Search

Im lặng hay khuyên bảo

Từ ngày mà con tu theo pháp Thất Bảo Huyền Môn và hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa thì tất cả những điều gì mà thấy không thực sự cần thiết thì con không nói. Con im lặng vì con không muốn bị vướng vào vòng thị phi hay là mất lòng, không vui với người nào đó dù kể cả là người thân trong gia đình. Thì đôi lúc con thấy việc đó cũng tốt, cũng hay nhưng đôi lúc con suy nghĩ lại thấy điều đó là điều không nên làm hoặc là lời đó không nên nói tại sao mình không dùng lời khuyên hay là ứng xử bằng một thái độ nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ để cho người ta thay đổi những điều không hay đó mà con lại im lặng. Nhưng con cũng sợ là khi nói ra thì không biết người ta có tiếp nhận tốt không mà lại làm cho mình vướng vào thị phi và mất hết phước báu. Thì con nghĩ như vậy thì có quá vị kỷ không và tiêu cực không? Xin thầy hướng dẫn thêm cho con ạ!

Nhiều chuyện ở trên đời chúng ta thấy sai, chúng ta muốn giúp đỡ hoặc chúng ta muốn khuyên bảo. Nhưng giúp đỡ và khuyên bảo không đúng thời gian và nói năng không đúng pháp, không đúng lúc thậm chí ý đẹp của chúng ta sẽ đổi chiều thành xấu. Người có kiến thức của Phật học là người phải tùy duyên, đừng sợ sự ích kỷ khi thấy sai mà không giúp đỡ, không nói gì. Chỉ sợ rằng ngay lúc đó không đúng lúc, không đúng thời theo sự nhận biết của ta để rồi ta dính vào chuyện gọi là xía vào chuyện hàng xóm. Phật nói Phật không xía vào nghiệp của chúng sanh, ta học theo Phật. Nhưng Phật sẵn sàng khai thị cho mọi chúng sanh khi có căn duyên. Phật nói Phật không thể độ cho người không có duyên và không xí tức là không xen vào nghiệp của chúng sanh. Nhưng sẵn sàng khai thị đối với những ai có duyên.

Cho nên chúng ta phải luôn luôn thực tập Chánh Niệm hơi thở quán chiếu nhân duyên để coi nhân duyên của ta lúc đó. Khi các bạn tu tập Chánh Niệm hơi thở rồi, các bạn có năng lượng Từ Bi rồi thì các bạn có sự cảm ứng. Lúc đó năng lượng đó nó giúp cho bạn khởi lên những tư tưởng cảm nhận được đây là đúng thời, đúng lúc. Bạn cảm nhận được như vậy thì bạn nói bạn khuyên. Còn nếu như không có cảm giác như vậy bạn hãy nên im lặng như Chánh Pháp để hồi hướng năng lượng cho người đó chứ không nhất thiết phải bước vào. Phật không độ người không có duyên, Phật không xen vào nghiệp của chúng sanh nhưng Phật sẵn sàng khai thị cho tất cả mọi chúng sanh khi có nhân duyên phù hợp đúng thời đúng lúc.

Do đó hãy thực tập Chánh Niệm hơi thở quán chiếu nhân duyên thường xuyên. Năng lượng của Chánh Niệm hơi thở sẽ giúp cho chúng ta cảm ứng tương thông với đối tượng đó khi giao tế hoặc khi nhìn thấy, khi nghe được và sẽ cho ta một cảm giác đây là lúc nên nói hay không nên nói. Bởi khi Trí Tuệ được thắp sáng và cảm ứng của năng lượng Từ Bi có trong người sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết lúc nào là đúng thời, đúng lúc, đúng chỗ để khuyên bảo hoặc chia sẻ. Để tránh rơi vào lo lắng rằng ta có quá ích kỷ hay không, thấy sai mà không khuyên bảo, thấy không đúng mà không giúp đỡ. Cho nên cố gắng thực tập sẽ có được sức mạnh đó ở trong tâm của mình. Và Chư Phật dạy rằng có những chuyện không phù hợp nhân duyên không nhất thiết chuyện gì cũng đụng vào để rồi rối rắm tâm thức của ta và làm rối chuyện lên.

Ở đời có nhiều chuyện, chuyện gì ta cũng động vào làm rối chuyện hết. Cho nên làm một việc gì để đạt đến sự hoàn hảo tương đối chứ không thể tuyệt đối thì chúng ta cần phải có sự chuẩn bị. Hơi thở Chánh Niệm, cách thực tập như vậy và đón nhận năng lượng Từ Bi ta có thể giúp đỡ họ khi nhân duyên phù hợp bằng cách giúp đỡ trực tiếp nói chuyện hoặc giãi bày với họ hoặc bằng một cách nhẹ nhàng, kín đáo hơn là hồi hướng năng lượng nguyện xin Chư Phật thắp sáng Trí Tuệ của người đó bằng năng lượng Từ Bi để người đó có thể nhận ra cái sai đó mà sửa.

Tham vấn Phật Pháp 2, https://youtu.be/r2P67qfMoZo

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn