Search

Không tổn thương người làm con tổn thương

Khi nghe Thầy giảng, mọi thứ nghe rất dễ thực hành. Khi đụng chuyện tham sân si, con có nhớ và thực hành lời của Thầy. Nhưng những việc bất như ý cứ đến liên tục trong một thời gian dài và làm con bị tác động bởi vấn đề đó. Bằng một ánh mắt, lời nói hoặc là một cử chỉ nhỏ nào đó con làm tổn thương lại người mà họ làm tổn thương con. Thì con phải làm sao để đối diện bình thản hơn, để mà đừng có làm tổn thương những người làm con bị tổn thương?

Ở trên đời này khi chúng ta học bất cứ một môn gì, chúng ta sau khi học thành thì chúng ta phải đi thực tập. Như một người học về bác sĩ khi đã có bằng bác sĩ rồi về mổ xẻ hoặc về bác sĩ nha khoa, bác sĩ mắt, bác sĩ thẩm mỹ, bác sĩ nội khoa không phải có bằng là họ có thể ra làm những việc đó một cách bình tĩnh không run tay. Mặc dù kiến thức họ đầy đủ nhưng họ chưa có kinh nghiệm do đó những ca phẫu thuật đầu tiên hoặc những ca trị bệnh đầu tiên những bác sĩ đó luôn luôn run. Ngay cả các luật sư cũng vậy, tất cả mọi ngành nghề, tất cả mọi việc dù chúng ta đã học có kiến thức nếu chưa trải qua một vài năm thực tập chúng ta vẫn run và sợ, khi đương đầu chúng ta bối rối. Nhưng khi trải qua sự thực tập với kiến thức vốn có lâu ngày ta tăng trưởng được niềm tin của mình, bình tĩnh hơn, gọi là tay nghề cao hơn theo sự thực tập mỗi ngày.

Như người học võ học nhiều lắm nhưng chưa bao giờ đối đầu với đối phương để giao đấu cho nên bước đầu khi giao đấu trên tay run rẩy, những chiêu thức học được không ứng dụng được và đôi khi luống cuống và bị thương và đôi khi bị thất bại trên đấu đài đó. Và như một chiến sĩ cũng vậy, như tất cả mọi người chúng ta luôn luôn có sự thất bại ngay trên những điều ta đã thông đã hiểu nhưng chưa có cơ hội thực tập trong nhà Phật gọi là công phu. Bất cứ một sự tu tập gì ngoài sự công phu hàng ngày rồi khi đụng chạm chúng ta mới ứng dụng công phu đó ra để rồi biết hiệu quả của công phu ta tập tới mức nào. Như một người làm nghề nếu quen thuộc rồi khi ở nhà nhưng khi đi làm đụng chuyện giải quyết vấn đề lúc đó mới thể hiện được bản lĩnh. Do đó quý Phật tử thực tập tiếp cận với quý Thầy, các Bậc Tôn Túc mà chúng ta có căn duyên phù hợp với sự dạy dỗ, thuyết pháp, tu tập chúng ta đi học một ngày, một năm và nhiều năm nhưng nếu chúng ta không có sự va chạm thì sự học đó vẫn là sự học trong kiến thức. Nó vẫn tạo ra sức mạnh vốn có nhưng va chạm sẽ giúp cho chúng ta ứng xử kiến thức đó một cách phù hợp với chân lý rõ ràng hơn. Và những đợt va chạm như vậy sẽ giúp cho chúng ta có chiều sâu của tư duy và đi đến tu gọi là Văn − Tư − Tu. Văn là sự kiến tập, tu tập văn tự và học hạnh lắng nghe để rồi khi đụng chạm chúng ta tư duy thật là nhiều để mang vào ứng dụng. Cho nên trong khi gần gũi với quý Thầy nhất định các Phật tử luôn luôn cảm thấy sự tinh tấn và bình an bởi vì các bạn đang ở trong bình an. Nhưng khi đụng vào những chuyện như vừa kể chúng ta sẽ bối rối trong lúc đầu bởi không ứng dụng được. Nhưng những sự va chạm như vậy không nên ái ngại bởi sự va chạm đó sẽ giúp cho chúng ta tăng trưởng Định lực và Trí Tuệ tư duy khi va chạm và làm cho chúng ta trưởng thành hơn trên con đường học Phật Pháp.

Do đó nếu như một người nào đó mà bạn va chạm với họ, bạn cảm thấy khó chịu thì bạn nhớ đến lời của Phật trú ở trong Chánh Niệm hơi thở hít thật sâu thở thật là nhẹ từ từ quán chiếu tâm Từ Bi và quán chiếu lòng bao dung tha thứ. Nếu như họ không sai mà ta cảm nhận là họ sai, ta thấy họ sai dù họ không có sai trên góc độ của họ thì chúng ta cũng tăng trưởng lòng Từ Bi trong Chánh Niệm hơi thở và ta quán chiếu đến sự tha thứ cho nhau thì tâm sân của chúng ta nó ngủ ngầm ở bên trong không có cơ hội phát triển trỗi dậy để làm đau lòng ta và đau lòng mọi người. Điều này cần phải thực hành đi, thực hành lại thật nhiều lần để thuần thục, y như con ngựa ở trong rừng. Để có để điều khiển nó trở thành phương tiện đưa ta đi đây đó ta phải thuần hóa con ngựa, thuần phục để nghe lời của ta. Nó là ngựa hoang nó chạy ngược chạy xuôi, tâm của ta cũng như vậy. Tất cả pháp tu nếu các bạn thuần thục và thuần hóa bản thân của mình, ứng dụng phù hợp trong những mối giao tế hàng ngày và bị va chạm làm tổn thương cảm xúc của các bạn thì các bạn sẽ thành công. Cho nên khi bị tổn thương cảm xúc của mình trên góc độ tư duy suy nghĩ cảm nhận của mình thôi chưa hẳn là người ta đã sai cho nên chúng ta nhớ an trú trong Chánh Niệm hơi thở lòng Từ Bi quán chiếu sự bao dung và tha thứ để hộ mạng và bảo vệ cảm xúc của mình trong những năng lượng thanh tịnh như vậy ta sẽ không bị đau đớn, khổ và tổn hại đến cảm xúc của mình. Từ đó phát huy được tình yêu thương để chia sẻ với họ bằng tâm thái tịch tĩnh nhẹ nhàng.       

Tham vấn Phật Pháp 2, https://youtu.be/r2P67qfMoZo      

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn