Search

Bài 3106. Chưa Kịp Nói Lời Yêu

Bảo Nguyệt đánh máy

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy, miên mật tu tập, để thắp sáng đuốt tuệ, thể nhập vào Tâm Tỉnh Giác, quán chiếu thấu rõ được vạn pháp Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Chúng con nhân mùa Vu Lan báo hiếu ông bà, cha mẹ, người thân đã quá vãng nhiều đời được siêu sanh tịnh độ và cho cha mẹ tăng long phước thọ, bênh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thân tâm thường an lạc, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả, nguyện cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh, xin Chư Phật từ bi chứng minh.

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, hãy ngồi xuống, buông thư nhẹ nhàng, cùng nhau ta trở về với hơi thở của Chánh Niệm nhớ lời Phật dạy. Lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Từng hơi thở quán chiếu mật ngôn Mu A Mu Sa Tâm Từ Bi, quán chiếu Mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang Tâm Trí Tuệ, quán chiếu Ma Sa Ốp Uê Tâm Tỉnh Giác, thể nhập vào Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác quán gắn kết với mười phương Chư Phật, lấy tự lực trong công hạnh Thiền Tu đón tha lực Mật Điển vi diệu. Chúng ta đều có cơ hội nhìn thấu được bản thân. Hãy bắt đầu. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm tổng trì Mật Ngôn đón nhận Mật Điển, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 biến)

Mô Phật! Các bạn thân mến! Bảo Thành đang suy nghĩ trong cuộc đời của chính mình có ai đó mà Bảo Thành Chưa Kịp Nói Lời Yêu, chủ đề rất là kiêu nghe thấy rùng rợn, bởi là người xuất gia tại chùa chưa có nói lời yêu trước khi gặp các bạn. Các bạn suy nghĩ chắc có lẽ Bảo thành và những vị xuất gia chưa kịp nói lời yêu với ai đó đã vội vàng xuống tóc vào cửa Thiền môn trốn tránh suốt đời. Có thể và ai cũng nghĩ được, không sao, ta hãy nghĩ theo những chiều hướng mà tâm ta khởi lên nhưng hãy cùng nhau ngồi lại để chia sẻ và cho nhau nói lời từ tâm về ai đó mà ta chưa kịp nói lời yêu. Không biết chủ đề này của ai phải chăng đang rung động với một người nào đó nhưng chưa kịp nói lời yêu thì họ đã chia tay. Hai chữ chia tay có nhiều cách ,chia tay trong vội vàng để về với lòng đất, chia tay trong sầu muộn để đi với người thứ ba. Tất cả mọi sự chia tay đó muốn hay không, có lẽ chúng ta một phần của cuộc đời nơi kiếp người nhiều lần chưa kịp nói lời yêu.

Ai vậy? Ai vậy ta? Ai trong chúng ta chưa kịp nói lời yêu. Suy nghĩ một chút về chính mình hay những người gần gũi. Bảo Thành đang tìm trong quá khứ coi có ai đó mà mình chưa kịp nói lời yêu hay nói quá nhiều mà mình không nhớ. Có lẽ Bảo Thành chưa ai mà chưa nói một lời yêu thương với họ để rồi hối hận bây giờ phải than “Chưa kịp nói lời yêu”. Hồi nhỏ đã được thực tập biết nói yêu, yêu nhiều lắm, yêu mọi thứ và có lẽ hình như rất nhiều người mà Bảo Thành đã nói yêu với họ. Còn các bạn có dám nói yêu chưa hoặc có ai đó trong đời của mình nói lời yêu mà đã chia tay chưa?. Đức Phật Thích Ca khi mới sinh ra chưa biết nói, chưa biết nói, đến khi biết nói muốn nói lời yêu với mẹ thì mẹ đã đi từ cái thuở nào, cả cuộc đời của Đức Phật tám mươi tuổi khi viên tịch cũng chẳng có cơ hội gặp mẹ thật sự như chúng ta để nói một lời yêu thương “ Mẹ ơi! Con yêu Mẹ”. Mở đầu sự đồng tu hôm nay ca sĩ Thanh Hà hát bài “ Mẹ ơi! Mẹ đâu rồi?.” Nghe mà trong lòng rưng rưng nước mắt nhớ về mẹ. Mùa Vu Lan, các bạn, ta không nói về những con người chưa kịp một lời yêu đã chia tay như bạn trai- bạn gái, tình vợ chồng. Ta nói chung tình yêu cao cả của nhà Phật đó là lòng Từ bi mà Đức Phật luôn khuyên nhủ chúng ta hãy học và biết nói chữ yêu thương đối với nhau. Đừng để khi người đi rồi trong bóng tối của sự cô đơn nhung nhớ ta khóc thầm và chết lặng trong tâm tưởng khi vì ta chưa kịp nói lời yêu thương với đấng ấy.

Có một bạn ở rất xa đi làm ở nước ngoài. Bạn ấy trong vài tuần trước có nhắn tin nó rằng : “Thưa Thầy! Cha con ở Việt Nam bị bệnh dịch, con làm ở nước ngoài xa lắm không về kịp và rồi sự ra đi của ông cụ quá nhanh đến ngỡ ngàng con chẳng thể về được, trong lòng rất buồn”. Và dĩ nhiên bạn ấy cũng không kịp nói lời giã từ huống chi là nói lời yêu với cha trong giây phút cuối. Nhưng Bảo Thành tin chắc giây phút cuối không nói lời yêu với cha, thì trong cuộc đời của bạn đồng tu đó cũng đã nhiều lần nói lời yêu “Cha ơi! Con yêu cha”. Dưới những ngôn từ khác biệt nhưng đồng một ý nghĩa, dưới những hành vi khác biệt nhưng tỏ lộ tình yêu. Nhưng dù muốn dù không sự ra đi của cha cùng làm cho bạn ấy đau buồn lắm! Nhưng mang câu chuyện của Đức Phật ta sẽ thấy Ngài chẳng thể chứ không phải chưa kịp. Ngài chẳng thể nói lời yêu với mẹ, mẹ đã đi từ thuở lọt lòng không có cợ hội các bạn ơi, khi Ngài biết nói Ngài không có cơ hội nói “Mẹ ơi! Con yêu mẹ!”. Vậy nên trong suốt cuộc đời của Ngài từ lúc ấy cho đến khi Giác Ngộ, tâm tưởng của Ngài luôn luôn nhập vào đại định để hồi hướng và tới với mẹ mình bằng năng lượng siêu thế của sự thanh tịnh. Để từ đó gần gũi mẹ, san sẻ chân lý. Rất thực tế, chúng ta cuộc đời này cái yêu lớn đó là tình yêu đối với song thân phụ mẫu, đối với người thân, đối với người chung quanh, hình như ta cằn cỗi chẳng bao giờ tưới tẩm lời yêu thương cho nhau, hoặc hiếm thì người yêu ở đời chúng ta trăng gió mây mưa mang những ngôn tình đậm nét văn chương để tỏ lộ anh yêu em, em yêu anh qua bông hoa, qua thư tình, qua ánh mắt. Nhưng đối với người chân thật hy sinh cả cuộc đời yêu thương ta tìm hoài không ra thứ ngôn ngữ yêu thương chân thật để tỏ lộ. Các bạn có khi nào nói với mẹ rằng: “ Mẹ ơi con thương mẹ!”. Các bạn có khi nào trở về nhà nhìn vào trong ánh mắt sâu thẳm chứa đựng biết bao nhiêu sự hy sinh gian khó, để nuôi nấng ta thành người của mẹ, và nhìn vào đó nói với mẹ rằng :“ Mẹ ơi con thương mẹ”. Không! Chúng ta những người con đã chạy trốn cái hố sâu của sự hy sinh. Nơi ánh mắt chiều tà hoàng hôn dần tắt lịm của mẹ, mẹ đợi mãi cha đợi mãi mà chưa bao giờ nghe được tiếng “Cha ơi!, Mẹ ơi! Con thương cha mẹ!”.

Câu hỏi là tại sao chúng ta khan hiếm những cái lời chân tình như thế mà cứ gọi học Phật với Tâm Từ Bi bởi vì chúng ta biến cái chữ Từ Bi thành cao siêu khó với chứ nào ngờ Từ Bi thông dịch đơn giản là “tình thương”. Từ Bi, Tâm Từ Bi là tâm biết yêu thương nhau. Hãy yêu thương nhau như cha mẹ mình yêu thương mình, hãy yêu thương cha mẹ như cha mẹ yêu thương mình, đừng để giây phút cuối, một lúc nào đó bạn chưa kịp nói lời yêu thì các đấng ấy đã ra đi mãi mãi. Đừng để cho chồng cho vợ con cái hoặc người thân hoặc tình thầy trò chưa bao giờ dám nói một lời yêu thương chân thành, với sự tôn kính đối với họ để rồi phải chia tay ta sẽ buồn, ta sẽ sầu, ta sẽ khổ. Bởi người tới trong cuộc đời chẳng bao giờ có thể gặp lại lần thứ hai, thật khó. Nên khi còn gặp nhau hãy nói lời yêu thương. Khoa học đã chứng minh những đứa trẻ sinh ra ở trên đời mà cha mẹ gặp luôn luôn chửi bới la mắng, ghét bỏ, chẳng bao giờ biết nói lời yêu thương, những đứa đó gọi là bị xâm hại tinh thần, tâm linh và thể chất. Nó sẽ sớm và lớn lên trong sự quằn quại, đau đớn, bệnh hoạn và sẽ trở thành những người tội phạm gây ra tai họa trong xã hội. Và khoa học cũng chứng minh nếu như những người con chẳng bao giờ biêt nói với cha mẹ mình rằng “Cha mẹ ơi, con thương yêu cha mẹ lắm!” thì chẳng khác gì cái cây đã trổ bông, trổ quả đã dùng hết sức của mình để nuôi dưỡng cái thân cây lá cây, hoa và kết trái nhưng chẳng được tưới tẩm thì cũng sẽ khô héo từ từ và chết dần theo năm tháng của sự cô quắt, cả hai hình như người Á Đông của chúng ta bị hạn hán ngôn từ, bị thiếu vắng ngôn ngữ, tiết kiệm quá đáng chẳng bao giờ biết nói yêu thương nhau. Cứ giấu giấu diếm diếm đến khi chết chôn xuống mồ rồi mới ra than khóc “Mẹ ơi, con nhớ mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ. Cha ơi! Mẹ ơi! Vợ ơi! Chồng ơi !”. Nhưng khi còn sống chẳng bao giờ biết nói, nếu tính chiều dài của cuộc đời ta nói chữ yêu thương nhau,hiếm quá! Bảo Thành may mắn sống ở bên Mỹ sáng đến tối ai cũng biết nói yêu thương nhau hết. “I Love You”. Cha mẹ mới sinh con ra mà con cái chưa biết nói, mới sinh thôi họ đã nói “I Love You”.   Và lớn lên khi biết nói, cha mẹ cũng dạy cho con cái biết nói “I Love You”. Sáng sớm họ đi làm, vợ chồng họ chia tay “I Love You”, chiều về cũng “I Love You”, con cái gặp cha mẹ hoặc đi đâu đó, đi học đi đâu, hoặc trở về cũng luôn luôn “I Love You”.  

Những ngôn từ yêu thương đó chính là nước tình thương tưới tẩm cái cội nguồn hạnh phúc nơi mỗi con người và gia đình. Nuôi dưỡng sự sống, thân và tâm làm cho tâm thần được mát, tinh thần được sáng, thân xác khỏe. Việt nam ngại quá nói I Love You ngại quá như là mắc gì trên quai hàm, thúc hoài không ra chữ, kì quá ai nói như vậy. Mà chính Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết nói lời từ bi, biết chia sẻ tình thương, ngôn ngữ chứa đựng năng lương trao cho nhau ta mạt sát, ta dèm pha, ta chì chiết, ta đâm thọc, ta chửi bới, ta nói ngôn từ thô ác, ta cứ tưởng không có gì, nhưng thật sự những ngôn từ đó người nghe chết ở trong lòng. Nghe một chút mà chết cả cuộc đời, đau đớn lắm! Bạn cứ thử đi ai chửi bạn, chì chiết bạn, bạn đau tê tái, bạn bầm tím ở trong con tim, bạn chết dần chết mòn, ngày hôm đó coi như mặt trời tan biến, mây đen giăng hết, lòng ảo não, sầu, ăn không ngon, ngủ không yên, thấp thỏm, lo âu, sợ hãi. Vậy mà tại sao các bạn vẫn mang thuốc độc từ ngôn ngữ rải khắp mọi nơi để giết chết người ta. Có lẽ các bạn và Bảo Thành không ngờ rằng ngôn ngữ độc hại giết chết người.

Giới thứ tư Phật dạy đừng có nói thêm bớt, nói đâm thọc, nói dối, nói thêu dệt, nói thô ác. Rõ ràng quá các bạn, Phật hiểu chúng ta không ngờ ngôn ngữ có năng lượng, ngôn ngữ truyền tải năng lượng từ tâm, nếu tâm ta yêu thương nói ngôn từ yêu thương, sẽ mang năng lượng tình thương san sẻ, tưới tẩm cho nhau. Nếu ngôn ngữ ác sự chuyển dịch của cái tâm ác, mang sự ác độc tiêm nhiễm, thẩm nhập vào người khác và giết chết người ta, giết người là giới thứ nhất, chẳng phải giết người bằng dao bằng súng mà giết người bằng ngôn ngữ, cho nên trong giới thứ nhất và giới thứ tư có chỗ giết người thật rõ mà ta không tường. Chưa kịp nói lời yêu – hối hận đó cả đời sẽ đau,sẽ khổ. Bảo Thành gặp các trẻ thơ tới trong chùa, các em cũng theo cái thói quen mang tình yêu tới chùa tưới tẩm lên Thầy, nên các cô nên Bảo Thành gặp các em cũng nói I Love You chia tay cũng nói như thế và rồi mình cũng theo cái tâm tình trong trắng như thiên thần của các em. Khi các em đi từ chùa về nhà mình cũng gửi năng lượng yêu thương bằng những chữ rất bình dị -I Love you. Có lẽ người phương Tây hồi xưa không biết về Phật bây giờ cũng còn rất ít so với số người sinh sống nhưng sự áp dụng tình thương đối với nhau bằng ngôn ngữ họ rất chân thành và là ngôn ngữ thông dụng bởi ngôn ngữ đó mang lại sự sống sự tươi vui và tưới tẩm hạnh phúc cho gia đình, họ quan tâm đến hạnh phúc gia đình, của người họ thương yêu, của tất cả mọi người. Nhưng người Việt cứ lầm tưởng I Love You tức là tôi phải lấy người đó về nhà thôi để đặt lên gác bếp cho khô, ủ, mà đúng á người Việt ta khi nói chữ yêu nhau là mang nhau về nhà nhưng sau đó chẳng bao giờ tưới tẩm tình yêu, thảy lên trên gác bếp để cho bù hóng trong bếp nó làm khô cả một đời. Mới gặp thì yêu yêu đậm đà dữ lắm nhưng về rồi lời yêu như trốn mất tìm hoài không ra. Người ta gọi là khánh kiệt ngôn từ tình yêu, phá sản ngôn ngữ tình yêu chẳng còn.

Cái gì cũng có thể mất, nhưng những lời yêu thương không thể cạn kiệt, không thể khánh kiệt, không thể tan biến nơi mỗi người chúng ta. Lời yêu thương mà chân thật nhất đó chính là lời Mu A Mu Sa, lời Từ Bi, năng lượng tình thương mà ta mỗi một ngày đồng tu với nhau ngồi ở nơi đây, thế trần này so ra với vũ trụ ta nhỏ bé không tìm được, nhỏ quá!  Nhưng vẫn có cái thật lớn đó là lời yêu thương, san sẻ tới muôn loài chúng sanh. Và chính vì cái tâm tình thương được lan tỏa, được khởi dậy mà chư Phật chư Bồ Tát gắn kết, ban rải,  tưới tẩm xuống cho chúng ta. Nếu chúng ta biết tưới tẩm tình yêu thương của mình tới muôn người thì chư Phật, chư Bồ Tát cũng tưới tẩm tình yêu thương của các Ngài tới với chúng ta. Khi cho đi tình yêu là đón nhận tình yêu, khi cho đi tình thương là đón nhận tình thương, cho đi là đón nhận, dâng hiến là đón nhận. Những ai biết dâng hiến thì sẽ được hiến dâng. Những ai cho đi sẽ được đón nhận .Chắc chắn trong các bạn, đã có người chưa kịp nói lời yêu như Phật đó, như người bạn mà Bảo Thành vừa kể và như chính bản thân của Bảo Thành đây, đối với mẹ của mình, mẹ đã mất tròn ba mươi năm trời. Từ năm chín mười cho đến năm chín mươi hai mẹ bệnh rất nặng. Trước đó, năm tám mươi sáu tới năm chín mươi mẹ bệnh dần dần trong sự nhung nhớ các con và thân bệnh, ở xa quá Bảo Thành không thể về nói lời yêu với mẹ mà thư gửi về thì phải sáu tháng mẹ mới đọc được, Sư gửi qua thì cũng phải sáu tháng trọn một năm mẹ con mới có thể đọc thư. Và dĩ nhiên thuở ấy Bảo Thành quá ngu, quá dại dột chưa biết nói lời yêu thương chân thật của người con đối với mẹ. Dĩ nhiên trong mọi hành động, mọi suy nghĩ luôn kính trọng yêu thương mẹ nhưng sao mà ngu, chẳng bao giờ nói “Mẹ ơi! Con thương mẹ.”, nay ngồi nghĩ lại hối hận vô cùng, không nói được cái câu “Mẹ ơi! Con thương mẹ.”. Hồi xưa mẹ sinh ra, mẹ luôn nói mẹ thương con lắm nhưng con chẳng thể nói ngược lại, cũng rất may. Năm 2017, giây phút cuối của cuộc đời khi Bảo Thành về thăm cha trong  một tuần rồi cha mất. Trước và sau cái bài học ngu dai của mình thuở xưa đối với mẹ nên sau đó đối với cha mỗi một lần gặp thường nói “Cha ơi! Con thương cha.”.Và giây phút cuối, rút hơi thở, rút cái ống thở của cha ra vào ngày 3-8-2017 Bảo Thành đích thân rút ống thở và nói với cha rằng “Cha ơi! Con rất thương cha.”.Nằm lịm đi mấy ngày mắt nó trợn tròng không thể cử động được nữa, bác sĩ nói chết rồi mà giây phút cuối khi nghe “Cha ơi! Con thương cha.”của Bảo Thành và các anh chị em, bàn tay trái của cha đã đưa lên xoa đảnh đầu của Bảo Thành nhưng một dấu chỉ nói rằng năng lượng của ngôn từ rất mạnh để cho người đã ra đi có thể ngược dòng tử thần trở về để đón nhận. Các bạn! Ngôn từ tình thương đối với cha mẹ, lời yêu thương đối với vợ chồng, con cái, đối với muôn người, nếu muốn khéo sử dụng bằng tâm chân thành, lòng thành kính yêu thương thật sự và hiến dâng tất cả chẳng mong cầu lợi về thân, về tiền, về quyền thì nhất định lời yêu thương đó sẽ có cái năng lực siêu thế. Có thể gọi là tha lực để truyền trao cho nhau, vượt qua muôn trùng cái khó khăn, thử thách và đau đớn để sống hạnh phúc và bình an. Các bạn đừng như Bảo Thành để trở thành ngu dại không biết nói lời yêu thương với Mẹ, với Cha, với người thân để rồi khi người ấy đã ra đi mãi mãi sẽ đau đớn ở trong lòng, sẽ khổ lắm. Bảo Thành đã phạm và thấy mình thật ngu, còn các bạn nếu cha mẹ vẫn còn đừng để rơi vào trạng thái ngu, dài hạn như Bảo Thành, hãy tỉnh thức và nói lời yêu thương với cha mẹ, hãy thức tỉnh để nói lời yêu thương với vợ với chồng với con, với người thân với huynh đệ, với Thầy, với các bạn đồng tu bằng cái tâm tuyệt đối thanh tịnh để chuyển ngữ của ai chữ “Tình yêu”đó là Từ Bi. Các bạn à! Mu A Mu Sa là ngôn tình Từ Bi yêu thương để san sẻ với nhau, những ai thường tổng trì Mật ngôn Mu A Mu Sa, người ấy dung thông được với tình thương, tận  hà sa pháp giới, cùng với Phật, Chư Bồ Tát cùng với tất cả mọi chúng sanh, dung thông thành một không có sự chướng ngại, Đức Phật dạy không nằm ngoài hai chữ Từ Bi nghĩa là tình thương.

Ta học Phật mà cứ để hối hận chưa kịp nói lời yêu thì đó là người giả dối, ngu dốt, thì đó là người khờ khạo, Bảo Thành chính là một trong những người ấy thuở xưa đối với Mẹ. Mu A Mu Sa là Từ Bi, là yêu thương mà ta thường nguyện xin Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống với ta và xuống với mọi loài chúng sanh. Mùa Vu Lan và vẫn còn có những cái lễ Vu Lan tiếp tục cử hành trong những cái ngày cuối tuần sắp tới, chúng ta đừng để những cái lời thơ văn, sáo rỗng ôi Cha ơi, ôi Mẹ ơi, để làm gì?. Đừng mang hoa, mang trái  cây giỗ, cắm, hoặc cầu siêu cho Cha Mẹ làm chi, một năm không nhớ cứ đợi đến ngày Vu Lan rồi ngày Vu Lan đó để nhớ đến Mẹ nhưng đảo lộn hết rồi, người ta không gọi là Vu Lan nhớ Mẹ, người ta gọi cả cái tháng bảy, tháng âm lịch tháng bảy là tháng cô hồn, cuộc đời đã đảo lộn chân lý của Phật, Vu Lan là ngày là tháng là cuộc đời biết nói yêu thương nhau nhưng giờ đây tháng bảy trở thành tháng cúng cô hồn, xui xẻo lắm. Vì sợ xui mà tới Chùa cúng chứ tốt đẹp gì đâu. Các bạn sẽ thấy rải rác trên đất nước Việt Nam cúng cô hồn đầy đường, không những ở trong thế gian mà ngay trong cửa Chùa cũng cúng cô hồn, không biết ai có đôi mắt thần thông giác ngộ lại nhìn thấy cô hồn mà cúng hay gom đại ai ai cũng là cô hồn, coi chừng đó là Cha Mẹ đấy. Đức Phật nhìn thấy đống xương ở trong bìa rừng nhận ra Cha Mẹ và chính bản thân mình trong đó nhưng Ngài đâu gọi đống xương đó là đống xương của cô hồn đâu. Lễ Vu Lan, ta tụng thấy rõ lắm nhưng ngày nay tháng bảy dưới dân gian đã biến thành tháng cô hồn. Đừng để khi Cha Mẹ còn sống mà như những cô hồn vất vưởng trong xó nhà, đừng để những người yêu thương ta, những người thân ta còn sống cũng vất vưởng như cô hồn ở trong nhà về nhìn nhau bốn mắt trợn trình, trong lòng lạnh cảm chẳng biết nói lời yêu thương. Hãy tưới tẩm tình yêu bằng những ngôn từ chân thật với nhau. Mu A Mu Sa là Cam Lồ tịnh thủy, là nước yêu thương, là năng lượng tình thương khi tưới tẩm tới với nhau, người ấy sẽ được đón nhận tràn đầy sự sống, không những người được tưới và người tưới tẩm tình thương đó đối với mọi người cả hai, cả hai đều lãnh nhận được năng lượng đặc biệt. Đừng chạy trốn, đừng sợ hãi, dũng mạnh lên, người con Phật phải dũng mạnh, dám thể hiện tình yêu chân thành với cái lòng tôn kính với song thân, phụ mẫu, với vợ chồng, con cái, với bạn bè, với Thầy trò, các bạn đồng tu, với nhân loại và muôn loài, hãy nói lời yêu thương đừng để sau này ta than chưa kịp nói lời yêu hay ai đó cũng than chưa kịp nói lời yêu với ta mà ta đã vùi đầu trong lòng đất rồi, có không nói đến khi chết rồi than, đúng là ngớ ngẩn. Ngớ ngẩn đến ngẩn ngơ cả cuộc đời bởi hối hận đó các bạn.

 Mu A Mu Sa là Mật ngôn vi diệu, Mật ngôn Từ Bi. Mu A Mu Sa là Mật ngôn vi diệu, là Mật ngôn Từ Bi, Mu A Mu Sa có năng lượng siêu thế, phá tan đi cửa ngục của sự ngăn cách, mang thông điệp của tình thương trao cho nhau, Mu A Mu Sa làm cho đống xương tàn trỗi dậy mang hình hài của tình yêu làm cho sự chết biến thành sự sống nơi mỗi con người, làm cho gia đình tăng trưởng được hạnh phúc, làm cho tình bạn tươi thắm hơn và làm cho xã hội nở hoa, cho cộng đồng được kết trái. Mu A Mu Sa rất đặc biệt, Mu A Mu Sa có nghĩa là Từ Bi, quán tâm Từ Bi, Mu A Mu Sa là năng lượng tình thương mà ta trao cho nhau, Mu A Mu Sa là năng lượng tình thương Chư Phật, Bồ Tát mười phương rải xuống tưới tẩm cho chúng ta, nó gột sạch hết mọi quế trượt, đau khổ và phiền não, bệnh hoạn, xui xẻo. Hãy nói lời yêu đối với tất cả bằng tâm chân thành và tôn kính, đừng để hối hận để rồi than chưa kịp nói lời yêu. Hãy nói lời yêu thương, nếu là cha là mẹ hãy nói đi các bạn ơi. Mẹ ơi, Cha ơi, con rất thương cha mẹ. Ta nên nói bởi các Ngài đã hy sinh tận hiến cả cuộc đời cho ta, những gì bạn có và bạn như thế nào ngày hôm nay đều là sự kết tinh bằng cả cuộc đời hy sinh của mẹ chúng ta. Hãy học nói lời yêu với cha với mẹ, hãy chia sẻ lời yêu với tất cả những ai ta có nhân duyên đồng hành trong cái kiếp người này. Đừng nhốt lời yêu thương vào tận đáy lòng cho nó khô, đừng làm khánh kiệt năng lượng yêu thương, đừng phá sản những ngôn ngữ tình yêu, đừng triệt tiêu những mối tình ta cần phải quan tâm, các bạn. Cám ơn bạn trẻ nào đó đã gửi về cái chủ đề thật tuyệt vời – Chưa kịp nói lời yêu. Các bạn, chúng ta trở về hơi thở và nói lời yêu thương với các đấng bậc sinh thành, với tất cả mọi người với chúng sinh, đã có đủ nhân duyên diện kiến trong cuộc đời này bằng lòng tôn kính, chân thành thật sự, hòa quyện vào với Mu A Mu Sa, tâm Đại Từ Đại Bi, tưới tẩm cho nhau để vượt qua mọi thăng trầm trong cuộc sống.

 Thưa Phật, xin hãy dạy dỗ, che chở và gia trì cho chúng con để chúng con biết nói lời yêu, lời yêu thương với tất cả mọi người bằng tâm chân thành, thành kín và tôn trọng. Nguyện những lời yêu thương chúng con nói với nhau bằng năng lượng Từ Bi san sẻ, tưới tẩm vào cuộc đời.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm tổng trì Mật chú, đón nhận Mật điển, nói lời yêu thương, san sẻ yêu thương, hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Chúng ta hãy hồi hướng công đức. Thưa Phật, nếu chúng con có được chút phước nào trong sự đồng tu hôm nay, nguyện hồi hướng cho muôn loài chúng sanh và cho bản thân chúng con có đủ sự tự tin và định lực để biết nói lời yêu thương với muôn loài và cũng đồng hồi hướng cho tất cả đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn