Search

Đừng Phóng Lao Theo Lao

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn đang hiện diện trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi!

Các bạn! Chúng ta đang sống trong thế giới mà có biết bao nhiêu những điều quý. Chúng ta có thể tìm được bằng công sức mồ hôi nước mắt hoặc bằng sự hiến tặng của ai đó. Ta luôn luôn bảo vệ điều quý đó không muốn nó hư, chẳng muốn nó bị bể ra đâu.

Như có anh chàng kia là một người nông dân, được tặng một bình trà đẹp. Anh ta quý lắm vì được tặng mà. Mà nông dân có cái bình trà đẹp thì thích thú, cho nên cái bình trà của anh ta luôn luôn để ở ngay đầu giường, sợ mất. Người nông dân mà cũng đơn thuần chất phác, chân phương, có bình trà được tăng, bình trà quý mà thì dĩ nhiên phải giữ rồi và để ngay đầu giường ngủ.

Cứ như vậy, một hôm anh ta ngủ mơ gì không biết chân tay quờ quạng, cái tay của anh ta quơ ngang qua đụng vào cái nắp của bình trà văng xuống đâu đó không thấy. Giữa đêm anh ta thức giấc tỉnh dậy, sợ mất bình trà liền nhìn thì thấy bình trà đó thôi mà không có cái nắp. Anh ta tìm hoài không thấy. Anh ta buồn quá, anh ta nói: “Trời ơi cái bình trà quý như vậy mà mất đi cái nắp thì còn có gì quý nữa đâu? Bình trà này hết quý rồi, quý là bởi cái nắp đậy lên mà thôi”. Anh ta tìm không thấy, buồn quá mới không muốn giữ cái bình trà nên quăng ra ngoài cửa sổ bỏ đi, coi như không cần. Rồi anh ta lại ngủ thiếp đi. Cho tới khi sáng thức dậy, anh ta mới xỏ chân vào đôi giày để chuẩn bị đi ra ruộng làm vườn. Anh ta lại tìm thấy cái nắp của bình trà ở trong đôi giày còn nguyên. Anh ta bực mình quá, anh ta lấy lên thấy nó còn nguyên vui. Bực mà vui! Vui và bực lẫn lộn. Bực là bởi vì cả đêm tìm không thấy, vui là bởi vì tìm thấy. Nhưng chợt nghĩ cái bình trà mình đã quăng ra ngoài chắc nó bể rồi còn gì nữa? Và một tư tưởng đi tới: Bình trà đã bị bể mất rồi thì cái nắp trà giữ để làm chi nữa? Anh ta liền đập xuống dưới đất bể luôn, đạp lên nó, chẳng cần. Cái quý nhất năm xưa mình giữ, bình đã bể thì lắp còn cần gì nữa? đập luôn! Rồi anh ta sửa soạn vác cuốc ra ngoài ruộng. Khi anh ta xong rồi, anh ta vác quốc bước ra cửa đi ngang qua cửa sổ để đi làm ruộng cũng nhìn thử coi cái bình trà qua mình quăng nó bé như thế nào? Thì anh ta bất chợt nhận ra cái bình trà lơ lửng trên cành cây ngay cửa sổ khi anh ta quăng còn nguyên vẹn chưa bể. Anh ta hối tiếc vô cùng bởi quá vội vàng. Bình trà vẫn còn đây, khi xưa không tìm thấy nắp ta quên không tìm nữa, quăng bình trà bỏ nó đi. Nay bình trà còn, tìm được nắp ta lại đập vỡ rồi. Anh ta hối hận vô cùng.

Các bạn! Câu chuyện nó cũng bình thường mà? Nhưng mượn câu chuyện này Bảo Thành dẫn vào cuộc đời của chúng ta. Bình trà anh nhà nông kia được tặng do ai đó? Chúng ta hãy suy nghĩ đơn giản một chút xíu, trong tình nghĩa của vợ chồng. Vơ đã hiến tặng cho chúng ta con người của vợ, trí tuệ của vợ, tình yêu của vợ, và toàn thời gian trọn cuộc đời cho chúng ta. Vợ là một món tặng phẩm vô giá đã tự hiến dâng cho chúng ta. Hoặc là chồng cũng vậy, là một tặng phẩm vô giá tự hiến cho chúng ta. Ta quý trọng vợ chồng chung thủy. Liên lạc tới một chút xíu nữa là đấng bậc sinh thành cha, mẹ, thêm một chút xíu nữa là con cái hoặc những người thân. Tất cả những con người tới trong cuộc đời là cha là mẹ, là vợ là chồng, là con cái, đều là những tặng phẩm vô giá đã tự hiến và đi vào cuộc đời sống chung với chúng ta. Ta trân quý vô cùng. Nhiều lúc trong đêm tối quờ quạng của sự sống ở đời, ta đã vô tình gạt cái tay của ta, để cho người thân của chúng ta có thể bị rớt xuống trong những chấp chược, bon chen hoặc trong những cái ta không nhìn rõ. Để rồi chúng ta đã quăng luôn đi, đã thảy luôn đi, đã từ bỏ luôn đi phần còn lại cao quý của người thân. Mà lỗi là do lỗi của chúng ta, ta mơ ta mộng, ta nhìn không rõ. Ta đã đánh mất, ta đã đánh rơi. Nhưng ngược lại, cuối cùng rơi mất đó ta lại nghĩ rằng cái còn lại chẳng có gì. Cho nên đôi khi chúng ta đã quẳng đi luôn những cái giá trị cao quý còn lại của chúng ta. Đó là nói đến những con người. Nhưng mà nói đến bản tánh của chúng ta, chúng ta có một phần cao quý, phần đó làm chủ trong cuộc sống của mình.

Thế nhưng đời mà, ai không trải qua những giấc ngủ quờ quạng của đêm tối? Mỗi khi ta phạm tới một điều gì sai lầm, nghĩ đến điều đó, ta không hổ thẹn để giữ lại những cái thanh cao mà ta lại lao đầu vào. Ôi! nó đã mất thì quăng luôn đi.

Và như thế uống một ly ta uống thêm nhiều ly, làm một chuyện sai ta lại làm thêm nhiều chuyện sai. Bởi vì ta nghĩ rằng: Ta đã mất đi điều tốt đẹp. Nên những chuyện còn lại có gì để đáng giữ? Lao đầu làm tiếp hư hại cả cuộc đời.

Các bạn nhớ! Nếu bình trà dù có mất đi cái nắp vẫn còn cái bình. Chúng ta có thể đánh mất đi nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn còn cái cao quý hơn đó là sự nhận biết ra “Đúng” và “Sai”. Khi nhận biết là đúng và sai trong cuộc đời, chúng ta biết sửa, thì tất cả những gì ta đã đánh mất hoặc những gì ta đã gạt bỏ bởi sự thiếu sót, ta vẫn nhận thấy trong ta và trong những người yêu thương ta có những phẩm cách cao quý hơn. Đó là tâm nhận biết ra “Đúng” và “Sai” – Tâm “Thiện” và tâm “Ác”.

Các bạn! Tất cả những gì chúng ta mất hoặc vô tình đánh rơi, cũng chỉ là một phần thực sự trong cuộc sống cần có. Phật dạy: “Té đâu vịn đó đứng dậy mà đi”. Nếu cái nắp trà rơi xuống tìm không thấy vẫn còn bình trà.

Hãy giữ, đừng vội vàng quăng nó đi, bỏ nó đi. Ta đã quăng bỏ phẩm cách cao quý nhất của ta khi ta đánh mất đi một điều gì đó gọi là trong việc làm sai. Ta đã quăng bỏ luôn cả vợ, cả chồng, cả ân tình cha mẹ, khi một điều gì đó ta đã tự làm sai. Trong cuộc đời có những người con khi sai, đã bỏ luôn cha, bỏ luôn mẹ, rượt đuổi theo cái sai đó tiếp tục làm sai. Trong cuộc đời vẫn có những người chồng, người vợ, lỡ lầm đường lỡ bước rồi thì quẳng luôn vợ luôn chồng, để rồi lao đầu vào tiếp tục sai. Trong ta vẫn còn một suy nghĩ cao quý mà Phật khai thị: Đó là tánh nhận biết ra “Đúng” và “Sai” để sám hối và phát nguyện. Nếu đã lỡ sai, ta hãy sám hối phát nguyện tinh tấn sửa, thì chúng ta vẫn còn cả bình trà lẫn nắp trà. Khi cái nắp trà rơi vào đôi giày có nghĩa là trên từng bước chân của cuộc đời, ta vẫn còn có thể hồi đầu để tìm lại tất cả những gì ta đã mất. Trong đêm tối quờ quạng của sự u mê, mộng mị, đời người ai cũng từng đánh mất đi những nhân cách cao quý của mình. Nhưng nhớ! Biết để sám hối, biết để phát nguyện, biết đúng biết sai, vẫn luôn luôn tồn tại trong cái tâm của chúng ta. Và trong tánh biết Đúng –  Sai, sám hối và phát nguyện đó, ta luôn tìm lại bản thân của mình, tìm lại giá trị cao quý của ta và giá trị cao quý nơi cha mẹ, vợ chồng, con cái, nơi những người bạn, nơi những con người đang sống chung với chúng ta. Đừng khi nào vì một chuyện gì đó ta đánh mất đi nhân cách của mình, để rồi nghĩ rằng chẳng còn gì để phải giữ, cứ lao đầu làm sai mãi. Bình trà dù có mất nắp vẫn còn có thể sử dụng, vẫn cao quý. Đời người dù có một lần sai, hai lần sai, một lần mất đi nhân phẩm cao quý thì vẫn còn cái bình trụ ở trong cuộc đời. Cái bình đó là cái bình của tâm “Tâm Bình biết đúng sai”. Khi tâm bình thì biết đúng – sai. Biết đúng – sai, sám hối và phát nguyện, ta sẽ thành tựu lại được cái nắp để cái bình trọn vẹn có nắp và có bình, để chứa đựng những hương trà tinh túy trong cuộc đời cùng thưởng lãm trong những ngày lao nhọc của cuộc đời.

Các bạn! Đừng quá vội vàng phủ quyết tất cả khi đánh mất đi một phần của cuộc đời trong nhân cách sống. Sám hối là tái tạo trở lại, đừng quá vội vàng lao mình vào điều đã sai coi như sai rồi (gọi là phóng lao theo lao) . Sai! Ta biết phóng lao rồi ta có thể dừng mà.

Hãy dừng lại nếu đã sai! Đừng đánh mất cuộc đời, đừng quẳng đi cuộc đời của cha mẹ ban tặng cho ta. Cũng đừng đánh mất tình nghĩa vợ chồng, con cái, cha mẹ, khi ta thực sự đánh mất đi một phần nhân cách của mình

“Đừng phóng lao theo lao” Mà lỡ phóng lao thì dừng lại. Dừng lại khi biết dừng là người tìm lại kho châu báu của chính mình.

Cảm ơn các bạn đã nghe!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Bảo Diệu Tâm

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts