Search

Bài 3093. Trăm Dâu Đổ Đầu Tằm

Thu Hằng đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và tất cả các kênh Facebook các bạn chia sẻ.

Giờ đồng tu đã tới kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con, và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy, thắp sáng đuốc tuệ qua công hạnh mật thiền chánh niệm hơi thở song tu để thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu thấy rõ vạn pháp là Vô Thường, là Khổ là Vô Ngã. Chúng con đồng nguyện siêu cho tất cả các chư vị hương linh, nương theo thiện nghiệp tái sanh cảnh lành. Nguyện cho muôn người thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt. Nguyện cho thế giới hòa bình, chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật mười phương từ bi chứng minh!

Mời các bạn ngồi xuống trong tư thế phù hợp với cơ thể của mình, giữ lưng cho ngay ngắn, đầu cho thẳng, toàn thân buông thư thả lỏng, đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Nhớ về lời Đức Phật dạy lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Trở về với chánh niệm hơi thở quán chiếu tâm Từ Bi Mu A Mu Sa, tâm Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang và tâm Tỉnh Giác Ma Sa Ốp Uê, để gắn kết với mười phương chư Phật, nhận ra thật rõ mọi hiện tượng đang xảy ra trong đời sống đều là vô ngã, vô thường, đều là khổ.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật ngôn. Lãnh nhận Mật điển, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh giác.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn đồng tu thân mến, trong mật thiền song tu chánh niệm hơi thở, lấy hơi thở vào ra giữ tâm chánh niệm trong từng sát na nhận rõ các hiện tượng xảy ra. Nương vào tha lực mật điển đại từ đại bi của mật ngôn Mu A Mu Sa và ánh sáng trí tuệ của mười phương chư Phật soi tỏ trong tâm qua mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang và năng lượng chánh định của chư Phật Ma Sa Ốp Uê. Chúng ta sẽ gắn kết với mười phương chư Phật bằng sự tự lực trong công hạnh công phu tu tập miên mật mỗi ngày, để từ đó mỗi người, mỗi một hành giả, mỗi một bạn đồng tu đều đón nhận được thật nhiều hồng ân của Tam Bảo, mật điển tha lực siêu thế chuyển vào thân tâm theo từng nhân duyên, tăng trưởng được sự nhận thức trong quán chiếu tự thân của mình. Các bạn, mật thiền song tu là một pháp môn phương tiện nếu ai có căn duyên phù hợp, biết thọ tam quy y giữ ngũ giới, biết hành thập thiện, có tín nguyện hạnh rõ ràng thì trên con đường thực tập vị ấy sẽ nhận được thật nhiều hồng ân của chư Phật, sẽ nhận được thật nhiều tha lực siêu thế của chư Phật và sẽ nhận ra tự lực công phu, sự tự giác, giác tha, giác hạnh của chúng ta tăng trưởng. Đây là pháp môn phối hợp giữa tự lực và tha lực, ai thực hành qua sẽ có một sự trải nghiệm làm thay đổi cuộc đời và hướng dẫn cho tâm của mình từ bên trong hướng thượng, hướng thiện, thoát khỏi sự ràng buộc của nghiệp ác, của những năng lượng tiêu cực mà tự chủ được trong suy nghĩ, trong lời nói và mọi hành vi đều có sự quán chiếu lợi lạc, thiện ác phân minh. Sức khỏe cũng tăng trưởng bởi tâm an, thể chất cũng tự tại an nhiên bởi tâm sáng, tâm an và sáng, tâm từ bi và tỉnh giác là mấu chốt để hình thành một đời sống mà chúng ta ai cũng mong ước, bớt xui xẻo, thêm may mắn, bớt những tai họa chướng ngại, thêm tự thuận lợi và luôn gặp sự trợ lực vi diệu của các đấng bậc giác ngộ.

Các bạn! Chúng ta hãy trở về với chủ đề “Trăm Dâu Đổ Đầu Tằm”. Màn hình ghi rõ ta nhìn thấy rồi, câu thành ngữ tiếng Việt này có nghĩa đen và nghĩa bóng. Có một số các bạn còn trẻ hoặc sống ở thành phố có nghe mà chưa bao giờ chứng kiến, Việt Nam ta có thói quen thích mặc áo lụa, nổi tiếng trong ca dao văn thơ Áo Lụa Hà Đông. Ngày nay trên thế giới cũng thích vải lụa vì nó đẹp, mặc mát. Để rồi từ áo lụa Hà Đông hay tấm lụa Hà Đông đẹp kia nói gọn trong quốc gia, lớn hơn trong những quốc gia lớn nó hình thành cả một con đường tơ lụa từ Trung Quốc qua trung đông. Nếu các bạn thích đọc các bạn sẽ thấy được con đường tơ lụa mà người xưa, bao nhiêu ngàn năm xưa đã hình thành do những vị thương buôn, mang những sản phẩm từ á tới trung đông mà nổi tiếng riết là bởi vì mang theo lụa, người trung đông thích lụa, lụa đẹp quá cho nên hình thành con đường tơ lụa. Lụa được lấy từ tơ của con tằm, con tằm như con nhộng đó các bạn, nó là loại cùng với dòng họ bướm nhưng nó lại nhả ra tơ quấn quanh mình trong cái kén và khi kéo tơ ra dệt thành vải được gọi là lụa (các bạn có thể nghiên cứu thêm về lụa). Những con tằm người ta đặt vào những chỗ như cái nia, cái nong hoặc chổ giữ đó, rồi lấy lá dâu, cây dâu đó các bạn, ngày nay người ta thường ăn dâu mà gọi là dâu tằm, có những trái dâu to đẹp ăn rất ngon, nhưng lá của cây dâu chỉ nuôi tằm thôi, tốt cho con tầm dữ lắm. Người ta hái lá dâu người ta có thể cắt ra thật nhỏ hoặc giữ nguyên, đổ lên đầu của con tằm, trăm dâu đổ đầu tằm, đổ xuống cho chúng ăn, đổ hết xuống chẳng cần thứ tự, cứ đổ lên đầu chúng để chúng cứ gặm nhấm, gặm nhấm theo tháng ngày, rồi nhả tơ kết kén. Người mà đổ lá dâu lên trên đầu của con tằm họ có mục đích là lấy tơ, rút tơ, kéo tơ từ ruột của con tằm ra, kéo cho đến khi rỗng không còn đủ sức để vươn mình thành hình hài con bướm, chúng chết, kéo cho hết tơ để rồi tằm chết, đó là nghĩa đen. “Trăm dâu đổ đầu tằm” hình ảnh này rất chân thật, nếu có dịp các bạn đi du lịch hãy về những nơi nuôi tằm lấy tơ, bạn sẽ có cơ hội thấy được người ta lấy lá dâu đổ lên đầu tằm.

“Trăm dâu đổ đầu tằm” là thành ngữ, nghĩa bóng là chúng ta thường đổ dồn mọi công việc hoặc là đổ lỗi, đổ tội lên đầu một người hoặc một nhóm người, hoặc một đấng thần linh, hoặc ông trời, đó là nghĩa bóng. Mà Bảo Thành dịch đơn giản là ta hay đổ thừa, chuyện gì cũng đổ lỗi cho người khác, không bao giờ nhận lỗi của mình. Những cách sống như vậy hình thành từ tâm tưởng của những vị gia trưởng là những ông chồng, là những người đàn ông trưởng giả, ra oai trong những cái tướng gọi là cao tay ấn trị được vợ, ra ngoài thì vỗ ngực xưng tên, về nhà thì la mắng chửi bới vợ thôi. Bởi trăm sự điều đổ lên trên đầu của người vợ, tính cách gia trưởng đó các bạn, từ nuôi con rồi giặt giũ, từ làm việc. Người vợ thuở xưa được cưới về nâng niu nay như người ở, như osin, người chồng thì đi làm được gọi là làm chủ nhưng ra ngoài làm tôi tớ, về nhà làm chủ, chẳng bao giờ nâng đỡ người vợ. Không phải hoàn toàn nhưng đây là cách sống chung của người á đông thuở xưa, thuở giờ chắc có lẽ cũng hiếm gặp, nhưng vẫn còn. Chuyện tốt thì tự nhận là mình, chuyện gì không tốt xảy ra đổ lên đầu người vợ, đó là trong gia đình đó các bạn. Còn trong nhóm chúng ta hay đổ những lỗi lầm và trách nhiệm lên những người đứng đầu của tổ chức mà chúng ta không bao giờ tác động vào một cách tích cực, để cùng nhau xây dựng những điều tốt đẹp cho nhau. Trong các công ty hoặc trong các văn phòng, trăm dâu đổ rồi tằm là có ta thường đổ trách nhiệm lên đầu của những người đứng đầu, hời hợt chẳng có trách nhiệm đối với tập thể. Quốc gia cũng như vậy, nếu họ tận hưởng thì họ hưởng sung sướng tất cả, còn có điều gì sai lại bắt một vài người ra đổ mọi lỗi lầm lên đầu họ, gọi là thí chốt để bảo vệ tướng, chuyện này luôn luôn có. Chẳng phải ở xã hội Việt Nam, mà những tập thể khi hình thành lên một xã hội nhỏ của loài người nó đã hình thành cách đổ thừa, đổ lỗi, thường khi chúng ta đổ lỗi cho người khác mọi chuyện, mọi tội lỗi, mọi sai phạm, mọi trách nhiệm đổ lên đầu của người khác, điều đó chứng tỏ ta là kẻ yếu đuối, ta là kẻ không có trí tuệ, không có nhìn thấu, ta là người bất lực chẳng hiểu biết gì. Có lẽ là trong cuộc sống khi con người hình thành, trên hành tinh này biết bao nhiêu chuyện xảy ra cảm thấy mình yếu đuối, bất lực, để rồi cứ cầu khẩn ông trời ban ơn, nhưng mà chuyện không thành đổ lỗi cho ông trời. Chổ này nghe thấy mà ác hồn các bạn, các bạn có biết không chuyện tốt thì cảm ơn ông trời, trời ban cho tôi, còn chuyện mà không như ý thì đổ lỗi cho ông trời, trách ông trời, chửi ông trời. Chuyện gì xảy ra cho chúng ta ta cũng đổ thừa cho ông trời hết, ông trời tội nghiệp dữ lắm, chỉ tán tụng khi được may mắn, chửi bới rầm hết khi những chuyện không hay. Bạn nhìn kỹ đi từ chỗ đó mà hình thành lên những hệ thống tôn giáo trời ban, trời phạt. Thật ra tất cả mọi hình thức đó đều hình thành trên tư tưởng của loài người chế tác ra, để phục dịch cho sự yếu đuối, để bám víu vào đó mà vượt qua những tháng ngày đau khổ của cuộc đời. Ngày nay vẫn còn, chuyện gì cũng đổ lỗi cho trời, chẳng bao giờ nhìn thấy lỗi đó là của mình và rồi biến mình thành nô lệ, lệ thuộc vào ông trời. Sinh ra làm biếng, sống đời gia trưởng, chẳng chịu làm gì, trăm dâu đổ đầu tằm, mọi trách nhiệm của đời người đều phải do ông trời lãnh trách nhiệm bởi ông trời tạo ra ta ông trời phải có trách nhiệm đối với ta và mọi chuyện không tốt xảy ra ta cũng đổ lên đầu ông trời, ông trời không thương hành hạ đầy đọa con người. Cứ đi từ từ hình thành vào những ý thức hệ, được lập trình bởi những nhân sinh quan của loài người trong vô minh, rồi bạn biết không? Ngày nay và ngày xưa cũng thế, những gì mà sai trái, bệnh hoạn, đau đớn, xui xẻo, tai họa, không như ý từ chuyện tình cảm đến quyền lực, danh vọng, địa vị, tiền tài, vật chất, ngay cả chuyện ăn chuyện uống, chuyện ngủ chuyện nghỉ không như ý ta đổ thừa cho ông trời, đổ thừa cho ông trời chán rồi còn đổ thừa cho ma, cho quỷ, cho thần, cho vong linh, cho ma con, ma mẹ, ma cha… cho đủ mọi loại bùa  loại ngải, loại phép họ hại ta. Ta cứ vịn vào chỗ đổ thừa đó ứng thật vào câu hôm nay, trăm dâu đổ đậu tằm, chuyện gì ta cũng đổ lên đầu, lên con người, nếu mà đổ lên người khác sợ người ta chửi ngược lại, sợ người ta tranh cãi, sợ người ta đưa ra tòa bởi vì nói xấu, đánh phá nhân phẩm. Thời gian vừa qua hình như có vị nào đó nói xấu vị nào đó, rồi vị nào đó mang ra tòa xử phạt, cho nên người ta chắc cũng sợ nói xấu nhau, đổ lỗi cho nhau bởi luật pháp can thiệp coi chừng bị tù tội không hay. Thế là người ta trăm dâu đổ đầu tằm, đổ lên đầu của ma, của quỷ, của thần, của thánh, của ông trời, của bùa, của ngải, của hương linh, của vong, chuyện này đầy hết ở Việt Nam. Đau đầu cái vong nhập rồi, nhức mình cái vong nhập rồi, cái gì cũng đổ lỗi cho vong, cái gì cũng đổ lỗi cho hương linh, cái gì cũng đổ lỗi cho thần linh, thật là ngớ ngẩn. Và rồi xin cái gì cũng lại xin những bậc thần, bậc tiên, bậc thánh nhập vào người, áp vào người, giáng vào người để ban ơn, rồi chuyện xui, những chuyện đó ta không ưa thì cũng đổ lỗi cho những vị ấy lại ám vào ta, ám vào ta.

Phật tử tại gia ta học lời của Phật, Đức Phật đã nhìn thấu và thấy đó là chuyện trò cười của dân gian khi bịt mắt bắt dê đổ lỗi tùm lum, ảnh hưởng đến muôn người. Phật dạy chẳng phải thế, Phật nói thẳng đủ rồi chẳng phải vậy đâu, chẳng phải thế đâu, lầm tưởng rồi, ngưng ngay, ngưng ngay thôi, đừng đổ lỗi, đừng đổ thừa nữa. Lỗi mình chẳng chịu nhận cứ tìm lỗi người ta, bới lông tìm vết đổ thừa lung tung, ông trời còn bị chúng sanh bắt hại đổ lỗi đủ thứ, huống chi là thần tiên thánh, huống chi là những vị vô hình như ma, như quỷ, như thần, như vong linh. Thì lỗi của ta hầu hết chúng ta đều đổ lên đầu họ, đổ trách nhiệm cho những chuyện không hay lên đầu họ, bắt họ chịu trách nhiệm. Học Phật, Phật nói sai rồi, mọi trách nhiệm, mọi tội lỗi phải quy về với chính ta, trong kiếp sống dù nghịch cảnh hay hay thuận cảnh, dù xui hay hên, dù thành công hay thất bại, dù bị khen hay chê, dù là xấu hay tốt, có hay mất, đều là trách nhiệm của ta và đều là lỗi của ta. hoặc là ứng dụng đúng trí tuệ để thành tựu, chẳng phải của ai hết. Đức Phật tới đã dạy cho chúng ta và khi học Phật chúng ta phải chấm dứt, cắt đứt mọi tư tưởng trăm dâu đổ đầu tằm, đổ lỗi cho người, đổ trách nhiệm cho người, mà phải đứng lên chịu trách nhiệm với đời sống của bản thân, trách nhiệm với thiện ác, nhân quả, trách nhiệm với suy nghĩ với lời nói và hành vi, trách nhiệm với chính mình. Tùy theo địa vị, cương vị của ta trong gia đình, trong xã hội hoặc dù không có gia đình, hoặc không sống sinh hoạt rộng rãi với xã hội, thì phải có trách nhiệm với bản thân. Phật đã chỉ cho chúng ta thấy rõ không thể đổ lên đầu ông trời, ông thần, ông thánh, không thể đổ lên đầu của vong linh, của ma, của quỷ. Chúng ta thành lập nên những danh từ từ ma, từ quỷ, nhiều loại ma lắm, nhiều loại quỷ lắm, nhiều loại vong, nhiều loại thần, loại trời, chuyện gì cũng đổ thừa cho những vị đó, không bao giờ có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với xã hội, với gia đình. Không bao giờ chịu nhìn và nhận ra lỗi lầm của chính ta, đổ thừa quanh quẩn riết suốt cuộc đời.

Phật là bậc giác ngộ đã nhìn thấy điều đó hoàn toàn sai và Phật nói mọi sự ở trên đời, mọi hiện tượng ở trên đời xảy ra cho ta đều là do ta tạo ra, xấu hay tốt cũng vậy đều do ác nghiệp và thiện nghiệp ta tạo ra, tạo thành cái nghiệp nay trổ ra, ta phải có trách nhiệm để vun trồng những nhân tốt, thiện lành để trổ quả tươi, hoa đẹp và ta phải có trách nhiệm dọn sạch những loài cỏ gai, những nhân xấu để không trổ quả xui xẻo, tai họa, bệnh hoạn cho ta. Đức Phật dạy cho chúng ta biết tự đứng dậy nhận lãnh trách nhiệm của bản thân, để công phu, để thắp sáng đuốc tuệ qua những lời chân lý Đức Phật khai thị, để sáng tỏ và từ đó bước ra miền u mê và đi vào cõi tỉnh giác, an vui. Nếu bạn học Phật, nếu các bạn đồng tu vẫn còn có tâm ý trăm dâu đổ đầu tằm, đổ trách nhiệm mọi hiện tượng của cuộc đời, lên vong linh, lên chư thần, chư thánh, quỷ ma, ông trời, lên tất cả các bậc thần linh mà các danh từ ngày nay có thể tạo ra thật khác biệt tùy theo vùng miền. Ngay cả các vong chúng ta tạo ra biết bao nhiêu hình ảnh, ta cứ đổ thừa hoài, mà khi theo Phật là học về nhân quả, nhân quả đó là do ta nghiệp của ta, cộng nghiệp của ta và nhân quả đó cũng là sự cộng nghiệp chung trong tương tác hằng hà sa kiếp trước cho tới kiếp này khi ta tạo nghiệp ác hoặc tạo nghiệp thiện, ta phải đứng lên thực sự có trách nhiệm. Người học Phật khi đã hiểu thấu, có trách nhiệm với bản thân, tự đứng dậy, không đổ lỗi, đổ thừa cho những điều không hay xảy ra, mà tự lực miệt mài trong công phu tu tập, đón nhận với một lòng thành kính, khiêm tốn, chân thành, tha lực của Phật, tự lực của ta, tha lực của Phật đón nhận mật điển, thắp sáng đuốc tuệ, lan tỏa yêu thương, sống đời tỉnh thức. Ta không bao giờ trăm dâu đổ đầu tằm, đổ lỗi, đổ trách nhiệm lên người khác, mà ta sẽ sống có trách nhiệm với bản thân, ta sẽ sống nhận ra mọi lỗi lầm của chính mình, chuyển hóa, sửa đổi, chuyển hóa và sửa đổi lầm lỗi, phát huy và xây dựng những điều tốt đẹp để tăng trưởng chúng. Từ trách nhiệm của bản thân đó theo tinh thần học Phật, chúng ta sẽ bắt đầu có trách nhiệm với gia đình, không sống một đời gia trưởng, không đổ lỗi cho vợ, chẳng đổ lỗi cho chồng, cho cha, cho mẹ, cho người này người kia, mà luôn luôn tương tác hài hòa, cùng nhau nhìn về một hướng và nhìn lại những lầm lỗi sai trái, chuyển hóa, thay đổi, sửa chữa để hướng về phía trước, đặt nền tảng vững chãi để hình thành sự toàn diện trong công hạnh sửa đổi bản thân và tập thể sống chung, để không bao giờ mắc lỗi đó nữa. Đây là cách sống rất tích cực, nhìn lại thật sâu trong cõi lòng của mỗi người ta thấy Bảo Thành và các bạn thường đổ lỗi cho người khác, đổ trách nhiệm cho người khác, đó là tâm tánh giải đãi, lười biếng, lười biếng rồi đi tới chỗ vô minh, phỉ báng, chê bai, tạo ra cơ hội cho tánh sân như núi lửa phun lên, cho lòng tham bao trùm cả vũ trụ, cho màn đêm của si mê thật dày, dày thêm mỗi ngày.

Các bạn! “Trăm dâu đổ đầu tằm” ý nghĩa đừng đổ trách nhiệm lên người khác, đừng đổ lỗi cho người khác, như kinh pháp cú Phật nhắc chúng ta “Hãy thấy lỗi mình chớ tìm lỗi của người”. Cuộc sống hiện tại của bạn, bạn có còn đổ lỗi cho người khác không? Đổ lỗi cho người mình yêu thương như vợ, như chồng  đổ lỗi cho người mình kính trọng như ông bà, cha mẹ, đổ lỗi cho những người rất mến mộ nhau như bạn bè, đổ lỗi ngay cho các Thầy, các Cô hoặc đổ lỗi tùm lum hết, không chịu nhận ra lỗi mình. Nếu bạn dính vào một trong những điều ấy bạn cần phải dừng, bởi nếu bạn không dừng thì bạn đã sống theo câu thành ngữ “trăm dâu đổ đầu tằm”, bạn đang sống theo kiểu thí mạng cùi chẳng sợ chết, bởi cứ như vậy cuộc đời sẽ khổ, không có trí tuệ, thiếu kiến thức, yếu ớt, nhút nhát, giải đãi. Bạn sẽ luôn là người thất bại trong cuộc đời, không bao giờ đi đến sự thành công. Người thành công là người có sức mạnh, có ý chí, có nghị lực nhìn lại mình và dám đương đầu với những lầm lỗi, sai trái, thất bại của bản thân, để nhìn rõ, tu sửa, chuyển hóa, tăng trưởng kiến thức và kỹ năng sống, tăng trưởng trí tuệ trong công hạnh tu để nhìn thấu, nhìn rõ mà bước lên từ vực thẳm của những thất bại, của những đau thương, mà thoát ra khỏi ngục tù của ác nghiệp, những năng lượng tiêu cực đang bủa vây trongcuộc đời. Người học Phật phải có trách nhiệm với bản thân, phải tự lực tu. Mật thiền song tu chánh niệm hơi thở là một pháp môn phương tiện vi diệu vô cùng, bởi nó đòi hỏi mỗi một con người phải phát huy được tự lực, công phu trong chánh niệm hơi thở mỗi một ngày và nó đòi hỏi chúng ta phải có một lòng thành kính, có tâm chân thành, quán chiếu bằng chánh kiến để hiểu thấu nhân quả. Nó đòi hỏi chúng ta phải có tín tâm, phải có hạnh nguyện. Nó đòi hỏi chúng ta phải giữ năm giới, phải quy y với Phật Pháp Tăng. Khi chúng ta có dũng lực và tự lực bước vào quy y Phật Pháp Tăng, giữ năm giới, hành thập thiện, có tín tâm với Tam Bảo, thì sự tự lực trong chánh niệm hơi thở hít vào thở ra, quán chiếu trong từng sát na, quán chiếu tâm từ bi, tâm trí tuệ, tâm tỉnh giác qua ba mật ngôn. Tự lực đó sẽ giúp cho bạn đón nhận được tha lực siêu thế mà luồng mật điển và ứng hóa thân của mười phương chư Phật, Bồ Tát sẽ hiển lộ trong tâm của các bạn, để dẫn đường các bạn thành tựu được những quả an lạc hạnh phúc trong đời này. Đừng đổ lỗi cho ai nữa, đừng đổ trách nhiệm cho bất cứ một ai, hãy ngừng ngay cách đổ lỗi cho ông trời, đừng đặt để cuộc sống của mình vào bàn tay ông trời, ông trời tạo ra ta phải chịu trách nhiệm đối với ta và rồi quỵ lụy van xin như kẻ nịnh thần đối với ông trời, ông trời không làm thế. Phật nói ta hình thành lên kiếp người này theo tôn giáo Phật, theo lời Phật dạy là do nghiệp của chính chúng ta, thiện nghiệp hay ác nghiệp đều do ta tạo. Vậy nên chúng ta phải đứng dậy, tự lực chịu trách nhiệm, lãnh trách nhiệm ấy, nhìn thấu, nhìn rõ những cái nghịch, những cái ác để thay đổi cho nó thành thuận, thành thiện, thì bạn sẽ thành công. Đời sống của bạn, mọi sự xảy ra đối với bạn, mọi hiện tượng xảy ra đối với bạn đều do chính bạn, đừng đổ lỗi và quy trách nhiệm cho ai ngay cả ông trời, ông thần, ông thánh, ngay cả các chư vị hương linh, vong, ma, quỷ. Đừng đổ lỗi nữa, đó là quan niệm sai, người học Phật không đổ thừa cho người khác tạo ảnh hưởng đến với mình. Người học Phật là phải dõng mãnh đứng dậy, tự lực thắp đuốc tuệ soi đường cho mình đi bằng năng lượng từ bi và bằng sự tỉnh giác, để xuyên suốt con đường trên kiếp này ta sống an, sống vui, sống hạnh phúc. Đó là cách học Phật rất căn bản nhưng vi diệu đối với các Phật tử tại gia, đừng mong cầu sự huyền bí cao siêu, đừng đặt để kiếp mạng mình vào tay của ông trời, ông thần, ông thánh, đừng đổ lỗi cho vong linh, cho hương linh, cho quỷ, cho ma, cho bùa, cho ngải, cho tà. Mà hãy nhìn vào tà tâm của ta, tà pháp của ta đã hành và nhận ra trong ta có chánh tâm, chánh pháp, chỉ cần ứng chánh tâm chánh pháp vào suy nghĩ, lời nói và hành động, ta sẽ tạo được phước báu và công đức, ta sẽ là người biết sống có trách nhiệm, biết nhìn nhận thẳng vào chính mình, đó là tu theo lời Phật. Mong rằng mỗi người chúng ta đừng ứng câu thành ngữ trăm dâu đổ đầu tầm nữa, quy trách nhiệm cho ai nữa, đổ lỗi cho ai nữa, mà hãy quay trở về để nhìn rõ vạn pháp nơi chính ta qua mật thiền song tu của chánh niệm hơi thở.

Các bạn, xin hãy trở về với hơi thở.

Thưa Phật! Chúng con phát nguyện sẽ không bao giờ đổ lỗi và quy trách nhiệm cho con người hoặc thần linh về những hiện tượng xảy ra cho chúng con. Bởi Phật đã dạy cho chúng con mọi hiện tượng xảy ra trong đời của kiếp người này nơi chúng con đều do nghiệp ác hoặc thiện của chúng con tạo ra. Chúng con xin quay trở về nhận lãnh trách nhiệm và nhìn sâu vào những điều bất thiện tiêu cực, chuyển hóa chúng thành tích cực và thiện lành.

Xin chư Phật, chư Bồ Tát gia trì cho chúng con trên con đường công phu mật thiền chánh niệm hơi thở song tu!

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Sự đồng tu của chúng con hôm nay nếu tạo được chút phước báu nào, nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts