Search

Bài 2010: Con Đường Thoát Khổ – Thất Bảo#2 – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Mô Phật, Bảo Thành kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô, Quý bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và tới giờ chúng ta đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về ba ngôi tam bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban xuống cho mọi loài chúng con, để chúng con quán chiếu thấy thật rõ thực tướng của các pháp vô thường, hôm nay chúng con cũng thành tâm hồi hướng, cho hương linh siêu sanh miền Tịnh Độ, các bạn xin hãy đặt bàn tay trí tuệ là bàn tay phải là tay Từ Bi.

Trong chánh niệm Từ Bi quán, mỗi người chúng ta sẽ cảm ứng được năng lượng và sẽ có một cái nhìn sâu sắc thấy rõ được những hiện tượng xảy ra của thân và tâm chúng ta trong từng giây phút, các bạn nhớ đồng hành cùng với tánh nhìn và thấy đó xuyên suốt từng hơi thở.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con, quán chiếu thấy rõ thực tướng của các pháp là vô thường, là khổ, vô ngã, hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con để chúng con quán chiếu thấy rõ thực tướng của các pháp là vô thường, khổ, vô ngã, niết bàn, hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con, để chúng con quán chiếu thấy rõ thực tướng của các pháp là vô thường, là khổ, vô ngã, niết bàn, hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang

Mô Phật, Bảo Thành chào các bạn đồng tu, đức Phật luôn luôn nhắc nhở mọi người chúng ta, là làm sao phải nhìn rõ được mọi sự đang xảy ra trong đời, để từ đó ta nhận ra được giá trị của cuộc sống. Chúng ta chuyển hóa, để thành tựu được hạnh phúc và an vui, chủ đề con đường thoát khổ. Đời sống của Đức Phật trong suốt 40 năm năm trời, từ khi Ngài đã giác ngộ, trong 40 năm Ngài luôn luôn hướng dẫn cho mọi người còn đường để giải thoát khỏi khổ đau, 40 năm ở trong lịch sử và mãi mãi tới ngày hôm nay ta vẫn còn chứng thấy bởi lời Kinh, sự khai thị của Ngài vẫn còn in dấu, chưa hề phai mờ. Chân lý đưa đến con đường thoát khổ mà đức Thế Tôn dạy cho chúng ta, bài học đầu tiên mà Đức Bổn Sư dạy, đó là bài học về Tứ Diệu Đế, hay còn gọi Tứ Thánh Đế, con đường nhận biết thật rõ để có thể giải thoát khỏi khổ đau, nhìn nhận và thấy rõ khổ, và hiểu được nguyên nhân làm sao diệt được khổ và phương pháp diệt khổ. Con đường giải thoát khổ, ảo tưởng, thật rõ, ngay trong bài học đầu tiên ấy, đã được truyền dạy. 5 anh em Kiều Trần Như khi nghe qua giác ngộ ngay lập tức. Con đường đi tới giải thoát khổ đó là 8 con đường thánh gọi là Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo là 8 phương pháp mà chúng ta thực tập, để thoát khổ, tới được sự an vui hạnh phúc của cuộc đời. Đức Phật nói thật rõ ngay trong buổi đầu, trong Bát Chánh Đạo, không nằm ngoài những sự suy nghĩ, thực hành, công phu, thật gọn, thật dễ hiểu và ai cũng có thể thực tập. Người theo Phật giáo hay một tôn giáo nào không quan trọng, bởi là 8 con đường để giải thoát khổ, chuyển hóa khổ, mang lại hạnh phúc chung cho tất cả mọi chúng sanh. Sau này hình thành một tôn giáo người ta mang chân lý của Phật đặt để vào tôn giáo, nên đối với các tôn giáo khác người ta cảm thấy khó chịu, khi nghe về Bát Chánh Đạo, là con đường chân lý để đưa tới cho chúng ta sự công phu, thực hành mỗi ngày.

Trong một hệ thống tôn giáo được gọi là Phật giáo, khi đức Phật nói về khổ thì cái khổ này không thuộc về là người Phật giáo mới bị khổ. Cái khổ của Phật nói không phải là cái khổ của người Phật giáo. Cái khổ mà Đức Phật nói là khổ của muôn chúng sanh phải chịu. Anh trốn đâu cũng phải chịu. Anh nằm trong tôn giáo nào cũng phải chịu. Đi theo Phật giáo hay không theo Phật giáo thì chúng ta, chúng sanh nào cũng bị cái khổ đó.  Bởi cái  khổ đó là khổ chung của mọi loài chúng sanh phải chịu. Còn chân lý, con đường trong hệ thống tôn giáo, cho nên đã là chúng sanh để có khổ về thân, phiền não, thân tâm đau khổ, chúng sanh chẳng kể tôn giáo nào chúng ta đều có thể thực tập, phương pháp thật rõ. 8 con đường, 8 phương pháp đó, giúp chúng ta bớt khổ. Khi nói đến khổ, ta có nhiều nỗi khổ, khổ vì kiếp của ta, như có những mùa ta sắp sửa thấy đây, cứ mùa màng mà mưa mà nóng hoặc là đông đá, thời tiết khí hậu cũng làm cho con người khổ. Thực ra thời tiết nó không phải là nguyên nhân tạo khổ, mà khổ là chính vì tâm ta không thuận vào điều đó. Có những mùa đông nhiều chỗ vui, nhưng có nhiều chỗ lại than khổ, mất mùa màng, luôn luôn đối nghịch tùy theo tâm cảm, sự đón nhận của mỗi người. Đó là khổ về môi trường đa dạng, tìm đâu cũng thấy, một người đang thích yên tĩnh, đang đi vào giấc ngủ sau một ngày làm mệt nhọc,  mà trẻ con khóc lóc. Nói chung nhiều cảnh không phù hợp với ta, khổ, cái khổ đó nó liên miên bất tận như rừng, đếm hoài không hết lá, đếm hoài không hết cây, đi hoài không thấy được con đường có thể thoát ra. Khổ về môi trường nó như vậy, đâu cũng vậy quý vị. Nhưng cũng trong môi trường đó, có những con người lại thấy hạnh phúc và an vui, thấy dòng nước chảy có thể ngồi hàng giờ, hàng tiếng nhìn dòng nước, thả mộng, thả mơ, thả ưu phiền, thả tất cả mệt nhọc của cuộc đời, hạnh phúc tươi cười. Có người nhìn thấy một tảng đá ở giữa đường vậy mà mỉm cười ngồi ngắm, nó trao cho một thông điệp phải vững vàng. Rồi có người thấy rừng cây hoan hỉ, thấy hoa, thấy cỏ, thấy chim thấy cả cảnh như muôn người thấy. Nhưng có người thì buồn, tức giận, khó chịu, có người thì vui, hạnh phúc. Thật là khác biệt giữa người với người. Cái người ta cho là buồn, cho là vui, cái người ta cho là khổ ta lại cho là sung sướng. Rồi người này đối xử như vậy với người kia, người kia chấp nhận vui, nhưng còn đối với ta cũng đối xử kiểu đó ta không vui. Kể mà kể sao cho hết được những cái rắc rối trong cuộc đời, khổ từ môi trường, từ giao tiếp, khổ về những tâm lý ảnh hưởng rồi khổ. Bao nhiêu cái khổ cứ dồn dập tới. Chẳng phải đức Phật chỉ cho ta điều khổ đó để ta sợ, ta trốn. Người khôn thấy khổ để an, người khờ thấy khổ lao đầu xuống sông. Họ lao đầu xuống sông, còn người khôn thấy khổ thì họ chuyển hóa họ an tâm.

Tám con đường thánh này, thứ nhất là chánh kiến, tức là cái nhìn chân chính, một cái nhìn của tánh biết, của nhân quả. Mà chánh kiến như chúng ta vừa lược dịch qua đó, là năng lượng, là diệu lực phi thường, ngay trong Phật ngôn, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, dĩ nhiên trong chánh kiến khác biệt, hình thức khác biệt, tông môn khác biệt, cách tu tập khác biệt để mà chúng ta có thể tăng trưởng chánh kiến. Đức Phật đã dạy hoặc trong Bát Nhã, hoặc trong hơi thở chánh niệm từ bi quán, hoặc trong Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, hoặc tất cả thật nhiều phương pháp. Tất cả những điều đó, niệm phật, trì trú, đọc kinh, hành thiện là để cho chúng ta có một cái nhìn thật rõ. Mỗi một người phù hợp với một phương thức tu tập để chúng ta có cái nhìn thật rõ. Bát Chánh Đạo, chánh kiến là một cái nhìn thật rõ, một cái nhìn thấy biết nhân quả, đâu có thuộc hệ phái, tôn phái, đâu có thuộc pháp môn này, pháp môn kia, đâu có thuộc tôn giáo nào mà người này được học, người kia không được học. Nếu bạn khổ về thân, khổ về tâm, thật rõ biết nhân quả thì bạn sẽ có thể chuyển hóa được, cho nên khi nói về chủ đề Con Đường Thoát Khổ, không còn nằm trong tôn giáo. Bạn bè nào, ai ai mà có khổ, hoặc ai muốn thoát khổ, đều có thể thực hành để đi đến cuộc sống an lạc của mình, bằng cách chuyển hóa hết mọi khổ đau. Ngoại trừ những ai không thấy khổ, khi khổ lúc nào cũng ở trong cuộc sống mà họ không thấy, chính vì tu tập cách di dời, chuyển hóa được chúng. Những người mù không thấy đường sao đi, rồi vấp vào đã té xuống hố có thể gây ra tai nạn. Một cái nhìn chân chính là một cái nhìn đúng chánh pháp của nhân quả. Cái nhìn thấy biết rõ đó giúp cho chúng ta thấy rõ được những cái sai, mà ở đời ai cũng sai, không ai mà toàn diện. Chúng ta tu là sửa, chỗ nào sai sửa chỗ đó, đừng để dồn lại, mình ở nhà các mẹ thường hay dạy con, việc ngày nào xong ngày đó, dồn lại một đống sao làm cho kịp. Tất cả đều phải dọn dẹp cho sạch, ngày nào dọn dẹp ngày đó, bởi ngày nào cũng có rác rưởi chúng ta bày ra, cũng có sự dơ bẩn. Mặc dù cái chén ăn thật là ngon, đồ ăn ngon đó, nhưng ăn xong không rửa thì ngày mai nó sẽ dơ, không ăn được. Cho nên cuộc sống hình như rác rưởi nó rải khắp mọi nơi trong cuộc sống, sự dơ bẩn luôn luôn hiện hữu, thấy được, biết được, ta rửa, ta sửa cho sạch sẽ, để có sức khỏe về thân, sức khỏe về tâm. Đức Phật dạy chánh kiến là một cái nhìn, mà dơ thì ai cũng tạo ra mà, nhìn rõ rác rưởi, rác rưởi ai cũng xả nhưng cố gắng lượt đặt vào đúng chỗ. Rác rưởi và dơ dáy cuộc đời, hay rác rưởi và sự dơ dáy của Tâm không khác nhau. Mỗi một ngày, nhất định luôn luôn xảy ra sự dơ dáy của tâm thân và rác rưởi thải ra, nếu ta chất đống, nó đầy lên khó dọn dẹp.

Con đường tu của nhà Phật là lượm rác mỗi ngày. chúng ta là người, ai mà không có sự dơ bẩn của tâm, của thân của lời nói, của hành động, của tư tưởng, Bảo Thành và các bạn giống nhau, không có khác, mỗi ngày đều luôn tạo ra sự dơ bẩn và thải ra rác rưởi từ những sự suy nghĩ, lời nói và hành động. Lấy ba chỗ đó để tu, để sửa, ta lượm rác trong tư tưởng dơ bẩn, ta lượm rác và lau chùi trong ngôn ngữ bẩn dơ. Ta nhìn thật rõ và lượm rác và sự dơ bẩn lau chùi cho sạch, đó là công việc mà ai cũng cần phải chú ý để làm. Dọn nhà cho sạch, nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Thân tâm này mà được sạch bởi lau chùi, không tạo nghiệp, như căn nhà được mát mẻ, tâm này, ngôn ngữ này được lau chùi cẩn mật, thì như bát thật sạch, chúng ta có thể ăn.  Con đường thoát khổ là con đường tu tập, nâng cao tầm nhìn của chánh kiến. Chánh kiến rất quan trọng trong cuộc sống, ai không có chánh kiến, không thấu rõ được nhân quả, và không nhìn thấy được sai và đúng để mà sửa, không nhìn thấy rác rưởi, dơ bẩn để mà lau chùi. Tu không có gì gọi là kì diệu hoặc là thần thông như chúng ta thần tượng hóa những ngôn từ tôn giáo. Sự giải thích thật bình thường của Đức Phật: bạn sai, Bảo Thành sai, chúng ta sửa – đó gọi là tu. Đừng quá tôn sùng rồi cho nó trở thành một tôn giáo huyền bí. Đức Phật không nói những lời gì mà vượt ngoài sự hiểu biết, ngoài tầm tay mà chúng sanh có thể với, vượt ngoài sự hiểu mà chúng sanh có thể hành. Ngài dạy là để cho chúng sanh thoát khổ, thấy khổ, thoát khổ, nó rất dễ cho mọi chúng sanh như Bảo Thành và các bạn nhìn thấy, hiểu thấu và thực hành được nó. Chúng ta phải nhận thấy điều đó. Đức Phật là một bậc Thầy, ngài ứng dụng phương pháp thật đơn giản, lời nói mọi chúng sanh đều thấu tường và thực tập đi đến sự hạnh phúc và an vui. Đi tới sự tu tập Phật giáo, hay con đường tu tập các pháp môn này, pháp môn kia mà các bạn không bớt chút buồn, thêm chút vui thì điều đó không đúng rồi. Chúng ta thực tập là chúng phải bớt đi được một chút khổ để thêm chút vui nữa. Cũng như người đi chợ đó mà, chúng ta giảm giá bớt giá, thêm những thứ ta mua. Đấy là chợ, giảm giá bớt đi để được thêm đồng lời. Tu là phải bớt được đau khổ và phiền não, chưa nói là đoạn diệt. Cái chuyện hết đau khổ, hết phiền não, là chuyện của Phật tử như Bảo Thành và các bạn, những người lam lũ trong cuộc đời, va chạm thường xuyên gây ra nghiệp chướng, đổ ra ta chỉ cần lau chùi sạch, mỗi người đã là an phận của cuộc đời rồi. Nói như vậy là không phải ngăn các bạn đi tới bậc Thánh, nhưng mà nói như vậy để có thể bắt tay vào cái sự thực tập, để lau chùi sự dơ bẩn, lượm lặt rác rưởi của Tâm, để thân này thêm mát, để tâm này thêm an trong cuộc đời. Con đường thoát khổ không hẳn là đùng một phải thoát tất cả, lượm một chút, sửa một chút, lau chùi một chút, và thoát được khổ một chút, có là hạnh phúc một chút, an lạc một chút, như vậy gọi là làm ăn nhỏ đó mà. Tu nho nhỏ thôi, tu lớn lỗ vốn, tức mà hết sức, gắng tu quá, muốn thành tựu nhanh quá, dục tốc bất đạt. Đi buôn đi bán, đi làm ăn đầu tư hết vốn vào, lỗ cái mất hết, chúng ta tu mà cứ muốn một bước nhảy vọt lên trên trời, như Tề Thiên, như Thần Thánh không à, cho nên chỉ một ngày thôi ta bỏ cuộc không tu nữa. Chúng ta tu phải tu như bà cố của chúng ta, như bà ngoại, như bà nội, như cha mẹ tần tảo sớm hôm, chắt chiu từng chút để dành cho con cháu, để dành các bạn, chút xíu à, tích tiểu thành đại, đó là ông bà cha mẹ đã từng làm và dạy dỗ con cái. Đức Phật cũng dạy cho chúng ta: với sức người có hạn, bởi núi nghiệp nó đè xuống, ta cứ từ từ mày mò, tích lũy từng chút rồi cũng sẽ thoát ra khỏi núi lửa của sân tham, khỏi tà ác cao lớn, của nghiệp chướng ác nghiệp ta đã tạo. Hãy nghe lời ông bà mình, lời cha mẹ, hãy nghe lời Phật, tu nhỏ nhỏ, làm ăn nhỏ thôi, tu từ từ, vượt khỏi sức gây ra bệnh, phiền não, bỏ cuộc không tu. Biết bao nhiêu người hăng say khi tu, bởi thấy được sự lợi lạc, nhào vào tu hết sức, nản chí bỏ cuộc. Có những con người tu rất từ từ, rất từ từ, thoáng cái họ tươi, họ vui, họ đẹp, họ bơt phiền não đau khổ, họ thêm hạnh phúc an vui. Thấy rõ hoa nở, bông hoa đâu có một cái nở toang ra, rất từ từ, nó thành nụ, rồi nó chúm chím, con người tu cũng phải rất từ từ, tu như bà cố, bà ngoại, bà nội, tu như cha mẹ, chắt chiu, ta tu cũng như vậy chắt chiu từng chút phước báu trong những công việc thật bình thường ở đời, một câu hỏi han, thật là tỉ mỉ, trong những ngôn từ, một cái bắt tay, một ánh mắt trao cho nhau tình cảm chân thành, một lời nói yêu thương, một hành vi đơn giản, gọi phone thăm cha, thăm mẹ, thăm những người thân, đó cũng gọi là tu. Tuy nó nhỏ, nó thường, ôi thôi để cuối tuần về gặp luôn, rồi cả tuần chẳng thèm nhắn tin gọi điện thoại, cho mẹ, cho cha.

Tu không hẳn là phải lập đàn, chẩn tế, tế lễ cho cao, gầm mặt xuống đọc chú đọc kinh. Tu không phải là lần chuỗi liên tục. Tu chẳng phải nhiễu quanh, tưởng, lòng vòng lòng vòng như người mất trí, mà tu là chỗ chúng ta biết mang tình thương, chúng ta và mang tình thương trong sự tu tập đó, để trao cho những chư vị đã mất bằng sự hồi hướng. Tu là sửa, đơn giản, sửa là sửa những lầm lỗi, những sai trái, ác, gây khổ cho mọi người, những cái sai làm cho người ta mất hạnh phúc, mất bình an, làm cho ta đau khổ, và phiền não, đó là tu. Tu đơn giản có vậy. Tu là biết được những điều đó sẽ tạo ra khổ, khổ từ trong tư tưởng, tư tưởng ác lời nói ác, việc làm ác, gây cho ta và người khổ đó tức là những điều đày đọa ta, biết thấy rõ bằng chánh kiến, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang. Chuyện đó ta vẫn làm mỗi ngày, nhưng ta chưa bao giờ có một cái nhìn thấy và nhận biết. Ngay tu trong chánh niệm từ bi quán Mu A Mu Sa, và cái nhìn viên thông tuệ giác, lăng nghiêm Bát Nhã, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, ta nhận ra à, những sự việc mà ta coi rất là bình thường hóa ra là nó á, để rồi ta sửa, quy thiện, ta không nói ác, ta nói thiện, ta làm thiện. Ai làm cũng được, ai muốn tu cũng được, người không phải là Phật giáo làm cũng được, bỏ ác làm thiện là tu, và như vậy nhận ra đâu là khổ, khổ tới từ những việc ác, tư tưởng ác, lời nói ác, nay ta tu, bỏ, không tạo ác, ta không tạo khổ nữa, để thoát khỏi khổ, ta có tư tưởng thiện, lời nói thiện, hành động thiện, ta thoát khổ.

Ai cũng làm được chuyện này, bởi vì những chuyện này đâu thuộc về Phật giáo. Bởi đây là chân lý chung cho muôn người, cho nên chuyện Đức Phật dạy chẳng phải cho riêng ai. Chân lý, ai cũng bị chi phối bởi chân lý của nhân quả, thiện ác. Bạn theo tôn giáo nào, bạn cũng bị chi phối bởi luật nhân quả, thiện ác. Chúng ta tu ngày này, đừng gom Phật vào trong tri kiến của loài người, đặt để người vào Phật giáo, từ đó bị chấp vào: hình như ta đã theo tôn giáo này, ta không thể học này, này của Phật giáo và rồi những bạn khác, à họ tu theo Phật giáo làm cho trở ngại, bởi vì họ sinh đã theo những tôn giáo của cha mẹ. Đạo Phật không phải là thiết lập một tôn giáo mới, đức Phật không làm như vậy mà đức Phật nói rõ để cho mọi người thấy được, khổ chi phối toàn bộ thế giới, tất cả mọi chúng sanh. Cho nên con đường thoát khổ mà đức Phật dạy là con đường chánh kiến trong Bát Chánh Đạo, chánh kiến để có chánh tư duy thì tư duy mới đúng, rồi chánh ngữ, chánh mạng, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, là 8 con đường tu để thoát khổ. Nay ta nói đến chánh kiến, là câu mật ngôn số 2, với nhân quả thiện ác, cái nhìn xuyên suốt của kinh lăng nghiêm, tánh thấy thì thấy được muôn sự màu nhiệm sẽ hiển lộ. Tánh thấy của bát nhã là cái thấy không chấp, không chấp vào ngã tướng đều là của ngũ uẩn. Cái thấy đó là cái thấy làm cho tâm thênh thang rộng lớn, không bị đè nặng bởi tâm tham chấp của cuộc đời, dễ dàng tung đôi cánh của chánh kiến mà bay lên trời. Ta tu mật ngôn số 2, là chúng ta tu cái nhìn của chánh kiến. Nó vượt ngoài cái tầm nhìn của tôn giáo, và nó không nằm trong một hệ thống tôn giáo nào. Ai cũng tu được, ai cũng thực hành được. Và ai tu được, thực hành được đều thoát khổ.

Phật nói là nói chân lý thoát khổ cho chúng sanh, chứ Phật không thuyết Pháp về tôn giáo, thấu như vậy cho nên bạn bè của chúng ta là người đa tôn giáo, theo những tôn giáo từ những hệ thống gia đình sinh ra, vốn nhiều đời họ đã theo. Chẳng cần thiết họ phải bỏ đạo đó theo Phật giáo. Sống đúng với chân lý là họ thoát khổ, và đó là mục đích đức Phật thuyết pháp để độ chúng sanh. Phật không thuyết pháp và thuyết chỉ để độ những người Phật giáo. Chúng sanh đây tất cả mọi loài, trên hành tinh này. Hiểu thấu như vậy trong cuộc đời khi chúng ta, tông phái, pháp môn, tôn giáo khác, không bao giờ bị ngăn ngại. Và nếu tâm không ngăn ngại như vậy, tức là tâm đã có cái nhìn xuyên suốt, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang. Cái nhìn viên giác, nhìn không có dính mắc, không có đối đãi, không có phân biệt tông phái, tôn giáo, dân tộc, quốc độ, con người, cái nhìn, nhìn chỉ thấy nhân quả, thiện ác để mà sửa. Người tôn giáo nào họ cũng sửa sai mà, Phật nói là nói cái sai, cái sai của ác, cái sai của tà ác khẩu, của tà hành động tạo ra khổ, tạo ra phiền não. Cho nên con đường mà mỗi một chúng sanh, mỗi một người chúng ta phải tu tập, để thấy được khổ, do đâu, do thân ngữ ý tạo ra, và rồi chuyển chuyển nó cũng từ thân ngữ ý, mà muốn chuyển thì phải thấy cho rõ, và để thấy cho rõ, ta phải tu tập chánh kiến, cái nhìn đúng với nhân quả, cái nhìn này được nâng tầm và giúp cho chúng ta nhìn thấu, nhìn rõ, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang. Mỗi một các bạn khi thực tập pháp quán chiếu của hơi thở Từ Bi quán và tánh biết Lăng Nghiêm bát Nhã và mật ngôn số 2 Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, có một cái nhìn rõ hơn về cuộc đời, rõ hơn về thiện ác, rõ hơn về nhân quả. Các bạn tôn giáo nào cũng được, bởi vì chân lý của đức Phật truyền dạy là truyền dạy cho mọi chúng sanh, không cần thiết phải bỏ tôn giáo này, bỏ ác hành thiện là đúng chân lý của Đức Phật. Cách tu mà Bảo Thành nói tới là để yêu thương, để san sẻ, để sửa, sửa đó không có gì phải xấu hổ, là con người luôn luôn tạo ra những điều sai, đụng chỗ nào mà hư ta sửa chỗ đó, rác thấy đâu lượm lặt ở đó, dơ đâu chùi đó. Cứ như vậy mà tu, hết khổ sẽ an vui, sẽ hạnh phúc mà đúng như vậy. Tu đừng cầu kỳ, đừng rình rang, đừng chuông mỏ quá nhiều, tu là sửa, sửa sai, bạn tu mà không sửa sai thì suốt đời các bạn vẫn khổ. Cuộc đời này không sửa sai và cứ khổ hoài. Sống như là sống ảo, tô vẽ như chụp hình đưa lên ảnh chỉnh sửa cho nó đẹp, còn thực tướng trực diện, ui cha, nó không như vậy.

Tu là sửa ngay bây giờ, kiếp này để hết khổ, để hạnh phúc và bình an. Tu không chờ kiếp sau, không cần, bởi vậy Phật mới dạy sống một ngày mà biết nhân quả sanh diệt vô thường, còn hơn sống trăm năm, thì ngày trong hiện tại chánh niệm này, ta tu ta sửa được, ta có hạnh phúc bình an, thì cần chi đợi đến kiếp sau để hưởng các bạn. Chân lý của Phật thật đơn giản và dễ hiểu, Phật nói chân lý là để chúng sanh thoát khổ. Phật nói là để chúng sanh thấy được con đường thoát khổ, con đường đó ai cũng có thể bước lên để đi, không ưu tiên cho ai, không độc quyền bởi một nhóm người nào hết, một tôn giáo nào hết. Cho nên con đường này là con đường của tất cả mọi chúng sanh, chính là con đường phát triển chánh kiến, cái nhìn đúng nhân quả, mà như Bảo THành nói, phát triển chánh kiến đó có thật nhiều các phương pháp, thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, mật ngôn Từ Bi quán, mật ngôn số 2 là quán khổ, vô thường, vô ngã tức là tánh thấy biết, không có phân biệt, không có dính mắc, thấy được thực tước, tất cả là vô thường, để rồi đi đến sự an vui hạnh phúc, là niết bàn. Với hơi thở chánh niệm vào ra, ta điều chỉnh lại cái nhìn của ta, không có lật lại chuẩn mực để nhận ra ác và thiện, tà và chánh, để bỏ tà theo chánh. Tu có vậy chỉ có vậy thôi các bạn, và Phật Phật thuyết pháp, chỗ này tới chỗ kia là để khai mở một con đường thoát khổ cho chúng sanh bằng cách chỉ cho chúng ta thu lượm những rác rưởi mà chính ta đã tạo ra, để bỏ. Đâu là rác rưởi của Tâm, của những cảm xúc không đúng, để chúng ta lượm lên. Đâu là sự dơ bẩn của ảo tưởng, hành vi bất chánh, của ngôn ngữ bất thiện, để chúng ta lau chùi, ta rửa. Phật dạy chúng ta chăm sóc cho tự thân sạch sẽ, cho thơm tho. Phật không khác gì ông bà nội, không khác gì cha mẹ, dìu dắt, dạy dỗ cho chúng ta biết lau chùi chỗ dơ lượm rác khi xả ra, để cho nhà mát, nhà chúng ta sạch, cơm ngon, là bởi vì chén nó sạch, chén sạch ngon cơm, nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm. Thân này mà sạch sẽ thì thân bớt bệnh, bớt làm sao, bớt đau ốm, người nó khỏe. Tâm này mà bớt đi những phiền não, chúng ta lau chùi rửa ráy từ thân tâm, và nói cho nó chi tiết hơn là từ thân. Thân này là hành vi… khẩu là ngôn ngữ ứng dụng hằng ngày, phải suy nghĩ, điều chỉnh suy nghĩ, điều chỉnh ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi, gieo nhân thiện, hành quả thiện, toàn là phước không à. Đừng gieo nhân ác để gặt được quả là tai họa.

Phật tới là giải quyết sự khổ đau hiện thời trong từng giây phút. Từng giây phút ta đang sống mà ta không tu sửa để giải hóa thì khổ đau phiền não cứ chồng chất ngay trong hiện tại, lấy gì kiếp sau ta được giải thoát. Tham sân si trong hiện tại chất đống, cao như núi, sao chúng ta kiếp sau được hạnh phúc. Đừng nghĩ khống, đừng nói khống, đừng tu khống. Sống chánh niệm Từ Bi quán, sống cái nhìn xuyên suốt thấy thực tướng của các Pháp khổ, vô ngã, cho nên chúng ta hiểu thấu được điều đó. Cái nhìn cho rõ cũng như người nhìn thấu được căn nhà của mình đâu dơ, thì chùi cho nó sạch,  căn nhà sẽ sạch thì người vô tư, thư thới. Nhà cửa bừa bộn dơ bẩn tạo ra bệnh của thân. Chúng ta giao tiếp với một người đao to búa lớn, phùng mang trợn mắt, nói lời sân giận, hành động lỗ mãng thì người đó dư giả sự khổ và phiền não, hạnh phúc đâu mà có, nói gì tu kiếp sau. Phật không dạy chúng ta tu cho kiếp sau, mà Phật dạy cho chúng ta ngay tại kiếp này chuyển hóa. Bởi những gì ta hưởng được trong kiếp này, ta tu dư giả thì kiếp sau hưởng thêm. Cho nên người tu theo lời của đức Phật dạy là người thoát khỏi khổ ngay trong từng giây phút chánh niệm. Các bạn, cái nhìn của lăng nghiêm Bát Nhã với hơi thở Từ Bi quán Mu A Mu Sa và cái nhìn Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang là cho tất cả chúng sanh. Đừng đặt mình vào khuôn mẫu một tôn giáo, một pháp môn, một tông phái, một hệ phái, một ngôi chùa, một vị Thầy, mà hãy đặt mình vào là để tự của Phật được nhắc nhở rằng tu là sửa, sửa sai, sửa điều ác hành điều thiện, chăm sóc từng giây phút, đó là con đường thoát khổ.

Ta tu tánh thấy, tánh biết, tánh nhìn của lăng nghiêm Bát Nhã câu mật ngôn số 2 Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, các bạn đặt 2 bàn tay vào với nhau để chúng ta bắt đầu.

Chúng con nguyện chư Phật ban rải năng lượng tình thương, để chúng con nhìn rõ được con đường thoát khổ, để tu, để hiểu rằng tu là sửa, sai đâu sửa đó, hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng, phình ra, thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.   

Chúng con nguyện chư Phật ban năng lượng rải tình thương, để chúng con nhìn rõ được con đường thoát khổ, chính là con đường chánh kiến, Bát Chánh Đạo, hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng, thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.

Phật ơi, chúng con đã nhìn thấy chân lý của Ngài dạy cho chúng con là nhìn thấu được nhân quả thiện ác, là cái nhìn của chánh kiến, của lăng nghiêm, của Bát Nhã, nhìn thấu ác để buông, thiện để hành, để thoát khổ, hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng, phình ra, thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.             

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.             

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.             

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang.             

Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang. 

Mô Phật, chúng ta đã đồng tu xong, mời các bạn chắp tay vào hồi hướng công đức

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mậu Ni Phật, Mu A Mu Sa, Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang, nguyện xin chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con có được cái nhìn, thấy rõ được vạn pháp là vô thường, khổ, để chúng con thông suốt được con đường chánh kiến theo lời Phật dạy. Nguyện hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia, để họ biết thành lập chính sách hòa bình thế giới, hồi hướng cho các nhà khoa học gia, ngày y, ngành dược chế tạo ra được vắc xin thuốc trị bệnh, hồi hướng cho các bác sĩ, ý tá, y sỹ, nhân viên cứu trợ, cứu tế, giúp đỡ và chữa lành các bệnh nhân, hồi hướng cho những ai còn đau khổ, phiền não, tìm được hạnh phúc và an vui, hồi hướng cho hương linh Bảo Hùng được hết bệnh được siêu thoát.              

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts