Search

Bất an trong cuộc sống

Trong thời gian gần đây thì cuộc sống của con có quá nhiều những chuyện bất như ý xảy ra với con và gia đình nên là con cũng không có tinh tấn trong quá trình tu học. Nhưng trong tâm con thì vẫn luôn hướng về Phật, hướng về Thầy. Con vẫn luôn thấy tội lỗi về sự không tinh tấn của mình thì con xin Thầy chỉ dạy cho con phải làm như thế nào để cho con đỡ bất an trong tâm?

Ai ai cũng có thật nhiều lần không tinh tấn, rơi vào khoảng trống của sự chán nản khi phải đương đầu với nhiều hiện tượng xảy ra không như ý để rồi những cảm xúc dâng trào theo chiều hướng làm cho chúng ta mất đi tinh thần. Các vị xuất gia cũng vậy cho nên luôn luôn có Bậc Thầy Tổ bên trên, các Bậc Thầy lớn ở bên trên để khi rơi vào trạng thái đó được sự nhắc nhở, dắt dìu bởi trong Tăng thân những người đệ tử luôn ngưỡng lên những Bậc trên. Những sai phạm trong cuộc đời, những giây phút chán nản thất bại, tất cả mọi cảm xúc luôn luôn sẵn sàng cởi mở chia sẻ với Thầy với mình. Và vì đó những Bậc ở trên luôn luôn nhìn xuống tăng trưởng sức mạnh cho đệ tử của mình bằng những lời giáo dưỡng, những sự dặn dò và giáo dục đệ tử của mình trên mọi phương diện. Và người đệ tử luôn luôn chia sẻ đối cuộc sống các Thầy.

Ở trong đời cũng vậy chúng ta luôn luôn phải tìm một người tri kỷ, một người bạn hoặc một người tin tưởng để khi gặp chuyện chúng ta có thể chia sẻ và người đó giữ được tâm thanh tịnh để nhìn rõ những vấn đề ta đang đương đầu, giúp đỡ và nâng đỡ chúng ta vượt qua. Khi bạn nói rằng bạn đã thực tập, tu tập nhưng vì hoàn cảnh trái chiều, nghịch ý xảy ra làm cho tâm của bạn phải dừng ở đó không tiếp tục hoặc nghỉ chơi chốc lát một vài ngày mà không có sự tinh tấn tu tập. Không sao, ai cũng từng xảy ra nhưng chúng ta đừng để rơi vào thành một thói quen tập thành một biệt nghiệp riêng của chúng ta gọi là tập khí, thói quen có điều kiện xấu. Nhà Phật gọi là tập khí hay còn gọi là thói quen, hành động theo chiều hướng xấu, thói quen, hành động theo điều kiện xấu. Những cái như vậy phải phòng ngừa, chữa trị ngay.

Khi rơi vào trạng thái như vậy luôn luôn hướng đến Phật với hơi thở Chánh Niệm và quán chiếu Phật ở trên đảnh đầu của chúng ta. Và thỉnh Phật: “Thưa Phật! Con đang rơi vào khoảng trống của sự chán nản, biết bao nhiêu chuyện không như ý xảy ra trong gia đình, sự đồng tu hay sự tu tập của con có gián đoạn. Nay con xin thỉnh Phật ngự ở trên đảnh đầu để đánh thức và sách tấn con để con có thể vượt qua thử thách này để tiếp tục đồng tu”. Và bằng cách hít vào thở ra như Ngài  Phổ Hiền gọi là thỉnh Phật trụ thế. Chúng ta thỉnh Phật trụ trên đảnh đầu. Nhiều người nói sao rước Phật vào đầu? Rước vào đầu để làm chi? Chúng ta theo Ngài  Phổ Hiền thỉnh Phật trụ thế vậy thì chúng ta trong những lúc chán nản như vậy, thỉnh Phật trụ trên đảnh đầu để như Ngài cầm ánh đuốc soi đường cho ta đi trong màn đêm u tối đang gặp những trở ngại, chướng ngại trong cuộc sống của gia đình. Với cách quán chiếu như vậy ta đã an được cái tâm của chúng ta bởi năng lượng Từ Bi của Phật hiện diện trên đảnh đầu và giúp cho chúng ta phục hồi được năng lượng và tinh thần sớm hơn để không rơi vào vùng tối của thói quen có điều kiện xấu tạo thành những tập khí không tốt, không có lợi gây ra chướng ngại trong cuộc sống của chúng ta.  

Tham vấn Phật Pháp 2, https://youtu.be/r2P67qfMoZo

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn