Search

Mùi Vị Của Trí Tuệ

Bảo Ngọc đánh máy

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn. Chúng ta lại gặp gỡ trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Nhân duyên gặp gỡ, Bảo Thành chúc lành cho tất cả và tri ân tình bạn mà các bạn đã đăng nhập vào kênh Youtube này. Các bạn thân mến, có những điều chúng ta luôn luôn muốn cầu tiến trong xã hội. Chúng ta luôn muốn học hỏi để vượt lên chính mình, để thành tựu cao hơn. Và chúng ta khi làm được một điều gì đó, thì lại muốn học hỏi, hỏi han để điều ta làm có thể tăng tốc lên. Người ở bên ngoài, nếu ta có phước báu nhân duyên, họ chỉ cho chúng ta những phương thức đó. Nếu không có phước báu, có thể họ chỉ sai. Trong trường hợp mà câu chuyện Bảo Thành kể thì anh chàng này có phước báu gặp được người ta chỉ đúng phương pháp.

Anh ta là một nhà nông dân có phước báu, trồng gì cũng tươi tốt. Trồng lúa thì lúa ra nhiều, ruộng thì ruộng phì nhiêu, ui cha, gặt thì không biết bao nhiêu là lúa, trồng mè thì mè cũng ra nhiều, trồng gì cũng thành tựu, cũng có thu hoạch được nhiều. Anh ta tốt lắm, nhưng mà lòng của anh ta luôn luôn muốn nghiên cứu làm sao để mà phát triển nghề nông của mình. Anh ta mới suy nghĩ rằng lúa thì trồng ở dưới nước, mè này cũng như lúa vậy đó, trồng ở dưới nước xong rồi gặt về xay ra rồi lấy gạo. Gạo này cũng dùng nước, luộc nó lên, nấu bằng nước ăn ngon lắm, thì anh ta nghĩ mè này mà cho vô nước rồi luộc nó lên chắc ăn ngon, nhưng không có chắc chắn. Anh ta qua hàng xóm để hỏi, hàng xóm và những người thân quen nói: không, gạo thì dùng nước nấu lên nhưng mà mè phải rang mới ngon chứ, còn luộc, nấu bằng nước không ngon, phải rang. Mè mình rang nó lên như vậy, ăn nó ngon mà nó thơm. Anh ta đi về anh ta mang mè rang lên, ăn thấy ngon quá, ngon dữ lắm. Anh ta thấy lúa trồng thì lúa lên có gạo nhiều, mè trồng thì mè lên có nhiều mè. Nhưng bây giờ anh ta phát hiện anh ta mới được chỉ rằng mè này rang lên ăn mới ngon. Cho nên nếu các hạt giống mà mình rang lên rồi đó, mình trồng xuống thì thu hoạch ăn sẽ ngon dữ lắm không cần phải làm gì hết. Rang lên cùng một lúc như vậy đỡ hơn mai mốt mình trồng rồi, gặt hái rồi phải rang. Thay vì vậy mình rang xong mình rang trước hế. Anh ta lấy tất cả các hạt giống mè, lúa, các thứ mang vào rang hết, rang rồi anh ta mang ra đồng ruộng trồng á. Trồng hoài mà nó không có lên, trồng hoài không lên, mà bao nhiêu hạt giống bị rang hết rồi, giờ trồng nó không lên nữa, hạt giống thì không còn. Anh ta suy nghĩ kỹ, suy nghĩ kỹ, cuối cùng anh ta mới ngộ ra. Trời ơi! người ta chỉ nói hạt mè rang lên ăn ngon chứ không phải nói hạt mè rang nó lên thì trồng nó sẽ tốt. Chính vì ta không có thông. Có sự giúp đỡ, có phước báu học hỏi, nhưng không có tư duy, không có suy nghĩ cho nó kỹ, hiểu lầm hiểu sai, mang hết hạt giống rang lên rồi trồng làm sao, rang hết lên rồi trồng làm sao. Nó không mọc được, mất giống.

Các bạn, câu chuyện chỉ có vậy thôi, không có gì xa, nhưng nó hàm ý điều mà Bảo Thành mượn để gợi ý. Đây là gợi ý về con đường tâm linh, khi chúng ta tu đôi phần, nhiều chúng ta có phước báu gặp được các bậc thầy, gặp được các pháp, nhưng mà có phước báu nhiều quá, gặp được nhiều Pháp, nào là Tịnh độ, nào là thiền, nào là Mật tông, nào là từ theo kinh Pháp Hoa. Ôi thiền thì nhiều, tông phái Thiên Thai Tào Động, ờ Trúc Lâm, đủ hết. Niệm Phật Tịnh độ thì trời ơi có nhiều Pháp tịnh độ, thiền cũng vậy, mật cũng vậy, nào của Tây Tạng, mật này mật kia. Phước báu đủ hết, thành tựu có, bởi có phước báu nên đa pháp phương tiện. Nhưng rồi chúng ta cứ đi, rồi lang thang, hỏi chỗ này hỏi chỗ kia. Vẫn có phước báu của bậc thầy chỉ cho đó, nhưng rồi về phân tích, thực hành đó lại pha trộn với suy nghĩ riêng tư của mình, tư kiến riêng của mình, pha trộn lẫn lộn, làm nó sai. Như hạt mè rang lên ăn ngon, chứ đâu phải hạt mè mà chúng ta rang lên, lúa cũng rang lên, hạt gì cũng rang lên rồi trồng sao mọc được.

Pháp môn nào cũng trộn lẫn vô, Pháp môn nào cũng đảo lộn. Có lẽ là phước báu được thọ nhiều Pháp, rồi quên, thì tự cao rồi chấp thủ, rồi lẫn lộn lung tung. Cuối cùng nó không mọc được. Các pháp không đưa đến sự chứng đắc, mà còn ảo tưởng khùng khùng, tẩu hỏa nhập ma. Ôi cha, trên đời này có. Bởi vì thiếu gì những người, thiếu gì những bạn vỗ ngực xưng tên ta tu thiền, ta tu mật, ta tu tịnh. Pháp đàn nào cũng tới, kinh nào ta cũng nghe, sách nào ta cũng đọc, pháp nào ta cũng tu, hầm bà lằng như lẩu thập cẩm, có gì thì đổ vô mà không chứng đắc, không có chứng đắc. Chỉ có chứng gì các bạn biết không. Chứng được sự ngang trái trong cuộc đời, dở chứng, đi đâu cũng ngạo mạn, khinh khi, đi đâu cũng vỗ ngực xưng tên, pháp nào cũng rang lên hết, môn nào cũng rang hết, hầm bà lằng cho vô.

Có khi nào các bạn ngồi hỏi lại hay không? như anh chàng nông dân này còn có phước báu, còn biết cách tư duy khi làm sai, mang hạt giống rang lên trồng không được, bởi rang lên hạt mè ăn ngon nên gì cũng mang vô rang hết. Chúng ta cũng vậy. Có pháp môn, nhiều khi chúng ta thọ được như vậy, chứng ngộ được rồi, thì mang tất cả các pháp khác trộn vào mà tưởng rằng à trộn tất cả các pháp vào như vậy, và làm như vậy sẽ thành tựu, không phải. Trí tuệ rất quan trọng, anh nông dân này đã bừng tỉnh và hiểu ra. Sau cái lầm của mình, sao cái sai của mình, anh ta sám hối, từ bỏ, và thực hành đúng pháp của Phật. Mỗi một hạt giống đều có một quy trình trồng khác nhau. Mỗi một hạt giống đều mang một chủng loại khác, cần có sự chăm sóc, cần có sự nghiên cứu, cần phải gieo trồng cho đúng mới thu hoạch được. Mỗi một pháp môn đều có quy trình tu tập để chứng đắc, mỗi một niệm, mỗi một ý, mỗi một tâm cũng đều có các cách điều trị riêng biệt để chuyển hoá. Chứ không phải tâm nào, tâm vương nào ta cũng mang ra điều trị như nhau. Trong các buổi pháp thoại hoặc chia sẻ của Bảo Thành đều gợi ý các pháp thiền để đối trị với tâm.

Cái gì đối trị với ngã tướng? là vô ngã. Cái gì đối chị với sự keo kiệt gian tham, bố thí. Cái gì để đối trị với sự bạo loạn trong tâm. Nó đều có sự đối trị nhau hết các bạn. Tất cả các pháp, cái tâm vương của ta nó nhảy chỗ này, nó vướng chỗ kia, nó dính chỗ này, nó dính chỗ kia, hằng hà sa số, chứ không phải nói đến con số là 1, 2, 3, 6 tâm này tâm kia, không có. Nó hằng hà sa số theo cấp số nhân. Nó biến dạng biến hình. Nếu ta không khéo không đối trị nó ngay, khi mà nó va chạm vào rồi thiên biến vạn hóa, ta không tìm ra được nó là thuộc loại gì nữa để chuyển hóa. Cho nên các bạn nên nhớ, đây là sự sơ suất của anh nông dân. Rang hết mè lên, rang hết. Hạt giống rang lên thôi, chứ còn sự sơ suất của người đi tu đạo, rang hết tất cả nên phải xáo trộn vào với nhau. Rồi cứ nghĩ rằng chỉ cần như vậy là đối trị được hết, không có. Chỉ có trí tuệ nhìn rõ để điều chỉnh lại, để điều ngự lại, thì chúng ta sẽ thoát ra. Anh nông dân đã nhận ra, không mang hạt giống bỏ vào chảo, đốt lửa rang lên nữa, mà anh ta biết từng loại từng loại, rang lên để thêm mùi vi ăn cho ngon bởi đó là hạt mè; cơm thì nấu bằng nước để ăn nó khác biệt.

Mỗi một pháp, mỗi một tâm vương của con người hiển hiện, mỗi một sự phát triển của tâm, cái niệm của chúng ta do nhân duyên nhiều đời, nó tương tác, nó khởi lên, đều có một cách đối trị. Cũng như người nhạc sĩ có bảy nốt nhạc nhưng biết hoà âm những cung bậc trầm nổi, để rồi từng nốt nhạc đó với mọi cung bậc hòa vào một bài nhạc thật là hay. Mỗi một niệm của chúng ta khi nó khởi lên, niệm gì đi nữa, nếu các bạn khéo giữ trong hơi thở chánh niệm, phối khí trong hơi thở chánh niệm, hòa âm trong hơi thở chánh niệm, thì vạn vật, hằng hà sa những niệm đó sẽ trở thành một khúc nhạc cao quý để chúng ta ca lên, chúng ta ca lên cho đời sống thêm tỉnh thức. Chúng ta hát lên cho đời sống thêm an vui, chúng ta tán tụng để muôn người đều được dịu xuống trong cơn lửa của tham sân giận hờn. Các bạn! rất quan trọng, điều ngự rất quan trọng, nhưng phải có trí tuệ, phải dám nhìn nhận sự sai trái của mình.

Các bạn, trên con đường tu tập chánh pháp của Như lai, nhất định mỗi người chúng ta sẽ có nhiều sai phạm lầm lỗi, chúng ta luôn luôn phải giữ được chánh tư duy, để biết dừng ngay, để biết sửa ngay. Và người tu Phật luôn có tâm biết sám hối. Người tu Phật luôn luôn biết tư duy trong chánh niệm. Người con Phật lại càng phải biết lắng nghe sự giáo dưỡng của Phật qua những mật truyền, giáo truyền của Ngài từ kinh sách, từ sự khai thị của các bậc Thầy có nhân duyên ta gặp được để chúng ta tu.

Các bạn, tu luôn luôn có những lầm lẫn, tu luôn luôn có những cái sai. Bởi ta là người có phước báu gặp được pháp nhà Phật, nhưng ta còn có sự lẫn lộn bởi biên kiến, tri kiến của riêng ta. Bao nhiêu lâu chúng ta mới lắng đọng tâm hồn, lắng đọng tâm để đón nhận sự khai thị, sự giáo dưỡng bằng chánh tư duy, chúng ta sẽ làm lợi lạc pháp môn mà chúng ta được truyền thọ. Cao quý ở chỗ chánh tư duy các bạn ạ. Chánh tư duy quan trọng dữ lắm. Cho nên khi chúng ta tu, chúng ta nghe được sự khai thị, lời giảng của các thầy hoặc trong kinh trong sách, chúng ta phải suy nghĩ cho thật kỹ và tư duy cho thật là kỹ, đừng có vội vàng như anh nông dân rang hạt mè lên ăn ngon rồi cái gì cũng rang lên thì trồng sao có. Bởi vì tri kiến của anh ta lầm lẫn ở chỗ hạt mè rang lên ăn ngon nên chúng ta rang hết hạt giống lên, trồng rồi nó ra hoa kết trái khỏi cần rang nữa nó cũng ngon, hầm bà lằng là sai. Chánh Pháp là tìm cho mình một pháp môn duy nhất trong kiếp này mà tu đừng lẫn lộn. Phước báu đã về với Phật, nghe được lời Phật, và hành được pháp Phật. Các bạn hãy cẩn thận luôn gần những bậc Thiện Trí thức để được nghe, được hướng dẫn, và được chứng đắc thành tựu pháp thiện trong cảnh giới an lạc.

Cảm ơn các bạn đã nghe được sự gợi ý của Bảo Thành. Nguyện chúc các bạn giữ được hơi thở chánh niệm. Và hơi thở chánh niệm tư duy này, các bạn sẽ thành tựu vạn pháp an lạc trong cuộc đời của các bạn trong kiếp này.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn