Search

3216. Những Điều Cần Biết Để Tạo Phước Báu Cho Cuộc Đời

Bảo Chân đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười Phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con giữ được chánh định, miên mật tu tập Mật thiền chánh pháp lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu để thấy rõ đời là vô thường, là khổ, là vô ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho tất cả những người yêu thương đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ, cho ông bà cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật từ bi chứng minh.

Mời các bạn ngồi, tay phải đặt vào lòng bàn tay trái, buông thư, nhẹ nhàng, trở về với hơi thở của chánh niệm. Khi hít vào ta phình bụng, thở ra ta hóp bụng lại và tổng trì Mật ngôn, Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác. Mu A Mu Sa có nghĩa là quán Tâm Từ Bi, Nam Mô TaMô TaMô ĐaRaHoang là quán Tâm Trí Tuệ để thấu rõ vô thường, khổ và vô ngã. Ma Sa Ốp Uê là Tâm Tỉnh Giác, từng giây từng phút, ta hít vào thở ra chánh niệm trong hơi thở, tổng trì các Mật ngôn với tâm thành kính, chân thật. Mỗi người đều tiếp nhận được năng lượng thanh tịnh của chư Phật, đó là nguồn tha lực Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác để chuyển hóa thân tâm, nhìn thấu và gột rửa nghiệp chướng của chúng ta. Hãy bắt đầu hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì Mật ngôn tiếp nhận năng lượng hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến )

Các bạn! Cuộc sống này vô thường, hai chữ vô thường ngày nay được hiểu như một cái thương hiệu mà người ta thường nhắc nhở cho nhau, ít ai đi sâu để tìm hiểu nguồn gốc hai chữ vô thường này xuất phát từ đâu và ít ai suy nghĩ vô thường là gì, tại sao phải nói tới vô thường và cuộc đời này phải suy nghĩ về vô thường. Các bạn! Mình cứ quen miệng nói vô thường, thôi tất cả vô thường, đừng lo lắng. Mỗi khi mình bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, đạu khổ, phiền não hoặc mất mát của cải vật chất hoặc người thân ra đi, ta dùng hai chữ vô thường như một liệu pháp tâm lý, nghe, nghe qua vậy mà mấy ai đầu tư đào sâu hiểu rõ được chân lý vô thường mà bậc giác ngộ từ bi, trí tuệ là đức Phật giảng dạy hướng dẫn để chúng ta hiểu thấu, ít, ta chỉ xài chữ nhưng ít suy nghĩ, ta chỉ nói nhưng không cẩn trọng, ta tự làm và hành động nhưng không bao giờ nhìn rõ coi ta làm có hành động được điều gì.

Vô thường là những chuyện xảy ra, những hiện tượng ta đang cảm nhận, từ cảm xúc của thân, từ những âm thanh ta nghe qua tai, từ những hình ảnh ta nhìn, từ những cái tư tưởng ta suy nghĩ, từ những vật chất ta chạm vào ta cảm, hành tinh, vũ trụ, muôn sự đều vô thường, biến đổi, chẳng tồn tại dưới một dạng nào mãi mãi, chính vì vô thường như vậy nên tâm trí của chúng ta thất thường chẳng bao giờ ổn định tinh thần, hiểu thấu. Bởi vô thường như thế, ta hiểu sơ sài, bởi tâm thần bất thường nhảy múa như khỉ, chẳng trụ lại hiểu thấu đâu.

Các bạn, hôm nay chúng ta không miên man ở bờ rào, gốc cây hoặc ở một cái bụi suy nghĩ nào đó đâu mà chỉ về với cái câu hỏi của bạn chia sẻ hôm nay đó là: Những điều cần biết để tạo phước báu cho đời, tạo, hai chữ tạo ra, như tạo ra của cải vật chất, tiền bạc, danh vọng, quyền lực, kiến thức thì ai cũng muốn tạo ra, cuộc đời chúng ta đã bôn ba, đã lao đầu cho tới hơi thở cuối cùng, lần mò để tạo ra những thứ chúng ta thích và để tạo ra những thứ đó mà chúng ta không hiểu thấu cần phải tạo ra như thế nào nhưng cái lòng ham muốn quá, dẫn dắt ta dùng những cái thủ đoạn để có được nhưng mà nào ngờ những cái thủ đoạn đó cái có chưa tới mà phước báu đã chẳng còn, hiện tượng này xảy ra nhiều lắm, nhìn đâu đó trong cuộc đời ta thấy biết bao nhiêu người dù có quyền lực dù có sức mạnh đạt được những điều họ mong muốn nhưng chỉ trong chốc lát nhà tan cửa nát, danh bại thân liệt, mọi chuyện chẳng còn, lao tù chờ đón, ngục tù kìm hãm.

Bạn và Bảo Thành là những con người rất bình thường, luôn muốn tạo ra cho mình những điều mình cần, mình thích, mình ham, đôi khi thấy người ta được cái gì đó lòng khởi lên cái chữ thường sử dụng: thấy mà ham. Ham rồi tham, chuyện đó có. Để tạo một điều gì đó cần phải có kiến thức nếu không ta chỉ nhảy múa như con rối và chẳng bao giờ thành công. Điều này đã được chứng minh thật rõ ở biết bao nhiêu người trong chúng ta muốn tạo ra chuyện này chuyện kia nhưng rồi thất bại bởi chỉ dùng cái sức của cơ bắp, cái đầu cứng ngắt nhào vào làm việc nhưng không bao giờ bồi dưỡng kiến thức, xảy ra bình thường nhật lắm nhưng ít ai để ý rồi làm mà không có thẳng, tính mà không có xong, muốn mà không có được do thiếu kiến thức, không học hỏi, gán ghép cho hai chữ nghe thấy mà đáng sợ, hai chữ đó là không có phước. Còn người nào đó họ thành công, làm việc được, có kết quả cũng gán cho hai chữ họ có phúc báu, họ có phước.

Hình như mỗi người trong chúng ta đã rơi vào tình cảnh tự ti bởi có hàng trăm hàng ngàn thứ ta muốn tạo ra ta muốn làm mà không xong, không đạt kết quả rồi mặc cảm nói rằng ta không có phước. Chính cái chỗ ta mặc cảm tự ti cho rằng mình không có phước dễ bị người khác lừa gạt ta vì ta không dùng trí tuệ quán chiếu làm gì để tạo ra phước, những cái gì ta cần biết để tạo ra phước mà ta cứ mơ hồ tới cái phước báu là như vầy là như kia dựa trên cái nền tảng của tiền tài là danh vọng là địa vị, vật chất những điều ta ham muốn có được để có phước, còn không có là vô phúc. Ở đời một chữ vô phúc, vô phước nặng nề lắm. Hồi còn nhỏ Bảo Thành cũng nghe người ta chửi nhau đó, cái đồ vô phúc, nặng quá trời. Còn thấy ai có phước, nhà có phước người đó có phước, nếu mà liệt kê ra những cái dấu hiệu nói không có phước á thì hầu hết chúng ta đều là những người mù thôi, bởi chỉ dựa trên cái phần thâu thôi ví dụ như nhà không có đủ đồ ăn là vô phước, thiếu phước, con cái không nghe vô phước thiếu phước, thân xác bệnh hoạn là thiếu phước. Mình bệnh hoặc người thân của mình bệnh, con cái vợ chồng bệnh là thiếu phước, làm ăn không thành công nhiều là thiếu phước, học hành trượt lên trượt xuống là thiếu phước, tất cả những gì mà ta không làm được theo ý mình là gán ghép là vô phước. Còn những điều vơ vét được nhồi nhét cho đầy gọi là có phước, nhiều người ngày nay họ tự ca tụng bản thân họ là có phước cho nên họ ăn họ nhậu họ chơi họ làm đủ thứ hết. Còn nhiều người thì cảm nhận mình vô phước nên đâm ra bỏn xẻn.

Các bạn, những điều cần biết để tạo ra phước, tất cả các tôn giáo hoặc lời dạy nhân gian lưu truyền của ông bà truyền lại, cha mẹ dạy vẫn rất căn bản và có nhiều phương pháp khác nhau tùy theo tôn giáo. Nhiều khi ta quá đặt nặng về hình thức của tôn giáo để nói rằng để có phước báu, điều kiện để có phước báu. Những điều cần biết để có phước báu, phải là tụng kinh phải là đi chùa phải là trì chú, phải làm việc thiện, phải bố thí, phóng sanh, hoặc đi nhà thờ, bác ái, yêu thương, đủ đủ hết, liệt kê ra thì tôn giáo nào, niềm tin nào cũng có những cái phương pháp được gọi là những điều rất cần thiết phải biết thực hành để tạo phước. Nhưng chúng ta vẫn mượn cái bên ngoài để mà tạo phước, điều đó có, được nhưng cái phước đó nó còn rất thô và cái phước đó cũng dễ mất, dễ hư biến không tồn tại mãi nhiều khi những cái ở bên ngoài ta sử dụng tạo được phước đó gây ra phiền não nữa. Trong nhà Phật gọi là phước báu hữu lậu, hữu là có là còn, lậu là nó rỉ ra, vẫn còn phiền não nó rỉ ra, nó chảy ra nó tỏa ra, nó tạo ra khi cố gắng tạo phước hoặc muốn tạo phước chỉ về cái phần thô như đi phóng sanh tạo phước đôi khi còn tạo ra phiền não nữa. Vì sao? Vì hẹn không đúng giờ, đóng góp không có công bằng, bình đẳng như nhau, đi giữa đường phóng sanh cá thì có con nó chết có con nó sống, đủ mọi thứ lỉnh kỉnh, đôi khi phóng sanh xong về rồi thì gia đình nói này nói kia, ăn không có mà ăn đi thả xuống sông cho người ta bắt, ta phiền não. Đi từ thiện người ta rủ á, nghèo mà bày đặt từ thiện, đi làm công quả người ta nói: rỗi ha, việc nhà không làm đi giúp các cụ ông cụ bà từ thiện cho các người neo đơn hoặc cha mẹ bỏ rơi, đánh cho một chưởng vào đầu, cha mẹ ở nhà không lo lo người ngoài. Ta nghe những điều đó thật là nhiều để rồi cái tâm rộng lớn của ta bị chật hẹp và chỉ nghĩ đến mình, nghĩ đến người của mình, nghĩ đến cha mẹ của mình, nghĩ đến tất cả nhưng điều đó nó đúng mà, phải không? các bạn thường nói như vậy, nhưng điều đó là đúng.

Tuy nhiên hiểu cho thấu cái đúng đó thì cái đúng đó chỉ cho chúng ta mà thôi còn về cái đúng để tạo nên phước trường tồn mãi, những hình thức như vậy vẫn còn gây ra phiền não, tất cả mọi tạo tác từ bố thí từ thiện phóng sanh, sống và làm việc bác ái, từ thiện, yêu thương, trì chú, đi lễ nhà thờ hoặc đi lễ nhà Chùa, tất cả dưới mọi hình thức tôn giáo hướng dẫn hoặc dân gian truyền dạy nếu thiếu cái cốt lõi của nó thì những phước báu kia chẳng khác gì những bùn đất chét lên trên mặt mà tưởng là những phấn son đẹp đi ra khoe. Các bạn, thiếu cái gì? Thiếu cái tâm, nói phải có tâm, suy nghĩ phải có tâm, tu luyện phải có tâm, thiền phải có tâm. Hình như cái chữ chung chung đó ta xài, ta nhìn, Bảo Thành lột bỏ cái chữ tâm đó đi, sử dụng một cách máy móc có tâm lắm, rồi gán cho cái chữ gần gần với cái tâm bình thường mình hay nói bây giờ đó, gán cho những cái âm nó tương đồng đó để nâng cấp cái cách nói nhưng mà đôi khi nó rưởm rà, nói chơi cho vui, chứ dần dần dẫn ý sai có tâm phải có tầm. Từ khi có tâm phải có tầm người ta phải suy nghĩ chữ tầm đây là sức mạnh, có khả năng đó bắt đầu tạo cái tầm đó, cái khả năng, cái sức mạnh để chứng tỏ, vì vậy ta cứ thấy người giàu người ta đóng vai là thường, người nghèo thì đóng vai, ai cũng đóng vai nhập vai.

Đối với Bảo Thành, chữ tâm ở đây chính là trí tuệ. Tâm mà không có trí tuệ thì không phải là tâm, cái đó là khờ khạo, là khù khờ. Điều mà cần biết để tạo ra phước báu trong cuộc đời đó chính là trí tuệ, trí tuệ đó được đức Phật dạy rất là rõ là sự suy nghĩ của chúng ta, nhà Phật, các tôn giáo thường nói nghiệp từ tư tưởng, lời nói, việc làm, từ suy nghĩ, từ ý, từ ngôn ngữ sử dụng, khẩu, từ những hành động tự thân, nghiệp từ đó mà tạo ra, phước báu cũng từ đó mà tạo ra. Phải đi vào cái gốc như vậy để hiểu thấu được nghiệp ác cũng tạo ra từ những cái suy nghĩ của chúng ta, từ những cái lời nói ta ứng dụng trong cuộc đời và những hành vi tương tác ở trong cuộc sống, khổ, phiền não, tất cả và tất cả, đều tạo ra từ ba chỗ ấy và phước báu tạo ra trong cuộc đời cũng từ ba chỗ đó. Nếu chia sẻ thì ta có thể ghi chi tiết, thông điệp hôm nay Bảo Thành muốn nhắc lại cho bản thân để hiểu thấu và gửi tới các bạn rằng điều cần phải biết để tạo ra phước báu trong cuộc đời đó chính là sự suy nghĩ của chúng ta.

Chúng ta suy nghĩ như thế nào? Trong bát chánh đạo gọi là chánh tư duy có nghĩa là suy nghĩ cho sáng suốt và nhìn cho thấu đáo, nhìn cho thấu đáo. Tức là suy nghĩ, chánh kiến cho sáng suốt, đó là chánh tư duy. Suy nghĩ ác, suy nghĩ thiện, suy nghĩ chánh, suy nghĩ tà ai mà không biết. Cứ suy nghĩ để lấy của người đoạt tiền của người ta, cướp đất người ta, cướp quyền của người ta, cứ suy nghĩ tranh thủ khi người ta bệnh hoạn tìm đủ mọi cách để làm giàu cho bản thân hoặc suy nghĩ lấy của người cho mình thì những suy nghĩ đó là tà là ác rồi. Hoặc là suy nghĩ chê bai, dèm pha, đâm thọt, gọi là suy nghĩ những cái rất tiêu cực về mình về người thì tổn phước. Vậy nên ta chỉ cần thay đổi sự suy nghĩ của ta, đã tạo phước báu trong cuộc đời thật nhiều rồi, thật nhiều lắm mà cái điều đó rất cụ thể, rất cụ thể. Chỉ suy nghĩ đúng lợi lạc cho mọi người theo nhân quả là có phước báu, nhiều người họ chỉ cần suy nghĩ một cái thôi và tư duy một cái thôi để lợi lạc cho mọi người họ đã trở thành tỷ phú, nghe nói ham  nhưng mà thực tế.

Ở bên Mĩ có một cậu bé kia, cậu ấy cứ nhìn thấy mỗi một lần đó mẹ của cậu ấy cắt hành, mùi hành, rồi hương của hành bốc lên, mẹ chảy nước mắt như khóc. Mà hình như ai cũng biết mỗi lần cắt hành ai cũng bị điều đó, Bảo Thành không ngửi được như vậy, ngửi là nước mắt tự chảy ra. Cậu bé suy nghĩ tại sao, chỉ suy nghĩ thấu đáo, tư duy sáng suốt. Cậu bé tìm cách, thì cậu mới nghĩ rằng nếu mà có cái hộp trong đó có những cái lưỡi dao chia ra nhỏ từng phần và để củ hành nó lọt vào rồi ấn xuống một cái thì củ hành tự nhiên được cắt bởi những lưỡi dao, nhưng cái hộp lại che chắn mùi, hơi của hành bốc lên không làm chảy nước mắt. Cậu suy nghĩ như vậy cậu đề bạt tư tưởng đó, những nhà làm tiếp thị về thương mại nhận ngay ý kiến đó, và rồi sản xuất ra một sản phẩm nhỏ, đơn giản, sử dụng trong nhà bếp. Các bà mẹ và những ai sử dụng và hay bị chảy nước mắt đều mua. Và cậu trở thành người giàu có. Đó là gì, là sản phẩm trí tuệ. Trong tất cả mọi thể loại sản phẩm để tạo ra phước báu hoặc tạo ra sự lợi lạc cho con người đều được đi từ cái gốc đó là sản phẩm trí tuệ. Nhiều người không ứng dụng cái điều đó mà chỉ ăn cắp sản phẩm trí tuệ của người khác, điều này xảy ra thật nhiều cho những gian thương.

Các bạn, đức Phật đã dạy chúng ta, ông bà đã dạy chúng ta, những bậc hiền triết tri thức, thiện tri thức đã dạy cho chúng ta tâm rất quan trọng đó chính là sự suy nghĩ.  Mỗi một ngày ta suy nghĩ tiêu cực khi nhìn vào những hiện tượng đang xảy ra, ta tổn phước, ta đốt cháy phước báu còn nếu ta suy nghĩ tích cực thì tất cả những sự việc xảy ra đều nhìn thấy cái chân lý ở đó đều tạo được phước báu cho mình và cho người. Nhìn thấy mẹ rơi nước mắt khi cắt hành cậu bé đã có một cái sáng kiến, đó là sự suy nghĩ đó các bạn gọi nôm na đơn giản là suy nghĩ để rồi hiểu được nên tạo ra một phương tiện rất hữu dụng trong nhà bếp, suy nghĩ. Ta thấy chảy ra nước mắt ta không suy nghĩ ta cứ dụi mắt rồi khóc hoài, cậu bé đã có ý kiến đó, sản phẩm trí tuệ do chính sự suy nghĩ khi thấy hiện tượng. Ta chỉ mong có phước báu mà không nhìn xuyên suốt hiện tượng và đặt hàng rằng phước báu tới là phải có phải được. Cậu bé kia khi nhìn thấy nước mắt và suy nghĩ đúng. Cậu đã có được biết bao nhiêu phước báu. Chứng tỏ phước báu về tịnh tài họ đã có đấy, giàu đấy, do suy nghĩ đó các bạn. Nhìn thấy cái nghịch ý, cái nghịch cảnh, cái đau khổ, cái rơi nước mắt, ta suy nghĩ, ta nhìn cho rõ, ta sẽ nhận diện được phương thức để thay đổi. Đó chính là phước báu nhất.

Rất nhiều cách tu để tạo ra phước, rất nhiều  những điều cần biết để tạo ra phước báu, hôm nay Bảo Thành chỉ nhấn mạnh đến cái tâm, đến sự suy nghĩ.

Có một người mẹ hôm qua Bảo Thành gặp. Cô ấy có một người con, cái thân tuổi nhỏ sinh ra đã mang bệnh, một chứng bệnh cần một sự đột phá do cơ thể của người con để thay đổi cục diện, nếu không cậu bé đó sẽ phải mang bệnh trong cả cuộc đời. Rồi người mẹ đó khóc và buồn lắm bởi người con cứ bệnh đi bệnh lại. Ta chỉ nhìn trong sự bế tắc và than phiền ta không có phước, nên sinh ra đứa con bệnh hoạn, tự dày vò lương tâm làm cho sầu não khổ đau. Trên đời này bất cứ một đấng bậc sinh thành nào, một người mẹ nào cũng đều thương con, có thể móc gan móc tim có thể cho thân xác này miễn sao cho con được khỏe mạnh, điều ấy luôn luôn được hiện hữu trong cuộc đời. Vì mẹ là mẹ, hy sinh mạng sống cho con, luôn luôn có ở nơi các người mẹ. Mẹ là bậc đáng kính. Nhưng hãy nhìn rộng hơn, đừng để một người con sinh ra bị bệnh hoặc ai đó trong người nhà của mình bị bệnh, nghèo khổ, không nghe lời, học không thành công, cứng đầu, bướng, này kia không như ý ta thì ta cho rằng ta là người vô phước rồi mông lung nghĩ nếu thế thì thôi đừng như này đừng như kia.

Nếu biết trước…. Trên đời này không ai biết trước. Nếu bạn không tu bạn chẳng thể biết trước. Nếu bạn tu bạn thông được nhân quả, chẳng cần biết trước biết sau, chỉ cần chánh niệm hiện tại là đủ. Nhìn về góc độ của người mẹ thương con, sinh ra con bị bệnh đó thì gọi là vô phước. Nhưng thật ra đó là có phước. Nếu như đứa bé đó đứa bé có thể nhìn thấy người mẹ chảy nước mắt khi cắt hành để suy nghĩ và tạo ra một vật dụng trong nhà bếp, để cắt hành trong nhà bếp. Thì nếu ta tư duy cho rõ, nhìn vào hiện tượng rằng con của mình đang bị bệnh kia, ta thấy ta có phước nhiều lắm và chính là người con đang bệnh kia cho ta đủ điều kiện để dưỡng tâm dưỡng tánh, nhìn thấu để mà tạo phước. Nhưng vì đứa con mình sinh ra với nghiệp căn thân bệnh, nhìn thấu ta thấy cháu vẫn có phước sinh ra được làm người. Biết bao nhiêu chúng sanh khác chưa thể đủ phước sinh ra để làm người. Đó là cái nhìn tích cực và hãnh diện nhất. Phật dạy mang thân người khó lắm, không có phước thì không thể làm người được, bởi làm người ta có cơ hội giác ngộ và hành, thành tựu được pháp an lạc. chỉ là người thôi chưa kể là người nghèo, chưa có nói tới là người bệnh hoạn đau khổ gì hết, là người thôi đã là phước báu vô cùng rồi.

Nhìn như vậy khi con của mình có bị bệnh thì hãy hãnh diện vì cháu có thể là người, thành người, mang thân người. Cháu có phước báu mà! Con của mình mang đầy đủ phước báu mà! Phật dạy người không có phước báu đầy đủ không thể thành người được, làm người còn khó hơn con rùa mù ở dưới sông, một ngàn năm mới trồi lên một lần nhưng phải chui vào cái bọng cây đang trôi trên sông. Các bạn, các bạn thử tưởng tượng coi, một con rùa mù 1000 năm mới trồi lên một lần cần phải chui vào cái bọng cây đang trôi trên dòng sông làm sao có cơ hội đó, hiếm vô cùng. Làm người khó như vậy cho nên khi làm người là có đầy đủ phước báu rồi. Nên sự ích kỷ của chúng ta luôn luôn suy nghĩ làm người là phải giàu phải giỏi, phải được cái này phải được cái kia và phải trường thọ, đẹp trai, đẹp gái, phúc tướng đầy đủ. Không có! đã là người thì phúc tướng đã đầy đủ, phúc khí đã tràn đầy và con mình dù sinh ra là bệnh đi nữa thì phúc tướng của con đã đầy đủ nên nó có được người mẹ biết yêu thương hy sinh cho con. Và chính vì con như vậy nên người mẹ lại nhận ra ta lại có tình thương lớn vô cùng. Bởi dù sao đi nữa con sinh ra vẫn là con của mẹ, bệnh như thế nào thì mẹ cũng bao dung và con đã đầy phúc báu và đủ phúc báu để làm người. Và vì như vậy mẹ mới phát hiện ra mẹ có cái tầm cao trong cuộc sống nhờ có tâm từ bi, phát hiện ra khả năng yêu thương của mình lớn hơn, mạnh hơn, to hơn, rộng hơn. Đó là phước báu, suy nghĩ tích cực. Và chính sự suy nghĩ tích cực khi nhìn vào mọi hiện tượng trong cuộc sống Bảo Thành và các bạn đều nhìn ra một phương hướng để định hình cách hành xử suy nghĩ trong cuộc sống, để tạo thành nhiều phước báu hơn cho ta và  cho người, cho cuộc đời.

Một em nhìn thấy mẹ cắt hành chảy nước mắt đã có một sáng kiến để sáng chế ra dụng cụ trong nhà bếp để rồi em trở thành người có tiền có của mà mang lại sự lợi lạc cho muôn người. Chúng ta cũng như thế, mọi hiện tượng trong cuộc đời này nếu chúng ta biết vận dụng cái kiến thức, cái trí tuệ hiểu thấu được nhân quả bất cứ một điều gì ở trong đó, ở nơi đó ngay lúc nó xảy ra nhìn bằng cách sáng suốt suy nghĩ một cách thấu đáo ta sẽ nhận ra vẫn còn con đường để đi để phát triển khả năng của mình tạo ra phúc báu cho cuộc đời. Các bạn, đừng bao giờ bỏ qua sự suy nghĩ của mình, đừng bao giờ bỏ qua cái sự duy của mình, chúng ta sống trong thói quen bị dư luận bên ngoài dẫn dắt chẳng bao giờ suy nghĩ trong chánh niệm. Từ đó mà ta tạo thành một cái tiền lệ và đặt để cuộc đời mình thành những con trâu con bò để người ta xỏ mũi dẫn dắt bằng dư luận, thị phi, kéo ta đi trượt dài trên những con đường bằng những sình lầy của phiền não và đau khổ.

Chánh kiến tức là suy nghĩ độc lập dựa trên nhân quả, chỉ cần suy nghĩ độc lập dựa trên nhân quả thiện ác ta sẽ nhận rõ ra thật nhiều thật nhiều những con đường vẫn thông để ta đi không bao giờ bế tắc hết. Cậu bé chế ra cái dụng cụ nhà bếp để cắt hành khi nhìn thấy người mẹ rơi nước mắt, chúng ta nhìn thẳng vào cuộc đời của mình nơi những nghịch cảnh đã đang sẽ xảy ra y như cậu bé kia ta sẽ thấy một dụng cụ vi diệu, phải gọi là dụng cụ vi diệu, phải gọi là dụng cụ vi diệu để ứng dụng  vào những tình cảnh đó để tạo ra phước mà mỉm cười với cuộc đời, dụng cụ đó chính là chánh niệm của hơi thở, quán tâm từ bi, gọi tắt là chánh niệm từ bi. Mỗi một ngày chúng ta thực tập để thấy được giá trị làm người đã là đại phúc rồi và làm người như thế nào để cái phúc báu kia không bị tổn hại mà tăng trưởng thì điều ta cần phải suy nghĩ làm người có chánh kiến, chánh tư duy, làm người phải biết chăm sóc cho bản thân, làm người phải biết trở về với hơi thở của chánh niệm, thể nhập vào sự tỉnh giác thắp sáng đuốc tuệ của mình để ứng dụng nhân quả vào mọi hiện tượng, mọi tạo tác mọi ngôn ngữ hoặc suy nghĩ của chúng ta cho nên hôm nay đừng miên man quá nhiều liệt kê ra một số, mười điều, hai chục điều, ba chục điều, một trăm điều cần biết để tạo ra phước báu.

Hôm nay chỉ cần biết một điều duy nhất đó là hãy dụng tâm, tâm chánh của mình, hãy dụng tâm yêu thương của mình đơn giản hơn, hãy suy nghĩ một cách tích cực, hãy suy nghĩ một cách tích cực bằng tình thương rộng lớn để đối diện với mọi hoàn cảnh, hiện tượng trong cuộc đời ta sẽ nhận ra một thông lộ đi tới sự bình an và hạnh phúc, nơi ấy tràn đầy phúc báu cho ta và cho đời, đừng miên man liệt kê ra như những nhà kế toán, chia ly chi tiết làm gì, trở về cái gốc suy nghĩ tích cực để nhìn thấu đáo, ta sẽ suy nghĩ ra ra đã tạo được phước báu thật là nhiều. Đừng để dư luận dẫn dắt xỏ mũi, đừng để thị phi ràng buộc cột trói, lập trình tư tưởng và than thở ta là kẻ vô phúc như tòa án tự phán xét bản thân và đày đọa tâm thức của mình. Mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật xin gia trì cho chúng con hiểu được trạng thái thanh tịnh chánh niệm để khởi lên những tư tưởng thiện lành, thông suốt hiểu được nhân quả ứng dụng vào cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra thở chậm rãi hóp bụng nhẹ nhàng trì tụng mật ngôn tiếp nhận năng lượng.

Mu A Mu Sa


 [T1]

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts