Search

Tíc Tắc Tiếng Đồng Hồ

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống muôn loài chúng con.

Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn.

Chúc các bạn luôn an nhiên tự tại trong cuộc sống! Với vòng xoáy và tốc độ sống hiện tại của kỷ nguyên này, ai trong chúng ta cũng thật vội vàng và cứ phải chạy đua mãi à, đôi khi cũng thấy mệt phải không các bạn? Thật nhiều lúc các bạn thấm mệt, rồi các bạn lại sà mình vào trong những cuộc chơi và các bạn lại đi vào những cuộc nhậu hoặc những tiệc tùng linh đình, quên luôn gia đình bởi vì mệt. Và những lúc mệt như vậy chúng ta thường không nghe rõ, không nhìn rõ, không thấy rõ. Cũng chính ngay trong lúc đó, sự lo lắng của chúng ta nó trào ra và nó làm cho chúng ta càng không nhìn rõ được, để có một tư tưởng trong sáng ứng dụng vào đời sống. Cho nên thường hay bị sai lầm, nhất là khi bị lo lắng quá nhiều, khi bị mệt mỏi bởi sức ép công việc, cũng như sức ép của xã hội và gia đình. Do đó khi chúng ta sống với nhau, đặc biệt trong gia đình luôn tạo cho nhau có cảm giác không bị ức chế, không bị ép, để có được năng lượng thanh tịnh hơn, dũng mãnh hơn để đương đầu với xã hội và cuộc sống.        

Các bạn! Có một câu chuyện như vậy kể để thấy được giá trị của sự bình tĩnh, của sự biết ngồi xuống lắng nghe nó quan trọng.

Có một người cha cứ đi ngược đi xuôi ở trong nhà, tìm hết chỗ này đến chỗ kia không thấy và khi không thấy như vậy thì trong lòng của người cha lo lắng lắm, Bởi đây là tặng phẩm của người vợ trao cho, mà nay người vợ đã mất rồi nên tặng phẩm đó hình như trở thành vô giá, rất là quý. Và rồi ông ta đi ngược đi xuôi trong nhà riết rồi ông ta lẩm bẩm không thấy, không thấy, tìm hoài không thấy? Vừa đi vừa nói, cứ tìm hoài không thấy, không thấy đâu? tìm hoài không thấy? không thấy đâu? tìm hoài không thấy? không thấy đâu! Người con nhìn thấy người cha cứ đi ngược đi xuôi, rồi tìm đủ mọi nơi, miệng thì lẩm bẩm không thấy, không thấy? Tìm hoài không thấy, không thấy? Tìm hoài mà không thấy? Thì ngạc nhiên, mới suy nghĩ rằng: Cha đã không thấy cái gì? mà cha tìm hoài không thấy? Thấy người cha cứ đi như vậy mấy tiếng đồng hồ tìm không thấy, rồi nói không thấy, tìm hoài không thấy. Người con hỏi người cha “Thưa cha! Cha tìm cái gì mà không thấy, và tìm hoài không thấy là cái gì?”

Người cha mới nói cho người con: “Cha có cái đồng hồ và cái đồng hồ đó của mẹ tặng, không biết nó ở đâu mà cha tìm hoài không thấy? Lo lắng quá, lo lắng tìm hoài không thấy mấy tiếng đồng hồ rồi, cha rất là buồn”.

Người con mới nói với người cha: “Thôi cha hãy đi ra ngoài hít thở không khí đi, để con tìm cho cha”

Người cha nghe được người con tìm hạnh phúc sung sướng nên bước đi ra ngoài. Chỉ một lúc sau người con đã tìm thấy cái đồng hồ và kêu cha vào để lấy. Đưa đồng hồ cho cha, người cha ngạc nhiên vô cùng: mình tìm năm sáu tiếng không thấy, ngược xuôi tìm hoài không thấy? không thấy tìm hoài. Vậy mà sao người con chỉ có một thoáng tìm thấy.

Nên người cha mới hỏi người con rằng: “Con ơi, sao con có thể tìm thấy đồng hồ của cha vậy? Cha tưởng mất rồi mẹ sẽ buồn”

Người con mới nói với người cha rằng: “Đâu có gì đâu thưa cha” Khi cha đi ra ngoài để hít thở không khí cho bình tĩnh, con cũng vào trong phòng của cha ngồi trên giường.

Người cha mới hỏi: “Con ngồi ở trên giường mà con thấy sao?”

Người con mới nói: “Thưa cha không, con ngồi ở trên giường con lắng nghe, con giữ sự yên tĩnh con lắng nghe và chỉ một thoáng sau con nghe được tiếng đồng hồ kêu tích tắc! tích tắc! tích tắc! Và chính trong sự tĩnh lặng đó, lắng nghe đó, con nghe được tiếng âm thanh của đồng hồ. Con lần theo âm thanh đó và con tìm thấy nó nằm ở góc nhà.”

Người cha mừng quá cảm ơn người con. Và từ đó người cha bắt đầu học cách lắng nghe cái đồng hồ của mình, để không bị mất nữa, bởi đồng hồ có giá trị vô giá người vợ đã trao tặng cho ông ta.

Các bạn thân mến! Câu chuyện lắng nghe cái đồng hồ. Đúng mà! Cái đồng hồ nó kêu tích tắc! tích tắc! Nếu chúng ta biết lắng nghe, ta nghe được âm thanh của đồng hồ. Còn khi ta không biết lắng nghe, lo lắng quá, lỗ tai nó bị sự lo lắng dồn dập nó ù đi và rồi, không nghe được tiếng đồng hồ kêu. Từ đó cái đồng hồ có thể nằm ở đâu đó mà ta không thể định vị được nó, và nhất là cái đồng hồ nó là sản phẩm yêu quý nhất của vợ ta mà ta không biết lắng nghe để mất, ta sẽ buồn lắm.

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu người yêu của chúng ta, đó là đấng bậc sinh thành, đó là vợ chồng, đó là người yêu, đó là thân bằng quyến thuộc, là anh chị em, là con cái. Chẳng phải là cái đồng hồ, nhưng chúng ta có khi nào quá lo lắng cũng vì yêu thương, vì thương yêu vợ, tặng phẩm của vợ, vì yêu thương cha mẹ, vì yêu thương vợ chồng ,yêu thương con cái mà chúng ta lại không biết lắng nghe trái tim của họ đập. Để tìm hiểu họ, để tìm ra cảm xúc của họ mà ta lo lắng quá mức về họ. Để rồi sự lo lắng đó làm mờ con mắt, làm ù lỗ tai ta không còn nghe được sự rung động cảm xúc của nhau, đâm ra bị bệnh, bị đau, đâm ra bị phiền não. Lắng nghe rất quan trọng. Người con hiểu được điều đó, hiểu được nguyên tắc của tiếng đồng hồ kêu, cho nên không đi tìm ngược xuôi, không lo lắng quá mức, ngồi xuống bình tĩnh hít thở nhẹ nhàng và nghe được tiếng đồng hồ kêu.

Chúng ta trong cuộc sống, tình cảm của nhau nhất là đối với cha mẹ, mọi người yêu thương trong gia đình, vợ chồng con cái, ta rất là yêu. Không người mẹ người cha nào mà không yêu thương con, không người con nào không yêu thương cha mẹ, không vợ chồng nào mà không yêu thương nhau. Nhưng chúng ta phải yêu thương ở chỗ giữ được giọng bình tĩnh biết lắng nghe nhau. Và nếu yêu thương mà để cho sự lo lắng nó dâng trào ở trong đầu làm ù tai, mờ mắt ta sẽ cuống cuồng, và từ đó ta sẽ thực sự đánh mất nhau. Biết bao nhiêu gia đình cha mẹ mất con cái, con cái mất cha mẹ. Biết bao nhiêu gia đình vợ chồng ly tan, ly dị chẳng còn. Mất nhau chính là bởi vì thương nhau đó, yêu nhau đó, nhưng lại không thể giữ được sự bình tĩnh để lắng nghe nhau. Mà lo lắng quá mức, lo lắng đến mức mà làm cho cha mẹ, vợ chồng, con cái, cảm thấy bị tù túng khó chịu.

Cái này chắc chắn nhiều bạn đã từng trải nghiệm khi người vợ, người chồng, người cha, người mẹ, người con, thương những người khác quá nhiều. Thương vợ nhiều quá, thương chồng nhiều quá, thương cha thương mẹ, thương con cái nhiều quá cho nên lo lắng đủ mọi thứ. Lo lắng quá hóa ra bị tù túng và rồi sự lo lắng của ta làm cho mọi người mệt mỏi và sợ hãi. Và dần dần họ ngay đó hiện hữu ngay đó trong căn phòng của ta, trong cuộc đời của ta, mà ta không tìm ra được họ nữa. Bởi chính sự lo lắng nó làm chúng ta không còn thấy nhau. Bởi chính sự lo lắng đã ngăn chặn chúng ta, không thể nhìn thấy họ. Cuộc sống biết bao nhiêu lần Bảo Thành và các bạn lo lắng đến mức như vậy. Sự lo lắng rất nguy hiểm, nguy hiểm để cho chúng ta không còn tìm thấy nhau được nữa. Và nó còn nguy hiểm ở cái mức khi lo lắng quá nhiều, nó tạo ra sự trầm cảm, ức chế và sinh bệnh. Các bác sĩ ngày nay hiểu được điều đó, luôn luôn khuyên chúng ta phải giữ sự thư giãn nhẹ nhàng đừng lo lắng quá mức. Chính vì thư giãn nhẹ nhàng, nhẹ nhàng và hoạt động những nghệ thuật tươi mát trong cuộc đời như: Du lịch dã ngoại, thưởng thức âm nhạc giao hưởng, hoặc là đặc biệt đối với Phật giáo cũng nên thư giãn hít thở thiền định, làm cho não bộ bớt căng thẳng và lo lắng, để từ đó có thể hòa nhập tìm thấy nhau trong mọi hoàn cảnh, dù xa nghìn trùng vẫn gần như kề vai.

Chính vì không còn lo lắng sợ hãi, biết lắng nghe và tỉnh thức trong chánh niệm hơi thở, ta không bao giờ xa những người yêu thương của chúng ta. Họ rất gần ở trong trái tim. Nhưng nếu lo lắng, họ rất gần ở trong trái tim nhưng mà sợ lạc mất họ, tìm mãi không thấy họ. Và đặc biệt hơn trong tinh thần Phật giáo, chúng ta cần phải lắng nghe, lắng nghe nhịp đập của tánh thiện tích tắc từng giây phút trong cuộc đời. Tánh thiện lành của chúng ta như kim đồng hồ tích tắc từng giây. Nếu chúng ta biết lắng nghe thì chúng ta sẽ nhận ra, mỗi người chúng ta đều có tánh thiện lành, đều có phẩm hạnh, đều có phẩm hạnh thanh tịnh. Thiện lành là chiếc kim giây và tánh tỉnh giác của chúng ta là kim giờ, còn kim phút là sự lắng nghe. Ta sẽ nghe được sự hoạt động xoay tròn tích tắc, để chúng ta trụ lại  trong chánh niệm hơi thở, lắng nghe chính cõi lòng của mình, để từ đó lắng nghe mọi người. Hạnh lắng nghe sẽ làm cho chúng ta luôn hiện diện tại hiện tại, tại chánh niệm. Hạnh lắng nghe làm cho tất cả những người yêu thương của chúng ta luôn hiện diện trong trái tim của chúng ta. Và hạnh lắng nghe làm cho muôn người hiện diện chung một lòng biết thương yêu nhau.

Nếu không biết lắng nghe mà để cho sự lo lắng dồn dập, cơ thể sẽ bệnh, tinh thần hoảng loạn và rồi người thân ở đó, người yêu ở đó, ta không tìm thấy, ta đã lạc mất, lạc mất nhau. Và đặc biệt như cái đồng hồ kia, thực sự tiếng tích tắc của nó ta sẽ tìm ra nếu như biết ngồi xuống lắng nghe. Đừng để lo lắng! Lo lắng vì món quà của vợ ta, nhớ món quà của vợ ta. Chúng ta ở trên đời này đã biết bao nhiêu những con người đã hy sinh và tặng cho ta cả cuộc đời của họ, đừng để mất. Hãy học hạnh lắng nghe để nghe được tiếng tích tắc trong từng hơi thở Chánh niệm, để nhận rõ sự hiện diện của nhau ngay trong giây phút này. Để sống chan hòa yêu thương, sống biết quán chiếu, sống biết tỉnh thức, sống biết nhận diện ngay trong giây phút này và trong toàn diện đời sống của chúng ta, luôn luôn có họ, luôn luôn nói những người chúng ta yêu thương ở bên cạnh. Hãy biết lắng nghe đừng để sự lo lắng dồn dập làm ù lỗ tai, làm mờ con mắt rồi để không thấy đường, để rồi còn đó, gần đó, trong đó, mà ta không còn nghe thấy nhau, ta không còn nhìn thấy nhau nữa. Hãy nghe, hãy ngồi xuống, chánh niệm hơi thở, để chúng ta những người yêu thương nhau luôn có sự hiện diện với nhau mãi mãi trong trái tim của mình.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn