Search

Tỉnh Giấc Trong Kham Nhẫn

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rãi tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.     

Chúng ta chia sẻ với nhau, có những điều không liên quan đến các bạn, bởi vì trên đời này sao có thể nói đúng được tâm trạng của mọi người trong một bài Pháp, trong một cuộc nói chuyện. Do đó khi chúng ta chia sẻ như vậy, Bảo Thành chỉ mong sao ai đó, đang có tâm trạng như vậy, hoặc tâm đang trải rộng, để cho những điều Bảo Thành nói có cơ hội thấm vào, ứng dụng trong cuộc đời.

Các bạn, xưa giờ chúng ta luôn luôn được khuyên bảo nhẫn nhục rất quan trọng. Mỗi một người chúng ta khi làm việc với bất cứ ai, chúng ta vẫn luôn có sự cưỡng cầu mong đợi rằng, đối tác đang làm việc phải có sự nhẫn nhục, để chúng ta làm việc. Chúng ta rất hài lòng khi đối tác đó làm việc với chúng ta có tâm nhẫn nhục, để chúng ta hành xử, nói, giao tiếp, người đó luôn nhẫn nhục lắng nghe.

Nhẫn nhục là một mặt tích cực trong pháp tu của nhà Phật dạy cho chúng ta. Bởi vì khi chúng ta có tâm nhẫn nhục, tức là có sự bình tĩnh lắng nghe, nhẫn nhục phải là sự bình tĩnh lắng nghe. Nhẫn nhục là sức mạnh lý trí của người biết ứng dụng tu tập, không ai mà tự nhiên có sự nhẫn nhục được.

Trong lục bộ Ba La Mật, Đức Phật dạy: Nhẫn nhục là một trong sáu con đường, đưa chúng ta đến qủa vị Thánh. Nhưng ở đời khi giao tiếp với nhau, ai đó nói cho chúng ta biết về chuyện đừng làm hay đừng nói, hoặc như việc này như viêc kia. Chúng ta có một tật là bị nhiễm vào từ nhẫn nhục, trong đầu liền khởi lên người này chưa đủ nhẫn để lắng nghe.

Có một câu chuyện kể như vậy: Ở trong một nhà máy xí nghiệp đó, vị Giám đốc mới mua một cái máy loại mới về để giúp cho công nhân làm việc cho nhanh cho hay. Cái máy đó đã được các nhà khoa học gia chế tạo một cách khuôn mẫu đàng hoàng. Các vật liệu cài đặt trong đó, đã được cài những phần mềm thật tốt, chỉ cần đặt vật liệu vào, ấn nút theo như sự xếp đặt, thì sản phẩm sẽ được tạo ra đúng như vậy.

Thế nhưng có một chú công nhân, đã làm trong hãng xưởng này từ thuở còn thô sơ bằng tay, chú thuần thục tất cả các bước làm vận hành bằng tay. Một sản phẩm tạo ra từ nguyên liệu đó thưở xưa, cũng do chú với hai bàn tay khéo léo đó mà tạo thành, nên công xưởng đã được thành công thật là nhiều. Nhưng hôm nay, người Giám đốc muốn nâng cao sản phẩm, chế tạo nhiều hơn, nhẹ nhàng cho công nhân, đã mua cái máy do khoa học gia chế tạo và chỉ cần hướng dẫn cho công nhân làm việc theo qui trình mới, để sản phẩm tối ưu hơn, thời gian ngắn gọn hơn, không tốn sức mà sản xuất được nhiều.

Đối với chú công nhân kia, đã làm bằng tay nhiều lắm rồi, quá thuần thục với chuyện đó, bằng tay chân, vật liệu rồi, nay lại được hướng dẫn ứng dụng máy móc phương tiện mới, chú cảm thấy luống cuống khó chịu vô cùng. Kiến thức của chú khó hòa nhập vào sự hiện đại hóa trong công nghệ mới, nên dù có chỉ gì đi nữa, cuối cùng Chú cũng lại trở về với nghề thủ công khi xưa.

Sự trao đổi giữa chú công nhân và Giám đốc, khó có thể đi tới sự thành tựu, bởi chú không mở lòng ra để đón nhận một nền công nghệ mới, còn ngược lại người Giám đốc thấy chú như thuộc về thế hệ cũ, khó có thể hòa nhập trong thế hệ mới. Chính vì vậy sự hài hòa giữa Giám đốc và chú công nhân này không đi tới một thành qủa tối ưu trong công nghệ mới hiện tại, nên họ bị chia rẻ và cuối cùng chia tay.

Đứng ở ngoài, có một số công nhân bắt đầu nói tới, có thể Giám đốc chưa đủ nhẫn nhục để nghe chú kia, và cũng có người nói rằng chú này thật sự không có đủ nhẫn nhục, để tiếp thu một nền công nghệ mới, ứng dụng vào việc sản xuất của công ty mình. Trên hai góc độ này đều có lý, nhưng dưới tầm nhìn của chúng ta khi học Phật, chúng ta thường thấy thật là dễ dàng là đối tượng chúng ta đang tương tác, thường không đủ nhẫn nhục, chúng ta thường bị chạy theo quy luật qui chụp, có nghĩa qui rồi chụp vào khuôn khổ của tầm nhìn riêng ta, mà từ đó chúng ta không nhìn thấy những người khác là chưa tiếp thu cặn kẽ, hòa nhập vào một nền công nghệ mới, biết làm sao đây. Chúng ta nói người này người kia hầu hết, mà không có ta trong đó không đủ nhẫn nhục. Nhưng nếu ở trên góc độ của người công nhân kia, thì người đó hoàn toàn những thói quen, đã bao nhiêu năm ứng dụng công nghệ thủ công bằng tay chân, khó để hòa nhập vào một nền hiện đại hóa trong kỷ nghệ mới.

Các bạn thân mến. Nhẫn nhục là một cái máy tuyệt vời mà Chư Phật đã nhận ra được, ở trên đời này cổ máy nhẫn nhục, giúp cho chúng ta hoàn thành sản phẩm tâm linh tịch tĩnh an lạc. Để vận hành cổ máy nhẫn nhục này một cách đàng hoàng, hoàn chỉnh, mỗi người chúng ta phải tự chuyển hóa tự thân, từ bỏ ngành nghề thủ công, tức là những thói quen tập tục, mà nhà Phật gọi là tập khí, đã tồn đọng, lập đi lập lại quá nhiều, để rồi nó thâm nhập vào đời sống chúng ta, như một thói quen vận hành vô ý thức, để đụng chuyện chúng ta đã mang thủ công, tức là ngành nghề từ nghìn kiếp qua, dồn dập cho tập khí, phản ứng cho thật nhanh, hoặc là cứ theo thói quen đó mà làm, rồi chẳng chịu đứng dậy theo tư duy hiên tại trong đời này, để vận hành hòa nhập vào sự tiến hóa. Nhẫn nhục là một cổ máy tuyệt vời, rèn luyện thân tâm của chúng ta hợp nhất với nhau.

Các bạn, có khi nào trải nghiệm rằng, có những công việc các bạn làm, hoàn toàn không gắn kết với ý thức chung, rồi khi đụng tới, ý thức nó nhảy ra, như một luật sư tranh cãi cho hành động đó. Có, có những công việc vô thức nó cứ làm hoài, mà ý thức chẳng xê xích, bởi vậy Đức Phật mới dạy cho chánh nhiệm, một pháp môn dạy cho chúng ta lấy ý thức vận hành sự tạo tác của mình.

Hầu hết nói đến tập khí là một sự hành động, thói quen của thân, của thức, của tâm. Nó không còn suy nghĩ quán chiếu, nó cứ vận hành chảy ra chảy ra, gọi là thủ công thuần thục, tay chân cứ múa máy. Nhưng ở trong máy nhẫn nhục, chúng ta có những phần mềm, chúng ta phải ứng dụng cho phù hợp. Mỗi sản phẩm đưa ra, có một kỷ thuật mới đã cài đặt trong đó. Nhẫn nhục là sự cài đặt tâm trong sự tỉnh thức và giác ngộ, nó không phải là im, im mà chịu đựng trong nhục của cuộc đời.

Nhẫn nhục là một cổ máy mới hiện đại vô cùng, do Đức Phật đã tìm ra, mỗi một người ứng dụng cổ máy nhẫn nhục này, cần phải biết vận hành những phần mềm cho phù hợp, để tương tác với những sản phẩm của tâm thanh tịnh, thì mới mang lại kết quả. Còn không chúng ta có sự nhẫn nhục làm đầu ở trên, nhưng vẫn vận hành như những công nhân kia, theo thói quen, tập tục của ngành nghề thủ công, vận hành theo những tập khí từ bao nhiêu kiếp, nó vận hành mà thiếu đi sự tương tác của quán chiếu.

Nhẫn nhục phải đi đôi với chánh niệm, khi các bạn nhìn thấy ai đó chưa nhẫn nhục, thì người đó như cái gương, để các bạn soi vào chính tự thân của mình, để nhận ra sự nhẫn nhục, chúng ta rất cần. Người có nhẫn nhục là người có tâm chánh niệm, người có tâm chánh niệm là có sự tĩnh giác thật rõ ràng, để nhận biết cái gì cần làm, cái gì không cần làm cho phù hợp. Đừng theo thói quen thủ công ngành nghề xưa, cứ múa may đôi tay, làm theo vật liệu đơn giản, làm được chứ không phải không làm được, nhưng sản phẩm không đưa tới sự tối ưu và việc sản xuất không có nhanh, không theo kịp trong thời đại mới này. Do đó mỗi một người chúng ta ý thức rằng, cổ máy nhẫn nhục của Chư Phật dạy cho chúng ta, cần phải đi kèm theo đời sống chánh niệm, mới có thể ứng dụng phù hợp.

Nhẫn nhục không phải người khác nhẫn nhục, mà mỗi người chúng ta cần phải tự nhẫn nhục bản thân trong chánh niệm, để đi đứng nằm ngồi, hoặc khi nói, khi cười, khi nghe, tất cả đều ở trong chánh niệm tĩnh giác, thì nhẫn nhục đó mới là nhẫn nhục của nhà Phật. Nhẫn nhục đó mới đúng là sự vận hành theo những phần mềm của tâm thức, có gắn kết với thân tướng của chúng ta. Còn không, chúng ta chỉ có cái tướng của nhẫn nhục và mang cái mộc của nhẫn nhục đó đóng vào tất cả mọi tạo tác, sự tương tác của mọi người. Và như vậy chúng ta đã vô tình lạm dụng sự nhẫn nhục, để cài đặt lên những người khác ba chữ họ không nhẫn nhục.

Nhẫn nhục không phải người khác nhẫn nhục, mà chúng ta tự thân mỗi người, phải nhẫn nhục trong hơi thở chánh niệm, sự tĩnh giác, nhận rõ ràng tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, trong lời nói, ngôn ngữ, ánh mắt, trong tai nghe của chúng ta, chúng ta phải biết tự nhẫn nhục, lắng nghe để vận hành

Tại sao Mẹ Quán Thế Âm có thể lắng nghe được hằng hà chúng sanh đau khổ, là bởi vì chánh niệm trong nhẫn nhục, cho nên Ngài tới Ngài đi như một cơn gió mát, như giọt cam lồ. Còn chúng ta, chúng ta quá áp đặt chữ nhẫn nhục vào người khác, mà không qui chụp vào chính bản thân của mình, chỉ qui chụp vào người khác phải như thế, phải nhẫn nhục, còn ta không chịu nhẫn nhục.

Sự nhẫn nhục không hẳn chỉ có sự chịu đựng gọi là nhẫn nhục. Nhẫn nhục phải trong chánh niệm, tĩnh giác mới đúng phẫm hạnh nhẫn nhục, bởi người nhẫn nhục luôn có trí tuệ. Người có trí tuệ phải chánh niệm hơi thở. Nhẫn nhục phải đi đôi chánh niệm hơi thở, thì là người tĩnh giác để biết lắng nghe, biết làm việc phù hợp, biết vận hành máy mới của hệ thống kỷ thuật khoa học, mà Đức Phật trao truyền cho chúng ta. Khi biết vận dụng cổ máy mới, nhẫn nhục trong chánh niệm, nhất định sản phẩm của tâm an lạc sẽ được tạo ra trong cuộc sống của chúng ta.

Mong rằng những lời nói của Bảo Thành, theo góc độ ngôn ngữ mới này, các bạn có thể nghe thấm nhuần được, chúng ta cùng cười với nhau, bởi vì đừng qui chụp hai chữ nhẫn nhục cho ai hết, mà hãy mang vào ứng dụng phần mềm nhẫn nhục của Chư Phật trong cuộc đời của chúng ta, để chúng ta hoan hỷ sống đúng với tinh thần của Nhà Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts