Search

H005. Tiếp nhận năng lượng để tăng trưởng bình và hạnh phúc qua Chánh niệm Mật Thiền quán tâm từ bi

Bảo Nguyện đánh máy

https://youtube.com/live/ExMM3BoQaAc

Mô Phật. Bảo Thành kính chào Quý Thầy, Quý sư cô các bạn đồng tu trên các kênh YouTube Facebook và phòng zoom. Hôm nay, thứ bảy ngày 31 tháng 12 năm 2022, ngày cuối của năm, chúng ta đồng tu Mật Thiền Chánh Niệm hơi thở, giờ đu đã tới, mời các bạn đồng quy ngưỡng về với Phật để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thưa Phật, ngày cuối năm chúng con đồng tu Mật Thiền Chánh niệm hơi thở, quán chiếu tâm Từ Bi. Nguyện xin Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho chúng con, gia trì cho chúng con biết tinh tấn, nỗ lực đứng dậy, miên mật tu tập để khai mở Trí Tuệ, thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu thấy rõ các pháp là Vô Thường, là Khổ là Vô ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cầu cho ông bà cha mẹ hiện tiền tăng Long Phước Thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin Chư Phật Từ Bi chứng minh.

Mời các bạn ngồi xuống với tư thế phù hợp của cơ thể kiết già, bán già, xếp bằng, hoặc ngồi trên ghế sofa nếu cơ thể mình không cho phép những cách ngồi kia.

Đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, trở về với hơi thở thật nhẹ, Chánh Niệm, thấy biết, buông lỏng toàn thân, lưng cổ và đầu ngay ngắn, buông thư nhẹ nhàng.

Chúng ta hành Mật ThiềnChánh Niệm hơi thở quán tâm Từ Bi. Các bạn hãy thở rất từ từ & nhẹ nhàng. Nhớ rằng, cốt lõi của sự tu tâp của tất cả các pháp phương tiện mà Đức Phật truyền dạy, các bậc Tổ khai dẫn cho chúng ta, đều phải qua sự hành Thiền quán tâm Từ Bi. Tâm Từ Bi khi được quán chiếu kích hoạt khơi dậy, hòa quện vào với năng lượng tình thương Từ Bi  của các bậc giác ngộ, của Chư Phật, Chư Bồ Tát thì chúng ta sẽ có trong tay năng lượng đó, có trong thân trong tâm năng lượng ấy, để chuyển hóa tất cả mọi phiền não, mọi đau khổ, thành tựu được sự bình an hạnh phúc trong cuộc sống.

Hành mật thiền là chú trọng vào Chánh Niệm của hơi thở, lấy đó làm đề mục để giữ tâm an nhiên tự tại, quán chiếu năng lượng Từ Bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa.

Có 4 âm Mu A Mu Sa, có nghĩa là quán tâm Từ Bi, dịch cho rộng hơn thấu nghĩa hơn là nguyện xin Chư Phật mười phương ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh. Khi chúng ta hít vào, ta hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới đan điền khí hải ở dưới rốn một đốt ngón tay. Đây là cách thở và hít của Mật Thiền, lúc ấy bụng của ta phình ra, thở thì hóp bụng vào và trì mật ngôn Mu A Mu Sa.

Bảo Thành nhắc lại thật kỹ, bởi đây là buổi hành Mật Thiền, chúng ta học cách hành hơi thở quán chiếu tâm Từ Bi. Bảo Thành sẽ nhắc đi nhắc lại để các bạn thấm nhuần rõ thực hành. Cứ từ từ để thẩm nhập vào và tiếp nhận năng lượng.

Việc đầu tiên chúng ta phải hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng. Hít bằng mũi, thở bằng miệng và trì mật ngôn Mu A Mu Sa có 4 âm.

Tánh biết và sự nhận thức của ta an trú nơi ấn đường – ở giữa hai chân mày. Sự nhận biết ở đây, nhận thấy, biết thấy hơi thở đi vào từ mũi xuống đan điền khí hải phình bụng ra. Cũng từ ấn đường, sự nhận biết và cái thấy của ta biết được khi thở ra bằng miệng và trì:

* Mật âm “Mu” là số 1, đi từ dưới đan điền khí hải.

* “A” là số 2 đi từ đó lên tới tim

* “Mu”  kế tiếp là số 3 đi tới ấn đường

* “Sa” là số kế tiếp đi tới bách hội

Rất thong dong và tự tại, chúng ta có bốn bậc, bốn chỗ, bốn điểm ứng với 4 chữ 4 âm Mu A Mu Sa. Âm này phải rất trầm từ dưới đan điền đi lên 4 bước, từ dưới đan điền – tới tim – tới ấn đường – tới bách hội. Tánh thấy biết từ ấn đường nhận thấy hơi thở đi từ mũi phình bụng, nhìn xuống dưới bụng, thở ra hóp bụng. Chậm rãi thôi, vừa với sức mình và bắt đầu tổng trì “Mu” từ dưới bụng, “A” lên đến tim, “Mu” lên đến ấn đường và “Sa” lên đến bách hội. Bốn âm này liên tục trong từng hơi thở và cứ như thế chúng ta sẽ lập lại 7 lần rồi quán chiếu trong 5 phút. Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu hít vào 7 hơi thật chậm và thở ra thật chậm để đề khí, dưỡng khí và tịnh tâm trong yên lặng. Hít vào bằng mũi, bụng phình, tâm từ ấn đường nhìn xuống dưới bụng, thở ra hóp bụng, tâm nhìn bụng hóp vào, tim –  ấn đường –  bách hội.

Hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng nhìn bụng – tim – ấn đường – bách hội. Hít vào phình bụng, tâm nhìn bụng, thở ra hóp bụng, nhìn tim nhìn ấn đường nhìn bách hội.

Hít vào phình bụng, tâm nhìn bụng, thở ra hóp bụng, nhìn tim nhìn ấn đường, nhìn bách hội. Hít vào phình bụng, thở nhẹ nhàng từ từ hóp bụng vào. Hít vào phình bụng, thở hóp bụng, buông thư nhẹ nhàng. Hít vào phình bụng, chậm rãi, thở ra hóp bụng, từ từ buông thư. Chúng ta sẽ bắt đầu hít thở và tổng trì mật ngôn Mu A Mu Sa. Mu A Mu Sa có nghĩa là quán tâm Từ Bi. Mu ở ngay bụng – lên tim – lên ấn đường và lên trên đỉnh đầu là bách hội. Có 4 số, thay vì đếm 1 ở bụng, 2 ở tim, 3 ở ấn đường, 4 ở bách hội thì ta trì niệm Mu A Mu Sa. Mỗi khi tổng trì mật ngôn này, có diệu lực năng lượng ta tiếp nhận được.

Hít vào bằng mũi phình bụng ra, tâm nhìn xuống bụng thở hóp bụng vào trì mật chú Mu A Mu Sa

Hãy nhớ âm thanh phải trầm, đi từ dưới đan điền khí hải vang vọng lên tim, lên ấn đường, lên bách hội, có nghĩa là âm thanh vi diệu Từ Bi sẽ rung chấn đưa năng lượng từ luân xa số 1 lên tới đảnh đầu của bách hội theo 4 nhịp: bụng, tim, ấn đường, bách hội.

Hít vào bằng mũi, phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn Mu A Mu Sa.

Hít vào phình bụng, thở hóp bụng trì mật ngôn Mu A Mu Sa

Hít vào phình bụng, thở hóp bụng trì mật ngôn Mu A Mu Sa

Hít vào phình bụng, thở hóp bụng trì mật ngôn Mu A Mu Sa

Hít vào phình bụng, thở hóp bụng trì mật ngôn Mu A Mu Sa

Cứ như vậy.

Bây giờ chúng ta hãy hít vào thật nhẹ và phình bụng, khi thở ra hóp bụng vào, khi thở ra tâm từ ấn đường nhìn theo bốn bước: bụng – tim – giữa hai chân mày- lên tới đỉnh đầu, đó là một chu kỳ hít thở. Rồi lại hít vào, tâm nhìn xuống dưới bụng, thở ra nhìn từ bụng – lên tim – nhìn lên ấn đường –  nhìn lên bách hội.

Cứ như vậy hít thở thật nhẹ và theo dõi hơi thở trong chánh niệm qua 4 bước: bụng – tim – ấn  đường -bách hội. Tùy theo sức của mình, buông thư nhẹ nhàng thở. Hãy quán chiếu từ dưới bụng lên đỉnh đầu. Hãy buông thư tiếp nhận năng lượng của vũ trụ, của trời đất, của Phật, của Bồ Tát dung thông với tất cả, không phân biệt, giữ tâm thanh tịnh, cảm nhận toàn thân, cảm nhận năng lượng chuyển hóa vào thân của ta.

Với cái tâm buông thư chân thật, thành kính, tiếp nhận và hòa mình cùng với vũ trụ, khiêm tốn để đón nhận năng lượng. Hãy nhận biết tất cả mọi cảm giác nơi thân. Hãy nhận biết năng lượng chuyển vào nơi thân. Với tánh biết từ ấn đường, ta nhìn xuống đan điền khí hải bụng dưới. Với tánh biết từ ấn đường, ta đi từ bụng mang năng lượng từ dưới khí hải đan điền lên tim, sưởi ấm trái tim, hòa nhập vào với tâm Từ Bi yêu thương. Tánh biết mang năng lượng yêu thương từ tim lên ấn đường – con mắt thứ 3 để khai mở Tuệ nhãn nhìn thấu các Pháp Vô Thường – Khổ –  Vô ngã. Hãy để năng lượng lan tỏa tại vùng này, biết và thấy tiếp tục hòa mình vào với năng lượng chuyển lên trên bách hội, nơi hội tụ tinh túy của vũ trụ trời đất, các bậc giác ngộ – nơi tỏa ra ánh sáng của sự tự tại, an nhiên, nơi các Đấng thiêng liêng hiển ngự.

Hãy hít vào thật nhẹ, phình bụng và thở ra chậm chậm hóp bụng. Hãy cảm nhận năng lượng toàn thân từ đầu tới gót chân. Ngày cuối năm, ta hãy mang tâm an bình, hạnh phúc, tự tại, gắn kết với ông bà cha mẹ vợ chồng con cái đồng môn bạn tu, tất cả những chúng sanh hữu tình, vô tình ta có nhân duyên. Hãy để cho năng lượng tình thương này lan tỏa tới muôn người. Hít vào thật chậm phình bụng với tâm thành kính chân thật, tiếp nhận năng lượng Từ Bi Mu A Mu Sa, gắn kết với Phật với Bồ Tát, để cho hương hoa của đức hạnh thơm ngát mười phương pháp giới.

Hãy giữ tâm thái như thế hơi thở nhẹ nhàng, tiếp nhận năng lượng từ bi yêu thương Mu A Mu Sa, lan tỏa hương ấy tới muôn loài chúng sanh qua hơi thở của Mật Thiền Chánh Niệm, cảm nhận năng lượng toàn thân gắn kết với muôn loài.

Hít vào rất chậm phình bụng thở từ từ hóp bụng, tâm nhìn bụng – nhìn tim – nhìn ấn đường – nhìn bách hội

Hít vào rất chậm phình bụng thở từ từ hóp bụng, tâm nhìn bụng –  nhìn tim – nhìn ấn đường – nhìn bách hội

Hít vào rất chậm phình bụng thở từ từ hóp bụng, tâm nhìn bụng –  nhìn tim – nhìn ấn đường – nhìn bách hội

Hít vào rất chậm phình bụng thở từ từ hóp bụng, tâm nhìn bụng –  nhìn tim – nhìn ấn đường – nhìn bách hội

Hít vào rất chậm phình bụng thở từ từ hóp bụng, tâm nhìn bụng –  nhìn tim – nhìn ấn đường – nhìn bách hội

Hít vào rất chậm phình bụng thở từ từ hóp bụng, tâm nhìn bụng –  nhìn tim – nhìn ấn đường – nhìn bách hội

Hít vào rất chậm phình bụng thở từ từ hóp bụng, tâm nhìn bụng –  nhìn tim – nhìn ấn đường – nhìn bách hội

Bây giờ hãy hít thở bình thường, buông thư, nhẹ nhàng, cảm nhận toàn thân tiếp nhận năng lượng, hồi hướng lan tỏa tới cho tất cả những người ta yêu thương, tới với tất cả muôn loài chúng sanh, dung thông với vũ trụ trời đất gắn kết với Chư Phật, Bồ Tát.

Mô Phật. Chúng ta đã đi qua sự hành Mật Thiền trong những phút đầu, mình cứ ngồi buông thư thật nhẹ, vẫn tiếp tục cảm nhận năng lượng, và có thể hỏi để thuần thục thói quen hít thở cho thấm được năng lượng Từ Bi Mu A Mu Sa, trong sự quán chiếu của tâm nhận biết từ ấn đường nhìn bụng nhìn tim nhìn con mắt thứ ba và nhìn lên bách hội

Ngày cuối năm, ngày Tết tất niên dương lịch, ta trầm tĩnh buông thư, ta mang tặng phẩm vô giá của tâm Từ Bi năng lượng siêu việt của tình thương gửi đến tất cả những người mà ta đang cảm nhận đang nghĩ tới. Bây giờ các bạn có thể chia sẻ cảm nhận năng lượng của mình trong buổi thực tập thứ năm. Chúng ta đã thực tập tới buổi thứ năm và Bảo Thành sẽ thực tập đi thực tập lại vào mỗi một thứ bảy vào lúc 8:30 tối giờ Việt Nam.Mời gọi cá c bạn tham gia hoặc giới thiệu với các bạn khác thực tập, đây là pháp hành Thiền Mật Thiền để tu, không nghiêng về thuyết pháp, chỉ nghiêng về ý nghĩa thực hành như thế nào và phương pháp thực hành như thế nào và chúng ta cùng thực hành với nhau.

Do vậy, mỗi một thứ bảy ta cứ đi thật chậm, nhưng vững chãi. Và bây giờ mình bắt đầu chia sẻ.

————————————————

Dạ thưa Thầy, con cũng xin có câu hỏi về lời giảng của Thầy ngày hôm qua là làm sao để có thể tha thứ được cho người đã làm mình đau khổ, dù là họ không chấp nhận rằng họ đã làm mình đau khổ, thì con hiểu rằng mình đau khổ là do cái sự chấp trược của mình. Mình nghĩ là người ta làm cho mình đau khổ, nhưng thực tế là người ta cũng không muốn như thế và người ta cũng không có cố tình, hoặc là không ý thức được điều đó làm mình đau khổ. Từ đó nên con cũng hiểu là họ không cần phải được tha thứ, mà chính mình cũng là mới là người cần phải tha thứ cho mình, nhưng mà cũng có những điều trăn trở của bản thân con là:

ví dụ như người mà con nhìn hành động của họ để mình cảm thấy đau khổ, đôi khi nó không phải là sự đau khổ vì hành động đó gây ra, mà do sự giáo dục. Ví dụ như con của con có một hành động vô tư không có được lễ phép hoặc là không vâng lời thì với cái sự trăn trở của một người Mẹ muốn giáo dục con thì con cảm thấy là điều con mình làm không có đúng theo sự mong đợi, cũng như là theo những tiêu chuẩn đạo đức mà mình nghĩ là cháu nên có. Cho nên là điều đó làm cho con muốn thay đổi người thân của mình theo hướng mà mình muốn sự giáo dục đi theo hướng đó. Nếu mà không thay đổi được hoặc là chưa thay đổi được thì nó tạo nên sự đau khổ đó, tức là không có giáo dục được theo chiều hướng tốt cho cháu. Vậy thì sự chấp trược đó của con nên được giải quyết như thế nào ạ? Có phải là con quá nóng lòng và không đủ sự kiên nhẫn đối với con của mình hay không ạ? Dạ cảm ơn thầy giải đáp cho con. Mô Phật.

Hầu hết chúng ta không đủ sự kiên nhẫn với bản thân và kiên nhẫn với những người ta thương yêu. Trong Lục Độ Ba Mật, không phải Đức Phật nói bừa ra mà Ngài nhìn thấu 6 con đường đưa đến sự Giác Ngộ. Nhẫn nhục là một trong sáu con đường đó tức là kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn đối với mình và sự kiên nhẫn đối với mọi người là bước rất quan trọng đưa chúng ta thành tựu được sự an Lạc. Phật dạy như thế và quả thật đó là sự thật không thể chối cãi. Một người mẹ như cô Bảo Nghy hoàn cảnh có thể khác với một số các bạn, bởi cô ấy sống ở bên Mỹ và các con lớn lên ở bên Mỹ, đi học nhìn thấy văn hóa ứng xử của người Mỹ, tiếp cận học hỏi và hành theo cách đó nhiều hơn là sự ứng xử theo văn hóa của người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung. Đây là sự băn khoăn trăn trở của các bậc ông bà cha mẹ khi có con sinh ra hoặc lớn lên khi tới Mỹ khi còn nhỏ. Mỗi một thời đại, mỗi một con người, mỗi một dân tộc đều có nét riêng về giáo dục, và sự giáo dục đó khi đã được học, hấp thụ quá lâu, nó sẽ biến thành cái nền tảng để ta căn cứ phân biệt đúng sai mà giáo dục con cái. Hồi xưa khi sự sinh hoạt chưa ra khỏi vùng miền làng thôn thành phố quốc gia, những định kiến về giáo dục luôn luôn được bảo vệ và thay đổi từ từ qua từng thế hệ một cách rất nhẹ, không có đột biến nên ít có khi nào chúng ta thấy va chạm mạnh. Có va chạm chút chút đời cha mẹ đến đời con hoặc đời ông bà đến đời cháu bởi khác biệt ba thế hệ hoặc hai thế hệ, nhưng cũng còn nhẹ nhẹ. Ngày nay thế giới mở rộng, mọi nền văn hóa giáo dục mở rộng, chỉ ngồi ở trên phone bấm qua là có thể tiếp cận được với cách sống, cách ứng xử trên toàn cầu của các vùng Trung Đông; Châu Phi Châu Mỹ; Phương Tây Châu Âu hoặc châu Á, và có một số em em bé hoặc các con của chúng ta rất dễ thấm nhuần những cái tư tưởng như vậy bởi căn cơ của các em như thế. Đất mềm dễ thấm nước, đất cứng thì khó. Cái tâm họ như vậy, căn cơ như vậy, văn hóa như thế, sơ qua cái thấm vào trong tim rồi. Chúng ta phải thật kiên nhẫn như người trồng cây kiểng cho mùa xuân này, tưới tẩm để hoa nở đúng mùa đúng ngày, cắt tỉa uốn để cho đúng như dạng bonsai, kỹ năng của những người trồng cây kiểng luôn luôn phải có cái đạo nhẫn, kỹ năng chúng ta trồng một cái nhân cách tốt đẹp, tốt đẹp nhất chứ không phải tốt đẹp theo phương diện của cái nhìn cá nhân mình mà cái nhìn chung cũng cần bồi dưỡng kỹ năng trong đạo nhẫn để dẫn dắt những người mình yêu thương. Người làm cây cảnh không thể bẻ cuốn cắt tỉa trồng hoa theo ý của họ, họ phải nhìn vào những người mua hoa chơi kiểng xem sở thích của họ thích ngắm thích nhìn và cái ý nghĩa về vẻ đẹp như thế nào và họ phải uốn nắn trồng trọt theo như thế. Còn giáo dục đôi khi rập khuôn chỉ theo cái nhìn đẹp nhất theo văn hóa của riêng mình, một thử thách thật lớn cho ông bà cha mẹ có con cháu sinh sống ở những quốc gia khác biệt với chúng ta. Nhưng dù khác như thế nào thì năng lượng tình thương, thân giáo có nghĩa là sự sống của mình, sự sống của mình được thể hiện qua suy nghĩ để đưa đến hành động và ngôn từ ứng dụng hàng ngày, nếu chan chứa năng lượng tình thương dễ thương ái ngữ thiện lành đồng hành, cùng nghĩ, cùng đi, cùng nói trong ái ngữ với con cái thì đúng là gần mực và gần đèn. Nếu con cái gần với nhân cách của ta, dễ thương trong ăn nói, dịu dàng trong ngôn ngữ, bác ái trong mọi hành vi suy nghĩ, thấu suốt mọi chuyện, thấu ở đây tức là thấu với con cái, mình đang hướng về con cái mà, thấu với những công việc hàng ngày ứng xử trong gia đình, môi trường như vậy ảnh hưởng thật là nhiều đến đời sống của con, đôi khi môi trường mà con cái ngày nay đối với những thế hệ sống xa quê hương hoặc ngay ở Việt Nam chúng ta. Môi trường tiếp cận của chúng ta với con cái quá ít bởi công việc quá nhiều, rồi thì con cái tiếp cận với môi trường phần đông là bạn bè, thực tế đi tới bạn bè chơi hoặc gặp bạn bè nơi học đường hoặc bạn bè nơi Facebook, mạng, hoặc Chơi game liên thông ở trên máy. Môi trường nào sinh hoạt nhiều gần gũi nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới phong cách sống tạo thành nhân cách, và từ nhân cách sống tạo thành cái mệnh số hay nó đúng hơn là cái Nghiệp nó lôi, tức là cái lực lôi kéo con cái mình nghiêng về bên đó. Khi cái lực kéo con cái mình nghiêng về một phương diện nào rồi đó thì ta phải tạo một lực mạnh hơn mới có thể kéo được con cái về phía mình. Mạnh mà cương mà cứng mà chấp thì sẽ gãy. Mạnh trong tình yêu thương như nước chảy đá mòn thì nhất định cứng như đá cũng còn bào mòn được. Do đó, Đức Phật mới dạy Từ Bi tức là tâm yêu thương, là năng lượng vi diệu là mấu chốt mà mỗi một người phải trụ an ở trong đó lan tỏa. Sống được để tình yêu thương khởi lên mọi suy nghĩ trong mọi tác ý, để tình yêu thương có đầy đủ nơi mọi ngôn từ mình ứng xử hàng ngày, để tình yêu thương lan tỏa được cho mọi hành vi. Một môi trường sống đạo Từ Bi như thế, đạo tâm yêu thương như vậy, không sớm thì muộn dù con cái của mình có cứng như đá theo những thói quen của những cái lực môi trường chúng sinh sống hoặc chúng quen biết, cũng sẽ dần dần bị bào mòn để được thuần phục như con ngựa hoang. Cho nên hãy chú vào tâm yêu thương, quán chiếu thật nhiều cho chảy xuống miền đất cứng của cái tâm khó nghe nơi con cái, nhất định nó sẽ mòn đi và một ngày nào đó đủ mạnh, con cái sẽ nghe lời chúng ta và có sự tư duy. Đừng khi nào đặt để, áp chế những ngôn từ lời nói hành vi suy nghĩ kiến thức của mình rập khuôn với con cái, bởi con cái là nhịp cầu thứ hai, được quyền tiếp nhận và tiếp cận với nhịp cầu thứ ba là cách sống của tương lai. Nhẹ một chút và chỉ quán chiếu tình thương Từ Bi thôi thì ta mới thả tự do cho nhịp cầu thứ hai sau ta gắn kết với nhịp cầu thứ ba là tương lai, cách sống của tương lai. Đây là cách chia sẻ, mong rằng con suy nghĩ một chút để ta bớt đi sự trăn trở lo lắng quá mức về con cái của mình. Bảo Thành có cơ hội gần gũi với các em còn trẻ sống quen với phong tục ở ngoài đời cũng như ở Mỹ, Việt thì ít, mà Mỹ thì nhiều. Vô đây sống trong Chùa một thời gian, Bảo Thành lúc đầu nhìn thấy thật khó khăn, nhưng cuối cùng cũng phải tập học lại, học lại cách ngôn ngữ của trẻ thơ, cách ăn nói của trẻ thơ, cách chơi giỡn của trẻ thơ, chơi đùa với các cháu, ăn nói theo kiểu cách như các cháu, để các cháu cảm nhận mình là người bạn thân, và cái môi trường sống như các cháu đó nhưng vẫn có cái sự tỏ lộ cái cương lĩnh mềm nhưng cứng bằng tình thương quan tâm chân thành.Các cháu không phải một ngày đâu, nhiều khi cả năm trời thì các cháu thay đổi được. Mà không thay đổi nhanh đâu, cứ từ từ. Hãy cho nhau thời gian để từ từ thay đổi, đừng quá vội vàng áp chế tạo ra áp lực cho bản thân, cho sự trăn trở nó dồn dập thì ta sẽ đau khổ. Mô Phật

Con xin thành kính cảm tạ Thầy dạy dỗ. Con xin theo lời Thầy, rót thêm sự Từ Bi cũng như là sự kiên nhẫn vào trong cách giáo dục con cái. Con tạ ơn Thầy rất nhiều đã giúp con dẫn dắt cháu Bảo Không. Mô Phật.

————————————————

Con chia sẻ là ngày hôm nay con có dọn dẹp nhà nên người con bị đau nhức. Con cũng định là đi ngủ sớm chứ không lên zoom để học cùng với mọi người. Nhưng mà khi con tham gia vào phòng zoom thì con nhận thấy năng lượng có vẻ tập trung vào những phần mà mình đang bị đau. Điều này có phải do sự tưởng tượng của con hay không ạ? Hay là năng lượng sẽ chạy tới những chỗ đau đó để mà điều chỉnh nó? Nhờ thầy chỉ dạy cho con phần này.

Khi những con thú nó bị đau, nó tìm một chỗ nào đó an tịnh, nó nằm xuống, chỉ nằm và nghỉ ngơi. Nằm để tiếp xúc với mặt đất, nghỉ ngơi để thông dung với khí trời, nó được chữa lành. Khi chúng ta mệt mỏi, ta cũng nghỉ, ta nằm xuống, thiếp đi trong giấc ngủ với cái hơi thở rất tự nhiên, thế là sau khi ta tỉnh dậy ta thấy hết mệt. Mọi loài sống theo tất cả các dạng thể khác nhau, từ đơn bào đến phức tạp, từ đơn giản đến thông minh, cái nền tảng của sự sống là biết chữa lành mọi vết thương, và tăng trưởng sức mạnh để phục hồi, điều đó là tất yếu. Trong Thiền ta tiếp nhận bởi thực ra năng lượng luôn gắn kết, Đức Phật luôn hồi hướng năng lượng cho ta, vũ trụ này thế giới này thiên nhiên này luôn luôn có năng lượng giao thoa với muôn loài. Nhưng vì tâm ta cứ cứng ngắc, do sự bận rộn lo toan quá nhiều, mà cái cảm giác trong sự liên kết năng lượng không còn nữa, bị chặn đứng. Khi chúng ta hành Mật Thiền là cho phép mình gỡ bỏ sự lăn tăn, lo lắng, trăn trở bằng cách buông thư nhẹ nhàng Chánh Niệm. Để cảm nhận trở lại cái rất tự nhiên trong sự liên quan mật thiết gắn kết thông dung năng lượng vũ trụ trời đất với các bậc Giác Ngộ. Ta tăng trưởng cảm giác đó bằng cách phục hồi lại cái Tánh tự nhiên. Và trong Mật Thiền, ta ứng vào Mật ngôn Mu A Mu Sa, có nghĩa là quán tâm Từ Bi, rộng hơn là xin Chư Phật mười phương ban rải năng lượng tình thương xuống cho chúng ta. Khi năng lượng tình thương rải xuống và nơi ta khơi dậy tâm yêu thương, đồng dạng sự yêu thương đó mà năng lượng được chuyển tiếp vào. Năng lượng đó có khả năng chữa lành và rất tự nhiên luân lưu vận hành trong cơ thể, để phục hồi chức năng của cơ thể cho êm ái nhẹ nhàng, hết mệt bớt đau giảm phiền hết não. Hiện tượng của con là hiện tượng rất bình thường, hãy để tâm cảm nhận quán chiếu, nhận và biết vậy là đủ. Có thể ta lo toan quá về cái chữ tưởng, “tưởng tượng” không sao, nếu mình nghĩ rằng mình tưởng tượng thì mình trở về với hơi thở Chánh Niệm. Mỗi khi trong tâm mình thoáng lên cái ý rằng: hình như mình tưởng tượng quá nên mình nhận ra cái năng lượng như vậy như kia, thì trở về với hơi thở Chánh Niệm, để cái tánh nhận biết của ta đó nó có thể nhìn thấy biết thấy những hiện tượng đang xảy ra, và một hồi nó lại rơi vào cái trạng thái suy nghĩ hình như mình tưởng tượng vì hôm nay mình làm việc nhiều di chuyển những cái vật dụng trong nhà nhiều nó đau đớn, mình tưởng tượng là năng lượng nó chạy xuống đó bởi tâm mình cũng cầu cái chỗ mệt mỏi đó nó hết đau. Rơi vào trạng thái suy nghĩ lăn tăn như thế thì ta lại đưa về cái tánh nhận thấy nơi ấn đường này, nhận và biết cảm giác cảm xúc của chúng ta. Cứ như vậy ta điều phục được cái tánh biết, ta tăng trưởng được sự nhận biết từ cảm nhận của ta, và cảm nhận đó là cảm nhận của năng lượng tới phần đó hoặc cảm nhận đó là cảm nhận của Chánh Tư Duy. Bởi ta đang tư duy với Tánh tư duy như thế thì có lúc tư duy nó là đúng nó là sai thì gọi là tư duy trong Chánh Niệm, nên gọi là Chánh tư duy. Điều đó nhất định không phải là tưởng, khi nào ta không có Chánh Niệm  thì cái tưởng bắt đầu nó xâm nhập. Còn khi ta còn Chánh Niệm hơi thở thì mọi cảm giác mọi cảm nhận của ta đều đi từ cái sự Chánh Niệm nên được gọi là Chánh tư duy, Chánh Niệm không thuộc sự tưởng tượng.

Con cảm ơn Thầy, con có thêm một câu hỏi là thỉnh thoảng khi con tập và con nghe thầy giảng, những khi thầy hỏi con để con chia sẻ và con cũng muốn chia sẻ thì lúc đó tự nhiên con không thể chia sẻ được mặc dù mình rất muốn. Con cảm nhận rằng có nguồn năng lượng giữ mình cứ ngồi yên như vậy chứ mình không thể làm theo ý của mình được. Lúc đó con nên làm gì ạ?

Đức Phật gọi là tác ý, tác ý như Chánh Pháp. Sự tác ý rất quan trọng, kinh nghiệm của bản thân Bảo Thành hồi xưa sinh ra vốn cái tánh ít nói, nhút nhát. Hồi Tổ còn sống hoặc sinh hoạt với các bậc Thầy khác đưa những đề cương, những chủ đề hoặc nói rằng hãy mang kinh nghiệm, trải nghiệm trong Mật Thiền ra chia sẻ thì mình thấy nhút nhát, e ngại, muốn nói mà không thể nói ra được, xong về cứ buồn hoài bảo mình muốn chia sẻ mà chia sẻ không được. Rồi Tổ mới nói phải biết tác ý, “sự tác ý”, cái chữ “tác ý” có thể dịch là phát nguyện. Tác ý tức là phát nguyện, tác ý như Pháp Thiện là phát nguyện, còn tác ý như Pháp ác mình dịch ra là lời nguyền, chúng ta quen cái chữ nguyền rủa đó, nguyền đó là tác ý Pháp ác, tác ý như Pháp thiện là lời nguyện.

Ta nguyện ta luôn phải phát nguyện tín nguyện có đức tin, có niềm tin vào những điều ta học thấy nó cao đẹp tốt. Ta phải phát nguyện, nguyện lan tỏa, nguyện hồi hướng, nguyện sự tập luyện của ta có thể chạm vào những nơi tâm thức khô khan để họ đón nhận được nước Từ Bi mà thấm đượm yêu thương. Ta phát nguyện, và nhớ khi mình muốn phát tâm một điều gì thì mình phát nguyện, phát nguyện – nguyện cho con chia sẻ được những cái rất thực mà con cảm nhận được bây giờ tới các bạn để lan tỏa, lặp đi lặp lại lời nguyện đó. Bảo Thành bắt đầu làm điều đó và dần dần quen mọi tư tưởng của mình, suy nghĩ, hoặc có khi nói một câu hai câu nó không chịu ra nữa, nó trốn rồi lại tiếp tục làm như vậy một thời gian thì thấy giữa cái tư tưởng của mình nó khởi lên trong Chánh Niệm đó, mình nói cái cái từ bây giờ nó có cái wi-fi, tức là nó có connect với cái wi-fi với cái mạng lưới với cái miệng. Cái miệng và cái tư tưởng, cái tâm của mình nó gắn liền, và những gì Bảo Thành nói tự nhiên thấy hạnh phúc lắm, bởi vì mình nói những chuyện mà cái đầu đang suy nghĩ nó gắn vô miệng luôn nên thấy rất hạnh phúc. Lúc đó mới thấy rằng Phật nói nói những điều ở trong tâm, mà thực sự trong tâm ta có những ngôn từ nó khởi lên. Bởi vậy đôi khi chúng ta lắng nghe cái tâm của mình, ta thấy quá trời những điều nó nói nó thì thầm ở trong đó, cái thiện cái ác cái đủ thứ hết, nhưng bởi vì giữ  Chánh Niệm mà ta nghe được tiếng thì thầm lương thiện trong tâm và nó gắn với cái miệng của ta. Cho nên Nghiệp  từ thân- ngữ – ý là như vậy, từ cái ý Thiện đó nó được gắn kết chuyển tải bằng ngôn ngữ rất thiện từ miệng và tác động vào hành vi rất bác ái từ thân. Cứ cố gắng thực tập và mình sẽ nói được lời chân tâm của mình, không bày vẽ, không lượm, không mượn những ngôn ngữ tự tâm. Cho nên lần sau con muốn nói thì cứ phát nguyện tác ý, nguyện những cái gì cảm nhận được thành tâm chia sẻ với mọi người và hít thở đều đặn, tự nhiên ngôn ngữ nó sẽ ra. Mô phật!!!

Lúc trước con nhớ Thầy có chỉ cho con rằng mình có thể tập 21 biến là phù hợp. Nhưng thỉnh thoảng con có nghe một vài trường hợp họ tập luyện nhiều quá thì lại gặp một số vấn đề. Con nhờ thầy chia sẻ giúp con như thế nào gọi là nhiều, và nếu như mình tập nhiều quá thì sẽ có tác động như thế nào ạ?

Trong Phật có Chánh tinh tấn và Tà tinh tấn.  Chánh tinh tấn mình dịch là nỗ lực đúng mức phù hợp với sức khỏe và tinh thần của mình. Tà tinh tấn có thể dịch làcố gắng để đạt được mục tiêu.  Cho nên trong công việc nhất là ngày hôm nay cuối năm mà nhiều hãng xưởng hoặc nhiều nơi chạy đuổi cho kịp tiêu chí hoặc là kế hoạch, cho nên công nhân; rồi sếp; rồi giám đốc văn phòng; ngay cả trong gia đình dọn dẹp đủ thứ cho nó đẹp đẽ để tối nay ngày mai mình đón tết, và thế là mệt dữ lắm. Cái đó gọi là cố gắng quá mức để thành đạt những điều mong muốn. Còn Chánh tinh tấn là nỗ lực đúng mức, mình hiểu được rồi mình sắp xếp. Hãy sắp xếp trong buổi tập này mình trở lại từ đầu nên chúng ta chỉ tập thư giãn trong 5 phút và hít thở có 7 biến. 7 biến chuẩn bị lúc đầu hít thở, 7 biến hành mật trú và 7 biến thư giãn quán chiếu trong 5 phút. Tổng cộng 21 biến, 7 * 3 = 21 hơi thở. Trong vòng 21 hơi thở như vậy là đủ rồi, đây là sự nghiên cứu của các bậc Tổ Sư giữ tâm mà Chánh Niệm ít nhất là ba biến. Nên trong Kinh Phật hồi xưa niệm 3 biến,  7 biến hoặc 21 biến thì số 21 biến là con số vừa sức cho mọi người. hãy thực tập từ cái chỗ này và các bạn thấy không trong sự thực tập của mình rất đơn giản, bởi vì Bảo Thành không nói 21 biến, Bảo Thành chỉ có 7 biến trì mật chú thôi, nhưng mà trước đó hướng dẫn 7 biến thư giãn, 7 biến mật chú, 7 biến lại thư giãn, rồi trong 5 phút ngồi nghỉ ngơi tính ra là khoảng chừng 10 phút hơn thôi, như vậy là đủ rồi. Và chúng ta thấy ngắn quá ngắn quá muốn thêm muốn thêm nữa, nhưng đừng thêm, như vậy là đủ cho mỗi ngày để nó có sự hưng phấn mà làm việc. Cái này gọi là Chánh tinh tấn, làm việc vừa đúng mức, đến khi nó tăng trưởng rồi thì ta tăng thêm 7 biến nữa thành 28 biến, cứ tăng thì tăng số 7 chứ đừng tăng 1. Nhưng bây giờ cứ dựa 21 biến đi. Có một số bạn bởi muốn thành tựu, muốn thành công quá nhanh, rồi thúc ép bản thân nên thấy mệt. Hậu quả là ngày mai không tập nữa, hôm nay mệt quá nghỉ để ngày mốt, ngày mốt mệt thôi nghỉ thêm ngày nữa để ngày kia, ngày kìa, rồi ngày kìa nữa, rồi riết rồi nó ra rìa luôn, không tập nữa. Cho nên cứ riu riu nhẹ nhàng nha, 21 biến là đủ, quá sức là khi ta thấy mệt mỏi, mệt mỏi quá là quá sức. Nhưng mà kinh nghiệm cho thấy 21 biến này chưa đi đến sự mệt mỏi, mới vừa vừa thấm à, ăn nhiều quá thì mình bị bội thực, ăn ít quá thì không được, ăn vừa thì ngon. Vậy thì sự tu tập vừa vừa sức mình, 21 biến là vừa, trong vòng khoảng từ năm đến bảy phút là đủ.

————————————————————-

Thưa thầy trong lúc niệm chú, con thấy cái âm thanh nó vang lên giống như là nó vang lên từ trong cơ thể của mình, rồi giống như nó tạo một luồng điện theo âm thanh đó dẫn lên những điểm mà Thầy dẫn dắt chúng con từ bụng – lên cái tim – rồi lên tới ấn đường – rồi lên tới bách hội. Thưa Thầy âm thanh có phải là cái nguồn tạo nên năng lượng hay là dẫn năng lượng đi không ạ?

Âm thanh là nguồn cội của sự sống, tại vì âm thanh nó tạo ra năng lượng sự rung chấn, và từ đó cả vũ trụ này bừng tỉnh, sự sống được khơi nguồn. Mẹ Hiền Quan Thế Âm, “Âm” âm tức là âm thanh, quán mọi âm thanh của thế gian. Mu A Mu Sa là ngôn từ vi diệu, là mật ngôn không thể lý giải bình thường được, cho nên chúng ta nhớ khi mình hít vào mình đưa xuống dưới bụng đan điền – Mu, cũng như tiếng Đại Hồng Chung đánh ở dưới đan điền, tức là luân xa số 1 và số 2. Luân xa số 1 là cội nguồn nguyên thủy của sự sống khởi sinh tác động vào luân xa số 2 là đan điền khí hải  – thềm lục địa chứa đầy đủ năng lượng, đưa lên luân xa số 3,4 vùng tim để sưởi ấm, rồi lên luân xa số 5, rồi mới tới số 6 số 7. Âm thanh Mu A Mu Sa ứng thành 4 phần như vậy, nó dẫn sự rung động của hơi thở trầm ở dưới bụng đưa lên, trầm hùng gọi là đại hùng đại lực, mà chữ Hán thì sẽ gọi là Hồng Hồng tức là hùng lực, hùng tức là lực đại hùng đại lực. Vậy thì âm thanh đại hùng đại lực của đại Từ đại Bi bằng hơi thở sâu lắng dưới đan điền khí hải tạo ra sự tiếp dẫn năng lượng nguyên cội của mình từ vùng 1 vùng 2 đưa lên tin sưởi ấm và vang lên. Sự tác ý trở về với cội nguồn của tâm yêu thương Từ Bi, dẫn tâm của ta thấm đượm và rụng rời những cái ác ý, trong đó chỉ còn có thiện ý mà thôi. Đây là năng lượng tuyệt đối trong sạch và thanh tịnh, sự trải nghiệm năng lượng đó rất tốt và nó sẽ rộng ra nó lan tỏa ra như nước mà ta thấy, sóng ở dưới nước nếu mình chạm tay vào thì mình thấy nước sẽ lăn tăn tỏa ra từng vùng từng vùng từng vùng, và nó lan rộng rộng rộng rộng rộng rộng ra. Vậy thì năng lượng của câu mật ngôn Mu A Mu Sa – là âm thanh của bậc giác ngộ, đánh thức mọi cội nguồn năng lượng khác, rất vi diệu. Và đúng như vậy khi năng lượng nó lan tỏa, ta chỉ cảm nhận cảm nhận để nó thấm vào từng thớ thịt. Năng lượng Từ Bi nuôi dưỡng từng tế bào, năng lượng Từ Bi là chất dinh dưỡng cực phẩm cao quý đi theo máu huyết và hơi thở cái chân răng kẽ tóc từ đầu tới gót, để bồi bổ cho thân, dưỡng cho cho tinh thần và tỏa sáng đời sống tâm linh. Mô Phật.

————————————————————————–

Thưa Thầy, thực ra thì trong những buổi tập hàng ngày mà con mở video ra theo thầy hướng dẫn, sáng nay con tập thì không có vấn đề gì. Nhưng mà đến tối hôm nay thì con có cảm nhận như thế này, không biết là do con ngồi sai tư thế hay như thế nào nhưng mà con nghĩ là khi con thực hiện theo hướng dẫn của Thầy thì hôm nay con mới thấy cái âm của mình ấy nó rung lên từ phần đan điền lên. Nhưng mà khi âm rung như vậy thì con chỉ cảm nhận được đến cái phần tim, sau đó lên phần trên thì con không còn cảm nhận được nữa. Phần đầu của con cũng không ấm như những lần trước, đó là điều thứ nhất.

Thứ hai dưới nhà tivi vẫn mở rất to, nhưng con vẫn rất tập trung và không không bị phân tán, không bị tác động bởi bất cứ âm thanh nào bên ngoài cả, điều này thật khác biệt.

Điều thứ ba là con thấy chân phải của con tự nhiên nó tê cứng, con chưa bao giờ tê như thế, tê cứng. Sau khi mở mắt ra trở lại bình thường, con hạ chân xuống thì một lúc sau chân con cũng tự hết tê đi. Những lần trước bị tê chân thì con sẽ phải xoa bóp nhưng đến bây giờ chỉ sau khoảng 2 phút thì chân con cũng không còn hiện tượng tê nữa. Như vậy là do con sai tư thế hay là do có một luồng năng lượng nào đó vận hành trong cơ thể, hay con có vấn đề gì về sức khỏe không ạ? Cảm ơn thầy

Nó không có vấn đề gì hết. Mình nhớ 4 Mu A Mu Sa. Mình thấy miệng “A…” hơi ra đúng không?  ví dụ: người ta nói “à” như thế “à” Chữ a là hơi xà ra.

“Mu…” mình thấy bụng căng. “Mu … A. Chữ “Mu..” thì miệng ngậm lại, mình nhấn âm “Mu” – miệng ngậm. “A” miệng hả ra. Rồi lại  “Mu”, bởi vì nó hà ra nó sẽ thoát ra từ miệng nên cái “Mu” thứ ba nó sẽ dẫn được năng lượng lên ấn đường, nếu mình ngậm miệng lại “Mu …A…Mu..” mình tròn cái miệng lại thì năng lượng nó không thoát ra từ miệng, mà nó  lên trên ấn đường, từ ấn đường này khi mình “Sa…” ra bằng miệng. Thực sự, năng lượng đó lan tỏa lên trên bách hội của mình. Bây giờ mình cứ thử đưa hơi xuống bụng trì “Mu…” thì mình thấy cái bụng mình nó rung, đến “A” thì nó thoát lên trên tim, rồi “Mu…”  là cái chặng đường thứ hai cũng như bong bóng hồi xưa mình thổi, nó phình ở đây cái mình bóp nó lại, nó chạy lên đây rồi mình bóp lại, nó chạy xuống cuối. Vì sao hơi thở mình chưa đủ để thổi cái cho nó phùng ra, nếu ai tuổi trẻ mà thổi bong bóng sẽ biết, thì đây là cách vận hơi để dẫn năng lượng nó thoát lên, thông lên trên đỉnh đầu của mình. Nên khi chị thực tập chú ý một chút xíu thì nhất định tí nữa hoặc ngày mai chị tập chị sẽ thấy được năng lượng lên trên ấn đường, chị sẽ thấy vùng này như có cái gì đó “lăn tăn”,nó ngứa ngứa, nó sần sần, năng lượng nó cứ xoáy xoáy. Chị cứ để nó tự nhiên, đầu sẽ tỏa sóng ở dưới nước, cứ để tự nhiên như vậy.

Còn vấn đề hiện tượng của cái chân nó tê này rất bình thường, khi cơ thể chưa quen nên nó tê. Hồi xưa, Bảo Thành ngồi thì chân tê dữ lắm, nhưng rồi mình cứ chú tâm hơi thở đi từ đan điền đi lên tim đi vận hành 4 bước như vậy, dần dần xương hông của mình không còn mỏi, lưng không mỏi nữa, nhất là đốt xương từ số 1 lên trên số 7 nó sẽ mỏi, ngồi lâu sẽ mỏi hoặc cuộc sống mình làm việc nó chịu đựng ở cái đốt xương rất nhiều ở thắt lưng mình. Mình tập riết thắt lưng mình không có đau, không còn mỏi, nó trợ cho cái thận vững vàng hơn và rồi chân mình dần dần nó bớt tê bớt tê. Hồi xưa là phải bóp phải xả thiền, phải bóp ngón chân cái, cử động đủ thứ. Giờ không cần bóp, tự động bung ra là nó hết, cho đến lúc mà mình quen rồi năng lượng nó thông rồi thì ngồi hoài không có tê chân, nó có mỏi nhưng nó không tê.

Bất cứ một cái gì ngồi theo tư thế bất thường hoặc bình thường mà quá lâu thì nó cũng tê đúng không? Cũng như mình ngủ vậy đó mà, mình ngủ vừa thôi thì nó tốt, mình ngủ mười mấy tiếng nằm không cơ thể mình cũng bị tê, không có tốt. Ở bất cứ một tư thế nào quá lâu thì nó sẽ mỏi, mà chúng ta ngồi một tiếng ba tiếng chưa phải là tư thế quá lâu đối với ngồi thiền. Cho nên mình cứ từ từ, chân mình vẫn còn tê không sao hết, dần dần cái tê đó được tháo gỡ nhanh hơn một chút, rồi cái tê đó nó tới chậm hơn một chút, ví dụ 5 phút mới tê mai mốt 6 phút 7 phút nó mới tê, rồi tê mình duỗi chân ra 30 giây một phút nó mới hết tê hoặc phải bóp. Nay mình có thể duỗi ra là nó hết tê ngay, cái đó không sao, cơ thể sẽ thích ứng từ từ và cái tê chân nó sẽ khác biệt lắm, chị sẽ cảm nhận được, cho nên cái tê đó là bình thường. Còn cái năng lượng tỏa lên trên ấn đường chị chú ý vào cái âm, và để cho năng lượng từ tim nó bốc lên trên trên ấn đường qua cái chữ “Mu” thứ hai tròn cái miệng. Bắt đầu “Mu” tròn miệng, “A..” há miệng ra, rồi Mu”  tròn miệng, “Sa” há miệng ra thì ba cái nút thắt của “Mu …A…Mu..” bóp nó lại thì tự nhiên nó sẽ tỏa lên trên đảnh đầu của chị.

Chiêm nghiệm điều đó chị sẽ thấy năng lượng nó đi đúng 4 bước như vậy, và  lúc đó rất vui vì mình thấy năng lượng nó chuyển tới đó, nó được gắn kết với nhau. Cảm ơn chị hỏi

Biết ơn Thầy giải đáp và con hiểu ra nguyên nhân ạ. Chữ “Mu”  thứ hai lên đây thì đúng là lúc đó con để ý lại là hôm nay con không không khép miệng lại mà con vẫn tiếp tục đẩy khí theo cái cái hướng há miệng. Con sẽ lưu ý ở các buổi tập sau.

Nhưng có một điều là chân con mọi ngày không bị tê, nhưng mà mỗi hôm nay thôi. Mà hôm đầu tiên con vào con ngồi cũng không tê thầy ạ. Nó không có một hiện tượng gì, đúng có mỗi hôm nay thôi ạ

Chị ngồi theo tư thế nào?

Con ngồi bán già ạ

Là chân phải đặt lên chân trái hay chân trái đặt lên chân phải?

Đặt chân phải lên chân trái ạ.

Vậy chân trái tê không?

Chân phải tê ah, nên con thấy lạ

Bây giờ lần sau chị ngồi, chị kéo rộng hai cái đầu gối ra, chân phải nằm trên chân trái. Tuy nhiên hai cái mắt cá nó nằm lên nhau, rộng hai đầu gối ra, để hai cái mắt cá nó đụng vào nhau và để cái gót chân sát vô người của mình. Gót chân sát cho người của mình, mắt cá đụng vô nhau, đừng để cái mũi chân này đụng lên gần cái chỗ đầu gối của chân kia, cái đó quá sát. Khi mình rộng cái xương hông ra, thần kinh tọa đỡ bị chèn nén, nó tốt hơn. Và sức nặng của chân phải không đè toàn diện lên chân trái và không bị vênh lên, tức là nó không bị đặt lên trên quá cao như vậy nó bị vênh lên.

Mình đặt như vậy tức là cái gót chân của mình, hai cái gót chân nó giao nhau, và hai cái mắt cá nó giao nhau, và hai gót chân đẩy sát vô trong người của mình, rồi cái đầu gối nó sẽ rộng ra và thần kinh tọa nó sẽ thoáng hơn tốt hơn và cái cái xương sống mình nó sẽ nhẹ nhàng hơn, nó vận hành tốt hơn, không sao, chị chỉnh lại lần sau sẽ thấy thoải mái hơn.

—————————————–

Hôm trước, Thầy sửa cho con thì con có thả ở bốn điểm, hả hơi ra ở 4 điểm thì con thấy rằng con thoải mái hơn, và con cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Mặc dù vậy con còn lấn cấn vì chưa được thuần thục lắm, con có bị cứng ở phần sau cổ và hai bả vai của con. Làm sao để khắc phục được việc này ạ? Việc đặt tay như thế nào có phải nguyên nhân con bị cứng như vậy không ạ?

Bởi vì chưa quen thôi cứ tập đi tập lại. Trạng thái buông thư cần phải được thuần thục, cần phải được tu tập. Buông thư rất khó, nhiều khi ta tưởng ta buông thư, buông lỏng rồi. Buông thư là một dạng trạng thái thư giãn toàn diện, và chỉ có thể làm được hạnh buông thư khi mình thực tập từ từ sẽ tới được điểm đó. Cái vai và cái cổ nó hơi cứng, lúc mình cảm nhận được như vậy thì mang cái sự nhận biết trở về giữa hai chân mày, nhìn xuống bụng khi phình ra, phình bụng nhìn bụng, hóp bụng đưa lên tim, thở ra tiếp tục như vậy, ấn đường và Bách Hội. Cứ thực tập như vậy, một thời gian sau cái vai và cái cổ, toàn thân mình sẽ bắt đầu có sự trải nghiệm của dấu hiệu buông thư, tức là tâm không còn căng thẳng nữa. Bây giờ cái tâm của mình hẳn còn căng thẳng bởi sự chú ý làm cho đúng, thực tập cho đúng, và cái sự căng thẳng đó nó làm cho cái vai thần kinh vai mình nó bị cứng, xơ cứng. Không sao. Cứ từ từ thực tập và mình sẽ chú ý vào lần sau, mình sẽ thấy thư giãn nhiều hơn một chút

Dạ con cám ơn Thầy, Con còn 1 câu hỏi nữa là: Con có nghe một người quen của con có một người bạn, họ có thực hành pháp thiền nhưng không có theo một cái tông phái nào hết. Khi mà họ ngồi thiền, con không biết là do quá sức hay là bị dẫn hay là gì đó mà họ có ói ra máu, và về sau thì họ không còn tin về pháp thiền nữa. Thầy cho con hỏi là mình thực tập thiền với nguồn năng lượng của chư Phật này thì mình có thể yên tâm, cho dù có quá sức thì mình cũng sẽ không có bị như trường hợp của người đó đúng không ạ?

Người đó không học của ai, không theo một tông phái nào, tức là tập theo phương pháp tự nghĩ, tự suy diễn. Có thể cách hành Thiền của anh ấy nghiêng nặng về sự tổng hợp nghiên cứu đọc qua, chứ còn nếu chưa đọc qua bất cứ cái gì nói về Thiền thì sẽ không biết được gì về Thiền. Chắc chắn đã đọc qua kinh sách về Thiền, và trong cái Thiền của anh ấy có thể hòa trộn vào những cái danh từ của Thiền công, của khí công hòa trộn, nén thở hít thở rồi vận công này kia đó, và có thể anh ấy đã bị tổn thương ở trong cơ thể rồi. Và trong cái sự nén hơi, bế hơi gọi là dồn hơi đó, bế khí đó, những cái sự bầm dập trong cơ thể chịu đựng nó bung ra. Ở trên đời bất cứ việc gì cũng vậy, không thầy đố mày làm nên, nhất là vấn đề thiền và những vấn đề khác cũng như thế rất quan trọng. Ta cần nên học, đặt mình khiêm tốn, học nơi các vị Thầy. Hồi nhỏ ta được cha mẹ ông bà là Thầy dạy cho ta đi đứng nằm ngồi, rồi tới trường học được các Thầy các Cô dạy hoặc các bảo mẫu dạy. Đời là học mãi và luôn luôn cần phải có Thầy, “nhất tự vi sư bán tự cũng vi sư”, một lời một chữ cũng là Thầy. Chính cái chữ tầm sư học đạo tầm Thầy để học đó nó diệt cái bản ngã của ta, nó giúp cho ta khiêm tốn thấp xuống như mặt đất để đón nhận vạn sự may mắn và năng lượng thiện lành tới. Còn cái tâm mà trồi trồi cao cao, tâm ngã mạn đó không chịu khuất phục của ai, không chịu học của ai thì trở thành bậc tổ của bản thân khai sáng cái điều mình tự nghĩ, tự suy. Dĩ nhiên cái đúng cái sai chẳng ai biết, có thể dồn ép quá mức và người xưa gọi là tẩu hỏa nhập ma, tức là dồn khí quá nên có thể hộc máu, có thể đứt thần kinh và có thể điên điên khùng khùng. Chuyện đó có, cái đó là thiền công pha trộn lẫn lộn và không được sự khai dẫn buông thư nhẹ nhàng. Còn Thiền của Đức Phật, Thiền của hơi thở Chánh Niệm, là trở về với trời đất dung thông không ngăn ngại, quán chiếu cái vô thường sanh diệt – khổ – vô ngã, tức là không vô ngã tướng không có bản ngã. Đây là cái thiền rất khiêm tốn và trở về dung thông với trời đất, với sự nguyên thủy vốn có nơi ta. Cho nên nếu như anh ấy không học nữa thì đó là chuyện của anh ấy, nhưng nếu có tâm cầu đạo thì anh ấy nên tìm gặp một vị nào đó có nhân duyên, tiếp xúc nghe học và tăng trưởng lại niềm tin khi gặp người đúng duyên. Còn hiện tượng đó không phải chỉ có mình anh ấy bị, thật là nhiều người bị. Không phải chỉ có thiền công đâu, thiền các thứ đâu, mà trong nghề nghiệp cũng vậy, nhiều người thấy người ta làm mình cũng bắt chước làm rồi cũng hư, nhiều người thấy ta buôn bán mở tiệm ra cái bị sập tiệm tán gia bại sản, chúng ta thấy trường hợp đó có mà. Bởi vì không chịu học, trên đời cái học rất quan trọng, học học và học mãi mà thôi.  Đức Phật còn phải học, hãy nhớ như vậy.

Con cám ơn thầy khai thị

————————————————————-

Con chào thầy và chào cả nhà. Thầy cho con hỏi:

1. Vì sao mà khi mình ngồi thiền, mình ngồi tập trung nên mình sẽ lắc, cái đó gọi là năng lượng hay là gì?

2. Thầy cho con hỏi là khi con đang ngồi làm trong công ty mà con bị lắc như vậy, đó có gọi là năng lượng không Thầy?

3. Cho con hỏi là khi con đang làm việc thì bị đồng nghiệp ghẹo. Thế là con bị lắc lắc. Nhưng mà con không bị lắc bình thường mà lắc như u mê, không có tỉnh táo, cảm giác như đần độn, mất lý trí, không còn cảm giác là con nữa. Con làm việc thì hơi bị chậm lại một chút. Vậy con phải làm sao ạ?

Vũ trụ này không có cái gì đứng mãi, cái gì cũng chuyển động, nhưng chuyển động phù hợp. Ví dụ như trái đất, mặt trăng, mặt trời cũng chuyển động, nhưng mà chuyển động không có trong cái trật tự đã cân bằng thì mặt trời mặt trăng rồi các hành tinh khác đụng vào nhau, mình sẽ thấy như thế nào, nguy hiểm đúng không? Và nó có một sự thăng bằng giữa các lực tương tác, chúng ta khi năng lượng tới toàn thân chuyển động là bình thường, nhưng luôn luôn phải lấy cái hơi thở Chánh Niệm để giữ được sự chuyển động một cách thăng bằng nhẹ nhàng bình thường. Còn mình không giữ được sự chuyển động thăng bằng bình thường thì gọi là sự chuyển động mất thăng bằng và mất bình thường, ảnh hưởng đến người hàng xóm.

Khi mình làm việc mà có sự chuyển động, ta đưa hơi xuống dưới bụng, trầm khí đan điền, phình bụng, giữ chút xíu đó khoảng chừng 3 giây 1 2 3, rồi thở ra. Làm như như vậy, hít vào phình bụng, cho cái trọng tâm của cơ thể đi xuống dưới bụng, trong 3 giây nín thở ở đó rồi thở ra, định tâm nơi chân mày nhìn bụng phình ra, ôm hơi ở đó 3 giây 1 2 3 thở ra. Hít vào phình bụng, nín hơi 123, thở ra. Chừng 7 lần như vậy thì trọng tâm của sự suy nghĩ của mình nó sẽ ổn và định lại.

Khi nào mà lắc, bạn cười thì kệ bạn cười, mình cảm thấy u mê đúng không? Nếu mình còn cảm thấy u mê thì mình nhất định sẽ cảm nhận được hơi thở vào ra, thì mang cái cảm nhận u mê thay vì đắm chìm trong u mê đó, ta mang vào cái sự nhận thức của hơi thở, đưa xuống đan điền bụng phình ra giữ 3 giây 123, thở ra. Cũng tập thở như vậy thì tự nhiên cơ thể hết lắc và mình làm chủ được bản thân. Còn đằng này mình buông luôn, mình để nó vậy, cứ u u mê mê như vậy rồi thì dĩ nhiên là mình đã bất bình thường rồi. Mọi lực xoay chuyển trong vũ trụ này luôn luôn giữ sự tôn trọng bình thường và có sự thăng bằng tuyệt đối để bảo vệ sự sống cho nhau, bảo vệ cảm xúc cho nhau. Cho nên nhớ khi trạng thái lắc quá mạnh hít đưa xuống đan điền, chủ động hít đưa xuống đan điền, giữ ở đó 3 giây đếm 123 thở ra. Tiếp tục làm như vậy sẽ hết.

————————————————————

Con muốn hỏi là con rất muốn thực tập để công phu của mình được tốt hơn, nhưng mà con nhiều khi cũng không vào được giờ này để đồng tu với Thầy. Hôm nay mới là lần đầu tiên con cùng vào đồng tu với nhóm mình. Vào buổi thứ bảy này thì con không nhìn được điểm nào là bách hội mà con chỉ cảm nhận được nó là một vùng trên phần đầu của mình, và cảm giác giống như nó lan tỏa lan tỏa ra, nó ê ê ê xung quanh vùng đó. Điều này có bình thường không ạ?

Tất cả đều là bình thường, nhưng nó sẽ tiến hóa theo sự tu tập của mình. Và khi chúng ta tu, chúng ta nên chọn một khung thời gian phù hợp, thật phù hợp, và có người giúp đỡ để giữ môi trường 5- 10 phút đó cho thanh tịnh để ta tu. Thực tế, không thể tu thiền hoặc làm bất cứ một việc gì, nếu như không có sự trợ giúp của người khác giữ cho cái môi trường của mình tương đối ổn. Cho nên lần sau mình tu thì mình luôn luôn phải có sự chuẩn bị trước.

Ví dụ không nhất thiết phải cùng một cái thời mà Bảo Thành tu tập với các bạn. Các bạn có thể nghe lại đoạn video này và thực tập một mình nhưng chọn một cái giờ nhờ chồng giữ con. Mình không thể vừa ôm con mà tập được đâu. Đây là lời rất chân thành, đôi khi các bạn quên là chúng ta tu luyện, cứ nghĩ như đang ngồi tham vấn. Khi đã tu luyện, cái quan trọng là chuẩn bị một cái không gian, thời gian để có được môi trường thanh tịnh cho mình. Những bạn nào có con thơ nhất định phải nhờ sự giúp đỡ của chồng hoặc bà nội bà ngoại trông con giúp trong 5 – 10 phút, đó là trường hợp thứ nhất. Trường hợp thứ hai, mình tu tập như vậy mình chọn lựa khung thời gian không cần đồng nhất với các bạn đồng tu, bởi có video rồi, coi lại.

Vùng bách hội trên đảnh đầu từ giữa hai tai này này thẳng lên trên giao tiếp ở giữa, gọi là bách hội. Còn nếu không xác định được vùng đó, không quan trọng. Miễn là vùng ở trên đỉnh đầu là được rồi. Không cần một điểm là bách hội, cảm nhận, biết cái trên đỉnh đầu được rồi, vậy là đủ. Khi thấy nó lan tỏa trên đó là tốt rồi, đó là cái lời khuyên.

Chúng con cảm ơn Thầy. Các anh chị em chúng ta, cùng chắp tay để chào nhau và kính tạ ơn Thầy cho buổi tu tập hôm nay ạ.

Happy New Year, chúc mừng năm mới, ngủ ngon. Các bạn Việt Nam ngủ ngon. Sáng mai dậy một năm mới an lành tới với mình, gia đình, xã hội và toàn thế giới. Xin cảm ơn!

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts