Search

Bảo Linh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi đến muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào các bạn, chúc các bạn an lành trong cuộc sống.

Bảo Thành hôm nay đi sâu vào một câu chuyện về một người cha có một đứa con, gia đình này sống ở trên thành phố. Người cha thấy người con sống ở trên thành phố quanh năm, thấy kinh đô thì cứ đèn sáng phương tiện đầy đủ, ăn uống thì ngon, đi học thì gần gũi, xe cộ dập dìu. Thấy cuộc sống ở thành phố như vậy, người cha muốn đưa người con về thôn quê thật xa, để đứa con có sự trải nghiệm khác biệt giữa thành phố và thôn quê. Mục đích của người cha như vậy cho nên người cha đã dắt người con đi về thôn quê ở một thời gian cho người con có cơ hội nhìn qua và trải nghiệm cuộc sống ở thôn quê.

Người con khi sống xa như vậy người cha mới hỏi người con:

Con ơi, chúng ta sống ở trên thành phố con đã biết rõ từ nhỏ cho tới bây giờ, nhưng bây giờ chúng ta đi về thôn quê đây con thấy có điều gì khác biệt.

Người con mới nói: thưa cha, ở trên thành phố chúng ta, nhà mình chỉ có một con chó, còn ở dưới thôn quê này chó chạy đầy đường. Rồi người con lại nói tiếp nhà của chúng ta, chỉ có bốn bức tường bao bọc che kín, còn dưới thôn quê thì thênh thang ruộng đồng cửa nhà mở toang chẳng che kín tí nào, đất đai thì rộng bạt ngàn. Ở trên thành phố ta có vài bóng đèn ở trong nhà, còn ở dưới quê nhìn lên bầu trời hằng hà sa số những ánh sáng ngôi sao lấp lánh. Nhà của ta có một bãi nước nhỏ, bồn nước chứa, còn dưới đây hồ ao lênh láng, còn ở trên thành phố chúng ta phải mua chợ từng bó rau nhỏ, ở dưới quê rau đầy đồng muốn ra là có, muốn gì cũng có. Chúng ta thật là nghèo, thật là khổ, ở dưới quê quá đầy đủ, thứ gì cũng nhiều thứ gì cũng rộng, thứ gì cũng có thật là tội nghiệp cho những con người như cha và con phải sống ở thành phố thiếu thốn như vậy.

Người cha mỉm cười.

Các bạn thân mến. Nếu chúng ta nghe qua câu chuyện này nó ngược ngạo làm sao ấy ở thành phố đầy đủ người cha có ý mang về thôn quê là để cho người con thấy được sự thiếu thốn ở thôn quê thiếu đẹp, thiếu những phương tiện giao thông. Nnhưng người con thấy những cảnh thôn quê đầy đủ dư dả, còn ở thành phố thiếu thốn tù túng. Mỗi một cái nhìn của từng con người về cảnh sống khác biệt dữ lắm, nếu chúng ta quá quen thuộc với điều ta có thì những điều mới tới thường hấp dẫ và hay. Bởi vậy trong cuộc sống chúng ta thường hay đi giã ngoại hay đi du lịch để có một tầm nhìn rộng hơn, hiểu biết hơn. Có câu trong nhà Thiền, nếu bạn không thể ngồi Thiền du lịch là cái để cho bạn nhìn thấy rõ và chính vì bạn có cơ hội nhìn rõ tâm của bạn sẽ có nhiều sự hiểu biết hơn về cuộc đời. Đứa nhỏ rời thành phố về thôn quê có một cái nhìn về cảnh sống thôn quê khác biệt với thành phố, với người trẻ thơ như vậy thì thôn quê là cảnh đẹp, nó tuyệt vời, nó có đầy đủ hết những điều nó ước mơ là nhiều chó chạy tung tăng ở ngoài sân, màng trời thì rộng thênh thang, bầu trời thì đầy sao sáng, hồ ao thì rộng lớn, cửa nhà thì không phải đóng chặt, gió thì ngút ngàn thoáng mát, đời sống thì thảnh thơi không bận rộn chẳng tiếng xe ồn ào, chẳng sự rầm rộ của thôn xóm hai bên, chẳng có cái chật chội của đi đứng nằm ngồi.

Các bạn, khái niệm về cuộc sống khác biệt giữa con người này và con người kia tượng trưng những cái thuộc về ta quá quen thuộc, cho nên ta không còn nhận biết được đó là những điều cao quý. Chỉ có những điều ở bên ngoài bao giờ cũng đẹp và tốt hơn ở bên trong khi ta đang có. Cuộc sống tạo nên điều đó ta thường so sánh bên ngoài với bên trong và chạy theo cái bên ngoài, chúng ta thường hướng cái bên ngoài rồi nhàm chán cái bên trong. Nhà ta có tất cả đối với những người đang sống có Trí Tuệ được gọi là hiểu biết như người cha thì thành phố quá đầy đủ phương tiện, nhưng với sự đón nhận của người con thành phố trở nên chật chội, thôn quê mới đầy đủ hơn dư dả hơn. Câu chuyện để gợi ý cho chúng ta là mỗi người thường có một cái chấp, chúng ta đối cảnh chúng ta chấp cảnh, có người đi ra ngoài thấy cảnh ngoài thì chê cảnh bên ngoài cảnh nhà đẹp hơn. Nhưng ngược lại như đứa trẻ, ra bên đồng quê xa xôi như vậy thấy cảnh đồng quê lại nghĩ rằng cảnh đó đẹp, đối với người cha thì cảnh ở thành phố, cảnh ở nhà là đẹp là đầy đủ, giàu có phú quý nhưng đối với người con cảnh ở đồng quê ở đồng quê xa xôi đó nó đẹp đầy đủ thanh tú nhẹ nhàng trong sạch. Mỗi người có một cảnh để thưởng lãm trong cuộc đời, chúng ta đối cảnh mà chấp cảnh chúng ta sẽ khổ, người cha có sự mong muốn rằng con nhìn cảnh đồng quê để tăng giá trị hiểu biết về cuộc sống giàu nghèo khắc nghiệt về thành phố và đồng quê, để đứa con thấy cảnh sống thành phố đầy đủ dư dả, đồng quê thiếu thốn nghèo nàn. Nhưng ngược lại đối với người con lại thấy đồng quê dư dả mênh mông, còn thành phố thì chật hẹp thiếu thốn đủ bề.

Trong cuộc sống mỗi người chúng ta, so sánh và đối chấp như vậy thường xảy ra. Chúng ta đối cảnh chúng ta chấp cảnh. Đó là cuộc đời, làm sao nó hết được, làm sao không còn sự đối đãi giữa cảnh ở ta và cảnh ở người, giữa cái cảnh thành phố và cái cảnh ở thôn quê. Đó là nói về cảnh sống. Chúng ta đối tướng thì chúng ta lại chấp tướng. Ôi tướng này đẹp, tướng kia xấu. Và chính trong sự đối chấp về tướng như vậy, ta cứ chạy đuổi theo hình tướng đẹp mà ta ưa thích. Rồi nếu nói về đời sống Phật Pháp, chúng ta gặp Pháp lại đối Pháp là Pháp môn này hay và Pháp môn kia dở, Pháp môn này là đệ nhất, Pháp môn kia là đệ nhị. Ta cứ phân biệt đối cảnh chấp cảnh, đối tướng chấp tướng, đối Pháp chấp Pháp, rồi đối tâm ở tâm người này hiền, tâm người kia dữ. Dĩ nhiên trong cuộc đời sẽ có sự khác biệt trong cảnh giới giữa đồng ruộng thôn quê và thành phố, đối diện giữa cái tướng mà thanh tú như ta nghĩ và cũng có những cái tướng thô xấu không phù hợp. Đời luôn luôn có sự trái ngược, có sự khác biệt, rồi đối tâm, tâm người này khác với tâm người kia. Trong nhà Phật đối với Pháp, Pháp này tu khác với Pháp kia nhưng đồng quy với tất cả sự khác biệt đó là một sự nhận thức của một con người, ta phải có sự nhận thức không, không đối đầu với nhau, không chấp, đối Pháp không chấp Phấp, đối tướng không chấp tướng, đối tâm không chấp tâm, đối cảnh không chấp cảnh thì tâm của ta sẽ an.

Các bạn hỏi: nhưng làm sao tôi có thể chuyển hóa tâm chấp như vậy? Và luôn luôn đối cái gì cũng có sự chấp đó là vốn tánh của con người. Phàm phu luôn chấp, chấp đủ mọi thứ. Chính vì cái chấp đó nên ta là người nhưng để chuyển từ người thành Thánh và thành Phật thì ta từ bỏ cái chấp này. Đối cảnh đừng chấp cảnh, đối tướng đừng chấp tướng, đối tâm đừng chấp tâm, và đối Pháp đừng chấp Pháp. Cái tâm không chấp như vậy mới có thể chuyển hóa từ thân xác phàm phu của chúng ta để trở thành Phật, Thánh, Bồ Tát. Đức Phật dạy để có thể đối trị và chuyển hóa tâm chấp như vậy chúng ta phải luôn luôn quán chiếu sự bình đẳng của các Pháp này, bình đẳng các cảnh, các tâm và các tướng. Tâm cảnh Pháp và tướng đều bình đẳng và vô thường sanh diệt tới do nhân duyên, đi cũng do nhân duyên. Cho nên chẳng có gì để níu kéo cảnh này, Pháp này, tâm này. Tất cả tới rồi đi do nhân duyên và tâm, cảnh, Pháp cùng với tướng đều nhất như bình đẳng không có khác biệt. Khi chúng ta đối diện với cảnh, tướng, tâm đó chúng ta không có đối chấp thì tâm tịch tĩnh, để có sự tịch tĩnh không có đối chấp như vậy chúng ta phải luôn luôn tu tập công phu hành thiện mà Đức Thế Tôn đã dạy là quán chiếu trong hơi thở chánh niệm, an trú trong hơi thở chánh niệm và quán chiếu tất cả điều bình đẳng, các Pháp đều bình đẳng, các tướng bình đẳng, tâm cảnh Pháp đều bình đẳng, đều do nhân duyên mà từ biệt, tới lui vô thường sanh diệt, các Pháp đều bình đẳng vô thường sanh diệt. Quán chiếu như vậy, quán chiếu thật là sâu, quán chiếu từ ngày này qua ngày kia và chúng ta an trú trong hơi thở chánh niệm quán chiếu các Pháp, tâm, cảnh đều nhất như bình đẳng sanh diệt từng sát na. Quán chiếu như vậy thì tâm ta sẽ đối trị được cái chấp và dù chúng ta đi tới đâu chúng ta cũng an vui ở đó. Nếu sống trong thành phố ta an vui cái ở thành phố, ta về đồng quê ta an vui với cảnh đồng quê ta chẳng than rằng ở đồng quê có nhiều chó mà ở nhà có một con chó, ta cũng chẳng than rằng ở đồng quê thì nhiều nước hồ lênh láng ở nhà chỉ có một cái hồ nước. Ta chẳng than trách rằng ở đồng quê cả một bầu trời trong xanh ở nhà chỉ vài cái bóng đèn, ta chẳng chấp ở đồng quê đó ruộng đồng cò bay thẳng cánh cửa không phải đóng và ở nhà cùng bốn bức tường ngăn chặn, tiếng xe ồn ào chật chội khó chịu. Nhưng đó là cách nhìn của đứa con bởi nó chấp lòng của nó nghĩ khác biệt, nhưng ở môi trường sống đó người cha lại nghĩ đầy đủ phú quý giàu sang phương tiện. Hai cái khác đó không có vấn đề gì phải chấp của mỗi người có một cái nhìn phải khác nhau, nhưng khi chúng ta lớn rồi, lớn trong Pháp thanh tịnh của Như Lai, chúng ta tu và quán chiếu, tất cả các Pháp nó gọn hơn ba chữ là tâm cảnh Pháp nhất như bình đẳng sanh diệt trong từng sát na vô thường. Quán chiếu được như vậy để chúng ta khi tới chùa này tới chùa kia chúng ta không chấp chùa to , chùa lớn, chùa nhỏ, chùa bé, chùa giàu, chùa nghèo, chùa này có Phật là tượng lớn, chùa kia có Phật là tượng nhỏ, chùa này có Phật là tượng cao quý, chùa này có Phật là tượng bằng đất sét, bằng gỗ, bằng cây. Nếu mà chúng ta quán chiếu được như vậy tâm an luôn hiện hữu trong cuộc đời, dù các bạn đi ở đâu ngang dọc bốn phương mười hướng trong cuộc đời các bạn luôn luôn an, an được tâm của mình sống tịch tĩnh và vui vô cùng chẳng hề khổ. Các bạn, chúc các bạn quán chiếu hơi thở chánh niệm như vậy tâm, cảnh, Pháp nhất như bình đẳng sanh diệt trong từng sát na và vô thường.

Cảm ơn các bạn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn