Search

Tâm Sĩ đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn.

Hôm nay chúng ta nói về vấn đề kiêng cữ trong cuộc đời. Có lẽ hình như truyền thống của loài người nói chung, và từng dân tộc nói riêng, có những cách kiêng cữ, để cho tốt đó mà. Thí dụ như ngày Tết, chúng ta kiêng không quét nhà từ bên trong ra bên ngoài, hoặc là khi ra đường chúng ta nên tránh cái gì, khi khai trương làm gì để kiêng cữ. Tất cả sự kiêng cữ đó của con người nói, bởi vì có nhiều sự việc xảy ra trong cuộc đời mà không ai làm chủ được nó, cũng chẳng biết được nguyên nhân, tử đó người ta sợ, rồi tự an tâm mình bằng cách đặt để ra những điều kiêng cữ, hoặc những sự kiêng cữ xảy ra, trải qua kinh nghiệm nhiều đời, của nhiều người đúc kết lại. Do vậy sự kiêng cữ đôi khi đúng và đôi khi cũng không đúng, bởi vì đó là sự đồn thổi của những kẻ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của con người. Cho nên trong cuộc sống của chúng ta, chắc chắn ai rồi cũng trải qua những trải nghiệm của sự kiêng cữ, sợ hãi.

Các bạn thân mến,

Làm sao để chúng ta tránh bớt đi sự kiêng cữ, qúa sợ hãi như vậy. Làm sao chận đứng lại tư tưởng của chúng ta tập trung vào một chỗ. Nếu không tập trung vào một chỗ được, nó sẽ quay tán loạn đủ hướng hết, thì nó không có sự suy nghĩ cho đúng, phán xét cho đúng, giải quyết vấn đề cho đúng. Do vậy chúng ta cần phải khai mở trí tuệ, để nhận xét thấy rõ chiều xoay của tư tưởng, làm cho người ta tươi mát. Nhưng tư tưởng đó phải dừng một chỗ, không thể nhìn đông, tây, nam, bắc đủ nơi hết, đó là chúng ta đã mất đi định hướng của tư tưởng mình.

Nhưng ở đời không có vậy, bởi vì con người thường lừa lọc nhau. Cái có thì nói không, cái không thì nói có, cứ như vậy khổ não và đau buồn xảy ra. Từ cái không cho có, cái có cho không xảy ra nhiều lần, con người ta sợ, đã ra tạo nên một định kiến mặc định, để rồi sợ hãi trốn tránh nhau, cốt lỏi vẫn là chỗ người ta vẫn thường lừa gạt nhau. Trong sự lừa gạt thật khôn khéo đó, người ta bắt đầu bày mưu kế, để làm sao có những sự kiêng cữ phù hợp, nhưng thực ra những kiêng cữ đó nó đúng theo kinh nghiệm, bởi do chính lòng tham của con người tạo ra mà thôi.

Có một câu chuyện thật nhẹ, câu chuyện cổ của Ấn Độ nói như vậy: Có một người cha, người cha này có nghề trồng lúa mạch. Thời Ấn Độ xưa lúa mạch là lúa quý, bởi có thể tạo ra bột làm bánh, vì người Ấn Độ thường ăn bánh làm bằng lúa mạch. Anh chàng này được cha truyền cho cách trồng lúa mạch thật nhiều. Đến mùa hạn hán, thật ra anh ta cũng không có nhiều lúa mạch lắm, chỉ còn một ít đem đi xay, làm bánh cho con cái ăn. Nhưng trước khi cha anh ta mất, đã dặn anh rằng: Con ạ, nếu như ở đời con làm việc với ai, thì chớ làm việc với những người có râu dài, bởi những người có râu dài sẽ không có sự thẳng thắn. Chúng ta nhớ rằng, người Ấn Độ hầu hết ai cũng có râu dài lắm.

Anh ta nghe theo lời cha, đến khi cha mất anh ta cẩn cẩn trong lòng ghi nhớ: không thể làm việc với người có râu. Cho nên khi mang lúa mạch đi xay, tới chỗ xay thứ nhất, anh ta gặp ông chủ có râu, vừa hỏi năm ba câu, anh ta giã từ ra đi, bởi nhớ lời cha kẻ có râu không có tốt. Tới cửa hàng thứ hai để xay, cũng lại gặp người có râu. Đi quanh quẩn thấy ai ai có râu cũng làm nghề xay lúa này, cuối cùng vì phải xay, anh ta quyết định xay ở nơi người cuối cùng cũng có râu này.

Trong khi xay thì vẫn bình thường, anh ta thấy không có điều gì, thực ra cha chỉ dặn đừng làm việc với người có râu. Khi xay gần xong, người thợ xay có râu dài mang một thau nước ra rửa tay sơ qua, rửa xong anh ta mới nói với anh chàng có lúa mạch rằng: Con tôi đói quá rồi, tôi xin anh một chút bột, để hòa với nước làm bánh cho các con tôi ăn, có lòng tốt anh cho tôi một chút, còn bao nhiêu anh mang về. Người nông dân trồng lúa mạch cũng thật thà, bởi vì xưa giờ chỉ nghe lời cha dạy sống rất chân thật, thế là anh đồng ý.

Người thợ xay lấy chút bột bỏ vào trong nước, thấy vẫn còn loãng, bởi thau nhiều nước, nên vẫn xin tiếp để cho bột có thể đặc lại, nhưng chưa đặc, lại xin thêm chút nữa để nhào bột mà vẫn loãng, rồi xin tiếp, xin thêm, xin bồi, xin hết cả thau bột hòa vào nước nó mới tạo thành bột, bởi vì cái thau nước quá lớn, tương ứng với thau bột mà anh ta đã xay cho người nông dân. Thế là anh nông dân không còn bột nữa, thấy ngỡ ngàng trước cách xin có vẽ tế nhị, siêu kỳ, chỉ xin một chút bột thôi, vậy mà hết cả thau bột lúc nào không hay. Bởi người thợ xay này có cách xin thêm, thêm một chút, thêm nữa, rồi bồi luôn cả thau như vậy là hết rồi, anh quá ngỡ ngàng. Anh thợ xay bột bắt đầu nhào, tạo nên một ổ bánh mì thật là to, to hết cả thau bột mà anh nông dân mang đến xay.

Anh nông dân bỡ ngỡ, nhưng trong phút thảng hồn, sợ hãi đó, anh ta nhớ lời cha, những kẻ có râu thường hay tính toán cặn kẽ. Anh ta suy nghĩ bây giờ phải làm sao đây, chợt trong đầu anh ta hiểu rằng, kẻ mà đã suy nghĩ kỷ, ta cũng phải suy nghĩ cho thật kỷ. Do vậy anh ta mới bày ra một câu chuyện và nói với người xay lúa mạch rằng: thôi bây gờ anh với tôi kể hai câu chuyện, ai kể hay cứ việc đi về với những gì ta có.

Anh xay lúa nghe nói là ai kể hay sẽ đi về với những gì đã có, nên nghĩ rằng mình đã lấy hết bột mì của anh ta rồi, thì anh ta còn gì để mang về, chắc có lẽ chỉ mang về hai bàn tay trắng mà thôi. Nghe nói có lý, người thắng cũng về hai bàn tay có, tức là anh kia trắng tay, người thua thì cũng vậy chẳng có gì mang theo, còn riêng mình thì có ổ bánh mì lớn bự như thế nên anh ta chấp nhận.

Anh nông dân kể như vậy: Thuở xưa cha của anh là một người rất tốt hiền lương, nghĩ sao nói vậy, khi gặp một con ong chúa bị nạn, người cha đã cứu con ong chúa đó. Con ong chúa để tri ân sự cứu mạng phóng sanh của cha anh, nên đã bay vào trong rừng sâu núi thẳm bao nhiêu tháng ngày, mới tìm được hạt lúa mạch thật tốt, hạt giống chân truyền về tặng cho cha của anh. Bởi vậy khi cha anh ta trồng, mới ra được lúa mạch như vậy. Từ đó mới đem xay bột, làm thành những ổ bánh mì bự như vậy, vừa nói anh ta vừa ôm luôn ổ bánh mì bự mà người thợ xay vừa làm xong, đi ra cửa để đi về. Anh ta nói nhỏ: những gì thuộc về ta, như câu chuyện vừa kể thì ta mang về.

Các bạn thân mến. Đây là một câu chuyện dân gian, nói về con người có tâm chân thật, nhưng khi tương tác với xã hội bên ngoài, những điều tham, sân, sự tính toán của mọi người, đã tạo ra ngần ngại và sợ hãi, từ đó mới có sự kiêng cữ của người cha, nên đã dặn cho con rằng: những người có râu, thường hay tính toán, mưu toan, suy nghĩ nhiều.

Đây không phải hoàn toàn là một xác định, ai có râu cũng như vậy, nhưng có lẽ người cha đã làm việc với quá nhiều người có râu thuở xưa ở Ấn Độ, cho nên sau khi xảy ra nhiều việc, mới khuyên con mình như thế. Tuy nhiên người con thì hiểu rõ hơn về điều đó, nên trong sự tương tác mà gặp sự tính toán quá mức, để lường gạt số bột của mình, anh ta có trí tuệ thông minh hơn, nghĩ theo con đường chánh, để kể một câu chuyện thật nhẹ nhàng, mà lấy lại những gì thuộc về anh ta.

Các bạn, trong cuộc đời của chúng ta, những gì mà chúng ta có phước báu, sẽ tới với chúng ta, còn nếu không có phước báu, mà dùng sự gian lận, mưu mô, mưu chước, để đoạt lấy của người, thì về sau nó sẽ không tồn tại được đâu, nó sẽ hoàn trả lại từ chỗ chúng ta lấy, bởi người có đó chính do phước báu của họ lập ra mà họ có được.

Phước báu trong nhà Phật rất quan trọng, đừng mơ tưởng đến những điều bạn muốn, mà không kiến tạo được phước báu trong pháp thiện. Những gì bạn có được do bởi mưu mô, tính toán, mưu chước, lọc lừa, chẳng bao giờ tồn tại mãi được đâu. Do vậy Đức Thế Tôn đã dạy cho mỗi người chúng ta, trong cuộc sống chúng ta hãy nhớ rằng, dùng tâm chân thiện, dùng tâm đó để tạo những thiện nghiệp, rồi do thiện nghiệp đó, mà chúng ta tạo ra được phước báu. Phước báu đó là nền tảng để tạo nên tất cả, từ vật chất, tinh thần, từ quyền danh đến tình cảm, từ vật dụng trong nhà hay nhà cửa, những sinh hoạt trong ngày chúng ta có được, đều là do phước báu của mỗi người tạo ra.

Lấy của người khác không thuộc về mình, chẳng do phước báu mình tạo ra, chỉ do sự tính toán, chiếm đoạt, không những không có những điều đó, mà còn tạo ra nghiệp: nghiệp trộm cắp. Nghiệp này sẽ làm tổn phước báu vốn có của chúng ta. Do đó mỗi người chúng ta nhớ rằng, sống ở trên đời, chúng ta cố gắng tu theo pháp thiện của chư Phật, tăng trưởng phước báu. Khi mình đón nhận được những điều mình có giống phước báu, thì dù người khác có lấy đi, chúng ta có thể lấy trở lại.

Nhưng hãy nhớ rằng những kiến thức do mưu mô chước qủy, gian lận của người khác, không bằng kiến thức của người giữ tâm thiện, hưởng phước báu do chính bàn tay mình tạo nên. Kiến thức của người mưu mô, đó chỉ là loại xảo kiến thức, còn kiến thức của người tâm thiện, đó được gọi một phần trí tuệ của tánh hiện này.

Chúc mọi người chúng ta tăng trưởng phước báu, để có những điều ta mơ ước, bằng những việc thiện cao cả, hơn là mưu chước, mưu mô, tính toán suy nghĩ, để có được của nơi người khác mà ta không có.

Cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts