Search

Tâm Tham Ẩn Trong Tâm Thật

Thiện Chí đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn!

Các bạn thân mến, Bảo Thành chúc cho các bạn luôn an vui, gia đình các bạn luôn hạnh phúc và giữa chúng ta vẫn còn nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhau trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn, gieo duyên gợi ý, sống lành mạnh mỗi ngày.

Các bạn thân mến, hôm nay Bảo Thành đi vào luôn câu chuyện mà thuở đó Đức Thế Tôn, Đức Phật kể cho các hàng tỳ kheo, tức là chúng đệ tử của Phật nghe về một câu chuyện.

Đức Phật kể rằng: thuở đó có một ông nhà giàu ở thành phố, ông ta giàu có của cải, nhà ông ta thật là rộng. Ông nhà giàu này có đầy đủ mọi phương tiện lớn, tâm của ông ta cũng rộng lớn hiếu khách, luôn luôn giúp đỡ mọi người, luôn luôn tiếp tất cả mọi người. Khách nào tới ông ta cũng tiếp, khách nào thăm ông ta cũng mời vào, bởi ông ta là người có lòng hiếu khách. Nhà giàu có tình thương hiếu khách, nhà giàu có tình thương trợ giúp muôn người. Ông ta là người đại phú giàu có, danh tiếng của ông ta vang lừng cả một phương trời. Và vì lòng hiếu khách đó, ông ta thường mở cửa thật là sớm để đón những vị khách vào nhà chơi, vào thăm, và trong những cuộc thăm viếng như vậy, tùy theo tình cảnh của mỗi người khó khăn như thế nào ông ta đều hiến tặng tiền tài, rồi vật chất, của cải, giúp đỡ. Sự phóng khoáng, giúp đỡ với lòng hiếu khách nghĩ đến muôn người như vậy làm cho tiếng tăm của ông ta càng ngày càng vang lừng, ai trong xóm cũng biết ông ta, ai cũng thương mến ông ta và ai ai ở trong thôn xóm đó, trong thành phố đó đều được sự trợ giúp của ông ta mà trở nên giàu có sống hạnh phúc hơn, đầy đủ của cải hơn, có nhiều công ăn việc làm hơn về mọi mặt, mọi mặt đều tăng trưởng tốt đẹp và ai cũng hạnh phúc.

Ông ta là đại phú, đấy, lòng hiếu khách tuyệt vời. Nhưng rồi khi ông ta gặp vận hạn, bao nhiêu của cải vật chất của ông ta đều tiêu tán hết. Ông ta trở nên nghèo và căn nhà lớn đã biến thành căn nhà nhỏ lụp xụp. Lúc này bao nhiêu người sống trong thành phố đó, bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu con người thọ ân của ông, không ai tới thăm ông nữa, ai cũng tránh xa, ai cũng gặp là đi không muốn tới, chẳng ai tới gần nhà của ông ta. Ông ta sa cơ nghèo khổ. Rồi bạn bè người thân, chòm xóm, khu phố đó không ai muốn gặp ông nữa. Xưa ông ta thật là giàu giúp đỡ tất cả mọi người nhưng hôm nay không ai tới, bởi ông ta đâu còn gì, tay trắng, trắng tay, còn chăng chỉ là một căn nhà nhỏ.

Những người trong thành phố đó họp lại chơi với nhau và nói chuyện: “Thôi ta đi tới thăm ông đó đi, hồi xưa ta từng tới nhà ông ta, hồi xưa ta từng tới đó thọ ân, được ông ta tặng cho của cải, vật chất, tiền bạc, để cho chúng ta thành công trong cuộc sống, để chúng ta phát triển lớn mạnh, giàu có như ngày hôm nay. Vận hạn của ông đã tới. Ông ta thất thế và nghèo khổ, ta hãy tới giúp đỡ cho ông ta, tới thăm ông ta”.

Tuy nhiên nhiều người không muốn tới thăm và nói rằng: “Nếu chúng ta tới trong lúc vận hạn như vậy khi ông ta nghèo khổ thì ông ta sẽ mượn tiền của ta, ông ta sẽ mượn của của ta, ông ta sẽ xin cái này, xin cái kia rồi sẽ làm phiền chúng ta dữ lắm, thôi không tới”.

Ý kiến đó được nhiều người tán đồng và rồi cả thành phố, cả thôn xóm không ai tới thăm người sa cơ đó, mà một thuở xưa thật giàu, thật cao quý, thật hiếu khách, gặp ai cũng tiếp, gặp ai cũng trao tặng đồ, gặp ai cũng hiến tặng tiền tài, vật chất, để giúp đỡ người ta thành công, nhưng nay khi người ta thành công, ông thất bại thì mọi người đều chạy xa ông.

Câu chuyện Đức Thế Tôn kể như vậy và Ngài cũng khai mở rằng trong mỗi một con người chúng ta đều có những cái tâm khác biệt đối xử với nhau. Cái tâm đó không có cố định, luôn thay đổi bởi chúng ta là người, chúng ta có nhiều tâm thiện, tâm tốt. Bởi mỗi một người có phần phước báu khác nhau mà tâm thiện, tâm tốt đó phát triển theo chiều hướng dài ngắn khác biệt. Như ông đại gia kia có đầy đủ phước báu về vật chất, có tâm tốt, có lòng hiếu khách, sẵn sàng ban tặng trao ra hết tất cả, đó là Phước báu của ông ta. Nhưng khi ông thất thế, cái tâm tốt của ông vẫn còn đó, tuy nhiên những người thọ ân của ông năm xưa có cái tâm tốt, tới hàn huyên tâm sự gần gũi, lãnh nhận tiền tài, vật chất của ông, nay cái tâm tốt đó mất hết, ngược lại thì tâm tham, tâm xấu trỗi dậy, tự nói cho họ và tự truyền cho muôn người ý tưởng là không nên tới thăm ông nhà nghèo kia nữa, xưa ông giàu giờ ông nghèo không nên tới thăm nữa. Đó là cái tâm tốt đã biến mất. Chúng ta có nhiều cái tâm, tâm ghen tuông, tâm thiện, tâm tốt, tâm gian ác, tâm bất thiện, … nhiều thể loại tâm được thể hiện trong mọi sinh hoạt ở đời. Tâm chê bai, tâm dèm pha, rồi tâm xua đuổi, ghen tuông, giận hờn, tâm nói những lời thô ác, hành động bất nhân bất nghĩa, nó lộn xộn những dòng tư tưởng như vậy, cái tâm như vậy. Do đó khi chúng ta đi tu, hay chúng ta là con Phật, hay chúng ta ý thức rằng lời giáo truyền của Phật mang lại lợi ích, thì mỗi người chúng ta phải hiểu rõ trong ta có nhiều những niệm thiện và bất thiện. Tâm thiện và tâm bất thiện nó xáo trộn lẫn lộn, rồi với cái tâm tham, sân, si từ vô thủy, vô chung luôn tồn tại ngủ ngầm trong ta, nó sẽ len lõi vào mọi góc cạnh suy nghĩ của ta, để rồi thảy vào trong suy nghĩ của ta, gieo vào trong suy nghĩ của ta những mầm mống bất thiện.

Hồi xưa những người đó tới nhà ông đại gia tâm rất thiện, rất hiền lương, bởi lúc đó họ chưa thành công, bởi lúc đó họ chưa giàu có, chưa có tiền. Nhưng khi họ thành công, giàu có, tâm thiện biến mất. Cuộc đời con người mình sẽ thay đổi thật là nhiều từ chiều hướng thiện đến chiều hướng bất thiện ở cái chỗ tăng trưởng về bề mặt phước báu của tiền tài. Hầu hết khi chúng ta giàu có, chúng ta hiếm có tâm hiếu khách và rộng rãi như ông đại gia kia, chúng ta thường để cho tâm bất thiện, bon chen, ghen tuông và chẳng muốn cứu người, dù rằng người đó năm xưa đã từng cứu giúp mình, để mình trưởng thành, để mình thành công, thì nay khi ta thành công mà người đó sa sút, bậc ân nhân, quới nhân phò trợ giúp đỡ ta sa sút, ta sẽ ngoảnh mặt, thậm chí đôi khi ta còn chà đạp để họ càng lún sâu vào sự thất bại.

Đó là lẽ thường của con người. Con người luôn luôn có cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu song hành. Về bề mặt nào đi nữa của cái tâm đó thì chúng ta nên nhớ Đức Phật dạy: nếu chúng ta sống với tâm bất thiện và nuôi dưỡng nó, chúng ta sẽ trở nên gian dối. Có lẽ khi xưa ta nghèo, vì lòng hiếu khách và cần sự giúp đỡ của ông đại gia, nên ta thể hiện cái sự tốt. Chỉ là gian dối thôi, còn nếu sống chân thật ta sẽ không bao giờ thay đổi. Và nếu biết nuôi dưỡng tâm chân thật thì không bao giờ bị lung lay. Nhưng chúng ta không chịu nuôi dưỡng nó bằng những phương pháp mà Đức Phật dạy cho chúng ta, công phu, tu thiền, quán chánh niệm để quán tâm thiện.

Tất cả những tâm thiện và ác đều có trong sự sống mà mỗi người chúng ta có sự đan xen giữa ác và thiện. Nếu đó là một phần sự sống của con người, nếu cái tâm thiện và tâm ác là một phần sự sống của con người, nó cũng thể hiện được cá tánh của nó, thì chúng ta phải biết nuôi dưỡng cái thiện để cái thiện đó nó điều khiển, nó sinh hoạt, nó hoạt động, nó kích hoạt trong đời sống của chúng ta. Và nếu chúng ta không nuôi dưỡng, không kích hoạt tánh thiện thì tánh xấu nó sẽ phủ lên trên đó, và rồi nó sẽ làm chủ cuộc sống của chúng ta. Để chúng ta khi có tánh bất thiện, gian dối thì muôn điều gì chúng ta cũng sẽ sẵn sàng làm việc dưới những hình thức tưởng là tốt đẹp nhưng tàng ẩn đằng sau đó suy nghĩ của ta không chân thật, bất thiện, tiêu cực, không có hay.

Làm sao giữ được tánh thiện như ông đại phú kia, dù khi sang giàu hiếu khách, tiếp người thì ông ta vẫn luôn thương mọi người, yêu thương chân thật. Cho đến khi sa cơ thất thế phải dời từ ngôi nhà lớn, phú quý, giàu sang, của cải tới một cái lều nhỏ cô quạnh nhưng ông ta vẫn an vui. Dù rằng tất cả những người xưa gọi là bạn tới thăm được giúp đỡ, nay không muốn tới, ông vẫn sống tự tại. Và ông luôn luôn nuôi dưỡng lòng hiếu khách và tâm chân thiện. Tâm ông chân thiện dù phước báu về tịnh tài, giàu sang của ông đã hết, nhưng phước báu của tâm lành, tâm thiện, tâm chân thành, sống tịch tĩnh đó vẫn đúng là người nghèo mà vẫn tỏa hương thơm giới hạnh.

Một thời phú quý giàu sang
Bạn bè muôn cõi tới nhà hỏi han
Tiền trao, vật tặng đầy tay
Khi nghèo chẳng có ai hay tới nhà.

Các bạn, dù như vậy đi nữa thì tâm của người đại phú vẫn thanh tịnh, vẫn an nhiên và tự tại, vẫn sống tịch tĩnh trong một cái liều nhỏ, mái tranh vách trống giữa đồng cỏ thơm, hoa lá hương thơm ngút ngàn.

Các bạn, đó là cái tánh của con người cần nuôi dưỡng, không cần biết vật chất có hay không Đức Phật dạy cố gắng giữ tâm trong hơi thở chánh niệm, giữ tâm trong hơi thở chánh niệm là giữ tâm gì? Giữ tâm lành, tâm thiện và nuôi dưỡng tâm lành thiện đó trong hơi thở chánh niệm. Các bạn sẽ hỏi như thế nào? Tôi làm sao đây? Các bạn chỉ cần hít vào, thở ra, không nhất thiết phải ngồi, đi hay đứng, đi, đứng, nằm, ngồi, các bạn đều giữ tâm trong hơi thở hít vào thở ra. Các bạn hít vào các bạn biết hít vào, các bạn thở ra các bạn biết thở ra và các bạn dùng năng lượng chánh niệm đó nhìn rõ vào cuộc đời thăng trầm, sướng khổ, vui buồn lẫn lộn, có đó mất đó, còn đó, không đó và nuôi dưỡng tánh thiện lành. Lấy hơi thở chánh niệm để nuôi dưỡng tâm thiện lành và đi, đứng, nằm, ngồi, mỗi một tạo tác trong cuộc đời, giữ tâm thiện lành trong hơi thở chánh niệm đó và nuôi dưỡng nó thì tánh thiện lành của các bạn sẽ được trưởng dưỡng, được nuôi nấng, được phát triển dù cho muôn trùng thử thách, thành bại trong cuộc đời có tới, bạn vẫn luôn sống an nhiên và tự tại.

Cầu chúc cho các bạn sống tự tại và an nhiên, cầu cho muôn sự lành tới với bạn và gia đình và mong sao cái gợi ý tư duy hôm nay, các bạn có thể đánh thức được một phần suy nghĩ, để lựa chọn cho mình một cách sống lành thiện.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts