm quốc sư để mà cùng phò trợ với vua, giúp cho đất nước thái bình.

Các bạn! Câu chuyện này đúng, chỉ nói cái lưỡi lắt léo. Đúng, nhưng nói theo ngôn từ của nhà Phật thì nó là ngôn ngữ mà ta hay dùng gọi là khẩu nghiệp. Nếu nói đúng hơn đó là ngữ nghiệp, ngôn ngữ ứng dụng trong cuộc đời đều phải dùng cái lưỡi để thị hiện. Đúng vậy, lưỡi rất xấu và cũng rất đẹp, tùy theo tâm của chúng ta có làm chủ được cái lưỡi hay không mà thôi. Cái xấu nhất ở trên đời cũng do lưỡi tạo ra bởi tâm chuyển tới, cái đẹp nhất ở trên đời cũng do lưỡi tạo ra bởi tâm chuyển tới. Vậy nên trong kinh pháp cú Phật mới dạy, tâm làm chủ, nếu chúng ta có cái tâm được làm chủ, ngôn ngữ được thể hiện qua cái lưỡi của chúng ta sẽ là những ngôn ngữ thanh cao, cao quý, đẹp, mang lại hạnh phúc, bình an, ấm no cho muôn người. Còn nếu cái tâm của chúng ta không được làm chủ theo pháp thiện mà nó bị dẫn đi bởi pháp ác thì cái lưỡi sẽ được sử dụng bằng những ngôn ngữ sắc bén, tạo ra chiến tranh nguy hại và luôn luôn tạo ra những lời thô ác, đau khổ cho muôn người.

Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta rằng là người Phật tử tại gia, phải luôn luôn đụng chạm với cuộc đời hằng ngày đó, chúng ta luôn luôn phải làm chủ cái tâm của mình trong chánh niệm, để cái lưỡi của chúng ta được ứng dụng khởi lên, tạo thành những ngôn ngữ, nhất định phải là những ngôn ngữ thanh cao, mang lại hạnh phúc và bình an, mang lại niềm vui, sự hòa bình, mang lại sự gắn kết và xoa dịu đi những vết nhọc nhằn, đau khổ trong cuộc sống của ta và của mọi người. Cái lưỡi là cao quý khôn cùng, nếu cái tâm thiện được làm chủ trong tư tưởng. Nếu không được làm chủ bằng pháp thiện thì cái lưỡi kia sẽ là thanh kiếm, thanh gươm, là con dao giết chết mọi người. Chúng ta hãy nương vào câu chuyện này để tìm hiểu giáo lý của nhà Phật nói rằng khẩu nghiệp thật là dễ tạo ra mỗi một ngày trong cuộc sống, bởi từ sáng sớm cho đến tối, cái miệng luôn luôn nói. Như vậy nếu không để ý, thì cái lưỡi này sẽ tạo ra bao nhiêu ác nghiệp, còn nếu để ý sẽ tạo ra thiện nghiệp. Phước báu của nhà Phật ở ngay cái lưỡi của chúng ta, nếu chúng ta biết làm chủ nó bằng cái tâm thiện, lưỡi chính là ruộng phước điền tạo ra phước vô cùng, mỗi ngày, mỗi giây trong cuộc sống. Chỉ cần ý thức được điều đó để ứng dụng cái lưỡi được dẫn bằng cái tâm thiện tạo nên những ngôn ngữ thiện lành, nhất định chúng ta đã được chứng đắc phần an lạc trong cuộc sống. Đó gọi là tu và nhất định các bạn sẽ có phước báu đầy đủ. Đó gọi là tu, tu thiện pháp qua cái lưỡi của mình, thật là đơn giản, thật là đơn giản các bạn. Đời xưa kia và nay, nhiều người cứ nghĩ tu khó lắm, tu là phải như vầy phải như kia, ăn chay, ép xác, hãm mình. Không! Tu chính là ở cái chỗ biết ứng dụng cái lưỡi khi tạo ra ngôn ngữ bằng tâm thiện, còn không tu tức là cái lưỡi được uốn nói ra những ngôn ngữ bằng tâm ác.

Điều này nằm trong cái khả năng mỗi người chúng ta có thể thực hiện được mỗi ngày. Không có khó, không có câu nệ vào kinh kệ, giới này hoặc là luật kia, chỉ cần ý thức được cái lưỡi tạo nghiệp tốt và tạo nghiệp xấu, chỉ cần ý thức được điều đó để cái tâm thiện lành trụ trong pháp thiện dẫn cái lưỡi tạo thành ngôn ngữ ứng dụng phù hợp trong mỗi ngày thì nhất định các bạn đã gọi là người tu.

Các bạn là cư sĩ tại gia, là Phật tử trong xã hội hiện thời, bương chãi nhiều, sẽ luôn tu và chứng đắc được như tất cả các vị xuất gia mà thôi, thậm chí đôi khi còn hơn nữa, nếu các bạn chuyên chú vào một chút. Chúc các bạn tu được pháp này. Nhớ dùng tâm thiện dẫn lưỡi của chúng ta nói những ngôn ngữ thiện lành, đó chính là tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn