Search

3164. Hồi nhỏ bị hàng xóm xâm hại, 40 năm sau vẫn ám ảnh, sợ hãi căm phẫn đau khổ, xin cho con lời khuyên

Bảo Minh đánh máy

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu trên các kênh YouTube và Facebook

Giờ đồng tu đã tới, mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo, giữ thân tâm cho ngay ngắn để năng lượng chuyển hóa lên trên đảnh đầu thấm vào trong trí tuệ của chúng ta, giữ thân cho tịnh cho ngay, tọa thiền cho vững chắc chúng ta hãy bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy miên mật tu tập, thắp sáng Trí tuệ, thể nhập vào tâm Tỉnh giác, quán chiếu để thấu rõ vạn pháp là Vô thường, là Khổ, là Vô ngã. Chúng con nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Đồng nguyện cho thế giới được hòa bình, chúng sanh an lạc.

Xin chư Phật từ bi chứng minh.

Mời các bạn ngồi xuống đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, hãy nhớ ngồi theo tư thế phù hợp cho vững chãi, thân tâm buông thư, buông lỏng toàn thân giữ lưng, cổ cho ngay thẳng. Luôn luôn để năng lượng khi tiếp hiện vào thân chạy ngầm bên trong theo dọc xương sống dẫn theo hơi thở chậm rãi lan tỏa khắp trong thân. Trong Mật Thiền Song Tu lấy hơi thở Chánh niệm làm đề mục để đưa tâm quán chiếu thật sâu vào năng lượng Từ bi qua Mật ngôn:

 Mu A Mu Sa

Thắp sáng Trí tuệ qua Mật ngôn:

Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoăng

Và đưa chúng ta tới sự Tỉnh giác qua Mật ngôn:

Ma Sa Ốp Uê

Mỗi một hơi thở vào hít vào bằng mũi khi ấy ta phình bụng đưa hơi xuống dưới bụng giữ thân buông lỏng nhưng vững chãi. Khi thở ra bằng miệng ta hóp bụng vào chậm rãi như con rùa và tổng trì Mật ngôn: Từ Bi, Trí tuệ, và Tỉnh giác. Từng Mật ngôn một như từng giọt nước thấm vào trong thân tiếp nhận năng lượng. Hãy luôn luôn quán năng lượng chạy dọc xương sống lên trên đảnh đầu về tới ấn đường để năng lượng thấm vào trong thân, buông lỏng, buông thư nhưng vững chãi. Chúng ta hãy bắt đầu tiếp nhận năng lượng rải tới muôn người, san sẻ cho muôn loài. Đặc biệt những ngày cuối năm này, chúng ta nghĩ về nhau, hồi hướng cho nhau, san sẻ cho nhau.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình bụng ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì Mật ngôn đón nhận năng lượng.

Mu A Mu Sa

Nam Mô Tà Mô  Tà Mô Đa Ra Hoăng

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Các bạn đồng tu thân mến! tiếp nhận năng lượng thanh tịnh tọa thiền vững chãi và dụng tâm trong hơi thở Chánh niệm, quán chiếu năng lượng chuyển vào trong thân. Toàn thân thấm đượm năng lượng Từ bi thắp sáng Trí tuệ và giữ cho ta Tỉnh giác. Thân thể của con người như Đức Phật nói là phương tiện vi diệu. Vậy nên sự đồng tu là ứng dụng cái thân người, phương tiện vi diệu để giúp cho tâm chúng ta tịch tỉnh trong yêu thương, trong tỉnh giác, trong sự tự soi sáng nội tâm để nhìn vào những suy nghĩ, hành vi, ngôn ngữ, ứng dụng trong đời thường chuyển hóa chúng, Để nhìn vào những hiện tượng đang xảy ra gây phiền não đau khổ ta chuyển hóa. Chuyển hóa ngay bây giờ, chuyển hóa ngay tại đây không chờ tới những ngày tháng sau, không chờ tới những kiếp sau. Tu ngay chỗ này, ngay trong hiện tại chuyển hóa qua sự quán chiếu để làm cho đời sống trọn lành hạnh phúc bình an, cho an lạc, cho vui sướng để sầu đau khổ ải, để rắc rối nghịch cảnh khi tới ta vẫn vững chãi. Lời của Phật diễn giải qua mọi phương tiện. Chúng ta không phải chờ đến khi có duyên mà chỉ cần khởi tâm thành kính đón nhận, chỉ cần mang vào áp dụng ứng dụng tất yếu hiệu quả sẽ có ngay, giải quyết được mọi vấn nạn trong cuộc đời. Lời Phật là chân lý hằng sống không phải là một sự tiếp thị khôn ngoan để dẫn dụ chúng ta tin tưởng vào những điều hoang tưởng mà là một sự chỉ bảo dạy dỗ rõ ràng để chúng ta ứng dụng qua sự trải nghiệm, thực nghiệm, thấy rõ được cái hiệu quả mà vui sướng tiếp tục tu. Còn như không thì cứ bỏ qua không cần phải nghĩ tới. Chúng ta có cái khái niệm tu cho kiếp sau nhưng Đức Phật lại dạy tu ngay bây giờ, trong hiện tại và cho hiện tại để sống. Sống vững chãi, sống thong dong, sống tự tại sống an vui và hạnh phúc. Cuộc sống có đau khổ và hạnh phúc, có phiền não và an lạc, có thành công và thất bại, có khen có chê, có được có mất, có nghịch cảnh thuận cảnh luôn hiện hữu cả hai vế. Lời Phật giúp cho chúng ta sàng lọc, tháo gỡ, chuyển hóa. Giúp cho chúng ta có cái trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, với xã hội, với cộng đồng. Và giúp cho chúng ta giữ được nơi ấm tin yêu vào cuộc đời. Giúp cho chúng ta nhận ra cái quyền nhân bản của cuộc sống và sự bất khả xâm phạm của tất cả những người xung quanh của các vị Thánh, vị Thần ngay cả Phật cũng không thể xâm phạm đến chúng ta. Mọi lỗi lầm, mọi sai trái, mọi nghiệp chướng nghiệp ác, đều do chính chúng ta không ai xen vào đó để gây rối chúng ta. Mọi phước lành đều do chính chúng ta tạo ra do thiện nghiệp chẳng ai ban tặng. Chân lý của Phật là chân lý hiện sinh trong cuộc đời. Chân lý chỉ rõ cái nhân và quả mà mỗi một con người, mỗi một sự sống chịu trách nhiệm với những hành vi suy nghĩ và lời nói trong cuộc sống của hiện tại. Và cái hiện tại này tăng trưởng phước báu để xoay chuyển và thay đổi những nghiệp lực xấu của kiếp trước. Tăng trưởng để tiến lên trong sự thăng hoa của đời sống tâm linh. Năng lượng yêu thương là nguồn nhiên liệu để thắp sáng trí tuệ. Chẳng ai có thể gọi có trí tuệ mà thiếu đi tâm Từ bi, tình thương. không có tình thương, không có tâm Từ bi, Trí tuệ không thể có. Và nếu như thiếu Từ bi chả có Trí tuệ. Không có trí tuệ thì không có Tỉnh giác. Ba trong một. Cội nguồn vẫn là Từ bi vẫn là tâm Từ tâm Bi, vẫn là tình thương.

Mật ngôn Mu A Mu Sa là chìa khóa, là cầu nối, là âm thanh vi diệu, là pháp âm vô lượng công đức gắn kết chúng ta với trời đất, với trời Phật, với vũ trụ. Không cần biết các bạn đã tạo biết bao nhiêu nghiệp ác? Chuyện đó không có vấn đề, chỉ cần ngay bây giờ mỗi người khởi tâm yêu thương lãnh nhận trách nhiệm của mình đứng lên soi dẫn nội tâm, thắp sáng trí tuệ để được tỉnh giác. Để biết được mọi hành vi suy nghĩ của chúng ta như thế nào để chuyển hóa để không còn u mê, để không còn ngơ ngơ, ngáo ngáo, không biết mình là cái gì, nói cái gì, suy nghĩ cái gì? Một đời sống tu luyện để cái tâm được huấn luyện, để cái tâm được làm chủ trong Pháp Thiện qua cái hơi thở của Chánh niệm, qua sự tiếp nhận năng lượng của các mật ngôn ta tổng trì, qua sự quán chiếu chúng ta sẽ Tỉnh thức và tràn đầy năng lượng ở trong cuộc sống rất vui, rất hạnh phúc. Đừng mang những chân lý ảo diệu, uyên áo của ngôn từ, của Pháp ngữ, của giáo lý, của Kinh này sách kia, của truyền thống, của lời truyền, của phong tục, của tập quán, của tín ngưỡng dân gian để áp đặt ta, để cài đặt ta, để dẫn dắt ta phải tin theo. Đó chính là lời của Đức Phật dạy. Khi đồng tu khởi lên cái tâm thiện lành. Khi đồng tu ta phát nguyện, để làm chủ cái tâm để làm chủ cuộc sống. Khi đồng tu ta phát nguyện khai thác và ứng dụng cái tiềm năng vi diệu của kiếp người để không mãi trượt dài trên những trườn dốc đau khổ, thất bại, phiền não, nghịch cảnh của mình tự tạo. Vạn sự ở trên đời đều do ta tạo mà ra. Nghiệp quả luân hồi trong sự luân chuyển tới lui đủ nhân duyên sẽ trổ quả. Ta tu ta làm chủ cái nhân hiện thời mà từ kiếp trước mang tới gieo duyên lành để nhân đó trổ mầm tốt. Còn những cái nhân xấu ta biết cách chuyển hóa giữ ở trong cái môi trường không có điều kiện phù hợp nhân duyên để trổ gai tỏa hương độc gây hại cho ta và cho người. Tu là để làm chủ trong từng hơi thở. ta làm chủ được và đồng hành với sự đón nhận năng lượng sẽ làm cho mỗi người hạnh phúc lắm. Thân sẽ khỏe, tâm sẽ sáng, an nhiên và luôn khởi lên sự hoan hỉ. Bao nhiêu dính mắc cũng dần dần được nhận rõ và có đủ lực để tháo gỡ để mình được tự do.

Các bạn! Chúng ta tu học Phật pháp là để giải quyết những đau khổ trong hiện tại, những đau khổ trong quá khứ lưu truyền tới hiện tại. Chúng ta học và tu tập là để giải quyết những vấn nạn xảy ra trong đời thường chẳng phải là trốn nhà, trốn tất cả đi vào hang sâu núi thẳm, Sơn lam chướng khí trở thành những Bậc Đại nhân, những Bậc Cao nhân, những Bậc ẩn Sư, mà chúng ta tu dù là tại gia hay xuất gia, dù ở bất cứ một phương diện hoặc hoàn cảnh, địa vị ta đang có. Có thể là ông bà, là cho mẹ, là vợ chồng con cái, là ông này bà kia có quyền lực, là giám đốc, là công nhân, là người không có nghề nghiệp ăn xin hay chỉ là những thư sinh trẻ thơ mới lọt lòng mẹ. Tu là để trở về nguyên vị của tình yêu kho báu vô tận, từ đó khai thác cái năng lượng tình yêu tiếp nhận thêm để chúng ta sống an, sống vui, sống hạnh phúc. Sự tu tập giải quyết được những vấn đề như vậy, giữa cái xã hội đương thời đang sống hoặc xã hội ngàn xưa thì sự tu cũng đều giải quyết được mọi khúc mắc trong xã hội. Mọi khúc mắc, mọi hiện tượng gây ra đau khổ cho con người hoặc mọi phương pháp khơi dậy sự hoan hỉ và kiến tạo hạnh phúc cho chính mình. Bạn có đau khổ bạn tu sẽ hết, bạn đang hạnh phúc tu sẽ hạnh phúc hơn, bạn đang phiền não bạn tu sẽ hết phiền não. Bạn đang an lạc bạn tu sẽ an lạc hơn. Rõ ràng gọi là tu chứng, hiểu thấu mang trí tuệ, mang tình yêu, mang sự tỉnh giác áo dụng vào ta chuyển hóa được. Có một bạn tu nói rằng: “Thuở còn rất nhỏ người hàng xóm đã xâm hại thân xác của bạn, lớn lên rồi 40 tuổi 40 năm sau sự sợ hãi, sự lo lắng, sự đau khổ, sự phiền muộn vẫn cứ dằn vặt bao phủ, làm cho bạn ấy mất niềm tin vào cuộc sống, mất niềm tin vào tất cả những người xung quanh bởi họ chẳng thể bảo vệ được. Mất niềm tin và chẳng bao giờ muốn gần gũi với tất cả những người khác phái. Đây là một hiện trạng đau khổ từ ngàn xưa cho tới nay không phải thời đại này mới có. Nhiều nước chậm phát triển ở quốc gia đó chưa có bộ luật để bảo vệ trẻ em. Phụ huynh và những người lớn chưa có cái dũng cảm mãnh liệt để đứng ra quyết liệt phê phán những kẻ xâm hại trẻ thơ và bảo vệ trẻ thơ. Có thể vì những cái luật phong kiến hoặc những cái lễ giáo quan niệm trong đời sống mà đôi khi cha mẹ người lớn, con cái, cháu chắt của người ta bị như vậy ta giữ im lặng hoặc là giải hoà cho nguôi. Ở những nước phát triển Châu Âu, xâm hại trẻ thơ là tội rất nặng, đôi khi bị tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm có những trường hợp có thể bị chung thân. Sau khi ra tù rồi những người đó phải đeo vòng ở cổ chân để cảnh sát luôn luôn theo dõi. Và những người xâm hại trẻ thơ sống ở bất cứ nơi nào đều phải báo cáo với cơ quan sở tại. Họ bị quản lý rất nghiêm ngặt. Vì sao? Vì nhà nước, cơ quan chính quyền không muốn trẻ thơ bị xâm hại nữa. Họ bảo vệ trẻ thơ như thế và nếu có chuyện xảy ra với trẻ thơ người ta đều đứng lên để bảo vệ trẻ thơ điều tra, truy cứu, bắt, nhốt, trừng phạt. Không phải xâm hại chỉ là đơn thuần đến thân xác, hoặc qua ngôn ngữ, qua hành vi, qua dụ dỗ, dưới mọi hình thức đều bị trừng phạt. Những người xâm hại trẻ thơ là những người mất sự tự chủ của tâm do nghiện ngập, nghiện ngập đủ thứ. Thời xưa không phải Đức Phật ngang nhiên chế ra cái Giới mà Ngài nhận ra được cái Giới thứ ba “Tà dâm” là hành vi nguy hại làm đau khổ cho mọi người không hẳn chỉ có trẻ thơ mà tạo nghiệp rất nặng. Nếu đơn thuần chỉ nghĩ đến Giới thứ ba “không tà dâm” thì quá bình thường. Nhìn xuyên cái ngôn ngữ Phật cấm “không tà dâm” ta thấy rõ một Bản Tuyên Ngôn Độc Lập lập nhân thân bất khả xâm phạm vào thân xác của người khác dưới mọi hình thức, dưới mọi lứa tuổi. Đây là một tuyên ngôn độc lập quyền sống và thân thể của mọi người đều được tôn trọng Không ai có quyền xâm phạm, bất khả xâm phạm. Hiểu được như vậy ta thấy rất tự hào về Phật, chẳng phải là một cái Giới đơn giản để ngăn cấm hoặc để nhắc nhở ta phạm vào tạo nghiệp, mà là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập nhân thân. Một tuyên ngôn độc lập về quyền sống và quyền được sống bất kể ai dù cha mẹ ông bà, hàng xóm người lớn, hay kẻ nào bất khả xâm phạm vào mạng sống. Đức Phật đã tuyên ngôn cái điều này nhưng trong ngôn ngữ có giới hạn, ta thấy hình như chỉ là cái giới cấm? Đây là một tuyên ngôn vũ đại mà nhân quyền thế giới, các hiệp hội bảo vệ trẻ thơ, tới thế kỷ 21 mới nhận ra đó là sự quan trọng và đã thành lập bằng sự thúc bách chính quyền phải có những cái luật bảo vệ trẻ thơ. Giới thứ ba là luật Đức Phật chế ra để bảo vệ trẻ thơ và muôn loài chúng sanh đều có cái quyền để sống và bất khả xâm phạm thân xác của họ. Hiểu thấu như vậy ta mới thấy được cái giá trị, mới thấy được Bậc Giác ngộ nhìn thấu như thế nào, nhưng đặt để trong những ngôn ngữ rất bình thường để nhắc nhở chúng ta. Ngôn ngữ của Ngài không dính đến luật và chính trị, chẳng dính tới cái lẽ phải của nhân quả để làm ta ý thức sống. Nói về sự xâm hại trẻ thơ là một sự đau đớn của tất cả mọi người. Khi nghe và đọc câu hỏi này Bảo Thành đau đớn vô cùng, rất xúc động rơi nước mắt.

Các bạn có biết không? Trở lại vấn đề người xâm hại kẻ khác cần phải có ý thức vì đây là một tội ác tạo nghiệp. Những ai xâm hại trẻ thơ đáng bị nên án, đáng bị nhân quả hiện tiền, bị chính quyền trừng phạt vô tù để ngăn ngừa xâm hại những trẻ thơ khác. Nếu các bạn không tự chủ, sám hối ngừng lại hoặc là đầu thú đưa mình vào khuôn khổ tu luyện để kìm hãm. Bạn là tội nhân của xã hội, của cộng đồng, của quốc gia, của gia đình và là tội nhân của chính mình.

Rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến cái điều này, người xâm hại trẻ thơ là những người thường say sưa rượu chè, bị kích động quá nhiều trong các phim ảnh, trong những sinh hoạt không lành mạnh. Họ bị cô lập, họ bị trầm cảm, họ bị sai lệch hoặc là vô minh không nhìn thấu. Trong nhà Phật gọi chung là cái “Tánh dục” được khởi dậy do môi trường sống, đắm chìm trong những hành vi sai trái làm tổn hại và phạm vào cái quyền bất khả xâm phạm thân xác của người khác. Những ai đã từng làm cần phải chịu trách nhiệm và cần phải tự thân tu tập để chuyển hóa còn không nghiệp sẽ đời đời kiếp kiếp khó có thể trả. Một em bé bị xâm hại từ lúc còn nhỏ 40 năm sau vẫn còn đau khổ. Bảo Thành có một người bạn rất thân tại Hoa Kỳ người Mỹ, người bạn ấy bị xâm hại từ thuở nhỏ cho tới bây giờ vẫn bị khủng hoảng, đi bác sĩ tâm lý, đi các bác sĩ trị liệu tâm thần sống thiếu niềm tin vất vưởng đau khổ như vậy. Năm nay 50 rồi mà cũng không hết. Những em bị xâm hại vết thương đó khó có thể lành, tinh thần bị tàn phá, đau khổ không thể kể. Hậu quả có thể mang lại là không sống được bình an và đôi khi tạo ra những suy nghĩ hành vi xâm hại kẻ khác nữa. Hận thù căm phẫn, sợ hãi, biết bao nhiêu những cảm xúc lộn xộn nó làm cho tâm thần, tinh thần của người bị hại từ thuở nhỏ dù lớn cỡ nào cũng khó bề quên được. Đối với những người xâm hại, mọi người lớn có trách nhiệm bảo vệ con cái của mình và nhất định phải phê phán, trừng trị đúng theo luật của nhà nước. Là các bậc phụ huynh phải chú ý đến con cái mình nhiều hơn. Hầu hết những người xâm hại trẻ thơ là những người rất gần gũi, cũng có thể là người xa lạ và phần đông là những người gần gũi họ hàng, bà con, thậm chí có thể là cha là mẹ, cô bác, xóm làng, đã tin vào nhau. Đó là cái sự sống của người Á Đông. Trẻ con luôn tin vào  người lớn. Người lớn dùng mọi chiêu trò để chiều dụ, để hãm hại, để xâm hại. Cha mẹ cẩn thận quan sát để giúp đỡ các con không bị dụ để rồi bị xâm hại. Trong cái thời buổi ngày nay, mọi thôn xóm ta sống đều trà trộn người xa người gần lẫn lộn di cư tới, khó có thể kiểm chứng được ai là người hàng xóm của chúng ta tốt hay xấu, lý lịch như thế nào? Bởi luật pháp ở Việt Nam chưa có, nhưng ở Mỹ một kẻ xâm hại người khác đi đâu ai cũng biết. Chỉ cần lên cái danh sách của chính quyền địa phương tìm coi những người đó sống ở đâu? bạn sẽ thấy ngay. Ở Việt Nam chưa biết được, chưa có cái chính sách đó. Cho nên làm cha mẹ chúng ta tin tưởng những người hàng xóm gần gũi với mọi người nhưng cần phải tuyệt đối quan tâm bảo vệ đừng khi nào coi thường để con cái bị như vậy ta sẽ đau khổ lắm. Bạn 40 tuổi kia bạn bị xâm hại, bạn sao quên được. Bạn rất cần sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý. Bạn rất cần sự giúp đỡ của các bác sĩ về tâm lý trị liệu, về tâm thần trị liệu. Bạn rất cần sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý, tâm thần, các bác sĩ trị liệu về phương diện phục hồi tái tạo lại sự an lạc niềm tin trong cuộc sống luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn phải tìm tới những vị đó để được giúp đỡ. Nếu như bạn có nhân duyên gặp gỡ được các Bậc thầy hoặc các đấng xuất gia đứng đầu tôn giáo của bạn theo. Bạn tin và bạn hiểu được những vị đó có cái khả năng lắng nghe, có năng lượng để chữa lành. Bạn nên tới, bởi những vị đó có thể được coi như những nhà tâm lý trị liệu, tâm thần trị liệu gọi là tâm linh trị liệu có phương pháp tu tập của Phật để tự chữa lành. Những điều xảy ra là nghiệp của người và của ta cộng hưởng. Nhưng kết quả đã có hậu quả đã gắn, ta cần phải đứng dậy. Bốn mươi năm rồi không thể cứ như vậy sống trong cảnh khổ của cái tâm như thế. Bạn phải cần đứng dậy tự thân chuyển hóa. Trí tuệ có cái năng lượng, năng lượng của trí tuệ như ánh sáng của mặt trời, như tia sáng của mặt trời có năng lượng để tiếp lực cho sự sống, để khơi mầm sống dậy, để chữa lành và để sự tồn sinh luôn vững bền. Trí tuệ có năng lượng đó và tình thương có năng lượng để chữa lành. Tâm từ bi sẽ giúp cho chúng ta tiếp nhận được tình thương của Phật bạn không trơ chọi cô đơn một mình. Nếu bạn trở về an trú trong tâm Từ bi và Trí tuệ, sự Tỉnh thức của bạn, bạn sẽ gặp được Bậc Trí tuệ Từ bi và Tỉnh giác là Phật là Bồ tát tới với cuộc đời của bạn, che chở, dìu dắt, và hướng dẫn cho bạn để chữa lành vết thương mà thuở nhỏ ai đó đã xâm hại bạn. Bạn cần phải tự chủ trong sự tu để chuyển hóa. Lời khuyên chân thành nhất của Bảo Thành là bạn phải kham nhẫn. Đừng có lởn vởn nữa phải nhẫn nhục, nhẫn ở đây không phải là chịu nhục mà nhẫn để vượt qua cái đau khổ của mình, nhẫn bằng sự thực tu để chuyển hóa, bởi không ai có thể làm cho bạn hết đau ngoài chính bản thân của bạn. Các bác sĩ chỉ khơi dậy sức mạnh của bạn giúp cho bạn giúp cho bạn mà thôi  nhưng phương pháp Phật dạy trong Tu, Thiền của Chánh niệm Mật Thiền sẽ giúp cho bạn tìm được sức mạnh để chuyển hóa, để thắp sáng, để tỉnh thức và để chữa lành vết thương của bạn. Trong Chánh niệm hơi thở của Mật Thiền ta khơi dậy cái năng lượng vi diệu của Từ bi của yêu thương. Ta thắp sáng cái tầm nhìn vượt qua cái vùng tối mà bốn mươi năm qua bạn đã kìm hãm bị giam giữ trong đó để bạn thực sự tỉnh không còn u mê vất vưởng khổ đau nữa. Bạn hãy tập hít thở nhẹ nhàng, quán chiếu tâm Từ bi, nhìn rõ cái ánh sáng ở trong tâm khi năng lượng từ bi tiếp nhận và lan tỏa. Cứ trú vào trong cái hơi thở như vậy bạn sẽ gặp được Phật, Bồ tát nơi tâm. Bạn sẽ tìm được cái tâm chân thật hồn nhiên cái sức mạnh tồn sinh vẫn còn, và từ ấy bạn sẽ khơi dậy cái năng lượng để chữa lành tự thân. Sự đau đớn của bốn mươi năm trời bị xâm hại dằn vặt, ta có quyền sống. Có trí tuệ và có sức mạnh của tình thương, có sức mạnh của sự Tỉnh giác, năng lượng đủ để ngăn chặn mọi tư tưởng xâm hại của người khác để bạn được quyền sống như lời tuyên ngôn của Phật trong giới thứ ba quyền sống với nhân thân và bất khả xâm phạm nhân thân của bạn tới từ mọi người. Trong một cái khoảng thời gian ngắn ngủi lời khuyên càng đơn giản để bạn đi vào sự thực tập, bạn sẽ bớt đau khổ. Bạn sẽ có cơ hội đứng dậy và vực dậy đời sống của mình để những ngày tháng tới, những năm tháng tới bạn không bị bóng đen của quá khứ bao phủ đè bẹp cuộc đời của bạn. Năng lượng Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác có cái khả năng chữa lành và giúp cho bạn tìm lại chính bản thân. Ở đây chưa nói đến sự tha thứ cho người mà là tha thứ cho chính mình để mình tìm lại cái quyền được sống hạnh phúc và an lạc. Trong thực tập Mật Thiền, ta biết tha thứ cho bản thân, ta biết nhìn rõ nghiệp thức của mình và ta hãnh diện cái quyền được sống hạnh phúc. Và ta có khả năng để được sống hạnh phúc qua sự tu tập thực sự mỗi ngày. Bảo Thành mời bạn cùng tu với Bảo Thành để chúng ta cùng nhau vượt qua và chuyển hóa những đau khổ của tự thân nơi bạn, nơi Bảo Thành, nơi mọi người để chúng ta là một tập thể chứa đựng những năng lượng vi diệu và luôn san sẻ cho nhau.

Mời bạn trở về với hơi thở của Chánh niệm.

Thưa phật! Thưa Bồ tát! Bao nhiêu ngàn năm rồi, Ngài đã có một Tuyên ngôn quyền sống và tôn trọng nhân thân của mọi loài chúng sanh. Sự bất khả xâm phạm đến thân xác của người khác Ngài đã dạy qua “Giới thứ ba”. Vì vô minh chúng con không hiểu thấu được điều ấy. Vì vô minh chúng con đã xâm hại nhiều người gây tạo nghiệp chướng và đau khổ.

Xin gia trì cho chúng con hiểu thấu lời tuyên ngôn của Ngài, ứng dụng lời của Ngài dạy vào đời sống hiện thời để chuyển hóa đau khổ và tìm lại sự sống an vui cho chính mình và cho tất cả mọi loài, mọi người.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì Mật ngôn tiếp nhận năng lượng

Mu A Mu Sa

Nam Mô Tà Mô Tà Mô Đa Ra Hoăng

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn