Search

Bí Kíp Của Phương Trượng

Bảo Diệu Tâm đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào các bạn đang ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook chùa Xá Lợi.

Các bạn thân mến! Nếu chúng ta ở trong nhà thôi, sự va chạm đối với cha mẹ, với vợ chồng, con cái hoặc anh chị em nhiều lúc hay bị sứt mẻ, vì mỗi người mỗi ý, mỗi người mỗi một suy nghĩ làm việc, cách cư xử khác khó đồng bộ. Do vậy mà ông bà thường nói “cha mẹ sanh con trời sanh tánh”. Ý rằng tánh tình của mỗi người mỗi khác, dễ bị đụng chạm nếu không hiểu và thông cảm. Cho nên thông thường mỗi một gia đình có những giây phút căng thẳng dữ lắm, cãi nhau, chửi nhau rồi thậm chí mà có thể giận hờn bỏ đi. Nói không xa, các bạn có thể nhìn vào gia đình của mỗi chúng ta nhất định trong anh em của mình, cha mẹ của mình hoặc do bản thân của mình đã nhiều lần xảy ra những chuyện làm cho nhau buồn lắm.

Có một câu chuyện kể là: Ở một ngôi chùa kia, có một vị Phật tử, từ thuở sớm khi ngôi chùa hình thành, chưa có ai tới làm việc công quả, thì cô đã vô tình nguyện làm công quả trong nhà bếp, để giúp cho các sư khi lập chùa ở đây và cũng giúp để cúng cơm cho các sư. Sau dần tăng đoàn đông lên, sinh hoạt của chùa tứ phương luôn lui tới, nhà bếp bận rộn hơn. Lúc đầu có một mình cô thôi, sau này có nhiều người giúp đỡ, nhưng cô đầu bếp này khó tính dữ lắm, hay sân hay giận, không thể điều hành được nhà bếp như thuở xưa có mình cô ta. Không hiểu sao cô cứ hay nóng giận, chửi bới, rồi những người tới làm việc công quả cho nhà bếp dần dần sợ hãi, tránh xa hết, không ai sẵn sàng tới để làm việc, bởi tính cách nóng nảy khó chịu của cô đầu bếp này. Tăng thân thì nhiều, sinh hoạt trong chùa cũng nhiều, cần nhiều sự giúp đỡ về vấn đề ăn uống, nhưng cô ta không làm việc được với mọi người, có tính hay chửi hay gắt, chẳng ai muốn vô nhà bếp làm, mặc dù họ thực sự muốn giúp Sư, giúp chùa. Chuyện đến tai Sư, và thật sự nhiều bữa đồ ăn không tới đúng giờ, các Thầy các vị Phương Trượng phương xa tới, thậm chí nhiều khi không có đủ đồ ăn, bởi vì có một mình cô chuẩn bị không được, mà người giúp thì không ai dám vô.

Một hôm Sư trụ trì mới xuống bếp cùng với cô đầu bếp nấu cơm và Sư trụ trì nấu cơm lấy cuốn sách ra đọc từng chữ, ghi xuống phương thức nấu cơm của Phương Trượng đời trước dạy cho vị Sư trụ trì này. Cô nhà bếp mới thấy lạ nấu cơm mà còn phải mở sách ra học nên nói với vị Sư trụ trì rằng: “Thưa Ngài, Ngài nấu cơm Ngài đọc cái gì ở trong đó?” Sư trụ trì mới nói: “À ta đọc bí kíp nấu cơm của Phương Trượng đời trước dạy cho ta”, nhưng cuốn sách ghi phương thức nấu cơm lại bằng chữ Hán cô này không đọc được, tò mò nhìn mà đọc không hiểu mới nói sư trụ trì rằng: “Con đó, nấu cơm phục vụ chùa từ thuở đầu, phương pháp nấu cơm con biết mà, đơn giản lắm, nhưng con không hiểu rằng phương pháp mà Phương Trượng đời trước truyền dạy cho Ngài như thế nào? Ngài có thể đọc và dịch cho con hiểu, để con có thể nấu được nồi cơm ngon hơn không” Sư trụ trì lúc đó mới đọc và nói rằng: “Phương Trượng dạy khi nấu cơm vo gạo cho sạch, đổ vào nước có chừng mực, lửa phải cho lớn, để nước sôi thì sẽ làm cho cơm cháy, nên lửa phải vừa thôi để tạo cho hơi nó bốc và làm cho nước nóng từ từ ấm nên, gạo mới có cơ hội chín đều và ngon. Sau khi nước đã sôi thì phải rút bớt lửa ra, chỉ để chút than hồng dần dần cạn, than tàn cơm sẽ ngon. Và từ từ nếu muốn có một phần cơm cháy thì cho than ở cái góc nào đó lớn hơn một chút cơm chỗ đó sẽ có cơm cháy ăn thật là ngon. Nhưng mà thôi nói tới vậy thôi trong sách này ghi còn nhiều phương pháp nấu cơm lắm, quan trọng là phải vo gạo cho sạch đổ nước vừa đúng, cơm sôi thì bớt lửa, muốn có cơm cháy thì than hồng.

Cô kia thấy cái này mình cũng biết mà sao gọi là bí kíp nấu cơm thượng thừa. Nhưng khi đó vị sư trụ trì nhìn thẳng vào mắt cô bằng ánh mắt từ bi và nói: “Ta biết con biết được cách nấu cơm nhưng Phương trượng đời xưa đã dạy ta, đây là cách nấu cơm tuyệt vời nhất trong nhà chùa: gạo phải vo cho sạch, nước phải có chừng mực, khi sôi bớt lửa, muốn có cơm cháy thì than phải hồng, gia giảm đúng mức sẽ có một nồi cơm phù hợp.“ Như hiểu ý, cô nhà bếp quỳ xuống lạy và sám hối sư phụ trụ trì. Từ đó cô hiểu và những người tới làm việc trong nhà bếp, cô đều rửa sạch suy nghĩ của mình và có cách đối xử phù hợp như mực nước đổ vào gạo. Để khi thấy chuyện gì không như ý mình, tâm mình sôi sùng sục thì bớt việc lại, lùi lại mấy bước, thư giãn nhẹ nhàng để khi thấy ở trong nhà bếp nó chùng xuống không có sức sống, thì lại đốt than lên một chút để mà tiếp lửa cho mọi người làm việc. Cách làm việc của cô khéo dần và rồi nhà bếp hoạt động trở lại bình thường nhanh nhẹn, nhiều người lui tới xin vào tình nguyện làm trong nhà bếp. Dưới sự điều khiển và phối hợp khéo léo của cô nhà bếp, ngôi chùa trong nhà bếp ấm cúng, khách thập phương tới đều khen, những bữa ăn thật là ngon, cơm thật là thơm và thậm chí có những người muốn có chút cơm cháy ăn cho ngon. Họ ăn vào thấy ghiền, bởi vì cô này đã nấu đúng, gạo rửa cho sạch, nước có chừng mực, khi sôi bớt lửa, muốn cơm cháy thì than phải hồng.

Với bí kíp đó thôi, cô đã phối hợp nhịp nhàng tất cả những người tình nguyện trong nhà bếp. Khi cô thấm hiểu và thấy nhà bếp hưng thịnh, khách thập phương đều khen, cô mừng lắm, cô lui tới vị trụ trì và quỳ xuống lạy. Nhờ bí kíp Phương trượng đời trước và sự khai thị Từ Bi của vị trụ trì, con hiểu ra được chân lý sống trong nhà bếp.

Các bạn thân mến! Sự thực, hầu hết tất cả mọi ngôi chùa, trong nhà bếp thường hay lộn xộn. Có thể một người nào đó đã ở đó lâu, hiện diện trước những người khác, thường không biết gạo phải rửa cho sạch, nước phải chừng mực, bớt lửa khi nó sôi, than hồng cần cơm cháy. Cho nên những người tới tình nguyện giúp đỡ không thể làm việc chung. Và chính trong nhà bếp, bữa cơm thay vì thơm và ngon nơi cửa chùa, trở thành như nơi tội lỗi ai tới cũng bị ám ảnh, ăn một bữa cơm trong chùa mặc dù cơm chay, mà như có xương mắc vô trong họng. Nếu các bạn là những người thường tình nguyện lui tới làm việc trong nhà bếp của các Tổ Đình, của các Thiền Viện, của các Chùa, các Tịnh Thất. Các bạn nhất định đã có những sự trải nghiệm, thấy khó khăn biết chừng nào khi tình nguyện làm trong nhà bếp, vì có một số quý vị tình nguyện làm việc trong nhà bếp chưa được đọc cuốn bí kíp của vị thiền sư kia được truyền lại bởi Phương Trượng về cách nấu cơm. Chỉ cần nếu như đọc được bí kíp đó rồi, nhất định mọi nhà bếp trong các chùa đều êm ấm, khách thập phương tới ăn một bữa cơm của chùa sẽ ghi nhớ mãi mãi, bởi tràn đầy năng lượng hòa ái của những người tình nguyện công quả ở trong nhà bếp nơi ngôi chùa ấy.

Nhớ rằng phải rửa sạch gạo, tức là phải rửa sạch cái tâm thái của mình, đừng để cho cái tôi nó dơ bẩn, khấu uế ở trong sự sinh hoạt trong nhà bếp. Nước phải chừng mực, mọi sự tiếp sức hướng dẫn phải hòa hợp, đừng căng quá. Mà khi nó đã thấy sôi lên rồi sùng sục ở trong lòng mọi người á, nhớ rút bớt lửa ra, chùng xuống một chút, đứng xa để cho mọi người có sự thư giãn. Còn nếu như mọi chuyện nó bị chùng xuống do một chuyện gì, thì phải tiếp lửa cho mọi người khéo một chút, khéo một chút. Ở trong nhà bếp theo bí kíp thượng thừa của Phương Trượng truyền lại cho Thiền sư nhất định nhà bếp của các ngôi chùa sẽ hạnh phúc. Đặc biệt đối với quý vị đi tới Chùa, đi tới Tịnh Thất, đi tới các Am Thất, các Thiền Viện làm công quả trong nhà bếp đã lâu năm, và hình như đã trở thành người đứng đầu, nhớ đọc cái bí kíp của Phương Trượng truyền lại, nhất định các bạn sẽ làm cho muôn người đều hoan hỉ và thích tới ngôi chùa của các bạn đang làm công quả. Bởi vì các bạn đã nắm thật vững phương pháp nấu cơm của Phương Trượng. Chén cơm của nhà chùa là chén cơm của Phật, chẳng phải chén cơm trong dân gian chan chứa bằng sự hận thù, bực bội khó chịu, mà được nấu bằng lửa yêu thương, bằng nước Từ Bi thơm ngát tình hòa hợp. Chén cơm của nhà Phật khác chén cơm ở đời.  Cách nấu cơm ở trong nhà bếp trong các Chùa các Thiền Viện, Am Thất khác với cách nấu cơm tại tư gia. Nếu mang cách nấu cơm về nhà nấu và có được chén cơm trong chùa hiện diện trong gia đình nhất định gia đình của các bạn luôn hạnh phúc.

Các bạn, cám ơn các bạn đã lắng nghe

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn