Search

Hồi hướng cầu nguyện cho người khác có được không?

Phật dạy nghiệp ai người đó phải trả. Có một câu chuyện đó là Ngài Mục Kiền Liên cúng dường Trai Tăng để cứu mẹ thoát khỏi Địa Ngục. Cũng có một số người thực hành pháp thiện sau đó hồi hướng công đức cầu nguyện cho người nhà của họ đang bị bệnh và thực sự có được sự linh ứng là những người đó giảm và hết bệnh. Tại sao hồi hướng, cầu nguyện có thể giúp người khác hết nghiệp bệnh, và cũng có thể cứu người nghiệp Địa Ngục mà sanh Thiên? Vậy sự hồi hướng và cầu nguyện có công dụng và ý nghĩa như thế nào? 

Thực ra trong cuộc sống, chúng ta vẫn có thể gửi gắm cho nhau những điều cần thiết khi thiếu thốn. Ví dụ như người ta thiếu thốn tiền bạc, ta có thể trợ giúp bằng việc từ thiện tới tận nơi để đưa. Hoặc những nơi không thể tới được, như trong hiện tại đồng bào Việt Nam của chúng ta đang bị lũ lụt ở miền Trung, tất cả Phật tử và người ở nước ngoài vẫn có thể hướng về miền Trung bằng cách gửi tiền về qua bưu điện, hoặc qua những trung gian chuyển tiếp tiền bạc tới những vị đại diện ở trong vùng miền để từ đó mang tới hỗ trợ cho bà con.

Từ đây chúng ta thấy như câu chuyện của Ngài Mục Kiền Liên, nghiệp của ai người đó phải trả, điều đó chính xác, không ai có thể gánh nghiệp cho người khác và không ai có thể chuyển nghiệp cho người khác. Do vậy chính Ngài Mục Kiền Liên là người có thần thông mà Ngài cũng không thể chuyển hóa nghiệp chướng của mẹ là bà Thanh Đề. Rồi ở trong kinh nói rằng Ngài đã mời Chư Phật và Chư Tăng lúc đó vừa xong an cư kiết hạ tới cúng dường các Ngài để rồi bà Thanh Đề được siêu thoát. Điều đó là mặt nổi của kinh điển diễn giải nhưng phải hiểu cho đúng hơn là chẳng phải chúng ta cúng dường Trai Tăng trong ngày tự tứ hoặc các Thầy tới tụng kinh là chuyển nghiệp cho bà Thanh Đề. Nhưng chính vì Đức Phật và Tăng thân thời đó khi đi tới khai thị sự luân hồi sinh tử, khai thị về chân lý nghiệp báo Nhân Quả Thiện Ác và nhờ vào Hùng lực của Đức Phật và sự hòa hợp, thanh tịnh tuyệt đối trong ngày tự tứ mà khi vừa xong an cư kiết hạ đó. Sự khai thị đó có năng lượng siêu thế chuyển tải tới thần thức của bà Thanh Đề và dĩ nhiên bà ta vẫn còn có những chủng tử thật là thiện vốn có nhiều đời được xây dựng bằng pháp thiện đồng hành với những việc ác. Tuy nhiên lời khai thị của Đức Phật có sức mạnh đưa tới để bà ta nhận biết, tỉnh ngộ mà thoát ra. Chứ Phật không chuyển nghiệp cho bà ta, và Chư Tăng không thể chuyển nghiệp, thế chấp năng lượng gì đó để thay đổi nghiệp chướng của bà Thanh Đề. Chính như Đức Phật đã dạy Ngài không thể thay đổi nghiệp của chúng sanh và không xen vào nghiệp của chúng sanh. Nhưng Ngài là Đấng Từ Bi, Ngài có thể hồi hướng bằng sự khai thị chân lý Nhân Quả. Và thần thức của bà Thanh Đề có ngộ tánh, khi nghe được, liễu ngộ thì thoát khỏi cảnh giới ràng buộc của tâm thức Địa Ngục bà ta đang bị đọa vào trong đó, đi tới chỗ mà hồi hướng

Chúng ta không thể hồi hướng để mà thay đổi nghiệp quả của người đã bị nghiệp vì họ tạo ra. Nhưng do công năng hồi hướng bởi pháp thiện và tu tập thiện pháp theo Nhân Quả của chúng ta, chúng ta hồi hướng năng lượng đó để thần thông của người được hồi hướng dù đã tái sanh dưới bất cứ cảnh giới nào họ cũng có thể cảm ứng được với năng lượng đó giúp cho họ hiểu thấu được đạo lý Nhân Quả. Cộng hưởng thêm với những phước báu họ tạo ra được đánh thức dậy, từ đó họ nhận được sự khai thị của ta qua pháp thiện, qua tụng kinh của Phật để nhắc nhở những lời Phật khai thị, qua những hành động từ thiện, bác ái, cứu người, sống một đời sống an lạc. Điều đó ta tạo được một năng lượng và hồi hướng năng lượng. Năng lượng đó khi tới với thần thức đó dù ở cảnh giới nào họ cũng đón nhận được và trong sự đón nhận được điều đó không phải là để hoàn toàn thay đổi nghiệp chướng của họ. Chỉ đánh thức họ trong sự nhận thức và thấy rõ được luật Nhân Quả để hướng đến mà thoát ra.

Đối với những người bệnh hoạn mà có nhiều vì khi cầu nguyện, hồi hướng công đức hoặc làm việc thiện hồi hướng cho người đó, người đó hết bệnh. Nếu họ bệnh vì những nghiệp và nghiệp đó ta không thể thay đổi cho họ được. Nhưng chính vì họ đã song hành với tạo nghiệp họ vốn đã có phước báu đầy đủ. Khi chúng ta nghĩ đến họ, hồi hướng cho họ thì phước báu đã ngủ ngầm ở trong tâm thức họ được thức dậy. Và từ phước báu đó mà bệnh tật về nghiệp của họ được chuyển hóa.

Nhưng nhớ rằng những lời kinh tiếng kệ của chúng ta, những việc làm của chúng ta chỉ nhằm mục đích hồi hướng năng lượng thiện và năng lượng khai thị của Chư Phật tới thần thức đó. Thần thức đó nếu đã có phước báu và có sự tu tập khi còn sống hiện kiếp trong con người thì khi tái sanh họ vẫn có khả năng nghe và đón nhận năng lượng thiện và kinh điển của Chư Phật. Từ đó họ am hiểu và chuyển hóa nghiệp của họ do Trí Tuệ của họ hiểu được Nhân Quả chứ không phải do công năng của ta mà họ hết được nghiệp. Nếu hiểu như vậy sẽ sai định luật Nhân Quả là: “Anh tạo ra nghiệp, tôi có thể thay đổi nghiệp của anh được”. Nếu như vậy Đức Phật đã làm và Ngài tuyên bố để cho mọi người luôn luôn cầu nguyện với Ngài và Ngài ban ơn cho chúng ta để chúng ta hết nghiệp. Nhưng không thể làm điều đó nên Phật mới nói Phật không thể thay đổi và không xen vào nghiệp của chúng sanh.

 Cho nên có thật là nhiều sự hồi hướng mà có thể làm cho đối tượng khi đón nhận sự hồi hướng đó, tiếp nhận năng lượng thanh tịnh, cảm hóa, tăng trưởng Trí Tuệ đồng thời tác động vô phước báu của họ để họ có thể vượt qua những khổ về thân, khổ về tâm. Từ chỗ này chúng ta phải nhớ rằng chúng ta không phải là người thay đổi nghiệp cho họ. Nhưng chúng ta có khả năng gửi tới họ những thông điệp bằng năng lượng thanh tịnh pháp thiện và khai thị lời của Phật qua sự tụng kinh hồi hướng cho họ thì điều đó là hiểu đúng Nhân Quả. Còn không vô tình chúng ta cứ ngỡ rằng ta có khả năng thay đổi nghiệp người khác và từ đó chúng ta đã hiểu sai tạo ra nghiệp cho bản thân của mình bởi đó là những tư tưởng hoang tưởng không phù hợp. Cho nên hiểu rằng sự hồi hướng của chúng ta là gửi những thông điệp năng lượng pháp thiện. Ta làm việc thiện, ta làm việc tốt, từ hành động, tư tương, lời nói tạo ra những năng lượng thanh tịnh và chúng ta gửi về những người đó qua nghĩa cử cao đẹp bằng sự hồi hướng. Chúng ta cũng có thể tụng thật nhiều những phẩm kinh cao đẹp như kinh Phước Báu hoặc là kinh Dược Sư hoặc là kinh Di Đà, tất cả những loại kinh nào phù hợp với căn duyên chúng ta, chúng ta tụng. Và với năng lượng thanh tịnh hồi hướng về cho họ, họ sẽ đón nhận được lời kinh tiếng kệ qua năng lượng thanh tịnh tuyệt đối của chúng ta để từ đó ý nghĩa của kinh họ được nghe thêm, họ được hiểu thêm tăng trưởng với phước báu vốn có họ liễu ngộ thấu được Nhân Quả và từ đó họ thoát ra khỏi cảnh giới của tâm thức đang ràng buộc họ trong đau khổ.  

Tham vấn Phật Pháp 2, https://youtu.be/r2P67qfMoZo

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn