Search

Bình đẳng tánh trí

Dạ Thưa Thầy! Thầy giải thích giúp con được rõ hơn lời Phật dạy về bình đẳng tánh trí ạ. Trong cuộc sống, thông thường người thông minh không coi trọng người ngu dốt, xa lìa họ và coi thường họ. Vậy thì chúng con hiểu về bình đẳng tánh trí như thế nào ạ?

Trả lời: Mô Phật! Dĩ nhiên trong cuộc sống có sự chênh lệch về trình độ, kiến thức ở loài người. Có sự chênh lệch về cao thấp, đẹp xấu, kiến thức sâu rộng, uyên thâm, bác học, những bậc đại học sĩ, hay có những người bình thường không văn chương chữ nghĩa, đó là sự chênh lệch trong cuộc sống tùy theo phước báu nhiều đời. Nếu dựa trên ý nghĩa hơn thua của loài người đặt để, thì dĩ nhiên có khác biệt, không bình đẳng. Bởi người sinh ra có nhiều phước báu hơn và người sinh ra có ít phước báu hơn để thành tựu. Bình đẳng của nhà Phật là bình đẳng của trí tuệ và từ bi. Khi thể nhập vào trí tuệ và từ bi rồi, thì mọi loài chúng sanh đều bình đẳng ở trí tuệ và từ bi, tức là Phật tánh đều bình đẳng như nhau. Trong Phật tánh không cao không thấp, bởi vậy Phật mới nói: “Ta là Phật, các con là Phật sẽ thành”. Có nghĩa rằng giữa Phật và chúng sanh đều bình đẳng giữa tánh Phật, nhưng Phật đã hiển lộ được tánh Phật còn tánh Phật của ta vẫn chìm sâu dưới đống sình mà thôi. Hai tánh đó dù chìm sâu và đã hiển lộ đều bình đẳng với nhau, nhưng hiện giờ nó khác, khác là Phật đã được hiển lộ, còn chúng sanh đang chìm đắm, đang mê.

Cho nên sự khác biệt về kiến thức của loài người, về tiền, về danh vọng, về địa vị, về phước báu là do công hạnh tu mà tạo ra sự khác biệt. Nhưng nếu chúng ta chuyên chú vào trí tuệ và từ bi thì chính trí tuệ và từ bi của tánh Phật đó không bao giờ khác biệt. Giữa Phật và chúng sanh đều bình đẳng tánh trí – tánh Phật và trí tuệ, từ bi và yêu thương.

Và trong trí tuệ – từ bi, yêu thương đó, nếu chúng ta thể nhập vào được rồi thì có cơ hội tạo được nhiều phước báu để tăng trưởng những phần phước báu trong cõi nhân thiên này như những người khác một cách từ từ tùy theo phước báu thành tựu được. Nhưng trí tuệ và từ bi khi chúng ta thể nhập vào được rồi, dù có khác biệt về vật chất, về danh vọng, địa vị, về tướng cao, tướng thấp, tướng đẹp, tướng giàu nghèo nọ kia thì cũng không sao bởi vì đó chỉ là phước báu nhân thiên của loài người mà thôi. Còn phước báu tột cùng chính là trí tuệ và từ bi, khi thể nhập vào rồi, chúng ta sẽ thành Phật và sẽ là Phật, không có sự khác biệt. Cho nên bình đẳng tánh trí trong nhà Phật là nói đến tâm Phật chứ không nói đến sự khác biệt giữa kiến thức của loài người bởi phước báu nhân thiên tạo ra.

Mô Phật!

Tham vấn Phật pháp 12, https://youtu.be/AFyxY_UZyg4

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn