Search

Dùng Sai Của Cúng Dường

Bảo Thành kính chào các bạn trên mạng Youtube Thât Bảo Huyền Môn.

Chúng ta gặp nhau đây, tương tác trên những mẫu chuyện nhỏ gợi ý, để chúng ta tư duy về con đường thực hiện giáo pháp của Như Lai.

Các bạn thân mến,

Bảo Thành xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện thật là hay. Câu chuyện kể rằng ở trong một ngôi Chùa kia cần xây dựng lại Chùa và những bức tường chung quanh Chùa cho đẹp lên. Lời kêu gọi đó đến tai các Phật tử, Đàn na, Tín thí chung quanh. Một gia đình nọ, hai Mẹ con có một tảng đá thật đẹp. Tảng đá gia truyền này từ xưa đến giờ được Tổ tiên truyền lại từ đời này qua đời khác. Tảng đá thật là đẹp, một gia bảo nhiều đời.

Tuy là một tảng đá, nhưng tảng đá qúi và đẹp vô cùng. Hai Mẹ con mới bàn với nhau rằng: Chúng ta đã cất giữ tảng đá qúi gia bảo của Tổ tông để lại bao đời, nay nên cúng vào Chùa, để xây thành bức tường, cho mọi người có thể tới lễ Phật. Tảng đá này nếu được đặt đàng hoàng, làm bệ chưng tượng Đức Phật an vị trên đó thì tuyệt hảo. Mà thật sự tảng đá đó qúa đẹp. Thế nhưng khi hai Mẹ con mang tảng đá đó tới cúng dường, thì nhà Chùa đã nhận một số gạch đá vụn vặt khác, liền vội vàng xây dựng bệ đặt tượng Phật lên. nên không xử dụng tảng đá quá đẹp kia để làm đế, làm bệ.

Người Thầy đó đã bỏ mặc tảng đá đẹp ở ngoài sân, mà chỉ dùng lót đường cho người ta đi vào Chùa. Tảng đá thật là đẹp, đúng ra phải được đặt đúng vị trí cho tượng Phật an vị, tăng thêm oai nghi tôn tượng Phật và làm cho vẻ đẹp của ngôi Chùa sẽ tuyệt vời hơn. Nhưng vị trụ trì không hiểu sao không thích xử dụng cục đá đó, dù biết mục đích của hai Mẹ con cô này cúng dường tảng đá để làm bệ đài tượng Phật thêm được tôn vinh. Vị Sư không muốn, đặt ngoài sân lót đường đi cho kẻ ra người vào. Bao nhiêu Đàn na, Tín thí sau đó đi tới Chùa, đều trầm trồ khen tảng đá thật là đẹp, nhưng đã xử dụng sai chỗ, đặt ngoài kia lót đường cho người ta lui tới.

Hai Mẹ con nghe buồn trong lòng vô cùng. Bởi đã cúng dường cho Chùa một tảng đá gia bảo đẹp như vậy, mà vị Sư trụ trì lại không xử dụng cho việc đúng, lại đặt đàng trước lót đường cho người ta bước lên. Hai Mẹ con buồn ơi là buồn. Bởi mỗi khi thấy những bàn chân của khách thập phương đạp bước lên trên tảng đá đó, như đã bước lên trên mặt mày của Tổ tông, Ông Bà, Cha Mẹ, bởi đó là của gia bảo nhiều đời truyền lại, là vật tôn kính đáng được tôn thờ, mà ở nhà đã dựng ở một góc để thờ tự Phật ở trên đó. Cúng dường cho nhà Chùa, nhà Chùa không tôn dụng, lại lót đường cho người ta đi, hai Mẹ con buồn lắm.

Nhà Sư kia đã không xử dụng đúng với sự cúng dường một tảng đá cao qúi, làm bệ đài tượng Phật, đã bị tổn phước báu nên thác đi. Khi nhà Sư thác đi, liền bị đọa xuống địa ngục, vì tội dùng sai những phẩm vật cúng dường của Đàn na, Tín thí. Ông ta dưới địa ngục mới hiện về, báo cho những vị Sư sau này rằng: lúc còn tại thế, ông đã nhận một tảng đá cao qúi, thay vì làm bệ đài tượng Phật trong chánh điện, ông ta mang lót đường cho người ta đi vào Chùa, nay đọa xuống địa ngục cảm thấy hối hận vô cùng, về mách bảo với vị Trụ trì hiện tại, xin hãy lấy tảng đá đó rửa sạch đi, mang vào thay thế xây dựng bệ đài Đức Phật.

Vị Trụ trì được báo mộng thì hoảng hốt, tìm hỏi và thấy rõ ràng thật sự có việc như vậy đã xảy ra. Ra đàng trước cửa Chùa, vị Trụ trì thấy một tảng đá rất là đẹp, nằm sâu ở dưới đất, lót đường cho người ta đi, ông ta ngạc nhiên sợ hãi, ông ta dọ hỏi thì biết hai Mẹ con kia vẫn còn sống, họ kể cho ông ta biết ý nguyện và phát nguyện làm như vậy. Vị Trụ trì mới này thấy được điềm mộng thật chính xác, nên vội vàng đào tảng đá lên thay thế làm bệ đài Đức Phật. Sau khi tượng đài đã được trang nghiêm rõ ràng, thỉnh Phật lên an vị, cũng là lúc vị Sư dưới địa ngục kia được siêu thoát.

Các bạn, đây chỉ là một câu chuyện để răn dạy cuộc đời của chúng ta, nhất là những người đón nhận sự cúng dường của Đàn na, Tín thí. Tất cả mọi phẩm vật cúng dường cho những mục đích nào, chúng ta khi nhận cúng dường phải làm vào mục đích đó. Tảng đá cúng dường cao qúi để làm tượng đài Phật, chúng ta không vì một lý do gì để lót đường cho người ta đi, mà mang một số gạch đá vụn vặt để xây tượng đài. Chúng ta phải thẩm định được giá trị cao qúi của sự cúng dường, biết tôn trọng giá trị cúng dường đó để xử dụng cho đúng, tăng trưởng phước báu cho người nhận sự cúng dường và cho cả người đã cúng dường phẩm vật đó. Chúng ta đừng vì một lý do gì mà gạt bỏ cả sự cúng dường to nhỏ qua một bên và xử dụng không đúng. Nếu chúng ta nhận sự cúng dường mà xử dụng không đúng, chúng ta sẽ tạo ra nghiệp, tạo ra tội, và tội, nghiệp đó kinh khủng

vô cùng. Nhà Sư đã không đón nhận tảng đá qúi làm tượng đài cho Phật, đã chê bai lót đường cho kẻ khác đi, chẳng khác gì ông ta đã lót đường cho ông ta đi xuống địa ngục.

Các bạn thân mến, để đón nhận sự cúng dường của Đàn na, Tín thí, các bạn nhớ phải xử dụng cho đúng với mục đích các bạn kêu gọi, với mục đích mà Đàn na, Tín thí đó cúng dường cho chúng ta. Chúng ta đừng xử dụng sai, bởi khi xử dụng sai chúng ta sẽ mang tội, khi xử dụng sai chúng ta sẽ tạo nghiệp, mà tạo nghiệp đó sẽ đọa đày chúng ta xuống tầng sâu của địa ngục, khó có thể siêu thoát.

Không những khi nhận sự cúng dường đó trong cuộc đời mà đi tới sự hành hạ xuống địa ngục. Mỗi người chúng ta cũng có những sự đón nhận lời hứa với ai đó, khi chúng ta hứa với ai đó một điều gì, mà chúng ta không thực hiện được, thì chúng ta cũng hãy coi chừng, bởi vì lời hứa đó mà không thực hiện sẽ làm tổn hại phước báu của chúng ta, sẽ làm cho chúng ta đọa xuống địa ngục, bởi chúng ta tổn phước báu, gây nên nghiệp báo. Nhận và trao phải đúng như cách trao và nhận. Chúng ta đừng nhận, để rồi không xử dụng cái nhận đó đúng với sự cúng dường. Chúng ta đừng hứa trao, rồi để không trao, làm đau lòng những người khác.

Các bạn thân mến, trong cuộc sống, bao nhiêu lần chúng ta hứa mà chúng ta không làm, hãy cố gắng sám hối, để chúng ta chuyển hóa tội lỗi, nghiệp chướng đó đi. Đã bao nhiêu lần chúng ta nhận sự bố thí cúng dường của người, chúng ta làm không đúng cũng phải sám hối, để chuyển hóa nghiệp đó, còn không chúng ta sẽ tạo ra nghiệp, và dĩ nhiên tổn phước báu, tổn thọ gây não hại cho chúng ta.

Các bạn thân mến, cuộc sống cao qúi ở chỗ là chúng ta biết nhận ra giá trị của nhau, bằng những hành động cao qúi. Nếu như hai Mẹ con hiến tặng tảng đá cao qúi đó cho nhà Chùa, để xây tượng đài cho Phật, thì vị Trụ trì đúng ra phải nhìn ra giá trị đó, mang tượng đài đó tôn vinh lên. Bởi tảng đá là gia bảo dòng tộc của hai Mẹ con này, thì nhà Chùa có phải đẹp biết bao, lòng người có phải an vui biết bao. Và biết bao nhiêu con người đi vào Chùa, sẽ thấy được tảng đá đó đặt đúng vị trí tôn vinh bức tượng của Phật, thật là tuyệt vời có phước báu. Chỉ một phút sai lầm trong cuộc sống có thể tổn phước và đọa địa ngục.

Chúng ta có bao nhiêu lần để tổn phước, bao nhiêu lần để đọa địa ngục. Cuộc đời thật ngắn ngủi, phước báu qúa mỏng manh. Chúng ta hãy quan tâm cuộc sống này, bằng cách lựa chọn cho mình chỉ làm những chuyện bằng tư duy, trí tuệ, để không xử dụng sai những phẩm vật nhận được, do sự cúng dường của Đàn na, Tín thí, để tăng trưởng phước báu cho chúng ta và cho người. Nhớ rằng tất cả sự xử dụng sai đó sẽ gây tổn hại cho chúng ta, tổn hại phước báu của chúng ta và sẽ gây ra đau khổ phiền não cho mọi người.

Hai Mẹ con này đã phải phiền não biết bao nhiêu năm trời, bao nhiêu năm khi vị trụ trì kia còn sống, bao nhiêu lần nhìn Đàn na, Tín thí, Phật tử dẫm đạp trên tảng đá gia bảo đó mà vào Chùa, thì cõi lòng của Mẹ con đau khổ xiết là bao.

Chỉ xử dụng sai như vậy thôi, mà đã gây bao đau khổ cho Phật tử rồi. Không những thế mà nhà Sư tổn phước báu thọ mạng, không được dài lâu, chết yểu đọa địa ngục. Chúng ta nhìn thấy được điều đó để chúng ta ngăn ngừa, nhìn thấy điều đó để đừng hứa mà không làm, đừng nhận sản phẩm mà xử dụng không đúng, tạo nghiệp, tổn phước và rồi sẽ giảm thọ mạng của mình, đau khổ vô cùng. Cũng may vị Sư đó khi đọa địa ngục vẫn còn chút phước báu về báo mộng cho vị Trụ trì mới sửa, để rồi được siêu thoát. Nếu như không có phước báu để về báo mộng, thì vị Sư sẽ bị đọa địa ngục đến bao giờ. Đọa địa ngục của riêng mình không nói, đọa địa ngục của tâm thức nơi hai Mẹ con đang sống mới là điều đáng nói. Bao nhiêu lâu tảng đá chưa được dời đúng chổ, thì bấy nhiêu lâu đau khổ, dằn vặt lương tâm của Mẹ con cúng dường tảng đá đó xây dựng bệ đài sẽ bị đau khổ bấy nhiêu.

Tảng đá gia bảo, tảng đá cao qúi cần phải đặt đúng chổ như lời hứa và lời nhận. Khi chúng ta nhận một điều gì và hứa một điều gì, chúng ta nhận thì phải làm cho đúng, không thể nhận mà làm sai. Sự nhận và làm sai của vị Trụ trì đó các bạn thấy rất nguy hiểm, chúng ta là người phàm, chúng ta luôn luôn phải mở rộng vòng tay đón nhận sự tri ơn, bố đức của nhiều người. Trong cuộc sống nhận và cho đó, chúng ta biết trân qúi tôn trọng, để xử dụng đúng những gì ta nhận của người và trao tặng cho người những gì trân trọng nhất, bằng trái tim cao qúi nhất.

Khi chúng ta cúng dường cho Chùa, chúng ta phải chọn những thứ cao qúi nhất. Còn khi Chùa nhận được sự cúng dường của Phật tử, Đàn na, Tín thí, thì phải thực hiện đúng với ước nguyện và lời hứa nhận sự cúng dường đó.

Các bạn thân mến, đừng tự đọa mình vào địa ngục, hãy sống đúng những điều ta đã hứa, hãy sống đúng để đón nhận những tặng phẩm ở đời. Khi đón nhận xử dụng đúng với mục đích cao cả, để tăng long phúc thọ, sống an lạc trong cuộc đời.

Cám ơn các bạn đã theo dõi

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts