Search

Phước Báu Nghe Chửi

Bảo Minh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn!

 Các bạn và Bảo Thành đang tương tác với nhau trên kênh Thiền Mật Tông, kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Chúc các bạn luôn luôn an vui, sống hạnh phúc.

Chủ đề gợi ý hôm nay Bảo Thành muốn nói về sự đáp trả hằng ngày trong cuộc sống. Người ta nói một câu, ta trả lời một câu. Người ta đánh một cái, ta đánh lại họ một cái. Người ta chửi mình một cái, mình chửi họ một cái. Theo chiều cương cứng, căng cứng để tự vệ, theo những nhà khoa học giải thích điều đó vốn có trong gen di truyền của chúng ta. Gen di truyền để bảo vệ sự sống nó luôn được thể hiện trong mỗi một cá thể sống. Để chống lại sự tương tác mà người đó cảm giác rằng sẽ gây tai hại cho họ; từ suy nghĩ của ý thức, từ ngôn ngữ khi nói chuyện với nhau, từ hành động khi tương tác. Đó là sự tự nhiên, nhưng sự tự nhiên đó vẫn nằm ở trong vùng ý thức của bảo vệ sự sống của loài vật.

Ở loài người như chúng ta, chúng ta vẫn có những suy nghĩ để khi giao tế, khi tương tác chúng ta khéo nói, khéo sử dụng phương tiện, khéo đối xử, gọi là đối nhân xử thế; để muôn người khi gặp ta và để khi ta gặp người, ta và người luôn an vui, luôn tử tế, luôn biết kính trọng, biết nhường.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn có những lúc ta không làm chủ được ngôn ngữ, hành động và tư tưởng. Nên khi không phù hợp với một người nào ở những phương vị khác biệt trong đối ứng, ta có thể nóng tính, cãi lại hoặc chửi; chửi một cách không nguyên cớ, hay đôi khi chúng ta chửi một cách vô cớ, chuyện đó thường hay xảy ra. Và mỗi một người chúng ta khi ở trong tình huống đó, nếu không khéo làm chủ thì lại sinh ra một cuộc ẩu đả về ngôn ngữ, ẩu đả về chân tay, thậm chí còn ẩu đả âm ỉ trong tư tưởng và suy nghĩ, để khi về nhà trằn trọc khó ngủ, khó ăn, khó uống, bực bội, nóng giận rồi lại đổ lên đầu vợ hoặc là chồng, con cái hoặc là cha mẹ, nói chung là người thân. Một cái chuyện đâu đâu đó mang về nhà gây ra sự khó chịu trong gia đình.

Có thể là một bữa đi uống trà với nhau, hoặc một bữa tiệc ăn và uống do những chuyện không như ý, cãi lộn, bất tương đồng, khó chịu. Bởi chúng ta cứ để cho sự bảo vệ cái tôi của mình, bản ngã của mình mà ít có khi nào có cơ hội phát triển lòng bao dung, khoan dung, yêu thương. Do đó, rồi xảy ra mang về nhà đổ dồn lên trên vợ, trên chồng, con cái, gia đình xào xáo, lộn xộn, đau khổ.

Thời của Đức Phật, có một lần Đức Thế Tôn đang ngồi giảng cho đệ tử nghe. Có một ông Bà la môn tới, không biết nguyên cớ gì, có lẽ ông không thích Phật hoặc căn duyên của ông sao đó, nghe Phật giảng hoặc nghe nói về Phật ông ta bực tức và khó chịu. Cho nên hôm đó ông ta tới, Phật đang giảng trước mặt của chúng đệ tử và đại chúng, ông ta khó chịu và bực bội; ông ta chửi Phật như xối nước lên trên mặt, chửi liên tục như vậy, Phật vẫn ngồi yên, nhẹ nhàng, tươi cười, tịch tĩnh, Từ Bi. Ngồi một cung cách siêu thoát của một bậc Thánh, ngồi như vậy.

Thì ông Bà la môn bực bội, ông nói Phật: “Tôi chửi ông như vậy mà tại sao ông không chửi lại tôi, không đối đáp lại với tôi?”

Đức Phật mới hỏi người Bà la môn: “Nếu như ngươi mang một món quà tặng cho ai đó, mà người ta không nhận thì ngươi phải làm gì?”

Ông Bà la môn đáp: “Thì tôi phải mang món quà đó về.”

Đức Phật cũng nói: “ Y như vậy, khi ngươi đối xử với ta như điều ngươi muốn đối xử. Như chửi bới, mắng nhiếc, nguyền rủa; hoặc làm một điều gì những ngươi đang làm, mà ta ngồi im với tâm Từ, không lãnh nhận điều đó, thì ngươi đang chửi chính ngươi, nghiệp báo đó sẽ trở về với chính ngươi.”

Người Bà la môn đã hiểu được và ra đi.

Trong cuộc sống của chúng ta, sau đó Đức Phật còn dạy, để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày đó các bạn. Nếu như chúng ta có một cuộc nói chuyện, đàm thoại, sinh hoạt, gần gũi về phương diện xã hội ở trong cộng đồng với bạn bè; hoặc những mối tương quan trong gia đình vợ chồng, cha mẹ, con cái. Nếu như từ phía bên kia mà họ đang nóng giận, đã là con người ai không nóng giận; mà họ lỡ trong giây phút đó, họ nóng giận, họ chửi ta, họ khó chịu với ta. Không những ta phải noi gương theo Phật ngồi yên với tâm Từ; mà theo như lời Phật dạy ta còn phải nguyện rải tâm Từ và tình thương lên đối tượng đó. Để đối tượng đó được đón nhận tâm yêu thương của ta, lòng yêu thương của chúng ta. Ta mang năng lượng yêu thương của mình nuôi dưỡng họ để làm nguôi tánh nóng giận của họ; để họ được nhẹ nhàng, tươi mát, để họ trở nên dễ thương, dễ mến, không còn sân giận nữa. Đây là một nghệ thuật sống của tâm linh mà Đức Phật dạy.

Nói thật là dễ dàng bởi ai cũng hiểu được điều đó. Chính mỗi người chúng ta cũng đọc qua Kinh sách, những nền triết học, giáo lý của những tôn giáo đều dạy về đối nhân xử thế như vậy. Ngay ở đời, những người có kinh nghiệm hơn cũng thường dạy cho chúng ta “Một câu nhịn, chín điều lành.” Chúng ta phải nhịn nhưng không hẳn chúng ta thực hành được. Bởi ai cũng có máu nóng, ai cũng được di truyền sự tồn sinh, bảo vệ chính mình. Do đó, ai mà xúc phạm đến ta bằng ngôn ngữ, bằng tư tưởng và hành động thì nhất định ta đây cũng phải trở thành một kẻ anh hùng hảo hớn, để vung tay đánh đập trở lại, để múa miệng chửi trở lại, chứ đâu có thể ngồi yêu mà nghe được.

Sự lựa chọn là gì? Ta suy nghĩ để thấy được lợi hại của đánh trả, của đối đáp với những lời thô á. Khi chửi bới, nóng giận, nó hoàn toàn không tốt về cả hai mặt tâm lý; tâm lý của chúng ta và về thân của chúng ta, thân vật lý nữa. Nếu chúng ta đánh lại người ta bằng miệng hoặc bằng tay chân, tâm ý có thể tổn hại đến tâm lý một cách trầm trọng đưa đến trầm cảm, tự kỷ, khó chịu, nóng nảy, uất ức, bực bội.

Bởi có câu, khi mà chúng ta thắng thì làm sao, ta thua làm sao?

Phật dạy: “Chiến thắng thì gây hận thù” Nếu chúng ta chửi họ mà chúng ta thắng gây ra hận thù. Nếu chúng ta đánh họ mà ta thắng gây ra hận thù. Tăng kẻ thù, không có tăng bạn. Cho nên ta không nên tăng thêm thù, mà thêm bạn bớt thù.

Theo như Đức Phật dạy, chúng ta đừng theo năng lượng nóng giận tự bảo vệ mình do sự di truyền; sự di truyền của các loài là tự bảo vệ, cương cứng, chống lại khi có điều gì bất như ý tới. Mà chúng ta hãy thực tập công phu, thực tập tu luyện để phát triển tình thương, lòng nhân ái. Để chúng ta biết hồi hướng, biết trao những năng lượng yêu thương đó tới cho những người đang nóng giận, người ta sẽ nguội, sẽ hết.

Thứ nhất nó có lợi ích của hai mặt. Nếu như người ta chửi mình, mình chửi lại người ta, thì hai người mình và ta sẽ lại tăng trưởng sự sân hận và thù địch, cứ luân hồi tìm nhau, chửi nhau hoài. Nhưng nếu chúng ta im lặng thì người kia lại tạo nghiệp. Là chúng ta chấp họ đó, im lặng, chấp tạo nghiệp. Nhưng nếu chúng ta cũng im lặng nhưng mà hồi hướng công đức để làm nguôi cơn giận ngay lúc đó của họ, để họ hiểu ra và giác ngộ, họ sám hối thì ngay tức khắc cái sổ ký nợ về nghiệp cộng hưởng giữa ta và họ nó không có, nó không xảy ra nên ta và người không nợ nhau. Có nợ kiếp trước nay trở về kiếp này trả nhưng ngay kiếp này xóa hết, xóa hết, xả bỏ hết. Điều tốt mà, xóa nợ là một điều rất tốt!

Do đó khi ai đó chửi ta, khi ai đó nóng giận, khi ai đó quạu quọ, khi ai đó khó chịu, khi ai đó mà bực mình, khi ai đó chửi bới; nên nhớ không cần biết người đó là ai, là vợ hay là chồng, con cái, hay người vu vơ ở giữa đời. Chúng ta cố gắng bình tĩnh hít thật sâu, thở nhẹ nhàng, giữ khuôn mặt tươi, mang tình thương, năng lượng yêu thương rải tới họ để làm nguội cơn giận của họ. Tránh tương tác, tránh đối đầu, tránh đối lý, tránh đối sức của mình với họ, không đụng chạm tới. Nhẹ nhàng uống nước, bình tĩnh, tươi cười, hồi hướng tình thương, tăng trưởng tình thương, thương yêu họ; hồi hướng cho họ tiếp nhận được năng lượng yêu thương đó, họ sẽ nguội dần, nguội dần và họ hết giận, hết quạu, hết khó chịu, hết chửi ta, hết bực mình; mà họ và ta không tạo ra nghiệp.

Kinh Phật nói như vậy, Phật dạy như vậy, các bậc Tổ dạy như vậy, các vị Thầy dạy như vậy, cha mẹ dạy như vậy, sách vở, Kinh điển, xã hội đều dạy cho chúng ta như vậy. Để thực hành được điều đó, chúng ta phải cố gắng tu tập, chúng ta phải cố gắng suy niệm, cố gắng tư duy, cố gắng nghiên cứu và khi đã hiểu, liễu thông được rồi, chúng ta thực hành nó hằng ngày. Thực hành hơi thở chánh niệm, nuôi dưỡng yêu thương, tăng trưởng tình yêu. Và nếu như mỗi một người đều thực hành hơi thở chánh niệm, nuôi dưỡng tình thương thì chẳng ai nóng tính, chửi bới ai hết. Nhưng chính vì không nuôi dưỡng chánh niệm, không nuôi dưỡng năng lượng yêu thương. Mà vẫn có người đâu đó quạu quọ, khó chịu khi đương đầu với những chuyện không như ý, thường hay nổi sân, nổi cáu, quạu quọ, đập phá, chửi bới, đánh đập. Ta nuôi dưỡng tình thương trong chánh niệm, nếu phải đương đầu với những người như vậy vì nghiệp; thì ta hồi hướng yêu thương, giúp đỡ họ thoát qua cảnh nóng giận, cơn khó chịu. Ta và người đều được phước báu. Phước báu cho ta bởi giữ được tâm thanh tịnh, yêu thương. Phước báu cho người bởi chính nguồn yêu thương, nguồn năng lượng yêu thương của ta được chuyển tải lên thân tâm của người đó, tưới tẩm vô vùng lửa sân đang trỗi dậy làm cho nguội bớt, làm cho nó giảm hết, làm cho nó êm dịu. Khi lòng người ta êm dịu, khi tâm mình êm dịu, khi lòng người ta được nguội đi, tâm mình tràn đầy yêu thương, ta – người sẽ có thể đồng hành trên cùng một con đường yêu thương.

Mong rằng mỗi người chúng ta đều cố gắng nhớ được ý niệm, gợi ý hôm nay từ bài học của Đức Phật bị người ta chửi. Giữ được sự bình tĩnh, nhẹ nhàng trong yêu thương. Lan tỏa tình thương, lòng từ ái để cho đối tượng kia không những không tạo nghiệp mà biết ngừng tạo nghiệp.

Cảm ơn các bạn theo dõi.

Chúc các bạn an vui trong từng giây phút của cuộc sống.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts