Search

3169. Mẹ chồng rất khó chịu, bênh con trai, đối xử bất công…, con không thể thương, giờ sao đây?

Bảo Minh đánh máy

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng các bạn đồng tu trên các kênh YouTube và Facebook và phòng Zoom.

Giờ đồng tu đã tới, mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh, và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy miên mật tu tập Mật Thiền Chánh niệm hơi thở để thắp sáng đuốc tuệ, thể nhập vào tâm Tỉnh giác, quán chiếu để thấu rõ vạn pháp là Vô thường, là Khổ, là Vô ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học và tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới được hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật từ bi tác đại chứng minh.

Mời các bạn ngồi xuống với tư thế phù hợp cơ địa của mình toàn thân buông thư, lưng, cổ và đầu giữ cho thẳng, mềm mại. Trở về với hơi thở của Chánh niệm hít vào ta phình bụng, thở ta hóp bụng. Mọi thao tác chậm rãi vừa sức như con rùa nhẹ nhàng hít vào thở ra. Chúng ta hãy nhớ lời Đức Phật dạy: “Lấy Trí tuệ làm sự nghiệp để tu luyện đưa đến sự giải thoát. Lấy Từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương”.

Trong Mật Thiền ta lấy  hơi thở làm đề mục và quán chiếu tâm từ bi qua Mật ngôn Mu A Mu Sa; Tâm trí tuệ qua Mật ngôn Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang; Tâm Tỉnh giác qua Mật ngôn Ma Sa Ốp Uê. Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác quán là mật hạnh trong hơi thở của Mật Thiền Chánh niệm, giúp mỗi người tiếp nhận được năng lượng thanh tịnh trong cuộc sống để chuyển hóa nghiệp lực nhiều đời, nhiều kiếp ta đã tạo ra và giữ tâm ngay thẳng hành được các pháp thiện theo nguyện lực của mình.

Chúng ta hãy hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì mật ngôn tiếp nhận năng lượng.     

Mu A Mu Sa

Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoang

Ma Sa Ốp Uê

(07 biến)

Các bạn đồng tu! Mật Thiền là những thao tác tuyệt vời như người biết trồng bông, biết trồng hoa, hiểu rõ được sắc hương của hoa, hiểu rõ được loài hoa ấy cần phải chăm sóc như thế nào? rồi tưới tẩm, bón phân, bắt sâu, tỉa lá. Rõ ràng loài hoa ấy, cây hoa ấy sẽ trổ hoa thật đẹp. Ta không thể trồng hoa bỏ phí ngoài kia mà trông chờ sẽ nở hoa đẹp. Ta không thể bỏ hoang phế cuộc đời cho những loài sâu bọ của tham, sân, si, xâm chiếm ăn lá, ăn bông làm tàn lụi mà trông chờ một bông hoa đẹp. Những điều như vậy chúng ta đều biết, đều thấu và hiểu được: Muốn có bông phải trồng, muốn nở hoa đẹp tươi phải chăm sóc. Đây chính là lời mà Đức Phật dạy dỗ cho mỗi người chúng ta không biết chăm sóc cho đời sống tâm linh của mình làm sao có kết quả đầy phước báu, công đức. Ta hiểu nhưng không hiểu sao chúng ta vẫn ít có thời gian đầu tư vào chăm sóc cho đời sống tâm linh, nhưng đã dồn hết tâm lực và thời gian đầu tư cho đời sống của vật chất và tinh thần. Ai trong chúng ta cũng biết cuộc đời này có ba thể sống cần phải chăm sóc. Chăm sóc cho rõ hơn là thể sống của thân, của tinh thần và có một thứ nữa là tâm linh cần phải chăm sóc cho đầy đủ. Hôm nay và những ngày tính ngược dòng thời gian năm 2025 dần dần sẽ biến mất ở trên lịch của chúng ta. Xé từng tờ, nhìn từng ngày và sự tích tắc của đồng hồ đã báo ngày cuối năm sẽ mất tiêu và một năm mới sẽ tới. Ta cứ trông chờ một năm mới tốt đẹp mà ngay những cái ngày cuối năm này không chăm sóc cho cuộc sống của mình. Năm mới dù có tới, làm sao đẹp làm sao tốt? Ý thức được những điều dạy đơn giản của Đức Phật là phải tự lực đứng dậy chăm sóc cho cuộc đời của chính mình, chịu trách nhiệm và nhớ chăm sóc đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh là ngọn đuốc, thiếu ngọn đuốc ta sẽ vùng vẫy trong tăm tối và như vậy rất khó tìm được những giây phút an lạc của cuộc đời. Mỗi khi trong hơi thở vào ra chậm rãi, phình bụng hóp quán chiếu tình thương, sự sáng suốt và sự tỉnh thức. Ta nhắc nhở mình rằng: Hãy luôn yêu thương muôn loài, yêu thương bản thân và nhắc nhở bản thân mình rằng phải sáng suốt để nhìn cho rõ đưa đến quyết định đúng đắn, và ta luôn nhắc nhở mình phải thức tỉnh trong mọi hoàn cảnh. Mật Thiền chú trọng đến sự Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác, có nghĩa là những điều rất căn bản trong đời người phải biết yêu thương, biết sáng suốt và phải luôn luôn tỉnh thức. Những cái ngôn từ đồng nghĩa nhưng khi nói đến chữ yêu thương, sáng suốt và tỉnh thức gần gũi hơn với chúng ta ngày nay. Đừng vì ngôn ngữ bất đồng làm cho ta rối đầu, đừng vì ngôn ngữ xưa và nay làm cho chúng ta không biết phải như thế nào. Mật Thiền là Chánh niệm của hơi thở đi thật sâu vào trong tình yêu thương lan tỏa và soi sáng cho tâm trí của mình nhìn rõ, thấu, hiểu và luôn luôn sống trong cái trạng thái của sự thức tỉnh. Có vậy! Yêu thương, sáng suốt và tỉnh thức là chân lý của đời người chẳng thuộc một ý thức hệ của chính quyền, của quốc gia, của tôn giáo nào hết. Tu tập Mật Thiền là tu tập để trở về với những cái điều huyền bí vốn có trong ta. Ở trong cái tình thương, sự sáng suốt và tỉnh thức ai cũng có thể tu chẳng cần phải là Tôn giáo, chẳng cần phải là Phật tử, chẳng cần phải theo Phật, chỉ cần đi theo con đường biết yêu thương rộng lớn và soi sáng tự thân bằng sự suy nghĩ sáng suốt để luôn sống tỉnh thức bạn bạn đã là người tu tập Mật Thiền. Và những Tôn giáo bạn sinh ra, những niềm tin bạn sinh ra có nhân duyên hiện thời bạn đang theo là nền tảng để cho bạn xây dựng hạnh phúc, nếu hiểu đúng nghĩa. Còn Mật Thiền là chất liệu để xây dựng nền tảng của niềm tin, của đức tin vào Tôn giáo bạn đang theo.

Các bạn! Có một cô con dâu nói như vầy: “Mẹ chồng khó chịu, khó tánh chỉ bênh con trai của mình thôi và đối xử không công bằng giữa người con dâu này với người con dâu khác, với chị em dâu. Cố gắng yêu thương người mẹ chồng lắm nhưng mà không sao yêu thương được”? Nghe câu hỏi thì biết đây là một cái điệp khúc nguyên thủy lập đi lập lại nhiều đời trên thế giới này và đặc biệt ở các nước Á Đông. Chúng ta suy nghĩ đi, phải chăng Đức Phật có dạy những điều gì để ứng dụng vào đời sống của vợ chồng, của con cái, của Phật tử tại gia, của sự ứng xử giữa người mẹ chồng hoặc mẹ vợ đối với con dâu, con rể hoặc các con rể, hoặc các con dâu hay không? Đức Phật dạy một cái chân lý đơn giản không cần phải chi tiết đặt để mình là ai? thân phận như thế nào? Chỉ hai chữ thôi là:

Bình đẳng trong sự yêu thương và

Sáng suốt quyết định mọi việc trong sự bình đẳng để luôn luôn tỉnh thức đừng có u mê. Ba cái cách nói này nó phù hợp với tất cả mọi tình cảnh của người Phật tử tại gia mọi ngôi vị phẩm trọng trong những người xuất gia. Xuất gia hay tại gia thì những lời dạy của Phật nếu thấm, nếu hiểu mà ứng dụng vào thì nhất định chúng ta sẽ biết đối xử với nhau công bằng. Phật giáo được truyền dạy đã nhiều đời rồi, nhiều ngàn năm ở các nước Á Đông rồi, nhưng cái thể chế phong kiến của các nền Tôn giáo bản địa đi sâu vào như Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo, rồi Tôn giáo tín ngưỡng vùng miền, phong tục và tập quán. Chúng ta sinh ra trong những vùng như vậy thường hấp thụ một cái nền giáo dục như thế thôi.

Nếu nói: “Mẹ chỉ bênh con trai”? Thì điều đó đúng mà! Mẹ nào mà không bênh con?

Các bạn cứ nghĩ đi: dù con có sai cỡ nào đi nữa là những người mẹ và những người cha đều bênh vực con cái của mình. Và con của mình là con của mình, con của họ chẳng phải con của mình, cho nên mới gọi là con trai, con gái là con của mình. Dâu rể là con người ta. Những cái ý thức tiềm ẩn trong cái cuộc sống ngàn đời trong ao làng lũy tre, trong văn hóa cổ điển chẳng còn hợp vẫn còn lưu truyền đây đó. Và lời của Đức Phật thật khó thấm vào và phá vỡ được cái nền tảng phong kiến ấy. Cho nên nhất định có những chàng rể, cô dâu bị cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ, cả cha mẹ không hẳn chỉ có mẹ đối xử mất sự công bằng. Đức Phật thấy chúng sanh hữu tình. Cứ những ai có liên quan đến mủ hoặc gần gũi trong cái sự giao tế về tình cảm thân thiện thì dành tình thương nhiều hơn, còn những người khác hình như bớt một chút, đôi khi chẳng có chút nào. Chuyện đó là chuyện nhân thế đời đời không thể hết. Nhưng cái chuyện là người Phật tử, là người tu tập nghe theo lời của Đức Phật dạy ta nhớ: “Ai tạo nghiệp người ấy chịu, ai tạo phước người đó hưởng” Đầu tiên hãy nhớ mọi sự đối xử của người đối với ta, sâu xa trong tiền kiếp ta cũng từng đối xử với họ như vậy, nên cái quả hiện thời ta phải chịu. Nếu cái quả hiện thời ta chịu mà thiếu Trí tuệ hiểu biết? ta lại gieo nhân vào quả xấu. Nhân xấu ấy hỗ tương với quả xấu hiện thời sinh ra cái nhân và cái quả tồi tệ hơn. Lời Đức Phật nói rất hay: “Mỗi một người trong chúng ta, không cần biết là con gái hay con trai, dâu hay rể, mẹ chồng hay mẹ vợ, hay chỉ là tình bạn đối xử với nhau thôi không cần biết thì danh phận của mình là gì? thì chúng ta cũng tạo nghiệp vô số và đều không lệ thuộc vào cái nghiệp quả của tiền kiếp. Nếu như chúng ta đều không lệ thuộc vào nghiệp quả của tiền kiếp nếu như chúng ta biết làm chủ cái tâm và thấu hiểu rằng: Ta có khả năng chuyển hóa mọi nghiệp chướng nhiều đời ta đã tạo hoặc người đã tạo đến cho ta, hoặc chuyển hóa được mọi nghiệp chướng hiện thời ta đang tạo và người đang tạo cho ta, đã, đang để rồi sẽ thành tựu được, sẽ bình an hạnh phúc. “Làm sao khi mẹ người mẹ chồng khó chịu? Muốn yêu mẹ chồng không nổi, bênh con trai quá đáng, bênh cô con dâu kia quá mà gạt mình ra khỏi cái tầm nhìn”? Không sao! không sao! Mỗi một người đều có thể tự lực đứng dậy, cho nên sự đối xử của mẹ chồng như thế bạn và nhiều người đã tìm đủ mọi cách để thay đổi người mẹ chồng, để thay đổi cách ứng xử của mẹ chồng đối với con dâu, con rể. Trên đời này câu trả lời: Chẳng thể thay đổi được những người mẹ chồng bằng cách cố gắng thay đổi họ. Không thể thay đổi người ta, không thể thay đổi ai nếu như chúng ta không thay đổi bản thân của mình. Mình cứ dựa dẫm trên cái nền tảng suy nghĩ, kiến thức bàn luận của mình để bám víu chấp vào những suy nghĩ, lời nói, hành vi của ta là đúng. Từ đó mà những suy nghĩ, hành vi, lời nói của những người khác là sai. Ta cứ dựa vào cái sai của mình mà đi sửa người, nhưng ít có thời gian nhìn lại chính mình để tự sửa mình. Con đường tu tập là con đường tự sửa bản thân để hiển lộ tình thương và sự sáng, để sống trong tỉnh giác: “Hữu xạ tự nhiên hương”. Hương thơm của tình thương nếu mình biết thương mình, thương người, thương mẹ chồng, tình thương không biên giới chẳng dựa vào họ có thương mình hãy không? Bởi trong ta có cái chất vi diệu là biết thương muôn người. Cái xạ hương tình thương đó nó lan tỏa chẳng quảng cáo, chẳng quảng bá, chẳng cần tiếp thị mẹ chồng sẽ ngửi được cái xạ hương yêu thương của mình. Và khi được xông, ướp bởi cái hương yêu thương của người con dâu lâu dần sỏi đá cũng còn phải biết tri ân, huống chi là người mẹ chồng. nhưng đôi khi chúng ta cứ chống báng tìm đủ mọi cách thay đổi mẹ mà chẳng thay đổi chính ta. Đức Phật là Bậc thầy nhìn thấu rõ khi mỗi người tự biết thay đổi của mình để sống yêu thương hơn, yêu thương mình và yêu thương cả kẻ thù chống đối những người nghịch ý với mình với mình. Tình thương đó có sức mạnh chuyển hóa tự thân và chuyển hoá môi trường sống và tất cả những ai sống trong môi trường ấy. Một người ở đâu đó nếu biết sống bằng tình thương chân thật thực sự, và luôn luôn trong sáng để nhìn thấu hành vi, suy nghĩ, lời nói của mình. Và tỉnh thức vùng đó như cái Bảo bối, như là Quốc Bảo hoặc một vật cao trọng cho vùng miền hoặc nơi gia đình họ đang sống, bởi nơi ấy có điềm lành, có phúc báu. Chỉ một người sống được như vậy đã lan tỏa tới muôn nơi. Cho nên đừng quá mệt đứng trên ngôi toà phán xét người mẹ chồng bênh vực con trai, đối xử bất công với các cô dâu, không sao! Con dâu hay con trai, con gái hay con ruột không có quan trọng. Ta đừng sửa mẹ nữa, sửa chính mình sống một cách sáng suốt để những cái lời phân biệt của mẹ chồng không làm cho ta bị sập hầm trong sự sân giận, tụt hết năng lượng vướng vào cái chấp, cãi vã tranh đấu, ghen tuông giận hờn. Hãy sống đẹp cho chính mình, sống như nguồn suối yêu thương trong suốt. Sống Tỉnh giác đối với mọi ứng xử hằng ngày đối với mẹ chồng để cái tánh sân giận, cáu kỉnh, khó chịu của mẹ không kích hoạt cái tánh sân giận, khó chịu, cáu kỉnh của chúng ta. Mẹ làm tội mẹ chịu nghiệp. Ta mượn cái hoàn cảnh đó tăng trưởng những điều cao đẹp của ta. Ta có dư phước báu để hiến tặng như một món quà cao quý cho chồng, cho mẹ chồng, cho em những chị em dâu khác, điều này làm được. Người tu trong Mật Thiền luôn luôn tưới tẩm mình bằng các nguồn nhiên liệu và năng lượng thực tế thấm nhuần vào thân tâm. Năng lượng của Tình thương, năng lượng của Trí tuệ và năng lượng của sự Tỉnh giác. Làm sao? Chỉ cần sửa bản thân của mình sống cho đúng, đúng trong sự yêu thương sáng suốt và tỉnh thức, chỉ có vậy. Ngọn đuốc đâu làm gì?

Ngọn đuốc đâu chỉ đường? Ngọn đuốc đâu sai khiến bạn? Ngọn đuốc đâu thay đổi ai? Ngọn đuốc chỉ tự sáng bởi cái tánh sáng và lan tỏa năng lượng ấm áp. Chính vì đó mà những người trong tăm tối nhìn qua ngọn đuốc thấy đường mà đi. Những người trong cô quắt của sự lạnh cảm tâm hồn nhìn thấy ngọn đuốc mà được sưởi ấm. Từ những sự như vậy họ sẽ tỉnh, họ sẽ thích sẽ hiểu. Hãy làm ngọn đuốc của tự thân, hãy chăm sóc cho ngọn đuốc yêu thương được suốt và tỉnh thức của chính mình trong từng hơi thở của Chánh niệm để sống thực sự trong mỗi giây mỗi phút. Kích hoạt năng lượng yêu thương Trí tuệ, Tỉnh giác, gắn kết với các Bậc Thiện Trí thức, những người bạn người bạn từ thiện, bạn đồng tu. Liên hệ mật thiết với chư Phật Bồ tát qua công hạnh thực tu, thực chứng của Mật Thiền. Bạn sẽ thay đổi được bản thân của mình, bạn sẽ trở thành ngọn đuốc sáng cho tự thân. Chỉ có vậy! Đây là phương pháp vi diệu.

Tất cả những người mẹ nào cũng thương con, mẹ nào mà không thương con? Vốn dĩ những cái phong tục đã đặt để: Dâu, rể là con người ta. Trai, gái mới là con của mình, quá sâu, trải qua nhiều năm. Cái Vạn Lý Trường Thành của những định kiến xa xưa đó dù có cứng tới đâu, to lớn tới đâu thì nước chảy đá mòn. Bạn hãy dùng nước tình thương và ánh sáng Trí tuệ trong tỉnh thức chạy qua những bức tường thành của định kiến, phong kiến xưa nơi những người mẹ thì nhất định nó sẽ mòn dần đi để lộ ra cái tánh cao quý của mẹ là luôn biết yêu con thương con. Dù là dâu, rể, trai, gái, mẹ nào cũng thương con. Ta là con mà đã là con thì chẳng có trai, gái, đã là con thì chẳng có dâu, rể. Con là con, nếu biết đánh thức để cho dòng nước yêu thương của ta chảy vào cái bức tường đó xói mòn đi những cái định kiến lâu đời có nơi mẹ, thì nhất định một ngày nào đó mẹ sẽ nhận ra.

Các mẹ cũng nên nhớ: Con rể hoặc là dâu đều là con người ta đã nuôi nấng con cái của người ta đến khi trưởng thành. chăm sóc vất vả dữ lắm để thành một thanh niên mạnh mẽ, một cô gái đẹp đẽ. Nay mình mang về nhà làm dâu, làm rể phải coi như những tặng phẩm cao quý, những phẩm vật vô giá mà người mẹ của chú rể, cô dâu kia đã tặng cho mình. Người cha đã tặng cho mình, trân quý cái tặng phẩm đó thì trong sui gia sẽ tốt đẹp và dâu, rể cũng là con của mình. Đừng vì những suy nghĩ xưa truyền thống lỗi thời, ta đối xử với dâu, rể khác biệt để rồi tạo ra sự ghen tuông, tranh giành, gia đình sao có hạnh phúc? Chúng ta thấm nhuần được lời Phật rồi thì nhất định nước từ thượng nguồn chảy xuống, là thân phận của các đấng làm cha mẹ. Cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, vợ cũng là cha mẹ, cũng là các đấng từ thượng nguồn cần phải luôn luôn tuôn chảy năng lượng từ ái và soi sáng tâm trí của các con của mình: Trai, gái, dâu, rể yêu đồng, yêu bình đẳng, đó mới là người hiểu được lời của Đức Phật một cách chân chánh. Tựu chung không nói đến phận làm cha làm mẹ, làm con trai, gái, dâu, rể nữa mà tất cả hàng Phật tử tại gia của chúng ta học cái tâm bình đẳng yêu thương trong sự sáng suốt và tỉnh thức của Mật Thiền. Tức là trở về với cái gốc của Đức Phật dạy thật rõ từ đó mà ứng dụng vào cuộc đời để đời thêm vui thêm hạnh phúc, bớt khổ và phiền não, chẳng còn có biên giới của sự phân biệt đối đãi khác nhau mà chỉ có một cái lòng chân thành yêu thương, kính trọng tử tế, đối xử bình đẳng muôn loài, muôn vật, muôn người ta đang có nhân duyên trong cuộc đời này.

Các bạn! Đừng thay đổi người khác, hãy tinh tấn tu và tập luyện cho tinh thông để thay đổi bản thân của mình. Như người tạc tượng đã nhận rõ được hình dáng của từng khối đá rồi dùng cái búa, cái đục, cái rìu, các dụng cụ điêu khắc bắt đầu đục đẽo gạt bỏ những phần dư tạo nên cái dáng của hình hài theo cái tâm họ đã định. Chúng ta nếu tâm đã định, nhận rõ được hình hài trong kiếp người của ta là hình hài của tình thương, sự trong sáng và tỉnh thức? hãy dùng cái búa của Chánh niệm hơi thở và ba dụng cụ tuyệt vời siêu màu nhất là: Quán tâm Từ bi, quán Trí tuệ và quán sự Tỉnh giác Ba phương tiện này như ba cái rìu ở nhiều cỡ kích khác nhau, và cái búa Chánh niệm của Mật Thiền ta bắt đầu tạc nên hình hài của một người đang sống hiện hữu trong Chánh niệm, tràn đầy tình yêu thương, trí tuệ và tỉnh giác, tràn đầy sự hiểu thấu trong sự bình đẳng đối với tất cả. Tạc được cái pho tượng này di động trong mọi sự xử thế ở đời tương tác với mọi người. Nơi đâu bạn tới, nơi đâu chúng ta tới? sẽ là một pho tượng tuyệt mỹ có ánh sáng, có hào quang, có an lạc và hạnh phúc soi đường dẫn lối cho những người khác đang lầm lạc bước ra khỏi bóng tối mà đi vào miền an vui.

Hãy làm gương cho cuộc đời và làm ánh sáng cho mọi người, đừng chỉ trích soi vào những lầm lỗi của người khác. Nhìn quay vào nội tâm thấu rõ và lượm rác ở trong tâm, tẩy uế chược trong tâm làm cho sạch đi, ta sẽ chẳng chẳng thiếu hạnh phúc đâu. Ta sẽ chẳng thiếu an lạc đâu và những người sống chung quanh chúng ta dù có chống kình, dù có ghét bỏ, dù đối xử không đúng với ta chẳng bình đẳng, sẽ thấm nhuần cái ánh sáng nơi ta và sự an lạc nơi ta, để những người ấy sẽ như chúng ta sống một đời thiện lành lợi ích cho muôn loài, muôn người, cho cha mẹ ông bà, cho con cháu, cho dâu, rể, trai, gái.

Các bạn! Đạo Phật là đạo tự tu tự lực, phải biết nhận tha lực của chư Phật khế hợp với tự lực để đứng dậy dõng mãnh. Như người khôn biết giăng buồm khi gió thổi để lướt sóng mà đi. Tha Lực là gió, tự lực là cái kéo cánh buồm lên. Trong Mật ngôn có tha lực gia trì cho chúng ta, chỉ cần bạn biết kéo buồm trong cái công hạnh hành Mật Thiền của Chánh niệm hơi thở, con thuyền của cuộc đời bạn sẽ lướt qua mọi sóng nghịch cảnh của cuộc đời để tới được bến bờ an vui. Nơi ấy có bạn, có chồng bạn, nơi ấy có mẹ chồng, nơi ấy có muôn người và khi cập bến rồi ai cũng sẽ hiểu nhau mà thôi.

Các bạn ơi! Chúng ta trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con nguồn tha lực vô biên của tình thương, của sự sáng và sự tỉnh thức, để mỗi một người trong chúng con biết yêu thương chân thật trong một sự bình đẳng đối xử tử tế với tất cả mọi người. Nguyện cho tình thương sự sáng và tỉnh thức của chư Phật Bồ tát lan tỏa xuống muôn loài chúng sinh.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì Mật ngôn:

Mu A Mu Sa

Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoăng

Ma Sa Ốp Uê

(07 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn