Search

Công Đức Đắp Đường

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đang ở trên kênh Youtube “Thất Bảo Huyền Môn”! Chúng ta lại trở về điểm hẹn của “Thất Bảo Huyền Môn” để chúng ta gợi ý cho nhau về những ý nghĩa gọn gàng trong cuộc sống của mỗi ngày. Hy vọng khi mỗi người chúng ta nghe về một câu chuyện gợi ý về một chân lý và một phương pháp để chúng ta thấm nhuần chân lý của Phật, đó là hạnh phúc tới cho mọi người.

Câu chuyện hôm nay Bảo Thành bắt đầu kể về tiền thân của một vị Bồ Tát, đó là Ngài Trì Địa Bồ Tát. Thời xưa Ngài sinh ra cùng thời với Đức Phật, nhưng Ngài có cái tâm phát ra rằng luôn luôn phát nguyện là làm cầu, làm cống dẫn nước và làm đường để cho dân chúng đi được bình an. Thế nên vào một buổi kia khi vua Ba-tư-nặc nghe rằng Đức Phật sẽ tới vân du tới vùng đó, nhưng trên vùng đó không có con đường đẹp, đường còn ghồ ghề khó đi, sình lầy. Do đó mới kêu gọi mọi người làm đường, thì trong lúc đó hóa thân của Ngài Bồ Tát Trì Địa đã dấn thân lên để làm đường. Ngài đã bỏ biết bao nhiêu tiền tài công sức ra để làm con đường thật là thẳng, thật là tốt, thật là đẹp để Thế Tôn có thể đi qua con đường đó và đi vào nơi cần phải tới. Con đường đó đã hoàn thành tốt đẹp, và Thế Tôn đã đi trên con đường của Bồ Tát Trì Địa làm và Đức Phật đã được vua Ba-tư-nặc cung nghinh vào trong thành. Khi hỏi rằng trên con đường đó đi như thế nào, Đức Thế Tôn kể rằng một con đường thẳng tắp, không gồ ghề, không có những chổ lỗi lõm, không có hố sâu, hầm sâu, một con đường thật bằng phẳng, thật êm ái, nhẹ nhàng, nên Thế Tôn đi vào trong thành cảm thấy hoan hỷ vô cùng. Sau đó vua Ba-tư-nặc mới kể cho Phật nghe về ông Bồ Tát Trì Địa đã phát tâm và làm nên con đường như vậy. Khi gặp Ngài, Đức Phật mới trình bày cho Bồ Tát Ba-tư-nặc rằng trên con đường tu luyện, chúng ta cũng phải làm cho tâm của mình bằng phẳng như con đường kia, như ông đã làm con đường bằng phẳng để cung nghinh Thế Tôn vào trong thành này. Nếu tâm của mỗi người chúng ta được ra sức và làm cho rõ, làm bằng phẳng như vậy, thì tất nhiên chúng ta sẽ đi trở về với niết bàn tự tâm. Bồ Tát Trì Địa trong kiếp đó nghe sự khai thị của Phật liền liễu ngộ và chứng đạt. Đây là một câu chuyện được kể trong truyện cổ của Phật giáo, Bảo Thành tóm gọn lại để cho chúng ta có thể chia sẽ về ý nghĩa của sự tu trong nhà Phật.

Các bạn thân mến, con đường cong queo chúng ta có thể làm thẳng lại, con đường hầm hố chúng ta có thể san bằng cho nó êm ái, con đường chông gai chúng ta có thể lót đất lên cho nó được sạch sẽ, không còn chông gai. Và trên con đường chúng ta cung thỉnh Thế Tôn đi vào thành, chúng ta cần phải dọn sẵn một con đường để cung nghinh Ngài. Như vậy trong hiện tại ngày hôm nay, mỗi người chúng ta đang học Phật, như lời Đức Phật đã khai thị, chúng ta phải làm bằng phẳng con đường trong chân tâm của chúng ta, thì chúng ta mới có thể cung nghinh Chư Phật trụ thế vào cuộc đời.

Hãy nhìn lại tâm của mình, nó còn cong quẹo ở chỗ nào, chúng ta phải làm cho nó thẳng. Hãy nhìn lại trong tâm của chúng ta nó còn hầm hố gì, chúng ta phải đắp lên cho nó bằng. Hãy nhìn lại trong tâm của chúng ta, còn có những gai góc gì ngổn ngang ở trên đó, chúng ta phải dọn cho sạch. Hãy nhìn ở trong tâm của chúng ta còn có gì không xứng đáng ở trên đó khi cung nghinh Đức Phật về, đó là những tham sân si lầm chấp trong cuộc đời, đó là những thị phi, những thô ác ta đã tạo ra từ thân, ngữ, ý, ta phải sửa, ta phải sửa tâm của chúng ta, ta phải sửa chính con người của chúng ta cho thẳng, cho ngay, cho sạch để từ đó ánh quang đạo pháp của Thế Tôn mới có thể chiếu vào màn đêm vô minh u tối trong lòng của chúng ta, thì chúng ta mới có sự hoan hỷ và nhớ rằng trong cuộc sống hiện tại, nếu ai không thể làm thẳng tâm của mình được như lời Phật đã khai thị, thì chẳng thể tu một pháp nào. Tất cả các pháp Đức Phật dạy cốt lõi là để cho chúng ta ứng dụng như một phương tiện để sửa tập, sau khi các bạn đã ứng dụng các phương pháp đó rồi, tất cả các pháp đó rổi mà các bạn không tự lực chữa tâm của mình, thì chẳng qua chúng ta chỉ thuộc lòng các pháp phương tiện của Phật mà thôi. Chúng ta phải biết ứng dụng vào để san bằng hầm hố, để san bằng những chỗ gai góc để làm cho con đường đi vào tâm của chúng ta phải thẳng tắp, phải trơn tru, phải sạch sẽ, chúng ta phải san bằng hết các bạn. Các bạn đi tu theo lời của Đức Phật là chúng ta có một đời sống chánh niệm, một đời sống luôn luôn biết quán chiếu ở trong thân tâm của chúng ta, luôn biết tu sửa những sai trái, lầm lỗi, những sai phạm trong cuộc đời thường lui tới với chúng ta. Bởi chúng ta là phàm phu, chúng ta là những người ở trong cuộc đời này còn thật yếu đuối và biết bao nhiêu tội lỗi, cám dỗ luôn luôn xâm chiếm đến thân tâm của chúng ta. Chúng ta phải biết quán chiếu để chúng ta sửa, phải sửa bởi vì những sai trái trong cuộc đời, những lầm chấp trong cuộc đời luôn luôn tới với chúng ta. và chúng ta là những con người chưa có thể tự chủ, chưa có chánh định, do đó chúng ta phải thực hành pháp tu của Đức Phật, đó là một đời sống chánh niệm, quán chiếu tâm của mình mỗi giây mỗi phút, để chúng ta sửa, chỗ nào gồ ghề chúng ta san cho bằng, chỗ nào hầm hố chúng ta lấp cho nó hết, chỗ nào cong quẹo chúng ta làm cho nó thẳng.

Với cái chánh tâm, chánh kiến, chánh tư duy như vậy, các bạn nhất định sẽ thành tựu được pháp của Chư Phật. Ông Bồ Tát Trì Địa đã làm một con đường thẳng tắp để cung nghinh Chư Phật vào thành, và sau đó với phước đức, công đức như vậy, ông ta đã gặp được Phật và Phật đã khai thị cho ông ta để rồi ông ta chứng đắc. Chúng ta cũng là những con người, con người sống trong thế gian này có một cái tâm bồ tát như Ngài Trì Địa thì chúng ta phải về để mà chúng ta sửa lại tâm địa của chúng ta. Chúng ta phải sửa tâm địa của chúng ta cho ngay, cho thẳng, cho không có hầm hố gai góc, cho bằng phẳng trơn tru, để chúng ta không những đi trên con đường đó, để diện kiến Đức Phật, mà chúng ta có thể cung nghinh Chư Phật Mười Phương đi trên con đường đó ngược lại gặp chúng ta trong cuộc đời. Chúng ta không những đi tìm Phật trong cuộc đời, mà chúng ta phải cung nghinh Phật vào trong cuộc đời không phải cho chúng ta mà thôi, mà cho tất cả những chúng sinh khác, chúng sanh khác đang đau khổ cần đến Chư Phật.

Các bạn thân mến! Cuộc đời này đã quá nhiều khổ đau. Cuộc đời này đã quá nhiều gian trái, cuộc đời này đã quá nhiều chuyện ác hằng ngày xảy ra. Với tâm địa bồ tát vốn có trong mỗi người chúng ta, chúng ta hãy quán chiếu cặn kẽ từng giây phút và làm cho bằng phẳng để chúng ta với tâm hạnh bồ tát đó, chúng ta cung nghinh Phật trở lại thế gian trong tâm của mỗi người, đi vào con đường tâm của mỗi người, để mỗi người có thể lãnh nhận được sự khai thị của Phật. Chúng ta hãy khuyên bảo nhau, sửa chân tâm của mình cho thẳng, sửa tâm mình cho ngay, cho thẳng, san bằng những hầm hố ở trong tâm. Làm sao chúng ta sửa được đây? Đức Phật dạy cần phải sửa tâm cho thẳng y như con đường ông Trì Địa đã tạo ra, phải thẳng, phải trơn tru không còn hầm hố. Con đường đó là con đường phải trở về với chánh kiến. Làm sao chúng ta có chánh kiến? Chúng ta sửa suy nghĩ của chúng ta, tâm ý của chúng ta cho thẳng để có được một chánh kiến đặc biệt nhất. Để có chánh kiến đó, chúng ta cần phải luôn luôn an trú trong đời sống chánh niệm. Chánh kiến là gì? Là những suy nghĩ đúng với luật nhân quả. Chúng ta hãy làm tất cả với pháp thiện, với tâm thiện, suy nghĩ về tâm thiện gọi là chánh kiến. Trong nhân quả có thiện và ác, nhìn rõ cái ác, buông, nhìn thấu cái thiện chúng ta hành với tâm hạnh như vậy, chúng ta suy nghĩ như vậy, với điều thiện như vậy gọi là chánh kiến. Chánh kiến đó sẽ giúp cho chúng ta làm thẳng tắp tâm địa của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta, tư tưởng của chúng ta. Và khi tư tưởng, suy nghĩ, tâm địa của chúng ta thẳng, không còn hầm hố, không còn gai góc, thì chính trên con đường của chánh kiến đó, Đức Phật sẽ hiện tiền và ta sẽ cung nghinh Ngài vào trong cuộc đời của chúng ta.

Đời sống của chúng ta rất cần Phật hiện ngự trong cuộc đời. Đời sống của chúng ta rất cần Chư Phật hiện ngự trong mỗi một giây, một phút. Ngài như bậc thầy tới với cuộc đời để dẫn đưa chúng ta, để dìu dắt chúng ta, mà để cho chúng ta có thể thỉnh Ngài vào trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta cần phải làm thẳng con đường chân tâm của chúng ta, chúng ta phải có chánh kiến. Còn nếu chúng ta nghiên về những điều ác, đó gọi là tà kiến, con đường tà kiến là con đường nhiều chướng ngại, là con đường cong quẹo, là con đường hầm hố và chông gai. Với tà kiến như vậy, ta té xuống đó ta đã chết rồi, sao Phật có thể tới với cuộc đời của chúng ta.

Các bạn thân mến! Hãy tu tập để có chánh kiến trong đời sống chánh niệm, hãy an trú vào hơi thở vào ra trong chánh niệm, để chúng ta an nhiếp tánh thấy và biết ở đó, để cho chúng ta rèn luyện cho được chánh kiến, luôn luôn trụ vào trong pháp thiện của Phật. Với pháp thiện đó tăng trưởng phước báu, để chúng ta san bằng những hầm hố trên con đường của tâm của chúng ta và để chúng ta sẽ làm cho con đường chân tâm không còn gai góc, không còn cong quẹo. Những tà kiến sẽ không còn hiển lộ trong cuộc đời, chẳng tới làm chủ ta nữa, những tà pháp ta không bao giờ làm thì tà kiến sẽ tiêu tan. Ta chỉ thực hiện đúng chánh pháp, chánh pháp của Phật là pháp thiện hiện tại.

Cho nên việc mà làm đường, xây cầu rất là có phước báu. Chính ông Trì Địa chỉ làm một con đường thẳng để giúp Phật vào đã có đủ phước báu lãnh nhận được sự khai thị và chứng đắc. Chúng ta nhớ những việc từ thiện như làm cầu, đắp lộ đều mang lại phước báu thật nhiều. Dù sự tịnh tài, công của của chúng ta cúng dường chỉ là một số nhỏ hùn phước với nhiều người khác để hình thành cũng phước báu vô biên. Các bạn nhớ, song hành với vấn đề từ thiện, làm cầu, làm đường thì chúng ta phải san bằng cái cầu của chân tâm, con đường của tâm chúng ta nữa. Biết nghĩ tới con đường tốt cho người ta đi, biết nghĩ tới làm một cái cầu để cho người ta qua bờ bên kia, chúng ta cũng phải làm con đường của tâm chúng ta cho thẳng, và làm một nhịp cầu Bát Nhã để cho chúng ta bước qua bờ giác ngộ từ bên bến mê này.

Các bạn thân mến! Cám ơn các bạn đã nghe. Chúc các bạn an trú trong đời sống chánh niệm để dùng tánh thấy biết san bằng mọi hầm hố trong tâm của mình, để con đường tâm của mình được thẳng tấp, và có được một nhịp cầu đi từ bên mê này qua bờ giác bên kia. Cám ơn các bạn thật nhiều!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn