Search

Bài 1243: Ngay Tại Đây – Thất Bảo#1 – Mu A Mu Sa

Bảo Lạc đánh máy, Bảo Minh biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Sư Cô, đại chúng và các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi.

Đã tới giờ chúng ta đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn!

Chúng ta hãy đi vào sự đồng tu 07 biến vi diệu âm chánh niệm Mu A Mu Sa và cùng nhau chúng ta tư duy về đề mục các bạn gửi về hôm nay đó là “Ngay tại đây”. Với đề mục “Ngay tại đây” sẽ nói lên ý nghĩa cao cả của những bài học về Niết bàn an vui, hạnh phúc ngay trong những buổi đầu của những năm tháng đầu tiên Đức Phật đi hoằng truyền giáo pháp, khai thị cho chúng sanh. Và trong suốt cả cuộc đời Ngài giảng dạy luôn nhắc nhở chúng ta sống đời sống chánh niệm ngay tại đây để đi vào sự hạnh phúc bình an Niết bàn tại thế. 

Mời các bạn chúng ta hãy cùng nhau đặt bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ và bàn tay trái từ bi vào với nhau, để chúng ta bắt đầu 7 biến chánh niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Khi chúng ta hít vào bằng mũi ta thấy hơi thở vào và phình bụng ra, khi phình bụng ta biết hơi thở – phình bụng ra, thấy hơi thở vào biết bụng phình ra, ta giữ ở đó 03 giây, rồi chúng ta hóp bụng lại thở ra, trì mật chú Mu A Mu Sa. Trong lúc này, chúng ta cũng phải thấy hơi thở đi ra từ dưới bụng và biết bụng hóp vào, đồng thời nghe mật chú Mu A Mu Sa quán chiếu toàn thân tâm của chúng ta. 

Chúng con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con chánh niệm an trú ngay tại đây. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú

Mu A Mu Sa (07 biến).

Mô Phật! Các bạn thân mến, chánh niệm hơi thở trong pháp tu tập như vậy, chánh niệm trong hơi thở để chúng ta kích hoạt tâm từ bi. Nhìn thấy tất cả các pháp đều là bất tịnh, sanh diệt vô thường từng sát na. Với sự tu tập liên tục không dứt đoạn để sống với chánh niệm hơi thở, đón nhận năng lượng từ bi, nhận ra tất cả các pháp là bất tịnh, vô thường để khai triển lòng từ tâm sống ngay trong giây phút này. Đức Phật dạy, ngay tại đây, ngay giây phút này khi ta nhìn rõ các pháp bất tịnh và rồi nó vô thường sanh diệt để chúng ta an trú trong hơi thở vào ra chánh niệm, đón nhận năng lượng từ bi của Phật mà sống với tâm từ bi thì ngay chỗ đó, ngay tại nơi đó là Niết bàn hạnh phúc, an vui tại thế. Cho nên chủ đề hôm nay là chủ đề an vui và hạnh phúc, Niết bàn tại thế được nằm gọn trong ba chữ rất ư bình thường, nhưng cao siêu nhiệm màu, đó là “Ngay Tại Đây”. Không ngày hôm qua, chẳng ngày mai, ngay tại chỗ này, tại đây trong chánh niệm. Sự an vui hạnh phúc chúng ta sẽ đạt được đối với Phật tử tại gia của chúng ta. Đối với những bậc tu xuất gia hoặc những ai đó hiểu được hồng trần sanh diệt vô thường thì đi tới cảnh giới cao hơn, chứng đắc. Những phẩm vị cao tuỳ theo họ có sở nguyện nhưng đối với Phật tử tại gia chúng ta phải lo lắng cho muôn điều ở thế gian bởi là con người. Hạnh phúc và sự bình an chính là ý nghĩa của Niết bàn tại thế, ngay tại ngay đây, chỗ này ta đang sống rất cần cho chúng ta.

Là con người không ai có thể mà không bị chi phối bởi những chuyện đã xảy ra của ngày hôm qua. Ngồi ở nơi đây nhưng mà vọng về ngày qua đã ra đi. Biết bao nhiêu những cảm xúc thăng trầm, thành bại trong cuộc sống, nó kéo đầu chúng ta trở về với quá khứ để rồi quên mất hiện tại sống với ngay tại nơi đây, ta chỉ sống với quá khứ. Không những như vậy ta còn bị những chuyện tương lai kéo trượt mãi như tứ mã phanh thây. Tức là hai con ngựa bên trái, hai con ngựa bên phải, hai con kéo ta về với quá khứ, hai con kéo ta đi tới tương lai, thành thử ra xé toang cuộc đời trong hiện tại. Ta không thể sống với chính ta mà vương vấn như hồn ma chập chờn nơi quá khứ, mà vọng tưởng như bóng quế lang thang vào miền tương lai. Còn có gì tại ngay đây hiện tại để sống đâu? Không! Ai cũng có sự trải nghiệm như vậy, nhỏ có nhỏ, lớn có lớn, phức tạp vô cùng, khó mà có thể đi vào sự tự tại của tâm thức chánh niệm. Đó chính là nghiệp kiếp của con người luôn như thế. Các bạn luôn có sự trải nghiệm như vậy và thật nhiều lúc chúng ta muốn diệt trừ nó để có một cuộc đời an vui trong hiện tại. Nhưng khó quá! Khó là bởi vì chúng ta chưa có người khai thị, chưa có pháp rõ ràng, chưa có người tận tường ngay kề cạnh ta hướng dẫn mà thôi. Chúng ta hãy trở lại ý nghĩa “ngay tại đây” theo Kinh điển mà Đức Phật dạy để chúng ta thấy Đức Phật truyền dạy cho chúng ta cần phải sống ngay tại đây trong chánh niệm. Không lang thang như một kẻ ăn xin vào miền quá khứ, cũng chẳng như những kẻ cầu mưa, an vui hạnh phúc, của cải , gia tài ở tương lai, như trượt dốc ở sườn đồi vô tận, chẳng thể dừng được. 

Các bạn, hãy đi về với lời Phật thuở xưa, chúng ta nhớ khi nói đến thị giả của Phật, người học Phật luôn nghĩ đến ông A-Nan là thị giả cho tới phút cuối cùng Đức Phật viên tịch ra đi. Nhưng trước ông A-Nan, vào những thuở thật đầu tiên của những năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba khi Đức Thế Tôn mới giác ngộ dưới cội Bồ đề, khi dạy cho năm anh em Kiều Trần Như và những đệ tử đầu tiên, ông A-Nan chưa là thị giả bởi chưa tới. Chúng ta nhớ những năm đầu đó Đức Phật chưa có đông đệ tử. Và khi truyền dạy cho đệ tử, Đức Phật thường khuyên mỗi một đệ tử khi đã nghe hướng dẫn dạy cách tu thiền rồi thì hãy đi tìm những khu rừng thanh tịnh mà phù hợp để thiền. Cho nên sự sách tấn của Đức Phật đối với hàng đệ tử là hãy đi để tu tập, đừng dựa dẫm vào Chư Phật nhiều. Nhưng cần phải học cho thông thạo trước rồi hãy ra đi. Thì trong thời đó có một thị giả đầu tiên ít ai nghe, trong Kinh Tiểu Bộ, Tạng Pali nhắc, vị thị giả đầu tiên đó tên là Ma-hi-yá. Ông Ma-hi-yá là đệ tử đầu tiên, tức là thị giả. Thị giả là gì? Là người đệ tử luôn luôn gần gũi với Phật, giúp đỡ Phật trong những công việc. Bởi giúp đỡ và gần gũi Phật thường xuyên nên thị giả lúc nào cũng được nghe Đức Phật giảng dạy, hướng dẫn và được diện kiến thân giáo của Phật trong từng giây, từng phút bởi là người kề cận Đức Phật cho nên được gọi là thị giả. Ông Ma-hi-yá là thị giả đầu tiên trong những năm đầu mà Đức Phật hoằng pháp, Lúc đó hai thầy trò ở trên ngọn núi Kanika thì ở trên ngọn núi đó hai thầy trò ẩn náu ở đó. Ngày hôm đó Đức Phật không đi khất thực bởi Ngài nhịn ngày hôm đó. Nhớ khi Đức Phật Ngài trước khi giác ngộ, ngài tu khổ hạnh, sau khi đã chứng đắc rồi Ngài lâu lâu thỉnh thoảng cũng nhịn đói một ngày.

Ngày hôm đó Ngài nhịn đói không đi khất thực cho nên thị giả Ma-hi-yá thỉnh Chư Phật cho phép ông ta đi vào làng gần đó, đó là làng được gọi tên Chen-tu để khất thực. Đức Phật chấp nhận cho ông ta đi một mình. Ông ta đi một mình khất thực xong vào buổi sáng, ông ta ăn no rồi, khoan khoái để đi về ngọn núi gặp Chư Phật. Trên con đường về đi ngang một làng rộng lớn bên cạnh dòng sông Kimikawa, ông ta thấy một vườn xoài đẹp, an tịnh, thanh tịnh, phù hợp cho một người có đời sống thanh tịnh an trú để tu. Ông ta khởi nên niệm hoan hỷ thích thú muốn tới đó để biệt tu một mình, bởi vườn xoài quá đẹp.

Khi trở về gặp Đức Phật, ông ta đã trình bày tất cả những sự hoan hỷ muốn biệt tu nơi đó để rời xa Đức Phật. Đức Phật lúc đó mới nói với thị giả Ma-hi-yá rằng hãy đợi khi có đông chúng tới con hãy đi, bởi hiện tại chỉ có hai Thầy trò và con là người mới cho nên con hãy gần gũi với Thầy để được học hỏi. Nhưng ông thị giả Ma-hi-yá có một lòng cương quyết muốn tới vườn xoài đó để tu tập nên đã thỉnh Phật lần thứ hai, Phật cũng nói là hãy đợi đi con.

Ông ta không chấp nhận lại thỉnh Phật lần thứ ba. Và Phật nói với ông thị giả rằng: này Ma-hi-yá nếu những gì con khởi lên, suy nghĩ đã đúng thì con hãy đi. Ông ta từ biệt Đức Phật và ra đi vào vườn xoài ở bên cạnh bờ sông, trong dòng sông Kimikaka đó ở và an trú tu thiền.

Buổi thiền đầu tiên khi ông ta ngồi xuống thiền thì bao nhiêu niệm tham dục nó khởi nên như bão tố, xen kẽ vào những niệm sân giận, bực tức, khó chịu và những niệm hung ác, tàn bạo trỗi dậy. Biết bao nhiêu những niệm như vậy nó trỗi dậy nó kéo về, nó dồn dập trong tâm thức của ông ta. Ông ta bất tịnh không tu được cho nên ông ta từ bỏ vườn xoài bên dòng sông để trở về gặp Thế Tôn và trình bày với Thế Tôn rằng:Thưa Thế Tôn khi con vào trong đó, bên dòng sông thật là đẹp, có vườn xoài thanh tịnh ấm áp, nhưng sao ngồi thiền, tâm con lại khởi nên sự tham dục vô tận, tâm sân trỗi dậy và tâm ác cũng hoà lẫn ở trong đó, thật khó?

Lúc này ông ta đã trở về, Đức Thế Tôn thương cho người đệ tử chưa học hỏi được nhiều mà vội vàng tách Thầy ra đi nên khuyên ông ta cần phải giữ đúng năm điều này khi mới khởi tâm tu tập.

Thứ nhất là luôn phải kề cận với bậc thiện tri thức, mà bậc thiện tri thức ở đây là bậc Thầy, bậc Bổn Tôn, người mà chúng ta có nhân duyên đi theo để học. Mà điều này phù hợp với ông thị giả này bởi vì người thiện tri thức tức chính là Đức Phật hiện thời phải kề cận để được giáo dưỡng. Cũng như chúng ta phải luôn luôn kề cận với thầy của mình, vị thầy nào đó có nhân duyên hoá độ cho chúng ta. Để làm gì? Để nương vào kiến thức trí tuệ của thầy đó mà được hướng dẫn. Đó là điều thứ nhất phải luôn kề cạnh.

Điều thứ hai, kề cận để được bậc thiện tri thức đó hướng dẫn cho chúng ta và giảng dạy cho chúng ta làm sao thoát ly khỏi những tâm tham. Chúng ta phải thoát ly tâm tham.

Rồi thứ ba, từ thoát ly tâm tham đó, phải làm sao vị thiện tri thức này hướng dẫn cho chúng ta giữ giới.

Sau khi giữ giới, thoát ly tâm tham, điều thứ tư là chúng ta học để mà tránh những ý niệm ác trỗi dậy, tăng trưởng pháp thiện, tức là hành thiện bỏ ác. Sau đó mới quán chiếu những sự lui tới sanh diệt trong tâm thức để đoạn khổ.

Đó là năm điều rất cần thiết cho những người tu học Phật giáo. Cho nên Đức Phật đã khuyên thị giả của mình, con hãy kề cận với Thầy để được hướng dẫn giữ giới, thoát ly những tham dục. Từ đó nhìn rõ được tất cả những sanh diệt trong cuộc đời mà thực hành pháp tu này để chuyển hoá cuộc đời của con cho vững trãi trước khi có thể tự lập được.

Ông Ma-hi-yá đón nhận điều đó, rồi Đức Phật lại phải nói thêm cho ông ta hiểu, pháp tu về chánh niệm hơi thở ngay tại đây.

Sau khi đã có những điều kiện căn bản của một người học Phật là gần gũi với Thầy, giữ giới, được nghe thoát ly tâm tham của mình hướng dẫn như vậy và nghe những phương pháp làm sao tăng trưởng pháp thiện, bỏ pháp ác, và nhìn rõ những tới lui để hiểu, thì lúc đó đi vào bốn pháp quán. Pháp quán tức là trong chánh niệm hơi thở Phật dạy:

Điều thứ nhất là phải nhìn thấy tất cả những gì hiện diện trong cuộc đời ngay cạnh thân ta đều là bất tịnh. Bất tịnh tức là không có thanh tịnh, bất tịnh tức là những điều dơ dáy, bẩn thỉu không đáng để cho chúng ta ôm ấp, giữ gìn, đắm đuối. Tại sao phải quán bất tịnh? Quán bất tịnh để chúng ta lìa đi tham ái, không dính vào sự ái dục.

Đây là bốn pháp mà người tu cần phải học. Khi có đủ điều kiện là gặp được thầy có nhân duyên với chúng ta để hướng dẫn cho chúng ta phương thức ly khỏi tham ái, rời bỏ tham ái, và truyền giới cho chúng ta giữ. Để thấu rõ những pháp thiện mà hành, bỏ pháp ác để nhìn rõ dòng đời nổi trôi không dính mắc. Ta đi vào bốn pháp quán để giữ được chánh niệm hơi thở tại đây, ngay chỗ này.

Pháp quán đầu tiên tức là phải nhìn nhận ra rằng tất cả đều là bất tịnh, để giảm trừ chúng ta đắm chìm vào tham ái. Đó là pháp quán để chúng ta ly ái, lìa dục.

Sau đó là chúng ta phải quán chiếu trong tâm từ bi. Chính tâm từ bi được phát triển như vậy, ta thương mọi loài, ta thương mọi chúng sanh một cách bình đẳng tánh trí. Trong phát triển lòng từ bi đó, ta đi sâu vào thẩm nhập cùng với hơi thở vào, thở ra để nhận rõ tới lui sanh diệt, vô thường.

Cho nên quán bất tịnh, quán từ bi, quán trong hơi thở chánh niệm, an trú trong đó để quán vô thường, thì ngay trong tịch tĩnh, tự tại ở giây phút quán chiếu như vậy đó gọi là ngay tại đây, ngay chỗ đó là Niết bàn.

Những thuở đầu Đức Phật dạy cho hàng đệ tử đầu tiên, Ngài không hướng dẫn cho các đệ tử là phải đắm chìm trong các pháp thiền cao siêu, như đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền để nhập định. Hoặc nghiên cứu những kinh điển thật là dài, ảo nghĩa. Mà Ngài chỉ đơn giản dạy cho những hàng đệ tử đầu tiên trở về với chánh niệm hơi thở, nhìn rõ sự bất tịnh của các pháp, vô thường, sanh diệt trong hơi thở chánh niệm để tăng trưởng lòng từ bi. Như vậy ngay chỗ đó, ngay tại đó, chánh niệm hơi thở đó là Niết bàn tại thế, không ở xa, điều này rất đúng. Và Đức Phật đã dạy như thế đối với các Phật tử cũng như các đệ tử đầu tiên của năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Mà ông thị giả đầu tiên là ông Ma-hi-yá đã được truyền dạy và ông ta đã thực hiện theo lời của Đức Phật đi đến sự an vui. Cho nên trải qua Kinh Tiểu Bộ nói về như thế, chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng mà Phật tử tại gia của chúng ta có thể thực hiện được những pháp cao siêu nhiệm màu đầu tiên mà Đức Phật dạy trong những lời giảng nghĩa thực hành rất bình thường, ai cũng ứng dụng được, rất bình thường, rất đơn giản. Cho nên nó mới càng màu nhiệm và cao siêu. Từ đó chúng ta vững niềm tin trên con đường đi tới sự hạnh phúc, an vui, kiến lập một Niết bàn tại thế nơi gia đình, nơi công sở, nơi xã hội, nơi môi trường chúng ta giao tiếp. Ngay tại đây trong chánh niệm hơi thở là Niết bàn. 

Cho nên các bạn thân mến, để có thể thành tựu được Niết bàn ngay tại đây trong chánh niệm hơi thở, như lời Đức Phật dạy. Tất cả các bạn khi đi tới sự thành tựu này phải luôn luôn nương nhờ vào một bậc Thầy là bậc thiện tri thức. Chúng ta phải có thầy, ông thị giả đầu tiên Ma-hi-yá có đức thầy của mình là Đức Bổn Sư, là Đức Phật nhưng lại muốn rời xa, đi vào một dòng sông đẹp, có một vườn xoài đẹp để tự lập. Nhưng rồi chưa đủ kiến thức cho nên bị biết bao nhiêu những niệm ái dục, tham sân, hung ác nó tràn về không định được tâm.

Chúng ta cũng như vậy, không phải trong những bước đầu nhưng mà trong cuộc đời của Phật tử tại gia, hầu hết chúng ta vẫn luôn luôn gần gũi với Thầy của mình. Do đó khi chúng ta tìm được vị thầy phù hợp với nhân duyên, căn cơ, phù hợp với phước báu và thuận hảo trong sự tương tác học hỏi, tâm an, trí tuệ được bừng khai, ta phải luôn luôn gần gũi với bậc thầy đó để nương nhờ vào sự truyền giới của vị thầy đó mà ta giữ giới, để học hỏi phương thức lìa bỏ tâm tham, tăng trưởng pháp thiện, từ bỏ pháp ác, nhận rõ sự tới lui vô thường sanh diệt. Mà trong Thiền Mật Song Tu – Thất Bảo Huyền Môn là một phương pháp đúng như lời Đức Phật đã dạy cho ông thị giả đầu tiên Ma-hi-yá. Bởi trong một hơi thở vào ra ta an trú trong hơi thở, quán tưởng hơi thở, đặt tâm trong thềm hơi thở, trú tâm trong thềm hơi thở đó. Để làm gì? Để nhìn thấy sự bất tịnh lui tới trong thân của ta, trong tâm tưởng của ta, trong ngôn ngữ của ta. Và chúng ta đón nhận Mu A Mu Sa – năng lượng đại từ đại bi để quán, tức là theo dõi, nhìn nhận, đón nhận năng lượng từ bi, tâm từ bi đó để nhìn rõ dòng sông vô thường sanh diệt khởi lên và biến mất ngay trong giây phút an trú trong Thiền Mật Song Tu – Thất Bảo Huyền Môn. Đó đúng là bốn pháp mà Đức Phật đã dạy cho ông thị giả Ma-hi-yá. Ông thị giả Ma-hi-yá đó đã tuân theo và thành tựu. Thì chúng ta, Phật tử tại gia ngày hôm nay, nếu miên mật thực tập Thiền Mật Song Tu – Thất Bảo Huyền Môn chúng ta nhất định sẽ kiến lập được sự an vui tự tại, Niết bàn tại thế, niềm hạnh phúc và bình an ngay tại đây, nơi gia đình, xã hội, nơi cuộc sống của chúng ta hiện tiền và sẽ giúp chúng ta định được trong cuộc đời không bị lôi ngược dòng trôi, đắm chìm trong quá khứ buồn vui lẫn lộn, cũng chẳng kéo chúng ta trượt mãi trên sườn dốc của tương lai mịt mù chưa tới.

Niết bàn ngay tại đây, hạnh phúc là đây trong hơi thở chánh niệm, bình an là đây trong chánh niệm hơi thở. Chúng ta không khác gì ông thị giả Ma-hi-yá của Phật. Bởi chúng ta là Phật tử tại gia tới với Phật, chúng ta không thể lìa xa vị Thầy của mình để không được nhắc nhở thọ giới, lìa dục, tăng trưởng pháp thiện, nhìn rõ sự sanh diệt trong cuộc đời, rất cần. Chúng ta là Phật tử chúng ta cần Thầy, chúng ta cần vị Bổn Tôn, ta cần một bậc thiện tri thức phù hợp với nhân duyên. Do đó các bạn phù hợp với nhân duyên nào, diện kiến được vị Thầy nào thì chúng ta nhận diện thật là rõ để luôn giữ đúng như lời Đức Phật dạy tức là phải gần gũi với Thầy của chúng ta. Để được truyền giới, giữ giới, để được hướng dẫn về những phương thức giáo lý của nhà Phật là làm sao xa lìa tâm tham, để được hướng dẫn tăng trưởng pháp thiện, để rồi nhìn rõ sanh diệt trong cuộc đời.

Trong Thiền Mật Song Tu, chúng ta có niềm tin vào ba ngôi Tam Bảo và chúng ta tin sâu vào nhân quả, sau đó giữ năm giới, điều này luôn luôn nhắc nhở rồi. Và để chúng ta phát nguyện từ bi, giải thoát, tăng trưởng pháp thiện, hành thập thiện. Đó là tăng trưởng pháp thiện, đoạn diệt pháp ác và nhìn rõ cuộc đời sanh diệt, vô thường đó để chúng ta an trú trong chánh niệm hơi thở, mở rộng lòng từ ân, đón nhận năng lượng từ bi của Phật, sống từ bi, sống yêu thương, sống san sẻ, sống hành thiện, sống chánh niệm. Đó là Niết bàn. 

Các bạn thân mến, một chủ đề tuyệt vời mà các bạn gửi về thật ngắn thật gọn. Nó ngắn gọn đến mức mà ai cũng có thể đặt được ngay tại đây. Và nó cũng thật dễ thực hiện, nó là chủ đề mà nó còn là Pháp môn Đức Phật đã dạy của những năm đầu tiên cho những đệ tử kề cận với Ngài. Lúc này, những năm đó chính là những lời truyền dạy gần gũi, rõ ràng của chính Đức Phật tới với hàng đệ tử gần đó là vị thị giả. Và trong Kinh Tiểu Bộ, tạng Pali nói rõ như vậy. Để các bạn khi học về Thiền Mật Song Tu chúng ta khởi niềm tin hoan hỷ và hạnh phúc bởi Phật đã dạy điều đó. Và trong suốt chiều dài của cuộc đời 45 năm hơn giảng dạy giáo lý, Ngài luôn nhắc cho tất cả hàng đệ tử thời đó những năm đầu cũng như những năm cuối về chánh niệm trong Bát Chánh Đạo, để ngay tại đây sống ngay tại đây.

Dĩ nhiên có thật nhiều phương tiện khác Phật đã dạy, tuy nhiên đối với hàng Phật tử của chúng ta tại gia, chẳng phải cầu kì mãi để đi tu luyện đệ nhất, nhị, tam, tứ thiền để đi vào chánh định, nhập định, mà chúng ta chỉ cần hoà nhập vào với hơi thở vào ra chánh niệm, hoà nhập vào với từ bi, để nhìn rõ dòng trôi vô thường sanh diệt và các pháp bất tịnh tới lui trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta thấy được sự hạnh phúc bình an ngay nơi đó, ngay chỗ đó, ngay tại đó và ngay tại đây.

Nếu là Phật tử tại gia, chúng ta đạt được sự hạnh phúc và bình an như vậy nơi gia đình có cha mẹ, vợ chồng, con cái , có xã hội chúng ta chung sống thì còn có gì hạnh phúc hơn. Căn bản, thực tế, ứng dụng cho tầng lớp Phật tử của chúng ta, nhưng cao siêu, nhiệm màu bởi không ai có thể chứng đắc được những điều cao hơn nữa nếu không đạt được trạng thái tâm trong chánh niệm hơi thở ngay tại nơi đây có sự an vui và bình an. 

Các bạn thân mến, chúng ta đều khác biệt nhau về nhân duyên, về phước báu. Tuy nhiên, ai ai trong chúng ta cũng sẽ có nhân duyên gặp gỡ được các vị Thầy tôn kính của mình. Bởi sau thời Phật, hàng Phật tử chúng ta luôn luôn phải nương nhờ và kề cận với các bậc thiện tri thức. Có người gần gũi với bậc TTôn úc này, Hòa thượng này, Thượng Tọa này, Tăng Ni này, Đại đức kia. Có người lại hợp với những chư vị khác.

Bởi vì nhân duyên khác biệt do đó tận sâu thẳm ở trong tâm của mỗi chúng ta, ta cần phải nhận diện ra rõ, quán chiếu thật rõ ai là Thầy của ta? Trong nhà Phật gọi là Chánh pháp, tức là lựa chọn cho mình phù hợp với nhân duyên để tiếp cận với một vị Thầy, để nương vào bậc Thầy đó, bậc thiện tri thức đó, chúng ta được truyền giới, giữ năm giới cấm để hộ mạng, hộ thân, hộ những giác quan của chúng ta. Và được hướng dẫn tuần tự các phương pháp lìa bỏ tham dục, tăng trưởng pháp thiện, nhìn rõ sự tới lui trong cuộc đời. Rồi trong hơi thở chánh niệm, vị Thầy dạy cho chúng ta an trú ở đó, để tăng trưởng lòng từ bi, đón nhận năng lượng từ bi của Phật để nhìn tất cả các pháp trong đời đều là bất tịnh và vô thường sanh diệt để không có nắm víu, bám víu mà lìa xa để tịch tĩnh trong niệm từ, niệm bi của chánh niệm hơi thở.

Để từ đó chúng ta có mặt và hiện diện trong cuộc đời ngay tại đây với tâm hạnh phúc an vui, với Niết bàn tại thế trong tương tác hằng ngày.

Các Phật tử tại gia của chúng ta, chúng ta cầu gì, cần gì trong cuộc sống? Ai ai cũng chúc cho nhau hạnh phúc và bình an. Đức Phật nhìn rõ được điều cần thiết của con người, của chúng sanh nên đã hiến tặng một giáo pháp vi diệu nhưng rất bình thường, ứng dụng được trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời không phân biệt. Để mỗi chúng ta, người người trong xã hội này khi đón nhận sẽ thành tựu được sự an vui và hạnh phúc, đó gọi là Niết bàn, ngay tại đây trong chánh niệm hơi thở.

Nếu các bạn thành tựu được các bạn sống rất bình an và hạnh phúc. Thế giới sẽ hòa bình nơi chính trái tim của bạn. Rất cần các bạn nghe cho rõ, hiểu cho thấu để chúng ta đặt trọn niềm tin sau khi đã tư duy với Chánh kiến. Để chúng ta có tâm Bồ đề bất thối, không lung lay bởi những ngôn ngữ khác biệt của ai đó trong cuộc đời ta gặp. Và để vững vàng như vậy, ta cần phải có Chánh kiến, Chánh tư duy, hiểu thật là thấu, hiểu thật là rõ thì dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Đúng vậy, bài học chánh niệm hơi thở, sống ngay tại đây, Niết bàn tại thế, an vui và hạnh phúc. Đức Phật đã truyền dạy trong Kinh Tiểu Bộ của những năm đầu cho thị giả đầu tiên là ông Ma-hi-yá. Ông Ma-hi-yá đó đã thành tựu được, đoạn trừ được phiền não, hiểu thấu được bất tịnh, chuyển hoá thân tâm, tăng trưởng từ bi, thấy rõ vô thường, tìm được an vui. Là bởi vì sau khi nhận được như vậy ông đã không từ bỏ Đức Phật nữa mà gần gũi với bậc thiện tri thức để được giáo hoá, thọ giới, ly tham, ly dục, tăng trưởng pháp thiện, hiểu rõ được dòng đời sanh diệt đang trôi.

Chúng ta, các Phật tử tại gia, nếu hiểu rõ được điều này chúng ta không còn có tâm mông lung, rượt đuổi, tìm tòi những tư tưởng hay, những lời nói bóng bẩy, như hạt giống bồng bềnh trôi trên dòng nước, sao có thể trồng mọc được cây? Để có thể trổ hoa kết trái, hạt giống đó phải trụ vào trong lòng đất. Các bạn phải củng cố lại niềm tin của mình để hiểu rõ, đừng để tâm mông lung trôi lăn trên những miền tư tưởng hoa ngữ, mĩ miều. Mà phải đào một lỗ sâu trong tâm bằng chánh niệm hơi thở để vùi hạt giống niềm tin đó vào trong năng lượng từ bi của Phật với miền đất tâm. Thấy rõ sự bất tịnh của cuộc đời vô thường sanh diệt. Chánh niệm hơi thở từ bi hỷ xả, hạt giống này sẽ trổ bông kết trái. Còn nếu không trụ vào bốn điều quán chiếu, quán bất diệt, quán tâm từ bi chánh niệm hơi thở, nhìn rõ vô thường mà cứ chạy như đứa nhỏ thuở xưa rời xa mẹ tới trường, khi về chẳng thẳng đường về nhà, rong ruổi bắt bướm. Chúng ta biết rằng sẽ lạc đường, rồi bắt chuồn chuồn sẽ lạc lối. Rồi mà chúng ta lớn không còn chuồn chuồn, bươm bướm mà chúng ta chập chờn theo những ý tưởng mông lung. Mà ở đời thật là nhiều người luôn luôn thả vào cuộc đời những luồng văn chương hoa mỹ chập chờn như bướm, như ong, như chuồn chuồn, như những cánh diều bồng bềnh. Để rồi chúng ta chẳng bao giờ trụ tâm trong chánh niệm, tưới tẩm bằng từ bi, nhìn rõ sự bất tịnh. Hiểu thấu được cảnh vô thường, ta sẽ có được bình an và hạnh phúc. Nhưng thực tế trong cuộc đời ai ai cũng có những thời kỳ mông lung vô tận khó dừng, dù sao đi nữa các bạn phải nghe cho rõ những điều gì Bảo Thành nói ngày hôm nay. Phải một lần ngồi xuống tư duy cho thấu hiểu, để minh định lại cuộc đời của mình, Phật tử tại gia của chúng ta làm sao có được hạnh phúc và bình an? Nếu muốn có hạnh phúc và bình an thì đừng như ông Ma-hi-yá rời xa Thầy của mình vào nơi cảnh đẹp của vườn xoài, của dòng sông. Chúng ta cũng đừng rời xa Thầy của mình, những giáo pháp của Thầy, đức vị Thầy phù hợp với chúng ta dạy, để rượt đuổi theo những vườn bông, những vườn cây, những dòng sông kiến thức văn chương, hoa mỹ ở đời. Mà phải trụ lại gần gũi với bậc thiện tri thức ta có nhân duyên thọ giới, giữ giới. Để được thoát ly tham dục, hiểu rõ pháp thiện, tinh tấn tu hành, thấu rõ sanh diệt lui tới trong cuộc đời. Để thẩm nhập vào trong chánh niệm hơi thở, trụ vào đó, tưới tẩm năng lượng từ bi và nhìn rõ sự bất tịnh của cuộc đời và vô thường. Để chúng ta có sự hạnh phúc an vui ngay tại đây, ngay đời này, ngay gia đình của chúng ta bằng chỉ một hơi thở chánh niệm viên thông, dung tuệ với Như Lai, không bao giờ rời xa. Đó là ý nghĩa ngay tại đây, Niết bàn tại thế an vui và bình an mà Đức Phật đã dạy cho vị thị giả đầu tiên, chân truyền thực tế. Mà ở trong Kinh Tạng Pali Tiểu Bộ nói thật rõ, vậy thì hàng Phật tử chúng ta nên nhớ rằng phải xác định lại mục đích các bạn đang tu tập là gì? Có phải là thành tựu được Niết bàn tại thế ngay chỗ này hay không? Để có một cuộc sống hạnh phúc an vui, thân tâm thường an lạc, khỏe mạnh. Để cha mẹ, để vợ chồng, con cái, để xã hội, thân bằng và những người thân và bạn bè của chúng ta luôn sống trong lòng hoà ái, bao dung, từ bi. Và thấy được dòng trôi, dòng chảy của vô thường bất tịnh, để không đắm mình mà rời xa, san sẻ bằng pháp thiện, yêu thương một cách rộng lớn, không phân biệt trong tâm từ bi, bình đẳng tánh trí. Đó là ngay tại đây, chánh niệm hơi thở. 

Hãy đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái để chúng ta ngay tại nơi đây chánh niệm hơi thở, đón nhận Niết bàn an vui tại thế. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con ngay tại đây chánh niệm hơi thở, dung thông tuệ giác tìm được Niết bàn an vui tại thế trong gia đình. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú

Mu A Mu Sa (07 lần).

Mô Phật! Trong Kinh Tiểu Bộ, câu chuyện về thị giả đầu tiên Ma-hi-yá đã rời xa Đức Phật là Thầy của mình để tự tập, nói lên ý nghĩa rằng trong hàng đệ tử của chúng ta nên nhớ suy nghĩ thật là kĩ, đừng vội vàng tới lui một chút với Thầy của mình, rồi chưa thông thạo rõ ràng đã bung mình ra như con đại bàng bay xuống trần gian như gọi là hoá độ, tế độ chúng sanh. Tâm chưa an, tâm ác vẫn còn, tâm sân lẫn lộn, tham dục đắm đuối thì đại bàng đó chẳng thể cứu người, nó sẽ trở nên hung ác đi rình rập những kẻ khác để sát hại mà thôi.

Do vậy, bài học rút ra được trong Niết bàn tại thế với chủ đề “Ngay Tại Đây”, chánh niệm hơi thở với bài học Đức Phật dạy cho thị giả đầu tiên ở trên đỉnh núi Kanika, chúng ta nhớ như vầy. Hàng Phật tử của chúng ta tuỳ theo nhân duyên và phước báu, khi đã đặt chân vào con đường tu pháp giải thoát của Chư Phật đối với hàng Phật tử tại gia của chúng ta ngày nay phải có Chánh kiến, Chánh tư duy và nương vào phước báu hiện tiền với sự phù hợp nhân duyên để tiếp cận với một bậc Thầy tôn quý ta kính trọng, phù hợp với nhân duyên đó. Sau khi đã nhận và tiếp nhận bậc Tđó rồi, chúng ta phải luôn luôn gần gũi với bậc Thầy thiện tri thức đó để được vị Thầy đó truyền giới cho chúng ta giữ, hướng dẫn cho chúng ta thoát ly tham dục, tham ái. Và dìu dắt chúng ta tăng trưởng pháp thiện bằng từ thiện san sẻ yêu thương, tránh xa những pháp ác như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, ăn uống, thị phi các thứ. Để chúng ta tăng trưởng từ thiện, phóng sanh để rồi còn  hướng dẫn cho chúng ta nhìn rõ cái lui, cái tới trong tâm tưởng để chúng ta có một sự vững chãi ở trong tâm để bắt đầu ngồi xuống hành thiền theo bốn pháp mà Đức Phật dạy. Pháp quán thân này, cuộc đời này, sự lui tới trong thế gian này đều bất tịnh để chúng ta ly sự tham dục, để rồi được hướng dẫn phát triển tâm từ bi hỷ xả, để có tâm bình đẳng tánh trí đối xử với mọi loài, mọi chúng sanh. Và thẩm nhập vào trong hơi thở quán chiếu vào ra chánh niệm để thấy rõ được vòng trôi của vô thường sanh diệt lui tới. Trụ vào như vậy thôi, thực hành rõ như vậy thôi thì Phật tử chúng ta sẽ tìm được Niết bàn tại thế ngay gia đình của mình. Hạnh phúc xiết bao, bình an xiết bao.

Ngay tại đây chánh niệm hơi thở là Niết bàn. Mà đặc biệt đối với các bạn đồng tu của Thiền Mật Song Tu – Thất Bảo Huyền Môn nên nhớ, trong Pháp môn này ta an trú và đặt tâm ở trong chánh niệm hơi thở đúng như Đức Phật dạy. Để đón nhận Mu A Mu Sa năng lượng từ bi, để chúng ta khai mở tâm từ của chúng ta, quán chiếu nó, nhìn rõ những lui tới trong cuộc đời luôn khổ, tái sanh trong sáu nẻo là bất tịnh, đừng tham đắm chìm mãi và thấy rõ mọi sự lui tới là vô thường không tồn tại mãi để chúng ta không còn khổ bởi níu kéo mà chỉ trú ở trong hơi thở chánh niệm và sống từ bi. Để có được ngay tại đây, chánh niệm hơi thở đó có niềm an vui hạnh phúc gọi là Niết bàn tại thế cho hàng Phật tử tại gia của chúng ta. 

Thật là tuyệt vời các bạn! Cảm ơn các bạn gửi chủ đề “Ngay Tại Đây” để Bảo Thành và các bạn có cơ hội nghe qua về những chuyện mà Đức Phật đã dạy trong những năm đầu cho Ngài thị giả đầu tiên, Ngài Ma-hi-yá. Noi theo gương của thị giả này, chúng ta sẽ không rời xa bổn nguyện của mình với vị Thầy có nhân duyên để chúng ta chuyên chú thực hành, thọ giới với Ngài, được sự hướng dẫn của Ngài để thoát ly ái dục trong cuộc đời, tham dục trong cuộc đời. Để chúng ta tăng trưởng pháp thiện, thiện pháp, từ thiện, từ bi, phóng sanh. Để chúng ta nhìn rõ lui tới trong cuộc đời nó không bao giờ trường tồn mãi mãi và nhận ra sự bất tịnh của thân, của tâm, của tất cả những gì có tướng hữu vi để chúng ta luôn luôn đón nhận lòng từ bi, năng lượng từ trường yêu thương của Phật. Sống chan hoà yêu thương, từ bi bình đẳng tánh trí để không còn bám víu bởi thấu rõ được dòng sông vô thường trong muôn kiếp lăn trôi trong lục đạo luân hồi ta đã phạm. Để chúng ta trụ lại trong chánh niệm hơi thở đó, chỉ còn hai chữ từ bi trong chánh niệm đã là đủ và thấy ngay Niết bàn trong đời sống ngay. 

Hãy đặt bàn tay phải bàn tay trí tuệ vào lòng bàn tay trái từ bi, để chúng ta vận hành 07 biến nữa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con có đầy đủ sự tư duy vững chãi, tìm gặp được vị Thầy có nhân duyên với chúng con. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa (07 biến).

Mô Phật! Chúng ta đã đồng tu xong rồi, mời các bạn chắp tay hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa.

Con nguyện xin Chư Phật gia độ cho chúng con để chúng con không bao giờ rời xa Phật và sẽ luôn là thị giả của Ngài để được gần gũi thọ giới, hướng dẫn tu tập trong chánh niệm hơi thở để ngay tại đây, thế gian này, trong gia đình, chúng con tìm được hạnh phúc và bình an. Nguyện hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia biết ngồi xuống từ bỏ tự ngã cống cao, hòa hợp thương yêu, thành lập ra chính sách hoà bình cho thế giới. Nguyện cầu cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược chế tạo ra được vắc-xin (vaccine), thuốc trị bệnh đại dịch. Hồi hương cho các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ, cứu tế trên thế luôn chữa lành các bệnh nhân.Nguyện cầu cho những ai còn đang đau khổ, bất an tìm được hạnh phúc và an lạc. Hồi hướng cho các vong linh tử vong siêu sanh miền cực lạc. 

Con xin mười phương Chư Phật từ bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts