Search

Bài 2230. Tỏ Lộ Pháp Giác Ngộ

Thu Hằng đánh máy, Bảo Minh biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và Facebook Chùa Xá Lợi.

Giờ đồng tu đã tới, kính mời các bạn cùng quy ngưỡng về ba ngôi Tam bảo để chúng ta đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật.

Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi lòai chúng sanh và gia trì cho chúng con biết tinh tấn tu học, chánh niệm hơi thở, quán chiếu bằng trí tuệ và từ bi để thấu rõ vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ, Vô Ngã.

Xin Chư Phật Tác Đại chứng minh

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ, bàn tay trái tượng trưng cho từ bi. Chúng ta luôn ghi nhớ lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương, từng hơi thở vào ra quán chiếu tự thân, an trú nơi năng lượng từ bi của mười phương Chư Phật. Chúng ta giờ đây hãy nghĩ tới người thân yêu của mình, ông bà, cha mẹ, gia đình, thân bằng quyến thuộc, cộng đồng và xã hội. Nguyện muôn người luôn được bình an, hạnh phúc trong năm mới.

Chúng ta hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú.

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn thân mến, Bảo Thành chào các bạn. Hôm nay ngày thứ hai đầu tuần của năm mới, Bảo Thành đang ngồi ở nơi chánh điện Chùa Xá Lợi tại tiểu bang Pennsylvania, nơi Đại Hùng Bảo Điện Chùa Xá Lợi chốn này thật oai nghi, Bảo Thành không về đây thường xuyên chỉ vào những dịp lễ bởi phật sự đa đoan, nhưng mỗi khi trở về đây cảm nhận được hồng ân của ba ngôi Tam Bảo luôn đổ tràn đầy nơi đây, cảm nhận được năng lượng vi diệu của sự thanh tịnh chốn đạo tràng trang nghiêm, sớm khuya quý Sư Cô và quý phật tử tu tập. Nơi đâu có sự tu tập chánh pháp và dưỡng nuôi tánh Thiện trong chánh niệm của hơi thở, nơi đó có sự hiện diện của năng lượng vi diệu siêu thế của Chư Phật mà những ai tới đều cảm nhận được, cảm nhận.

Các bạn, chắc chắn chúng ta trong sự đồng tu bấy lâu nay, chánh niệm hơi thở đã đưa chúng ta trở về với cội nguồn của tự tâm, biết bao nhiêu sự thay đổi, đảo điên trong cuộc đời, chúng ta vẫn vững chãi, vẫn trụ vững, vẫn hiên ngang giữa cuộc đời, vẫn mỉm cười và vẫn bình an, dù không thiếu những sự phiền não, đau khổ bủa vây, nhưng chúng ta chẳng bị chúng quật ngã, vì sao? Vì ta luôn trụ ở trong cái hơi thở chánh niệm để liên kết mật thiết với ba ngôi Tam bảo.

Chủ đề gửi về, một chủ đề rất tuyệt vời, đó là “Tỏ Lộ Pháp Giác Ngộ”. Câu hỏi pháp nào là pháp giác ngộ tỏ lộ cho mọi người? Tất cả các pháp, pháp phương tiện mà Đức Thế Tôn truyền dạy trong 45 năm trời đều đưa đến sự giác ngộ cho mỗi một chúng sanh nếu như có nhân duyên với pháp ấy. Đức Phật là bậc giác ngộ luôn nói chân thật nghĩa của cái chân (bị đứng 18p41) và làm sao đó để cho chúng ta hiểu thấu được chân lý ấy, chuyển hóa mọi phiền não đau khổ ngay trong cuộc đời này để có hạnh phúc và bình an. Ngài nhìn thấu căng cơ khác biệt của từng chúng sanh, Ngài phương tiện một cách diệu dục để mọi chúng sanh đều có cơ hội lãnh nhận cái pháp phương tiện đó để trở thành một người giác ngộ, một bậc giác ngộ. Hai chữ giác ngộ vĩ đại quá, làm cho chúng ta chao đảo từ xưa cho tới giờ, không ai (bị đứng 19p38) và cứ nghĩ rằng cái đấng nào đó giác ngộ phải tu pháp tu cái pháp môn nào đó, phải cao siêu dữ lắm.

Cái pháp môn bí truyền, bí truyền đến mức bí hiểm, bí truyền đến mức bí hiểm rồi bí lối, ai tu cũng bí hết, chẳng được thọ truyền học hỏi để chứng đắc, bởi chúng ta có một cái quan niệm khác thường lắm, nếu một bậc giác ngộ thì tu các pháp đặc biệt và nếu giác ngộ thì vị ấy phải nhìn thấy cõi Phật, phải nhìn thấy Phật, phải nhìn thấy Bồ Tát, phải nhìn thấy Niết Bàn, phải nhìn thấy những cõi giới vô hình, phải nhìn thấy hung thần, ác quỷ, vong linh, phải mở được thiên nhãn, Phật nhãn để nhìn thấu quá khứ vị lai và hiện tại, nhìn thấu mọi cảnh giới. Bậc giác ngộ với cái pháp giác ngộ phải tỏ lộ ở cái nhĩ căn viên thông, nghe được những âm thanh kỳ diệu, có thể là của vị Bồ Tát Đại Trí Văn Thù hoặc là Ngài Phổ Hiền, Ngài Quan Âm hoặc thậm chí còn có thể nghe được từ 18 tầng địa ngục lời giảng của ngài Địa Tạng Bồ Tát hoặc nghe tiếng khóc than của những vong linh vất vưởng chết trên sông, trên đồi, trên núi, bờ đường, bìa rừng hoặc đâu đó và đó là cái định nghĩa giác ngộ đó các bạn, người đó phải oai hùng dữ lắm, nghe thấy thấu biết, việc gì ở trên đời cũng thông hết, thiên văn, địa lý, phong thủy, khoa học xã hội, thông nào là giác ngộ mà không thông sao gọi là giác ngộ. Quan niệm đó dần dần đưa chúng ta bám víu vào những cái ảo tưởng sức mạnh của giác quan để rồi những bậc xuất gia hoặc những người phật tử tại gia như chúng ta để tỏ lộ cái pháp mình tu và để tỏ lộ rằng ta đã chứng ngộ thường nói hươu nói vượn, nói thấy Phật, thấy ma, thấy quỷ, nói thấy xuất hồn đi tới những cảnh giới huyễn hoặc nào đó, thỉnh kinh, gặp Phật, nghe Phật thuyết pháp rồi về nói cho chúng nó nghe. Ngồi chễm chệ ở trên cái ghế như là kẻ bề trên phán xét, hình như cái cảnh này quen quen đâu đó vẫn có người sử dụng.

Chúng ta đã lầm lạc trong cái định nghĩa giác ngộ như thế, cho nên chúng ta dần dần đi vào mê tín dị đoan, tìm tòi, táy máy, thọc mạch, tò mò, mụ mẫm trong những điều thật không biết rồi bị người ta lừa gạt họ là giác ngộ và dần dần bắt chúng ta lệ thuộc vào sự giác ngộ của họ để được ban ơn, được cứu độ, được giải quyết những cái vấn nạn trong cuộc đời, khi đau khổ tìm tới họ để họ giải quyết thì thất bại cũng tìm tới họ để họ giải quyết, cuối cùng người được gọi là giác ngộ đó quyết định mọi vấn đề trong đời sống của chúng ta và thế chúng ta đã trở thành nô lệ cho họ, phục tùng cho những cái điều mà họ chẳng bao giờ biết, giác ngộ kiểu như vậy đầy hết ở trên thế gian này, đông tây nam bắc, ở phương tây hay châu Âu, Á Đông hay Châu Phi, Châu Úc, lục địa nào, quốc gia nào có con người là có những cái bậc giác ngộ kiểu đó, tự xưng tự táng, tìm đủ mọi cái chiêu trò tâm lý, bởi chúng ta Bảo Thành và các bạn mê muội, dễ bị họ lừa gạt, cho nên ta cứ khổ.

Tỏ lộ pháp giác ngộ như thế nào đây? Nếu Đức Phật được gọi là một bậc giác ngộ thì thân tướng của Ngài làm sao để người khác nhận ra, nếu chúng ta trở về lịch sử của 2560 mấy năm trước giả sử được sinh ra vào thời Đức Phật, nếu mà thực sự trên con đường đi hoặc đâu đó trong thôn xóm gặp được Phật, không biết rằng ta nghĩ Phật là chắc phải có hào quang phát ra như mặt trời, nhìn tướng hảo đẹp, phải vậy không? Hay khi Phật hiện diện trước mặt ta chẳng nhận ra, bởi vì sao? Bởi Ngài đi chân đất, đầu trần, ôm bình bát, bởi vì sao? Bởi cái y áo Ngài mặc là cái vải liệm xác chết, chẳng thơm như hoa đâu các bạn ơi, nếu các bạn tới gần chắc có lẽ cũng sẽ ngửi được cái mùi trần gian, làm sao có thể nhận ra bậc giác ngộ tỏ lộ trong cái tướng ăn, tướng ở và áo mặc như vậy, chúng ta quen nhìn cái hình tướng bên ngoài để phán xét, thì cái hình tướng của Phật xưa ai nào có thể nhận ra, ai có thể nhận ra.

Bởi đó mà sau khi Phật giáo ngộ tới vườn nai gặp năm anh em Kiều Trần Như họ đâu có nhận ra Phật, bởi Phật tu khổ hạnh cùng với họ thời xưa mà tu khổ hạnh các bạn biết rồi, thậm chí có những người chẳng mặc quần áo, đầu tóc bù xù, chẳng tắm, móng tay để dài, đánh răng súc miệng thì thôi chẳng có đâu, họ hành xác mà làm sao phương tiện cuộc sống như chúng ta, gần gũi họ chịu không nổi đâu và Phật cũng không khác gì cái người đó cho nên năm anh em Kiều Trần Như nào có thể nhận ra, cho tới khi Đức Phật giảng bài Pháp Luân đầu tiên nói về Tứ Thánh Đế họ hiểu, họ giác ngộ bởi xưa kia họ nghĩ rằng phải hành xác này như cái trái chanh đó, vắt cho nó ra nước tức là hành cái xác này từ trong cái thân xác sẽ chui ra một bậc giác ngộ, họ nghĩ vậy, họ hành xác. Khi Đức Phật nói về cái khổ, họ nhận rõ cái khổ, nguyên nhân gây khổ và làm sao chuyển hóa cái khổ đau đó bằng những cái phương pháp Đức Phật dạy, để thành tựu được sự an lạc và hạnh phúc, thế là họ chẳng màng tới cái vấn đề ép xác khổ hạnh để cho tòi, cho lòi ra một cái ông giác ngộ nữa, bởi vì sao? Bởi vì họ nhận thức được rằng để giác ngộ là phải nhận ra cái cội nguồn của sự khổ đau và nguyên nhân tạo ra khổ đau rồi chuyển hóa chúng.

Thế nên một trong năm anh em Kiều Trần Như khi đi kinh hành, Ngài Mục Kiền Liên và ngài Xá Lợi Phất là hai bậc thượng thủ Bà La Môn, chẳng thấy hào quang, chẳng thấy cái sức mạnh thần thông cũng chẳng thấy người đó bay bay ở trên mây, trên trời giáng xuống mà thấy một người trong anh em Kiều Trần Như đi khoan thai, nhẹ nhàng, thanh tịnh, tuyệt đối, không còn một chút sầu muộn, phiền não, đau khổ nào hiển hiện trong thân, trong khuôn mặt, trong tướng đi. Ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên nhận ra đây là bậc giác ngộ đã tỏ lộ qua cái thân pháp hiện hữu của một con người bình thường, từ đó đã hỏi lần và tới để quy y với bậc giác ngộ là Đức Phật và sau này trở thành hai bậc thượng thủ. Vậy thì thì tỏ lộ pháp giác ngộ như thế nào? Chúng ta cứ nhìn vào hình ảnh đó suy nghĩ sẽ nhận ra.

Rồi chúng ta lại thấy một vị nữa rất đặc biệt tỏ lộ cái sự giác ngộ của mình sau khi học được nơi Đức Phật, đó là tướng cướp mang tên Vô Não, ác, cái ác của ông ta không thể nói được, bởi gặp người là giết người, một kẻ cướp giết người, khi đã đầu Phật, làm đệ tử của Phật, được Phật khai thị và tu đến sự giác ngộ chứng đắc, thì có phải chăng ông Vô Não này tỏ lộ cái pháp học của Phật, chứng tỏ sự giác ngộ của mình là nói pháp thao thao bất tuyệt hay thần thông bay khắp cả trời, thấy cả Phật, Bồ Tát Thánh Hiền, xuống 18 tầng địa ngục, xuất hồn du hí thần thông rồi về kể lại cho nhau nghe cõi địa ngục âm ti hay sao, không, ngài tỏ lộ cái pháp giác ngộ của ngài là gì? Là hiểu thấu cái tội lỗi nghiệp quả của mình, hiểu được bản thân của mình đã tạo ra tội lỗi, đã tạo nghiệp và cần phải ngừng tạo nghiệp và phải trả cái nghiệp đó, đó là sự tỏ lộ của pháp gia một của ông Vô Não, tướng cướp một thời. Do vậy trên con đường đi khất thực vào làng, dân chúng thấy ông ta đã đập cho bể đầu, đã ném đá cho đổ máu, đã đánh tơi tả đến mức mà ông ta té xuống, đứng dậy, té xuống đứng dậy, cho tới khi ông ta đã thật sự chết đi bởi sự trả thù, sự ghét bỏ, sự đánh đập của dân chúng. Vậy thì tỏ lộ pháp giác ngộ của ông ta là gì? Chúng ta nhận ra ngay thôi.

Các bạn, các bạn và Bảo Thành đều có thể tỏ lộ pháp giác ngộ học được nơi Đức Phật, chẳng phải là khoe với bạn bè tôi thấy Phật, tôi thấy Bồ Tát, tôi thấy thánh thấy thần, thấy vong linh, chẳng phải là vỗ ngực khoe với mọi người rằng Phật giáng vào tôi, vật gá vào tôi, Bồ Tát nhập vào tôi, chư thần chư tiên nhập vào tôi, ông trời thượng đế nhập vào tôi và Thượng Đế, Phật, Bồ Tát Thánh Hiền, Long Vương Hộ Pháp, chư thiên, vong linh nói chuyện với tôi, không phải, không phải đó là tỏ lộ cái pháp giác ngộ đâu, từ ngàn xưa tới ngày nay thật là nhiều người vẫn chứng tỏ mình là bậc giác ngộ, đã tu được pháp giác ngộ và tỏ lộ cái pháp giác ngộ của chính mình một cách rất đặc biệt rằng nói Phật nói chuyện, họ có thể nói chuyện được với Phật, họ có thể nói chuyện và tâm sự với Bồ Tát Thánh Hiền, với quỷ vương, với chư thiên, với Thượng Đế (bị đứng 33p39) họ cũng có thể truy hồn về để nói chuyện, Thượng Đế họ cũng có thể nói chuyện như cơm bữa, chẳng phải đâu, tỏ lộ pháp giác ngộ không phải như vậy các bạn ơi, gương của Đức Phật, gương của năm anh em Kiều Trần Như, của ngài Xá Lợi Phất, ngài Mục Kiền Liên, ngài Ca Diếp, ngài Phú Lâu La, ngài Upali, chúng ta thấy từng người từng người chẳng bao giờ nói những cái chuyện vớ vẩn ngày nay ở đời, nhiều người không biết ở chỗ nào đi tới cứ nói rằng luyên thuyên cả ngày, nói chuyện với cái tính vô hình, cái hữu hình trong cuộc đời chẳng nhìn thấy, giữa người với ta chẳng có thâu và chưa hiểu được chính mình lấy gì để nói chuyện với những vị vô hình và hiểu được những vị vô hình, phải chăng cái vô hình, vị vô hình, chư vị vô hình chúng ta nói chuyện hoặc người nào đó tiếp cận chỉ là cái vô tình lạc vào hay cố tình lạc vào trong ảo giác của tưởng thức lầm mê.

“Tỏ Lộ Pháp Giác Ngộ” chính là hiểu thấu được mình, hiểu thấu được mình, hiểu được mình đã tạo ra nghiệp, hiểu được mình đã phạm tội, khi hiểu được mình đã làm sai, hiểu được cái yếu của mình và hiểu được trong cái cuộc đời nhiều lầm chấp, nhiều tội lỗi, nhiều sai trái, nhiều yếu đuối, nhiều cái nhược điểm vẫn có cái ưu điểm.

Hãy nghe qua lời cao quý nhất của Đức Phật, lời cuối trước khi Đức Phật viên tịch, tức là nhập Niết Bàn hay còn gọi là từ giả cõi này, Ngài nói với chúng đệ tử thời đó trước khi ra đi: “Thầy sắp ra đi rồi các đệ tử ơi, các con có muốn hỏi điều gì nữa hay không?”

Ông Anan là thị giả của Phật, nghe được thầy của mình nói Ngài sắp đi, rồi nói cho rõ cái câu mà Phật tử tại gia dễ hiểu là sắp chết rồi, ông ta khóc bù lu bù loa, ông ta nói: “Thầy ơi! Thầy là ánh sáng của cuộc đời chúng con, Thầy là mặt trời trí tuệ mà chúng con nương vào, Thầy sắp chết rồi ánh sáng đó sẽ đi mất, trí tuệ chia sẻ tắt lịm, rồi làm sao đây? Chúng con sẽ bơ vơ, chúng con sẽ cô đơn, chúng con sẽ lạc lõng trong cuộc đời.”

Đức Phật nói: “Chính vì các con cứ dựa dẫm vào cái được gọi là mặt trời trí tuệ của ta, cứ dựa dẫm vào cái gọi là phải có ta để dìu dắt, cho nên ta phải ra đi, dù cho một ngày, một trắm năm hay hàng vô lượng kiếp trôi qua, nếu cứ như tinh thần ấy dựa dẫm thôi làm sao có thể thoát khổ” và Phật nói: “Các con hãy tự là ánh sáng của riêng mình, chiếu soi trên con đường đi để dấu chân an lạc có thể trở về, có thể trở về với , hãy tự là ánh sáng của chính mình.”

Các bạn thân mến, câu này nói thật rõ “Tỏ Lộ Pháp Giác Ngộ” chính là phải tự là ánh sáng của chính mình bằng cách hiểu thấu được ta, để hiểu thấu được ta mỗi người chúng ta phải thiền quán gọi là nội quán, nhìn sâu vào trong tâm thức qua hơi thở chánh niệm. Các bạn, quán chiếu bằng tâm từ bi, hiển lộ trí tuệ để nhìn thấu, để nhìn thấu được ta, ta là ai? Ai là ta?

“Tỏ Lộ Pháp Giác Ngộ” là nhìn thấu bản thân của chính mình, mà để nhìn thấu bản thân của chính mình trong chánh niệm hơi thở ấy chúng ta cần phải tinh tấn tu học, bởi vì cái sự giác ngộ của chúng ta không phải như là một món ăn Phật đã tạo ra đưa cho ta ăn mà (bị đứng 39p52) y như các cơ bắp trên cơ thể của chúng ta, cần phải tập luyện nó mới dẻo dai, cần phải tập luyện nó mới có thể lớn lên, bự lên và đẹp, ai muốn có sáu múi phải tập luyện, không ai sinh ra mà có sáu múi, ai muốn có cơ bắp cuồn cuộn thì phải tập luyện thường xuyên. Sự giác ngộ là do cái công hạnh tu tập thiền quán chánh niệm hơi thở, tất cả các pháp của Phật dạy đều là phương tiện vi diệu, sự miên mật tu tập, tập luyện với cái công hạnh không có ngừng nghĩ, chúng ta sẽ đạt được sự giác ngộ và sự giác ngộ đó thật đơn giản đến mức mà ai cũng thành tựu được, có điều ta không chấp nhận đó là sự giác ngộ, thành tựu được sự giác ngộ chính là chúng ta hiểu được mình và chuyển hóa được khổ đau, phiền não trong ta, chuyển hóa được khổ đau và phiền não trong ta để làm cho khổ đau và phiền não vắng mặt hoàn toàn để sự hiện diện của hạnh phúc và bình an luôn có trong ta, đó chính là giác ngộ. Cho nên nếu như những ai xưng hùng xưng bá cả một cái góc trời Âu, trời tây hoặc trời Á, nói rằng có thể nói chuyện được với Phật, Bồ Tát Thánh Hiền, nói rằng có thể nói chuyện được với vong linh, chư thần, quỷ vương, mà đau khổ, mà phiền não, chẳng bình an, chẳng hạnh phúc, cứ lơ lơ, lửng lửng, tưng tửng ở giữa đời thì đâu phải là giác ngộ, không phải là giác ngộ các bạn. Thật là ngộ nghĩnh cho những ai cứ thao thao bất tuyệt nói rằng thấy Phật, thấy Bồ Tát, thấy đủ các đấng vô hình, nói chuyện thường xuyên rồi nhận thông điệp của các ngài như là vị tiên tri vậy đó mà, rồi lan truyền, trao truyền cho mọi người, không, đó chẳng phải là giác ngộ, đó gọi là tẩu hỏa nhập ma, điên loạn thần thức, nhập vào trong cổ tưởng, giác ngộ tỏ lộ được qua cái thân tướng thanh thoát nhẹ nhàng, chẳng vướng bận, vướng mắc, chấp trượt, phiền não, đau khổ, rụng rơi trong từng bước chân đi, qua hơi thở.

Các bạn Phật tử tại gia và Bảo Thành có thể tỏ lộ pháp giác ngộ của mình bằng nụ cười hạnh phúc, bằng vòng tay nhân ái, bằng khuôn mặt lúc nào cũng an nhiên tự tại, thì đó là sự tỏ lộ pháp giác ngộ. Còn mỗi khi khuôn mặt của các bạn nhăn nhó, miệng thì méo xệch, tức tối, đau khổ, giận dữ, gay gắt, thì đó là sự tỏ lộ của pháp tà, của tâm sân, của tâm si. Đơn giản có vậy thôi, cầu kỳ để rồi mê hoặc lòng nhau, cứ nói tu để gặp các đấng vô hình, tu để nói chuyện với các đấng vô hình, tu để mà giác ngộ rồi, nhận được thông điệp của các đấng vô hình rồi bắt đầu dạy dỗ người khác, không, giác ngộ là hiểu mình, là dạy cho chính mình, thấu được cái nguyên nhân tạo ra khổ, nhìn thấu được cái khổ, chuyển hóa cái khổ đó.

Một điều mà phật tử tại gia các bạn vào Bảo Thành phải tỏ lộ ngay cho mọi người thấy mình giác ngộ ở chỗ giữ được năm giới mà Đức Phật dạy, ai không giữ năm giới này dù có nói hươu nói cuội, nói gặp Phật này, Phật kia, xin lỗi Bảo Thành nói trắng trợn hơn là họ nói sai, nói mà nghe khó là họ nói láo, nói thêm, nói bớt, nói dối, dân dả bình thường gọi là nói xạo hoặc ngày nay người ta gọi là chỉ chém gió cho vui, chẳng đúng, chẳng đúng. Ta giữ được năm giới là ta đoạn được khổ, ta lìa xa phiền não, ta an vui và hạnh phúc, pháp giác ngộ tỏ lộ ngay chỗ đó. Phật tử tại gia, các bạn đồng tu và Bảo Thành làm được điều này và ta có thể nói ta là phật tử, người khác cứ định nghĩa chữ phật tử cao siêu nhưng phật tử chính là những người học Phật, nhận mình là đệ tử của Phật, mà đã là phật tử, đệ tử của Phật là phải giữ được năm giới, khi các bạn giữ được năm giới thì thân tướng của các bạn sẽ như một trong những anh em Kiều Trần Như khoát lên cái vẽ thanh tịnh nhẹ nhàng và từ ái để cho ông Mục Kiền Liên, ông Xá Lợi Phất phải ngạc nhiên, ngỡ ngàng và khi ta giữ được năm giới, quỷ thần kính trọng chúng ta, bởi người giữ giới chẳng tạo nghiệp mà sẽ chuyển được nghiệp, để đau khổ phiền não dần dần vắng mặt, để hạnh phúc và bình an hiển lộ. Khi đau khổ phiền não vắng mặt, hạnh phúc bình an hiển lộ, thân tướng của phật tử tại gia khi giữ giới sẽ tỏa ra hào quang của sự thiện lương, trên khuôn mặt sẽ tươi, ánh mắt sẽ sáng, nụ cười sẽ tuyệt đẹp. Đấy đấy chính là tỏ lộ pháp giác ngộ đó các bạn. Cho nên các bạn phải nhìn ra được điều này để đừng có u mê, đừng có u mê để cho những người khác đau khổ phiền não tràn đầy hết, giới thì không có giữ mà cứ vỗ ngực xưng tên là nói chuyện được với Phật, nói chuyện được với Bồ Tát, nói chuyện được với đấng này đấng kia, đấng vô hình, rồi cần cái chuyện gì họ sẽ nói chuyện với các đấng vô hình đó rồi truyền lại cho ta, mà chẳng hiểu thấu được chính họ, chẳng nhìn thấu được nguyên nhân tạo khổ.

Trong cái khẩu nghiệp Phật dạy đừng nói dối, đừng nói thêm bớt, đừng nói thêu dệt, đừng nói thô ác, hù dọa người khác là thô ác, nói những chuyện không rõ tức là thêu diệt, rồi diễn tả những chuyện mình chưa có chứng ngộ được đó chính là thêm bớt và cũng là nói dối, nghiệp đầy hết, nhưng mà họ vẫn thích lắm và hầu như chúng ta, các bạn và Bảo Thành cũng thích nên nhiều đời cứ bị dắt mũi hoài, khổ quá. Tỏ lộ pháp giác ngộ tức là giữ năm giới, dừng tạo nghiệp để bớt khổ, bớt phiền não, để có được sự hạnh phúc và bình an trong cuộc đời, đó chính là tỏ lộ cái pháp giác ngộ một cách thực tế nhất, chẳng phải bay bay ở trên trời, chẳng phải thấy Phật, thấy thần, thấy tiên thấy thánh, mà thấy được sự đau khổ của ta, dừng việc ác làm việc thiện, đó là giác ngộ.

Bởi nguyên nhân Đức Phật từ bỏ cung đình, mỹ nữ, vợ con, ngôi báu, ngai vàng là nhìn thấy chúng sanh khổ, Ngài đi tìm cách để hiểu được cái khổ và chuyển hóa cái khổ ấy. Nếu chúng ta học theo Phật thì phải nhìn được cái khổ của mình theo lời Phật dạy và chuyển hóa được cái khổ của chính mình bằng giữ giới và làm pháp thiện, tránh cái pháp ác, đó là giác ngộ rồi. Trước khi Phật giác ngộ ở gốc cây bồ đề theo kinh diễn tả ghê gớm lắm, nhưng mấy ai thời đó thấy Phật bay bay bao giờ đâu, chỉ thấy Phật không còn đau khổ nữa, ngay cả khi đương đầu với người anh em họ là ông Đề Bà Đạt Đa, cả cuộc đời của cái người anh em họ này tìm đủ mọi cách để giết Phật, hại Phật, Phật chẳng khổ, Phật vẫn vui, Phật chẳng ghét, chẳng giận, chẳng từ bỏ, chẳng chê bai, vẫn thương yêu ông ta, vẫn giáo dưỡng ông ta. Phập gặp biết bao nhiêu những vị vua muốn ám hại Phật, biết bao nhiêu người chửi bới Phật, hàm oan Phật, vu khống Phật, bắt hại Phật, nhưng những người ấy chẳng làm cho Phật đau khổ. Đó chính là dấu, cái dấu hiệu của sự tỏ lộ cái pháp giác ngộ của Phật, chúng ta tu theo Phật mà cứ cầu muốn gặp các chư vị vô hình không à, rồi cứ cầu chư vị vô hình độ cho chúng ta mà trong khi chư độ của nhà Phật, tức là lãnh nhận cái sự giáo dưỡng thực tế của vị thầy để tu, chứ không phải độ như những người độ xe cho nó mới toanh đi để khoe khoang sự giàu sang của mình, cái độ chịu chơi của mình, đó là cáp độ, cá độ, đó là độ. Độ tức là khoe khoang đó các bạn, chứ còn Phật độ cho chúng ta bằng cái phương pháp là giáo hóa chúng ta qua những cái bài học thực tế đó.

Năm mới, tỏ lộ pháp giác ngộ, các bạn và Bảo Thành đều có thể tỏ lộ được bằng cách giữ giới, phóng sanh, từ thiện, bao dung, yêu thương, thấu rõ được tội lỗi của mình, ngừng tạo ra những tội lỗi đó, nhìn sâu bằng nội quán qua chánh niệm hơi thở để thấy được mọi đau khổ phiền não còn tồn đọng trong tâm ta, ta nhìn sâu theo phương pháp nội quán chánh niệm hơi thở trí tuệ và từ bi thiền mật song tu, tìm ra nguyên nhân giải quyết nó, chuyển hóa chúng, làm cho chúng tức là sự đau khổ phiền não vắng mặt toàn diện, vắng mặt bền vững, để cho Bảo Thành và các bạn luôn vui, luôn hạnh phúc. Thì đó chính là sự tỏ lộ pháp giác ngộ và hiểu đúng sự giác ngộ, nếu chưa đạt được cái cảnh giới giác ngộ như vậy tức là vắng mặt sự khổ đau và phiền não, tận hưởng được sự an lạc và hạnh phúc ngay ở đời này, thì những cái chuyện mà ta nói bằng những cái ngôn từ huyền bí cao siêu, hoặc những cái chuyện nói rằng thấy được Phật, được pháp, thấy được Bồ Tát Thánh Hiền, thấy được Long Vương, thấy được thiện thần ông Địa, rồi thấy được Phong Thần Thổ Địa, cái thấy đó là cái lầm chấp mê muội, đừng nhập vai như người trời mà ngày nay người ta gọi là đừng nhập vai như người giời, phán như ông giời, để rồi ông trời ổng nói chuyện với ta và ta là người nói chuyện được với trời đất, với Phật, với thượng đế, để đời truyền bá những cái chuyện ta nghe cho người khác học. Giáo pháp của Phật chẳng đi vào con đường đó, bởi nguyên nhân để đi đến sự giác ngộ của phật đó là làm sao chuyển hóa sự đau khổ cho chúng sanh và làm sao giúp cho chúng sanh chuyển hóa hết mọi đau khổ để có được sự hạnh phúc. Khi nào các bạn bớt đi một chút đau khổ, bớt đi một chút phiền não và làm được các pháp thiện, giữ được năm giới, một chút thôi, thì chính là tỏ lộ pháp giác ngộ một chút. Mỗi ngày chúng ta tỏ lộ pháp giác ngộ một chút, dần dần chúng ta thở thật sự sống với pháp của Phật qua cái công hạnh tu tập mà không tự mê hoặc bản thân bởi những người lầm đường lạc lối trong tưởng thức, để rồi chúng ta trở thành những người mê tín dị đoan.

Hãy đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Thưa Phật! Chúng con đã thấu được sự tỏ lộ pháp giác ngộ qua đời sống, chuyển hóa đau khổ và phiền não để an trú trong chánh niệm và có mặt của sự hạnh phúc an lạc ngay chỗ này, hiện tại nơi đây. Xin Chư Phật gia trì cho chúng con tinh tấn tu học, đừng lầm mê và sự chấp trượt mê tín dị đoan của những người lầm lạc trong tưởng thức đang đóng vai Trời, Phật, Thánh, Thần để dạy dỗ cho chúng con, để dắt mũi chúng con, để lôi kéo chúng con vào con đường mê tín mê muội.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì mật chú.

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Sự đồng tu của chúng con hôm nay, nếu tạo được chút phước báu nào, nguyện hồi hướng cho tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts