Search

Bảo Đức đánh máy

Tâm hoảng hốt dao động

Khó hộ trì an nhiếp

Người trí làm thẳng tâm

Như thợ gọt cung tên.

Các bạn thân mến, gặp nhau hôm nay đây chúng ta chia sẻ về lời của Đức Thế Tôn dạy cho chúng ta như thế nào là người Trí Tuệ. Chúng ta vẫn thường nghe ở trong kinh sách các Thầy giảng về Trí Tuệ và đôi khi chúng ta cũng chưa rõ định nghĩa hay hàm ý của chữ “Trí Tuệ” trong nhà Phật như thế nào. Chúng ta cứ nghĩ cao siêu quá, cái Trí Tuệ hình như phải là một người thật thông minh biết rõ tất cả sự sáng tạo của vũ trụ, sự hình thành lên con người vạn vật. Bởi cái định nghĩa đó mà nhiều người trong chúng ta, thật là nhiều người theo tôn giáo này hoặc tôn giáo kia đã tự đặt cho mình đã chứng đắc được cái Trí Tuệ như vậy rồi họ diễn tả về cách hình thành của vũ trụ, của các thế giới, của các hành tinh, họ diễn giải về sự hình thành của muôn loài, muôn vật, của con người, của vật chất, của vật lý, của thế giới điện tử, thế giới cửa hư không vô hình, hữu hình. Họ chỉ nói để thể hiện cái Trí Tuệ của họ mà thôi. Ngày nay chúng ta thấy rất nhiều người muốn chứng tỏ Trí Tuệ kiểu như vậy, họ diễn giải về không trung bao la, họ diễn giải về những cái hiện tượng này, hiện tượng kia, rồi họ nói về cảnh Phật, cảnh của Thần Tiên, Thánh, Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, họ diễn giải đủ chi tiết thật rõ ràng nhưng họ thực sự không có chứng và chẳng biết.

Trí Tuệ của nhà Phật không có cao siêu như ở cái mức được định nghĩa để rồi chúng ta chạy đuổi theo cái chiều sâu ý nghĩa đó trở thành hoang tưởng rồi chúng ta lại truyền bá cái tư tưởng không rõ, không chứng nói đúng hơn là lây nhiễm cái sự hoang tưởng của ta tới với những con người mà tư tưởng của họ cũng không vững chãi, không vững chắc, không có Chánh Định. Trí Tuệ của nhà Phật khác với cái kiến thức ở đời. Nếu nói về kiến thức vật lý, kiến thức về cơ thể học, về xã hội học, về tâm lý, về tâm thần học, về không gian học, về tất cả thì chúng ta phải công nhận ở trên thế giới này những nha khoa học gia ở phương Tây họ có cái trình độ cao như vậy. Nếu không có trình độ hiểu biết về vật lý, về toán học, về không gian học, về vũ trụ học, về tất cả cái sự tương quang giữa cuộc sống này và vật chất thì chúng ta sẽ không có được những cái phương tiện kỳ diệu như ngày hôm nay. Ví dụ như cái phương tiện mà Bảo Thành đang nói chuyện đây, để các bạn ở phương xa có thể nghe được đây cũng là một sự kỳ diệu mà thuộc lĩnh vực khoa học đó là kiến thức khoa học. Cho tới cái thế kỷ 21 này chúng ta đã nâng tầm kiến thức của con người về cái sự hiểu biết về vụ trụ quan, về thế giới quan và về tất cả những phương diện của khoa học lên một cái đẳng cấp thật là cao. Con người đã đi tới được các hành tinh khác nhưng mặt trăng và rồi đã đi xuống sao hỏa, dần dần sẽ khám phá ra được và sự khám phá đó mang lại sự lợi lạc cho cuộc sống của con người.

Khi chúng ta chết đi những cái đó không còn phục vụ cho chúng ta nữa cho nên kiến thức về cuộc sống con người trong mọi lĩnh vực của khoa học đều để chỉ phục vụ cho đời sống, nhu cầu hiểu biết của con người mà thôi. Vậy Trí Tuệ của nhà Phật có phải là những kiến thức đó hay không? Nhà Phật không khước từ những cái kiến thức đó bởi những kiến thức đó giúp cho đời sống có cái trí tuệ hiểu biết về thế giới ta đang sống. Nhưng Trí Tuệ của nhà Phật theo như một cách định nghĩa rõ ràng, bình dân để chúng ta tu thì Trí Tuệ có nghĩa là cái kiến thức hiểu biết về Nhân Quả Thiện − Ác. Trí Tuệ Bát Nhã hay Trí Tuệ đều dựa trên cái nền tảng của sự hiểu biết rõ về luật Nhân Quả, Trí Tuệ của nhà Phật xây dựng trên nền tảng của Nhân Quả. Nếu kiến thức của con người cũng dựa trên cái nền tảng của Nhân Quả đó ví dụ như nhà khoa học gia nghiên cứu về một lĩnh vực gì đó mà dựa trên cái nền tảng Nhân Quả để hiểu sâu về pháp thiện và lời dạy của Đức Phật để có được sự bình an, hết khổ, thoát khổ, không còn luân hồi thì gọi là Trí Tuệ của nhà Phật. Và nếu không dựa trên nền tảng của Nhân Quả để chuyển hóa đau khổ, thoát khỏi luân hồi đi đến sự bình an, hạnh phúc thì cái đó thuộc về kiến thức khoa học ở đời. Cho nên một người có Trí Tuệ của nhà Phật không hẳn phải có hiểu biết về cấu tạo của mặt trăng, mặt trời, của vũ trụ, của cơ thể học, của tâm lý, của xã hội học, của toán học, của vật lý học. Mà chỉ cần có cái tâm thiện, tâm lành và hiểu thấu được, hiểu sâu được, hiểu thấu được cái Nhân Quả Thiện − Ác. Cái Nhân Quả tạo ra ta sẽ phải chịu, nếu ta làm ác ta sẽ gặp họa nếu ta làm thiện ta sẽ tạo phước và bình an, hạnh phúc tới. Từ nhìn rõ vào phiền não và đau khổ sẽ có được bình an và hạnh phúc, ai mới có thể nhìn rõ được? Người có Trí Tuệ, người có Trí Tuệ là người nhìn rõ được Nhân Quả của nhà Phật và luôn luôn nhìn thấy Nhân Quả trong mọi hiện tượng cuộc sống.

Người Trí Tuệ là người tâm không bao giờ hoảng hốt, dao động. Nếu các bạn có cái tâm bị hoảng hốt, bị dao động thì các bạn chưa phải là người có Trí Tuệ. Người có Trí Tuệ tâm sẽ không hoảng hốt và dao động bởi khi tâm chúng ta hoảng hốt và dao động ta khó hộ trì và an nhiếp, ta khó hộ trì Tam Bảo, ta khó có thể bảo vệ được sự hạnh phúc của ta, khó có thể giữ cái tâm tịch tĩnh an nhiên, khó có thể giữ cái tâm nó định được một chỗ. Mà tâm của chúng ta chính vì chạy lung tung nên luôn luôn hoảng hốt và dao động, sợ hãi. Người có tâm dao động, hoảng hốt, sợ hãi như vậy không có thể tự bảo vệ mình, không có thể tịnh được cái tâm. Người không tự bảo vệ mình và tịnh được tâm luôn luôn hoảng hốt và dao động. Người Trí Tuệ không phải là hạng người như vậy, người Trí Tuệ là người làm cho cái tâm thẳng như cái người thợ gọt cung tên biết rằng cái mũi tên cần phải gọt cho thẳng mới có thể sử dụng được. Người Trí Tuệ là người phải luôn luôn gọt cái tâm của mình cho nó thẳng tắp như mũi tên để nó không có bị cong vẹo theo những cái sự tác động từ bên ngoài. Đó gọi là người Trí Tuệ, người Trí Tuệ là người luôn luôn chăm sóc cho cái tâm của mình ngay thẳng và người không có Trí Tuệ là người không biết chăm sóc cho cái tâm của mình, không biết định tâm do đó họ luôn hoảng hốt và dao động. Còn người Trí Tuệ họ biết chăm sóc cái tâm mình luôn ngay thẳng do đó tâm của họ tịch tĩnh an nhiên, tự tại và hạnh phúc.

Các bạn sẽ hỏi: tôi hoảng hốt và dao động, tôi không có tự bảo vệ được tâm ý của mình và khó định được, làm sao đây? Phật dạy, người Trí Tuệ luôn làm thẳng tâm có nghĩa là người Trí Tuệ luôn hộ trì tức là luôn luôn quan tâm bảo vệ, hộ trì sáu căn, luôn luôn bảo vệ quan tâm tới sáu căn của chúng ta. Bây giờ chúng ta nói sáu căn là gì? Tức là mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của chúng ta, đó là sáu căn, sáu cái giác quan, sáu cái mà chúng ta tương tác trong cuộc sống hàng ngày. Người Trí Tuệ không để cho sáu căn tự do tương tác mất trật tự, không có sự kiểm chứng của Nhân Quả và mang luật Nhân Quả ra để đón vào hoặc đưa đi mà thấy cái gì cũng nhặt vào. Chúng ta thấy ở đời cái khổ là sự dằn vặt trong cái suy nghĩ của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta bắt đầu tăng trưởng theo cấp số nhân thật là nhanh bởi những cái chuyện ta tương tác từ con mắt. Những chuyện ta nhìn thấy từ nhãn căn chúng ta nhìn thấy những cái ở bên ngoài nó gợi lên những suy nghĩ. Nhìn thấy cái đẹp ta bắt đầu những suy nghĩ mông lung về cái đẹp, ta nhìn thấy cái xấu ta bắt đầu suy nghĩ mông lung về cái xấu. Cái đẹp thì miên man đắm chìm, cái xấu thì miên man trong sự dèm pha, chê bai, phân tích, cái đó tạo ra cái khổ. Chỉ một hành động nhỏ của ai đó trong cuộc đời khi gặp ta, ta nhìn thấy không ưng thì thôi khổ và phiền não cứ dày vò mãi không nguôi. Còn những điều thích thú thì về rồi, hết rồi, về nhà đó thì vẫn cười, vẫn vui quên cả đời sống hiện tại ở gia đình, đó là nói đến con mắt.

Ngay cái lỗ tai, nghe một cái điều không ưng ý thì bao nhiêu cái chuyện buồn bực khó chịu, sân hận nó trỗi dậy khó kềm chế, nghe một tiếng khen không biết sao mà sung sướng. Cứ khen chê ở đời nó làm ta khổ lắm và như vậy cái ý của chúng ta chẳng khác gì biến thành một cái máy thâu vào những cái không như ý, như ý, vui buồn lẫn lộn chà đạp lên nhau, chồng chất làm cho chúng ta khổ. Người Trí Tuệ không như vậy. Chính vì chúng ta buông thả một cách không còn có trật tự ở trong cái sự sắp đặt với cái chân lý Nhân Quả Thiện − Ác nên chúng ta cứ để ý của mình khởi lên với cái sự tương tác của lỗ tai nghe, của con mắt thấy, của điều mũi ngửi, của điều miệng nói đến những cái cảm xúc của thân nên ta cứ khổ hoài. Phật gọi người không có Trí Tuệ không biết hộ trì sáu căn, vậy làm sao hộ trì sáu căn các bạn? Người biết hộ trì sáu căn tức là người Trí Tuệ. Chúng ta phải biết hộ trì sáu căn như người gọt cung tên, gọt cái căn của chúng ta cho thẳng, những cái giác quan của chúng ta khi đón nhận mọi chuyện phải cho thẳng ngay với Nhân Quả của Phật có nghĩa là chúng ta phải nhận biết khi tiếp xúc với cái thế giới bên ngoài bởi giác quan của chúng ta. Điều đầu tiên rất quan trọng trong đời sống là người con Phật, là người hiểu đạo của Phật ta phải biết chắc chắn rằng những cái chuyện ta đang tương tác đó thuộc hai dạng và chỉ có hai dạng mà thôi Ác và Thiện. Ác là gì? Là gây ra đau khổ, phiền não cho ta và cho người, tạo ra chướng ngại cho người và cho ta. Thiện là mang lại an vui, hạnh phúc, bình an cho ta và cho người tạo thành cái sự thuận tiện cho cuộc sống. Đơn giản như vậy, các bạn đừng tìm tòi những ý nghĩa quá cao siêu về cái lý thuyết của lý Nhân Quả trong những cái huyền nghĩa con người đặt để ra rồi nó đi quá xa, quá dày cộm khó có thể thực hành. Đừng xé nhỏ ra nữa, hãy nghĩ thật đơn giản, Nhân Quả của Phật chỉ có hai chữ Thiện − Ác. Thiện thì tạo ra phước, Ác thì tạo ra họa, Thiện − Ác, họa – phước rõ ràng, đó là Nhân Quả.

Ác là gì? Nhắc lại một lần nữa để chúng ta tư duy, Ác là những cái suy nghĩ, những cái lời nói, những cái hành động mà nó tác động lên sáu căn của chúng ta tức là từ suy nghĩ, từ cái sự nghe, sự thấy, sự ngửi, sự nếm, sự cảm xúc của thân rồi chính trong cái không làm chủ được nó ta gom rác rưởi ta đặt vào ta bị khổ. Trong một cái lý thuyết cao siêu hơn thì người ta nói ác cũng chẳng mang vào, thiện cũng chẳng mang vào có nghĩa người ta Thiện − Ác cũng không mang. Cái đó là cảnh giới của những Bậc thoát khỏi luân hồi rồi nay chúng ta nói tới cái cảnh giới của con người bình thường vẫn còn bị cám dỗ, vẫn còn bị tội lỗi, vẫn còn bị bao nhiêu thứ ở đời chi phối. Chúng ta đứng ngay ở cái điểm này để trở thành người có Trí Tuệ trong cõi phàm phu. Phật dạy khi chúng ta tâm không tịnh, tâm không định bởi không tự hộ trì, không bảo vệ các căn nên thường hoảng hốt và dao động người đó không có Trí Tuệ. Còn người Trí Tuệ là người biết bảo vệ sáu căn của mình tiếp xúc với Thiện − Ác. Khi chúng ta nhìn thấy một điều Ác chúng ta phải tránh xa ngay không tiếp nhận vô, khi chúng ta nghe thấy một điều ác chúng ta phải bỏ, chúng ta phải xa rời họ. Ví dụ chúng ta thấy một người khác ăn cắp đồ hoặc thấy người khác giết người, giết vật phải tránh xa không thể gần gũi những con người đó bởi gần gũi với người đó ta bị ô nhiễm cái tánh đó có thể trở thành như họ. Ở đây không nói là chúng ta phải tránh xa vì chúng ta sợ hãi, không giúp đỡ họ hãy nói ở cái chừng mực mà chúng ta không thể ngăn cản họ được, khi thấy chuyện ác chúng ta phải tránh xa đừng tới quá gần. Người xưa nói gần mực thì đen, gần những người ác hay sát hại, hay ăn trộm, hay tà dâm, hay uống và sử dụng các chất say gây rối phiền não, đau khổ chúng ta sẽ bị ô nhiễm. Do đó, Phật dạy chúng ta hãy tránh xa những người đó, đó là cách hộ mạng sáu căn của chúng ta, giác quan của chúng ta bởi suy nghĩ của chúng ta tới thật là nhiều từ những cái bên ngoài tương tác với giác quan của chúng ta. Nhìn thấy cảnh đẹp ta hưng phấn vui vẻ, nhìn thấy cảnh xấu ta buồn rầu ủ rũ, ta là người mà nên Phật dạy ta hãy chọn cái đẹp trước.

Khi chưa có thể thoát thì chúng ta phải nhìn rõ cái Ác và cái Thiện, cái đẹp và cái xấu để chúng ta tránh xa cái Ác, từ bỏ cái Ác, gần gũi với cái Thiện. Gần gũi từ cái nhìn Thiện, gần gũi từ cái nghe Thiện. Các bạn nhớ, cái nghe rất là phiền não nó gây trực tiếp vào trong ý của chúng ta. Chúng ta chắc chắn đã từng trải qua nhiều lần khi nghe những chuyện không ưng ý ta buồn như thế nào, khi nghe người ta chửi ta khổ như thế nào. Khi nghe người ta miệt thị ta đau đớn như thế nào, nó không thể hết được bởi nó cũng là một hình thức xâm hại cái tư tưởng của người khác. Và trong dân gian nhiều người biết được rằng lỗ tai và con mắt thường trống hổng không ai bảo vệ, họ ứng dụng cái cách đó để tuôn vào trong mắt, trong tai của chúng ta để tạo khổ cho chúng ta, gây phiền não cho chúng ta, ảnh hưởng đến tâm lý của chúng ta. Rồi bẻ gãy tư tưởng của chúng ta xuống cuối cùng họ tới cứu rỗi để làm cho chúng ta lệ thuộc trở thành nô lệ với cái triết lý, triết học, tư tưởng. Đức Phật dạy chúng ta không nên trở thành nô lệ cho những nền triết học của con người hay những cái gọi là tâm lý học. Bởi người ta hiểu thật rõ điều đó nên người ta dễ ứng dụng để lôi cuốn mình, Đức Phật muốn mình được tự do bằng cách chỉ căn cứ trên cái Thiện − Ác. Các bạn cứ bỏ cái Ác làm cái Thiện, khi con mắt thấy Ác tránh xa, khi lỗ tai nghe Ác thì tránh xa, khi cái miệng nói Ác chúng ta phải ngừng ngay, khi cái thân của chúng ta tạo ra điều ác ta phải ngừng, tránh xa ngay. Chính cái điều đó hộ trì, bảo vệ, chúng ta biết bảo vệ các giác quan của chúng ta bằng cách sàng lọc những cái Ác, tránh xa, đừng để những giác quan của chúng ta tiếp xúc bởi vì khi giác quan của chúng ta tiếp xúc với những cái ác như vậy thường xuyên tâm của chúng ta sẽ bị ô nhiễm. Cái câu mà ông bà mình nói gần mực thì đen gần đèn thì sáng thật là đúng, là một chân lý.

Có những người lý luận rằng còn bám vào cái Thiện chưa phải là Bậc được giải thoát, chúng ta hãy để cho họ tự xưng là những Đấng đã được giải thoát. Còn chúng ta là con người, con người mà mỗi ngày phải tiếp xúc với ông bà cha mẹ, với vợ chồng con cái, với xã hội, với cơm ăn áo mặc, với tự tương tác hàng ngày với nhiều người mà tâm họ cũng chưa định được và chúng ta đang sống trong cái thế giới Nhân Quả Thiện − Ác, chúng ta cần phải lập công đức lớn. Công đức, phước đức lớn tới từ đâu? Tới từ thiện pháp, Nhân Quả là luật Đức Phật đã nhìn ra nó chi phối tất cả đời sống của mọi chúng sanh, nó tạo ra khổ và hạnh phúc. Nhân Quả Ác tạo ra khổ và gây họa, Nhân Quả Thiện tạo ra phước và làm cho chúng ta an vui, hạnh phúc. Phải có được cái an vui, hạnh phúc rất thường này, rất là người ở cái nhân Thiện này chúng ta mới có thể vươn lên được nữa. Còn không có cái nền tảng này tất cả những cái gì chúng ta nói chỉ là hý luận, đàm tiếu cho vui chứ không thực hiện được. Bởi cái nhà xây dựng không thể không có nền tảng, nền móng của nó, xây dựng Trí Tuệ của người con Phật trên cái nền tảng của cái sự biết bảo vệ sáu căn của mình, sáu giác quan của mình không tiếp cận với cái Ác và luôn tiếp cận với cái Thiện. Có nghĩa chúng ta xây dựng nhà trên nền tảng xi măng, cốt sắt, vững chắc, lâu đài chúng ta xây dựng sẽ bền vững. Còn nếu các bạn xây dựng tất cả cuộc đời của các bạn trên cái nền tảng của pháp Ác nó sẽ bị sụp đổ còn không nếu các bạn sống ở trong đó cũng sẽ bị đau khổ mãi mãi mà thôi.

Người có Trí Tuệ Đức Phật nói như người biết gọt cung tên tức là gọt cái tâm cho thẳng. Tâm của chúng ta sẽ luôn luôn bị dao động bởi chúng ta chưa chứng đắc như những Bậc thánh, chứng đắc đệ nhất A La Hán, đệ nhị A La Hán. Chưa chứng đắc được quả thánh để có được cái định nhưng chính cái Trí Tuệ không hẳn chỉ dành riêng cho những Bậc thánh mà mỗi một con người bình thường như Bảo Thành và các bạn cũng có thể thành tựu được người Trí Tuệ, thành tựu được là người Trí Tuệ, thành tựu được cái Trí Tuệ của nhà Phật chỉ dựa trên cái nền tảng là chúng ta phải biết bảo vệ sáu cái giác quan của chúng ta, sáu căn của chúng ta khi tiếp xúc với Thiện − Ác ở trong đời. Thiện − Ác có thể tới từ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, tới từ cái môi trường ta sinh sống, tương tác với người này hoặc người kia cho nên chúng ta luôn luôn phải bảo vệ, thấy Ác phải tránh xa. Nhưng ngược lại một điều nữa nếu chúng ta tăng trưởng cái sự bảo vệ sáu căn đó và chúng ta gọt cung tên cho thẳng, bây giờ tới lúc gọt cung tên cho thẳng là làm cho tâm của chúng ta thẳng thêm, thêm một phương pháp nữa gọi là Thiền Chánh Niệm.

Ngoài vấn đề bảo vệ để nó không tiếp xúc để không bị ô nhiễm, bị uế trược nó tràn vào ta còn phải thực tập hơi thở Chánh Niệm để tăng trưởng cái phước báu, cái sức mạnh của tình thương. Chỉ có tình thương, chỉ có sức mạnh của tình thương mới có thể ngăn chặn được những cái điều Ác, những cái pháp Ác tiến sâu vào trong ý của chúng ta qua các căn làm ô nhiễm tâm của ta. Với cái tâm ô nhiễm thì chúng ta sẽ bị ô nhiễm cái ngôn ngữ của mình, hành động của mình và như vậy sẽ tạo ra nhiều nghiệp chướng. Chỉ có Thiền Chánh Niệm trong tình thương mới tăng trưởng cái tâm yêu thương để tẩy xóa sự ô nhiễm của những pháp Ác tiêm nhiễm vào trong sáu căn của chúng ta, làm trong sáng cái tâm của chúng ta. Chúng ta nghe theo lời Phật nhất định mỗi người chúng ta sẽ trở thành người Trí Tuệ và tâm của chúng ta không còn bị hoảng hốt, dao động, chúng ta biết bảo vệ các căn của mình, chúng ta trở thành người Trí Tuệ luôn luôn biết chăm sóc cho cái tâm và làm cho cái tâm thẳng ngay, tâm thẳng ngay là cái Chánh tâm. Người Việt Nam thường nói đi cho ngay về cho thẳng có nghĩa là đi tức là hành động, Chánh hành động, làm việc gì cũng phải Chánh, nói đừng có nói cong quẹo, nói phải cho thẳng, bụng phải cho ngay, suy nghĩ cũng phải ngay thẳng. Cái chữ ngay thẳng của người Việt mình có nghĩa là Chánh, là Thiện. Chúng ta phải có những tư tưởng rất thiện, có cái ánh mắt rất thiện, có những lời nói thật là thiện và có cái lỗ tai Từ Bi yêu thương biết nghe những cái khổ của người khác và có ánh mắt nhìn đời bằng cái lòng chân thành, yêu mến. Các bạn, người Trí Tuệ là như vậy, chúng ta đừng định nghĩa nó quá cao để rồi nó trở thành hư ảo khó thành tựu.

Trên đời nếu gọi là Bậc chứng đắc thì đếm trên tay khó thấy nhưng người bình thường phàm phu như Bảo Thành thì đầy hết. Các bạn cũng là phàm phu giống Bảo Thành, chúng ta là những học trò mới của Phật, chúng ta học ngay cái bài học đầu tiên Đức Phật dạy hãy bỏ việc Ác, làm việc Thiện để tâm thanh tịnh, đó là người có Trí Tuệ. Rồi người có Trí Tuệ cũng là người biết làm sao làm thẳng cái tâm của họ như người thợ gọt cung tên cho thẳng để bắn trung đích. Khi cái tâm ta thẳng, ta ngay, ta lành, ta hiền lương đó gọi là Chánh tâm thì chúng ta phải đi về tới đích của sự an lạc và bình an ngay trong cuộc đời. Người không gọt cung tên, tên cong quẹo bắn không trúng đích, người không làm tâm ngay thẳng đi chẳng tới sự bình an và hạnh phúc trong kiếp này. Nếu chúng ta gọt cung tên thẳng bắn được trúng đích có nghĩa là chúng ta biết dọn cái tâm của mình, làm cái tâm nó thẳng ngay để đi về cái đích bình an, hạnh phúc trong cuộc đời. Như vậy ta sẽ không bao giờ hoảng hốt, dao động trước mọi nghịch cảnh của cuộc đời bởi ta luôn luôn bảo vệ giác quan của chúng ta trong hơi thở của Chánh Niệm. Với cái đời sống Chánh Niệm trong hơi thở như vậy nó có một cái diệu lực thần thông vô cùng. Cái chữ thần thông ở đây không ai có thể hiểu nổi đâu, chỉ có người thực hành sống trong Chánh Niệm mới thấy nó mầu nhiệm, mới thấy nó huyền diệu, còn ngồi cãi lý luận thì sao hết được. Chúng ta thực hành pháp của Phật bằng sự chứng và ngộ, nếu các bạn sống đời sống Chánh Niệm trong hơi thở các bạn sẽ chứng ngộ được cái Trí Tuệ của các bạn sẽ phát triển như thế nào trong những lời của Đức Phật dạy.

Các bạn là những người có Trí Tuệ nếu các bạn sống đời sống Chánh Niệm trong hơi thở và luôn luôn làm chủ sáu giác quan của mình, bảo vệ chúng, làm chủ chúng để chúng luôn ngay thẳng với pháp thiện, với Chánh Pháp của Chư Phật thì các bạn đã trở thành người Trí Tuệ. Để có được cái điều đó các bạn phải luôn luôn như người gọt cung tên lúc nào cũng phải gọt cho nó thẳng cái cây ra để tâm của các bạn không còn bị dao động, hoảng hốt trong cuộc sống để các bạn biết hộ trì, bảo vệ các căn của các bạn và an nhiếp trong sự tịch tĩnh của hơi thở Chánh Niệm. Các bạn, đó gọi là người Trí Tuệ mà Trí Tuệ như vậy ai trong chúng ta cũng có thể trở thành. Nhớ rằng để đi tới một cái đẳng cấp cao hơn, huyễn hoặc hơn như ở trong kinh thường nói hoặc trên văn tự thường kể là đạt đến cái đẳng cấp này, chứng đắc đệ nhất thiền, đệ nhị thiền, đệ tam thiền, đệ tứ thiền thoát khỏi luân hồi, đau khổ thành thánh, thành Bồ Tát, thành Phật hay thành gì đi nữa cũng phải bắt đầu có cái nền tảng Trí Tuệ trên cái Nhân Quả Thiện − Ác. Nếu bạn không tu pháp thiện từ bỏ pháp Ác chẳng thể là người Trí Tuệ. Trí Tuệ của nhà Phật là như vậy, đơn giản thế thôi nhưng mầu nhiệm.

Nếu các bạn hiểu rõ được điều đó các bạn tăng trưởng cái phần Trí Tuệ của các bạn dựa trên nền tảng Nhân Quả Thiện − Ác đó, thấy Ác bỏ ngay, nhìn Ác bỏ ngay, nghe Ác bỏ ngay, thấy hành động Ác phải xoay lưng liền, đi ngay. Và rồi chúng ta phải sống đời sống Chánh Niệm để an dưỡng thân tâm trong cái tình thương vi diệu của hơi thở đó để lấy cái tình thương đó đối đãi với mọi loài chúng sanh nhất là đối với gia đình của chúng ta. Thì gia đình sẽ hạnh phúc và trong gia đình của chúng ta sẽ toàn là những người có Trí Tuệ và những người trong gia đình được đối xử với nhau bằng tình thương, bằng pháp thiện. Và chúng ta nhắc nhở nhau chính bằng cái gương sống của đời mình từ xa cái Ác và năng thực hiện cái Thiện thì người trong nhà sẽ lan tỏa điều đó, sẽ ảnh hưởng và noi gương sống như vậy. Và ai ai trong gia đình của chúng ta cũng sống theo thiện pháp thì chúng ta đã tăng trưởng được phước báu và phát triển được cái năng lượng của tình thương, chúng ta bảo vệ được sáu căn của chúng ta, giác quan của chúng ta lìa xa cái Ác không bị ô nhiễm các Ác. Do đó tâm của chúng ta an nhiên không hoảng hốt, tâm của chúng ta tự tại không dao động và chúng ta có Trí Tuệ tăng trưởng với cái thiện pháp đó, chúng ta sẽ có đủ cái lực để luôn luôn làm và giữ cho cái tâm của chúng ta thẳng theo Chánh Pháp. Y như người gọt cung tên họ gọt thật là khéo để cái cung tên nó thẳng bắn trúng đích và chúng ta gọt cái tâm cho thẳng ngay trong pháp thiện của Như Lai chúng ta sẽ đi về cái đích của sự an lạc và hạnh phúc.                                                    

Thế giới ngày nay chúng ta dễ sa ngã vào những cái hoang tưởng của giáo lý, của văn tự, của triết học, của tâm lý học cao siêu quá. Cái gì càng cao càng không làm được, càng không biết càng thích nói và càng thích thú bởi nói ra có ai hiểu ai biết đâu. Cũng như cái câu chuyện kể là các họa sĩ vẽ người khó chứ vẽ ma dễ lắm tại vì ma có ai thấy đâu, họ vẽ sao cũng thành ma còn người nhìn rõ vẽ có giống hay không nhìn là biết ngay. Người họa sĩ giỏi là phải nhìn người họa được hình còn không chỉ là vẽ ma. Con người có Trí Tuệ là con người nhìn rõ pháp thiện, nhìn phải rõ pháp thiện để hành được pháp thiện đó, nhìn rõ pháp Ác để từ bỏ cái Ác có nghĩa chúng ta là họa sĩ giỏi. Họa sĩ giỏi là nhìn thấy ma phải biết ma, nhìn thấy người phải biết người, cái gì nhìn thấy vẽ như vậy, cái gì không nhìn thấy không vẽ. Có ai trên đời nhìn thấy ma đâu mà vẽ thế mà biết bao nhiêu con người trên đời vẽ vời ta có Trí Tuệ để rồi vẽ đến những cảnh giới vũ trụ, hành tinh này, hành tinh kia mà họ cũng chẳng biết về vật lý, chẳng biết về hóa học, chẳng biết về vũ trụ học họ cũng lượm lặt đâu đó những ngôn từ khoa học sắp đặt cũng có trật tự đó nhưng cái trật tự đó chỉ là cái kiến thức của con người. Cái đó không phải là Trí Tuệ, cái đó chỉ là kiến thức mà người rong ruổi chạy theo kiến thức đó không bao giờ có được sự bình an và hạnh phúc.

Chỉ có người Trí Tuệ là người có kiến thức Phật học hiểu đúng cái Nhân Quả Thiện − Ác của Phật là người Trí Tuệ. Chỉ có người Trí Tuệ như vậy tâm mới không bị hoảng hốt dao động, người đó là người luôn luôn biết bảo hộ sáu căn của họ, sáu cái giác quan của họ, chăm sóc để giác quan luôn tiếp xúc với pháp lành và bảo vệ không cho tiếp xúc với pháp Ác. Đó là người Trí Tuệ bởi vì người đó làm thẳng cái tâm trong Chánh Pháp của Như Lai, người đó thành tựu được sự an lạc và bình an, người đó tới đích một cách viên mãn như người gọt cung tên cho thật thẳng bắn một cái là tới đích. Còn người mà không gọt tâm cho thẳng cứ miên man trong những cái kiến thức của phàm phu, của con người thì người đó có cái tâm cong quẹo, hạnh phúc chợt tới rồi đi cũng chỉ đạt được cái nhu cầu phục vụ cho đời sống hiện tại của kiếp người nhưng không thể phục vụ cho đời sống của hạnh phúc, bình an, tâm linh mãi mãi. Đức Phật là Thầy của chúng ta, Ngài định nghĩa người có Trí Tuệ là người biết làm tâm cho thẳng bằng pháp thiện của Như Lai như người thợ gọt cung tên cho thật thẳng để bắn trúng đích.

Tâm hoảng hốt dao động

Khó hộ trì an nhiếp

Người trí làm thẳng tâm

Như thợ gọt cung tên.

Các bạn, các bạn sẽ hết hoảng hốt và dao động, cái tâm của các bạn sẽ định lại được nếu các bạn biết bảo vệ giác quan của các bạn đừng tiếp xúc với pháp Ác, chỉ tăng trưởng tiếp xúc với pháp thiện và sống trong đời sống Chánh Niệm hơi thở các bạn sẽ làm chủ được tâm ý của các bạn. Để từ đó vận dụng các căn tiếp xúc với pháp thiện tăng trưởng phước báu đạt được cái cứu cánh là sự bình an và hạnh phúc ở trong đời, đó là gọi là người Trí Tuệ. Trí Tuệ không phải là kiến thức ở đời mà là kiến thức của người con Phật dựa trên nền tảng của Nhân Quả Thiện − Ác. Vậy nên dù các bạn không có học, không có kiến thức ở đời mà các bạn chỉ hiểu rõ được cái Nhân Quả Thiện − Ác, bỏ Ác làm Thiện. Bỏ Ác làm Thiện có nghĩa là tai không nghe ác, mắt không nhìn ác, miệng không nói ác, thân không làm những việc ác, ý không khởi lên những ý ác. Làm được những cái điều như vậy là chúng ta đã trở thành người Trí Tuệ rồi. Chỉ khởi lên những ý thiện, nhìn thiện, nghe thiện, nói thiện, làm thiện là chúng ta trở thành người Trí Tuệ, là con Phật, là người chứng đắc sự an lạc và bình an ngay trong cuộc đời này, đó được gọi là đời sống hạnh phúc.

Để có được như vậy chúng ta phải luôn luôn bảo vệ các giác quan của chúng ta bằng đời sống Chánh Niệm nhìn cho rõ cái Ác và cái Thiện. Đừng vội nghe người ta nói “Ô, còn chấp vào cái Ác, cái Thiện” thì chẳng thể thành tựu. Chúng ta ngay bây giờ phải có cái chấp, chấp vào cái Ác để từ bỏ nó, dính vào cái thiện để tăng trưởng phước báu. Là con người còn phải gặp biết bao nhiêu là thử thách trong cuộc sống, chúng ta cần phải bám vào cái pháp thiện như con thuyền đi qua bờ bên kia, pháp Ác là những cục đá tròng vô cổ sẽ chìm xuống đáy biển sâu chết ngay. Hiểu được rõ như vậy ta sẽ từ bỏ ngay pháp Ác, các bạn có dám nhảy xuống sông để bơi qua bờ bên kia mà tròng vào cổ một tấn đá, hai tấn đá, một núi đá rồi làm sao các bạn bơi. Đó là những cái nhân Ác, hiểu rõ được như vậy phải cắt lìa xa nó đừng có dính vào nó thì người sẽ nhẹ nhàng bơi qua sông. Nhưng rồi chúng ta thấy pháp thiện là con thuyền, chúng ta tạo ra pháp thiện là chúng ta đang đóng một con thuyền lớn để ngồi trên con thuyền đó đi đến bờ bên kia.

Nhân Quả Thiện − Ác là phương tiện, thấy đá là Ác đó chúng ta không tròng vào cổ, thấy Thiện là thuyền đó chúng ta lên thuyền để đi qua sông nhẹ nhàng tịch tĩnh, an yên, tự tại. Đó gọi là có Trí Tuệ, người ngu mới bơi qua sông tròng đá vô cổ, người có Trí Tuệ trên thuyền tự tại mà đi. Người Trí Tuệ tâm không bao giờ hoảng hốt dao động bởi người đó biết bảo vệ các căn của họ và biết an nhiếp trong hơi thở Chánh Niệm. Người không có Trí Tuệ thì không biết làm cho tâm ngay thẳng luôn có những tư tưởng cong vẹo. Người có Trí Tuệ như người thợ gọt cung tên luôn luôn gọt tâm cho thẳng ngay với Chánh Pháp của Như Lai. Chúc các bạn trở thành người thợ gọt cung tên biết gọt cái tâm mình cho thật thẳng, cho cái pháp thiện của Như Lai, biết từ bỏ pháp Ác, biết sống trong Chánh Niệm để mỗi người chúng ta trở thành người Trí Tuệ thực sự dưới sự hướng dẫn của Đức Phật để chúng ta trở thành con Phật, là những người con có Trí Tuệ.  

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts