Search

Chỉ Biết Hưởng Phước Sẽ Khổ

Bảo Linh đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện Mười Phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Bảo Thành kính chào các bạn trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook Chùa Xá Lợi. Các bạn thân mến, chúng ta cứ lần theo những lời dạy của người xưa mà suy nghĩ thì lời dạy của người xưa thật sự sẽ giúp ích cho chúng ta thật nhiều. Ông bà thường hay nói kẻ mà đam mê ăn uống thì người đó chẳng bao giờ giàu sang. Kẻ mà đắm chìm trong lục dục, dục lạc của thế gian người đó sẽ bê tha đánh mất đi nhân phẩm. Người mà thích hưởng phúc sẽ luôn luôn gặp khổ đau. Điều này đúng trong mọi thời đại, ai mà thích hưởng phúc, thích tìm những sự tận hưởng, phúc báu, hưởng phước, gọi là hưởng phước ở đời chỉ thích hưởng phước thôi người đó sẽ nghèo khổ và luôn luôn khổ đau. Bởi ở trên đời này ai chỉ hưởng phước thôi sẽ dần dần tán gia bại sản.

Câu chuyện kể thời xưa, có một ông quan. Ông quan này không đỗ quan bởi trình độ học vấn mà được phong quan bởi vì cha ông ta khi còn sống đã mua cái chức quan cho ông ta bằng tiền, bằng vàng. Ông quan này thừa hưởng gia tài thật là lớn của người cha để lại. Khi có tiền bạc nhiều rồi thì mua danh, ông quan này là quan mua danh bằng tiền bạc nên ông ta không có phẩm chất của một người quan thần và chức vị mua đâu có học hỏi, đâu có biết phải làm gì. Cho nên ông ta sống cả cuộc đời chỉ biết hưởng phước của cải cha mẹ để lại mà thôi. Ông ta luôn luôn tổ chức yến tiệc ăn uống đầy hết, mời bạn bè quan triều, rủ mọi người giàu sang phú quý tới để cùng hưởng phước với ông ta. Vì ham hưởng phước cộng thêm tánh thích khoe khoan, của cải có nhiều cha để lại mà, cha mẹ để lại nhiều quá lại phung phí hưởng phước.

Chẳng bao lâu tiền bạc của ông ta không còn nữa bởi vì chỉ ăn thôi, mà chức quan các bạn biết đâu có học, chức quan chỉ nhỏ cho có danh, kiếm đâu có được tiền đâu, được trả tiền là bao, nhưng phung phí hưởng phước không còn một chút nào thì tiền hết. Và rồi trí tuệ kiến thức làm quan không có, phát hiện ra anh này không xứng đáng làm quan, chẳng có kiến thức, chức được mua, nhưng nay hết tiền bạc rồi, mấy ông quan trên chẳng chấp nhận liền xóa sổ và bắt đầu không cho anh ta làm quan nữa. Thế là anh ta mất đi cái danh làm quan xưa cha mua cho mình, ngược lại cha mẹ để lại phung phí nhiều đời, hưởng phước cũng chẳng còn. Trở về làm thứ dân chẳng ai mến mộ, bởi cuộc đời chỉ biết hưởng phước đâu kiến thức làm quan, chẳng có kiến thức buôn bán làm ăn cho nên chẳng biết làm gì cuối cùng ra nghèo. Và khi cái nghèo nó đã tới, anh ta đau khổ nhiều lắm. Bởi vì sao? bởi vì quan thì không còn chức, người ta chê khinh, sống lầm lũi như con thú ở trong làng. Anh ta thật là khổ, anh ta không hiểu tại sao lại khổ như vậy. Một hôm anh ta gặp người bán trà ở trong một quán trà uống nước ở bên trên sông

Anh ta mới hỏi rằng: tại sao tôi quá khổ đau, tiền bạc quá nhiều, lại có chức quan. Vì nghiệp gì mà bây giờ tay trắng trắng tay tiền tài mất hết, chức vị phẩm quan cũng không còn.

Bà cụ bán nước trà bên dòng sông mới nói rằng: anh hãy nhìn dòng sông kia đi, nó chảy mãi mà không bao giờ cạn là bởi vì nó chảy từ nguồn và dòng sông không bao giờ cạn nó vẫn là dòng sông. Tại vì sao, bởi vì nó luôn luôn hứng nước mưa từ trời trên thượng nguồn và nó cứ chảy mãi không bao giờ hết. Còn anh, anh chỉ biết hưởng phước, như cái tách trà này thôi, tôi rót cho anh một tách trà anh uống nó sẽ hết, nhưng tôi là người bán trà tôi luôn luôn có trà, còn anh chỉ là người mua trà cho nên chỉ uống hết trà mua là hết rồi. Ở đời anh chỉ biết mua sung sướng, mua phước để hưởng mà anh không phải là người tạo ra nó cho nên cuối cùng anh đã không còn gì nữa. Anh ta đã nhận ra rằng anh ta không tạo ra mà chỉ hưởng, muốn hưởng và tất cả phước báu vốn có do ông bà để lại cha mẹ để lại cũng chẳng còn tồn tại trong cuộc sống.

Các bạn câu chuyện này nó có ý nghĩa rằng chúng ta thường thích hưởng phước. Chính vì tâm lý thích hưởng phước chúng ta không bao giờ học hỏi trau dồi cho mình cái kiến thức để tồn tại. Và người chỉ thích hưởng phước là những người thường hiếu chiến lắm. Người thích hưởng phước thường là những người có của cải vật chất, danh quyền là do chiếm đoạt mua bán, chẳng phải tự thân tạo ra, cho nên thường thích hưởng phước. Do đó chúng ta nhớ, từ mồ hôi nước mắt, từ công sức ta tạo ra chúng ta tận hưởng nó, nhất định chúng ta sẽ tăng trưởng được bởi vì sự hưởng đó là hưởng với sự điều độ mới thấy được mồ hôi nước mắt chúng ta tạo nên. Còn nếu như của cải mà ta vơ vét được thừa hưởng được hoặc những điều gì ta có được mà không do ta làm ra thì những của đó là của lui tới và chẳng bao giờ tồn tại, cùng với chân lý kẻ thích hưởng phước mà không thuộc về mình sẽ không bao giờ còn nữa và sẽ lâm vào tình trạng đau khổ và nghèo khổ.

Đức Phật dạy cho chúng ta cũng y chang như vậy, chẳng thể ngồi đó mà hưởng phước báu của Phật, chẳng thể ngồi đó mà tận hưởng phước báu của ông bà cha mẹ và cũng chẳng thể ngồi đó mà tận hưởng cái phước tiền kiếp do ta tạo lại đâu. Mà chúng ta phải biết khai mở phúc báu nếu có được từ nguồn do chúng ta tạo từ kiếp trước hoặc thừa hưởng do sự hồi hướng của ông bà cha mẹ hoặc sự trao tặng của bậc giác ngộ. Ta cũng phải ứng dụng phù hợp bằng cách làm cho nó phát triển thêm ở chỗ không tận hưởng phung phí, bằng đắm chìm trong sự ăn uống ngủ nghỉ và danh vọng ở cuộc đời. Cho nên Phật dạy ta phải biết trân quý tất cả những điều mà chúng ta đang có, phước báu của chúng ta dù có lớn như núi mà chỉ biết tận hưởng thôi nó sẽ hết, và khi phước báu đã hết rồi chúng ta sẽ bị đau khổ. Phật còn nói: Chư Thiên đầy đủ phước báu về tài vật về tất cả mọi phương diện nhưng nếu không biết tu nó cũng sẽ hết và rồi đọa đầy vào địa ngục đau khổ thiếu thốn. Huống gì chúng ta nếu có phước báu mà không biết tu để tăng trưởng thêm, chỉ hưởng cái phước đó thôi, các bạn sẽ trở thành người đau khổ lắm. Do vậy đừng đắm chìm trong sự hưởng phước mà hãy cố gắng tinh tấn để tạo phước.

Khi chúng ta đã tạo ra phước bằng sự tinh tấn tu học, bằng pháp thiện, và bạn nhìn rõ ràng nếu chỉ biết tận hưởng sẽ hết, và tạo ra sẽ có và trao đi sẽ tăng thêm. Chúng ta hãy cố gắng tu lời của Phật dạy tạo phước báu thật nhiều và biết trao đi bởi vì khi trao đi chúng ta có nhiều hơn và khi biết tạo phước chúng ta sẽ có được cái lòng rộng rãi hơn để trao. Bởi vì sao? Chúng ta tạo ra phước đó là do chúng ta hiểu được lời Phật dạy. Các bạn thân mến! rất cần quan niệm này trong cuộc sống, suy nghĩ cho rõ để quan niệm này không còn quan niệm nữa mà là một sự suy nghĩ chín chắn mang vào áp dụng thực tế trong cuộc đời. Bởi ở trên đời ai chỉ biết hưởng phước sẽ tổn phước và dễ đau khổ, còn ai biết tạo ra phước báu và trao đi cái phước của mình người đó luôn có và hạnh phúc bình an. Cái gương đó chúng ta thấy thật nhiều trong cuộc sống, ai biết cho đi và biết tặng phước là người luôn có đủ và hạnh phúc, còn ai chỉ biết hưởng phước thôi thì người đó sẽ đau khổ và mất hết.

Như ông quan kia, cái danh được mua, tiền tài được có bởi cha mẹ để lại nhưng chỉ biết hưởng, cuối cùng tiền thì hết, rồi cái danh ở đời cũng không còn, trở thành nghèo rồi đau khổ, cuối cùng nhận ra đã hỡi ôi hết rồi. Đừng để cho tới khi đã quá muộn, hãy suy nghĩ một chút để cố gắng tạo dựng phước báu xây dựng trong mệnh cuộc đời tốt đẹp hơn. Các bạn nhớ cố gắng thật là nhiều tránh xa mọi những tư tưởng không phù hợp đừng có nghe theo những lý thuyết rằng tận hưởng phước báu mãi, phước báu mãi tức là chứng tỏ bỏ cái danh của mình, cái tiếng tăm của mình. Tiếng tăm và cái danh đó chỉ là hảo huyền mà thôi, thực tế phải tạo ra phước báu để làm sao cho gia đình ổn định và làm cho vợ chồng con cái hạnh phúc. Hãy cố gắng đừng tận hưởng phước báu, đừng đắm chìm trong cái phước, đừng có ngồi đó mà hưởng phước, mà hãy đứng dậy tạo ra phước. Cảm ơn các bạn thật là nhiều.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts