Search

Bài 3061. Thước Đo Nhân Quả

Bảo Đăng đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook Chua Xa Loi.

Giờ đồng tu đã tới kính mời các bạn cùng với Bảo Thành quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con tu học chánh niệm hơi thở, thắp sáng đuốc tuệ, quán chiếu thể nhập vào tâm tỉnh giác để thấu rõ vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ và Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện siêu cho chư vị hương linh vừa quá vãng nương theo thiện nghiệp đã tạo mà tái sanh về cảnh giới thiện lành. Nguyện cầu an cho tất cả những ai đang bệnh biết tinh tấn tu học, giữ tâm thanh tịnh, tạo được phước báu gặp thầy gặp thuốc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt. Cũng đồng một lòng nguyện xin cho thế giới này được hòa bình và chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật chứng minh!


Mời các bạn ngồi xuống, đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Hãy buông thư nhẹ nhàng, chúng ta cùng nghĩ về lời Đức Phật đã dạy lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Trong mật thiền song tu, mỗi một ngày ta đồng tu là để thắp sáng đuốc tuệ, lan tỏa Từ Bi và được luôn luôn Tỉnh Giác qua các mật ngôn. Mật ngôn thứ nhất Mu A Mu Sa có nghĩa là quán tâm Từ Bi. Mật ngôn thứ hai NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là quán tâm Trí Tuệ để nhìn thấu vô thường, khổ, vô ngã. Mật ngôn thứ ba là thể nhập vào tâm Tỉnh Giác Ma Sa Ốp Uê. Từng hơi thở vào ra quán chiếu tâm từ bi, trí tuệ, tỉnh giác, chúng ta sẽ đón nhận được thật nhiều mật điển từ mười phương chư Phật ban rải xuống. Hãy thành kính đón nhận!

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Bảo thành kính chào các bạn. Các bạn có khỏe không? Sau một buổi cuối tuần được nghỉ ngơi chúng ta lại gặp nhau. Ở đời cần phải nghĩ để dưỡng sức cho một tuần mới làm việc có năng lượng, có chất lượng cao. Nhưng chúng ta không thể nghĩ và ngừng thở dù chỉ là một vài giây trong cuộc sống. Bất cứ chuyện gì xảy ra hơi thở vẫn phải vào ra, khi hơi thở không ra cũng chẳng vào ta toi đời ngay tại chỗ. Sự tu theo lời Đức Phật dạy là hơi thở mang sự sống vào tâm linh, tinh thần và thể chất, bạn không thể ngừng thở. Thì chúng ta, Bảo Thành và các bạn ngoài nhân duyên từ vô lượng kiếp qua, gặp nhau trên con đường đồng tu Phật Pháp, nay đã gặp thực tế hoặc mới gặp ở trên mạng hoặc mới nghe qua cùng với nhau, mới nhìn thấy nhau cũng là duyên. Chúng ta chủ động, không thụ động chỉ đợi duyên tiền kiếp mà chủ động với duyên đã có để gieo duyên, để kết duyên, để tăng trưởng thượng duyên đi vào con đường giải thoát qua sự đồng tu. Ở trên đời và trên con đường học Phật không thể cứ nói tùy duyên, mà còn phải theo như lý nhân duyên là dùng chữ rõ hơn là phải khởi duyên, là phải phát duyên, là phải làm sao đó tạo duyên để đi tới, thì đó là sự chủ động bằng tự lực giải thoát. Đừng chờ duyên cũ xa xưa kiếp nào không hay, duyên thì đã có từ tiền kiếp nhưng không chủ động khởi duyên, phát duyên, thì duyên năm cũ như hạt giống thật tốt để ở trong bịch nhựa, treo lên trên trần nhà, đời đời kiếp kiếp vẫn chỉ là hạt giống nhân duyên nhưng chẳng trổ mầm. Nhà Phật gọi chữ mang hạt giống đó trồng vào lòng đời gọi là gieo duyên hoặc là gieo hạt giống chủng tử tốt vốn đã có vào tâm tự lực, tinh tấn tu học để thành tựu. Mật thiền là một pháp tu phương tiện chúng ta chủ động khởi duyên và gieo duyên để đồng tu mỗi một ngày không ngừng nghỉ, ngoại trừ ngày chủ nhật vì Phật sự nhiều Bảo Thành không đồng tu được trực tiếp, nhưng gián tiếp vẫn luôn luôn gần gũi với các bạn.

Các bạn thân mến! Chủ đề ngày hôm nay một chủ đề rất hay, có thể nói thật dài nhưng chúng ta nói vừa thôi để dễ hiểu. Chủ đề các bạn gửi về “Thước Đo Nhân Quả”. Cái thước thật gần gũi với đời sống của con người từ cổ cho tới nay và mãi mãi, từ thước đo đó ứng dụng những con số ấn định trong toán học, thước đo rất quan trọng. Từ thuở nhỏ ta đi học ta đã được học cách sử dụng thước rồi, mà ta tiếp cận với cái thước đầu tiên ngay cả khi chúng ta chưa biết gì, thước ấy là cái thước của bà mụ. Hồi xưa gọi là bà mụ bởi về y tế học chưa được rộng rãi truyền dạy trong trường để trở thành những y tá, hộ sanh hoặc những bác sĩ, chỉ có bà mụ thôi. Bảo Thành và một số các bạn thuộc thế hệ xưa đều sinh ra từ cái thước của bà mụ.

Bà mụ nói tới thì Bảo Thành nhớ về một bà mụ rất gần gũi mà Bảo Thành rất kính trọng, bà mụ ấy có pháp danh là Bảo Hương, Sư Cô Bảo Hương. Sư Cô Bảo Hương (bị đứng 23p21). Từ ông bà thời xưa đó, chỉ cần có một cái thước dây thôi mà bà mụ thật khéo, đo một cái là biết con tròn con vuông, con trai con gái, khó sanh hoặc dễ sanh. Cái thước của bà mụ ấy đã tạo ra nhân duyên, để biết bao nhiêu những trẻ thơ vào đời trong vòng tay yêu thương của bà mụ, đã nắn, đã tiếp bước, đã dẫn đường, đã nâng niu để trẻ thơ được khóc một cách hồn nhiên và giãy giụa trong tình thương của bà mụ, rồi trao lại cho mẹ. Thước đo của bà mụ là thước đo của sự sống, của tất cả chúng ta, bà mụ ấy đã hiểu thật rõ về thước đo, biết thật rõ về thước đo và sử dụng thật tinh tường về thước đo. Ngày xưa các bà mụ chỉ cần một cái thước dây là đã trở thành y tá, hộ sanh, rất tuyệt vời, mà muôn người thuở đó, ngay cả bây giờ nữa các bạn, chúng ta đã được chào đời. Đó là một cái thước đo từ thuở mà ta chưa biết gì, nhờ thước đo biết khóc và biết cười.

Ta tiếp cận tới một thước đo khác là thước đo nơi học đường, chập chững tới trường thầy cô mang cái thước hồi xưa là để răn đe dạy dỗ học trò, loạng quạng là xòe bàn tay ra khỏ một cái để nhắc nhở, khỏ yêu đó mà, chứ không phải đánh đập chi đâu. Đó là sự tiếp cận với thước đo của kiến thức nơi cô giáo. Nói đến thước đo kiến thức cô giáo thì Bảo Thành cũng lại có một đệ tử là cô Bảo Huệ, đã dùng thước đo đó để nâng tầm kiến thức cho trẻ thơ. Ai trong chúng ta cũng một thời là học trò, đều tiếp cận với cái thước của thầy cô khỏ vào tay hay cái thước của thầy cô dạy cho ta nắn nót từng nét chữ, từng độ kiến thức được truyền dạy qua sự ưu ái chăm sóc đặc biệt của quý Thầy, quý Cô. Cái thước thứ hai này ai trong chúng ta cũng từng tiếp cận.

Đến cái thước thứ ba Bảo Thành lại cũng có một sư cô biết sử dụng cái thước đó, là thước đo chúng ta khi mặc quần áo đều phải biết đo. Có một sư cô là đệ tử cô ấy là Bảo Tịnh, hồi xưa là thợ may thật giỏi. Cô ta dùng thước để đo để may áo thật đẹp, quần thật đẹp cho mọi người. Cái cao siêu của cô ấy đến mức mà thước không cần ở trên tay chỉ nhìn thôi đã biết kích thước của người đối diện và may y chang. Bảo Thành đã có diễm phúc được cô Bảo Tịnh mai cho y áo, cô chẳng đo chỉ nhìn ướm ướm bằng cặp mắt tin tường đã quen bởi kinh nghiệm nhiều năm trời may vá. Thế mà những chiếc y áo được trao tặng bởi ánh mắt đo lường tinh tế ấy, Bảo Thành mặc vừa khít. Hôm nay Bảo Thành nói sơ qua về ba thước đo của ba sư cô mà Bảo Thành có diễm phúc đồng hành. Thước đo của bà mụ mà sư cô Bảo Hương (28’10). Thước đo của học đường nơi cô giáo của sư cô Bảo Huệ. Thước đo của người thợ may nơi sư cô Bảo Tịnh, đó là ba thước đo rất cụ thể ai cũng biết.

Các bạn thân mến! Ba cô, cô Bảo Hương, cô Bảo Huệ và cô Bảo Tịnh nay đã được nâng tầm, không sử dụng thước đo của bà mụ, của cô giáo, của người thợ may nữa, mà đã tay cầm thước đo nhân quả của Phật trao. Các bạn có biết thước đo nhân quả của Phật cao quý như thế nào không? Thuở xưa ta nghe biết bao nhiêu câu chuyện là có cây gậy thần, cây gậy thần ta mà có được trong tay làm chuyện gì mà không được, ước chuyện gì mà không tới, gậy thần mà. Mấy cô ấy đã có trí tuệ quá khôn, hiểu rõ thước đo của bà mụ, thước đo của cô giáo hay thước đo của thợ may chẳng bằng thước đo nhân quả, là cây thước thần kỳ của Phật, có sức mạnh thay đổi toàn diện. Cây thước đo nhân quả của Phật trao có thể chỉ cửa hỏa ngục thì cửa hỏa ngục mở toang ra, có thể chỉ cửa Niết Bàn thì cửa Niết Bàn mở ra cho ta bước vào, chỉ đâu thì muôn sự lành tới, sự dữ, phiền não đau khổ đều tan biến. Đây là cây thước nhân quả, cây thước thần kỳ, cây thước mà Bảo Thành, cô Bảo Tịnh, cô Bảo Huệ, cô Bảo Hương và tất cả các bạn đồng tu, tất cả những ai biết về Phật giáo đều rất thích thú cây thước vi diệu siêu thế thần kỳ thước đo nhân quả. Ai có được cây thước này nhất định phiền não sẽ đoạn diệt, khổ đau sẽ tận diệt. Ai có được cây thước đo nhân quả nhất định người ấy sẽ hạnh phúc, sẽ an lạc, sẽ bình an, sẽ có đầy đủ phước báu, có đầy đủ công đức, tăng trưởng được trí tuệ. Người ấy luôn luôn sẵn con đường đi về với Phật, đồng hành với Phật, phiền não chẳng còn, hạnh phúc lắm. Thiền mật song tu chúng ra đồng tu, cây thước nhân quả, thước đo nhân quả được trao truyền qua cốt lõi của Phật giáo, chẳng qua y áo, chẳng qua kinh điển văn chương, chẳng qua tế tụng, chẳng qua mỏ chuông mà qua sự thực hành mỗi một ngày, ứng dụng vào trong đời thường của chúng ta. Để mọi tạo tác, mọi hành vi suy nghĩ, mọi lời nói trong đời thường ta đều có được cây thước thần kỳ nhân quả, đo đạc tư tưởng, lời nói, hành vi của chúng ta cho đúng mực, đúng mức.

Các bạn! Mật thiền có cây thước, cây thước đó có ba điểm cần phải đo, mà ba điểm này thông suốt trong 45 năm trời Đức Phật dạy phải dùng thước đo nhân quả này, dựa trên ba điểm này để đo đạc bản thân của chính mình, mới ngõ hầu thành tụ được sự an lạc và hạnh phúc. Thước đo đầu tiên của nhân quả cũng ứng vào cái cung của (32’32), ta vào đời tái tạo ta trở lại, giúp cho ta sanh ra làm người tốt đẹp. Hay nói đúng hơn thước đo nhân quả điểm cần phải nhìn cho rõ để ta được tái sanh trở lại, chính là thước đo bà mụ Mu A Mu Sa từ bi. Trong đạo Phật nhân quả cần phải có từ bi mới phá vỡ được hận thù, mới chuyển hóa được đau khổ và phiền não. Đây rất thực tế các bạn, các bạn nhìn đi đúng hay không? Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú (33’12) Hà thời oán, nếu mang hận thù đối đáp với hận thù thì đời đời không bao giờ có thể giải được. Như vậy khởi sự đầu tiên tác ý và khởi tâm gì để mọi hận thù, đau khổ, phiền não vốn đã có, đang có, sẽ có đều phải mất. Có phải chăng là từ bi, là tình thương đó quý vị, mang tình thương trao gửi tới muôn nơi, thì từ muôn nơi ấy hận thù đau khổ đều tiêu tan. Đức Phật có phải chăng dạy cho chúng ta phương pháp để chuyển hóa khổ đau và phiền não khi ngài nhìn thấy qua (34p) Nếu trên đời này thước đo của bà mụ đầu tiên đưa ta tái sanh trở lại từ trong cửa của luân hồi sanh tử chính là từ bi Mu A Mu Sa, quán tâm từ bi là mấu chốt đầu tiên của thước đo nhân quả. Từng suy nghĩ, từng lời nói, từng hành vi của chúng ta nhất định phải đo đạc cẩn thận bằng tình thương, nếu thiếu thước đo tình thương, thiếu cái gạch tình thương để liên kết giữa con người với con người, thì hận thù vô lượng kiếp sẽ biến thành chiến tranh truyền kỳ đổ máu. Nhìn kỹ đi bà mụ có tình thương lớn, thuở xưa mẹ mình mang thai mà đến khi chuyển bụng đến với bà mụ là toàn diện, trong tay bà mụ có thước đo đạc thế là bé được chào đời. Thước đo của bà mụ Mu A Mu Sa là thước đo của tình thương, của từ bi. Nếu các bạn và Bảo Thành không quán chiếu tâm từ bi, không lấy thước đo nhân quả, lấy mực thước từ bi ra để đo đạc suy nghĩ, lời nói, hành vi của mình, thì các bạn đang chết. Còn các bạn biết đo đúng mức đó, đúng cái mực đó thì nhất định các bạn đã được tái sanh trở lại bằng nước Cam Lồ tịnh thuỷ, lưu ly của Bồ Tát Quan Âm, được gội rửa mọi phiền não đau khổ, bi lụy. Nhân quả đó, tạo bất cứ một nhân gì từ tư tưởng, lời nói và hành động bằng nhân từ bi thì nhất định sẽ chuyển được tất cả mọi đau khổ phiền não. Nếu có tâm từ bi thì nhân quả của từ bi là gì? Cái nhân từ bi tạo ra quả là hạnh phúc và an lạc. Nếu chúng ta tạo ra ở đời nhân là nhân ác, nhân ác đó nhất định sẽ tạo ra đau khổ và phiền não. Trong từ bi của nhà Phật, tâm từ bi được sử dụng bằng các pháp thiện đó là nhân thiện tạo quả lành, nó phải khởi từ tâm từ bi ta mới có thể gieo trồng nhân thiện, hành nhân thiện, còn cái ác cái khổ là do nhân ác. Đạo Phật tới từ thiện và ác, đây là nhân quả ta phải nhìn thấu và phải mang thước đo từ bi để đo, đo mà đúng vào mức ác ta bỏ ngay, mà chỉ đúng vào mức thiện thấy chữ từ bi xuất hiện vui vô cùng. Phật dạy hãy làm việc thiện, bỏ việc ác, tâm hoan hỷ, thanh tịnh, hạnh phúc và bình an.

Thước đo thứ hai của nhân quả là thước đo của kiến thức, tức là trí tuệ của NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, thước đo của quý thầy cô truyền dạy kiến thức cho chúng ta. Trong Phật học trí tuệ là nền tảng cần phải khai mở để nhìn thấu được nhân quả thiện ác, khởi lên từ chỗ tâm ta chấp vào các pháp cho là thường, cho là có, có ta, có cái tôi, có cái thân, có cuộc đời, có tất cả và từ đó chúng ta khổ. Cho nên thước đo trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là thước đo để biết được vạn pháp trong thế gian này đều vô thường, đều vô ngã, đều là khổ để ta lìa xa và thế là ta có trí tuệ. Mực thước thứ hai là trí tuệ và mực thước thứ ba sẽ nói tới nhưng các bạn biết rằng có trí tuệ thì thoát khỏi cái gì? Vô minh, từ bi thì thoát khỏi đau khổ và phiền não. Mực thước thứ ba là tỉnh giác, có tỉnh giác thì thoát khỏi u mê. Đấy, các bạn thấy thật rõ ba mực thước này là thước đo nhân quả, mà người tu mật thiền thường phải nhìn thật rõ từ bi, trí tuệ và tỉnh giác. Từ bi sẽ chuyển hóa tất cả mọi đau khổ và phiền não của mình và của mọi chúng sanh. Trí tuệ sẽ thắp sáng để nhìn thấu được vô thường, khổ, vô ngã, để làm sao? Để không còn vùi đầu trong vô minh và tỉnh giác thì thoát khỏi u mê. Ba cặp này thật rõ, có từ bi thì hết phiền não đau khổ, có trí tuệ thì hết vô minh, có tỉnh giác thì hết u mê, đó gọi là nhân và quả đó các bạn, rõ rõ rành rành. Nhìn thấu được điều đó ta mới biết được tầm quan trọng của pháp tu mật thiền. Pháp tu mật thiền các hành giả dù tại gia hay xuất gia đều được trao truyền thước đo nhân quả của từ bi, trí tuệ, tỉnh giác. Nói đến từ bi là hiểu thấu được các cặp đối ứng, từ bi thì đoạn được đau khổ phiền não, nếu có trí tuệ thì chẳng còn vô minh, nếu có tỉnh giác thì chẳng còn u mê. Mà người không còn đau khổ phiền não, không còn vô minh, không còn u mê thì là người từ bi, trí tuệ, tỉnh giác, nhân quả, sanh tử và luân hồi. Thước đo nhân quả này khắc ở trong đầu khi một luồng tư tưởng khởi lên coi coi nó có đạt được mức từ bi, trí tuệ, tỉnh giác hay không? Nếu không thì ta phải cố gắng kéo cho nó chạm tới mức từ bi, kéo cho nó chạm tới mức trí tuệ, kéo cho nó chạm tới mức tỉnh giác. Còn không thì bà mụ kia chẳng biết đứa nhỏ như thế nào, nó sanh ngược hay sanh xuôi, nó khó sanh hay dễ sanh, nó trai hay gái, nó bự hay nhỏ. Nếu không kéo nó dài cho đúng thì kiến thức vụn vặt chẳng thành tựu và chẳng thể may được pháp y của Như Lai như cô thợ may Bảo Tịnh.

Các bạn! Trong cuộc đời này thước đo nhân quả thì vô số để đo theo pháp của Phật, nhưng trong mật thiền ta dùng ba định mức thật rõ trong cuộc đời qua từng hơi thở, từng sát na. Để ta luôn luôn phải ấn định tư tưởng, lời nói, hành vi của chúng ta phải chuẩn mực, phải chạm tới mức đo đạc của thước đo nhân quả. Đó chính là từ bi, trí tuệ, tỉnh giác, Mu A Mu Sa, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, Ma Sa Ốp Uê. Một cặp đầu tiên của Mu A Mu Sa đó là từ bi – phiền não và đau khổ. Các bạn có nhận ra cùng với Bảo Thành không? Chỉ có tình thương và chỉ có tình thương mới chữa lành mọi vết thương, như vậy chỉ có từ bi và chỉ có từ bi thì mọi đau khổ phiền não của chúng ta và của muôn loài chúng sanh mới có thể đoạn diệt, mới có thể tận diệt. Thì đây là một cặp nhân quả từ bi là pháp thiện, phiền não đau khổ tới từ nhân ác. Nhân quả đó nhân thiện phải khởi từ tâm từ bi, nhân ác tạo ra đau khổ phiền não, không có từ bi. Cho nên hãy mang nhân quả của từ bi gieo vào lòng mình trong thước đo nhân quả, cái mực từ bi thật rõ ai cũng nhìn thấy, đó chính là Mu A Mu Sa, nghĩa là nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi lòai chúng sanh, nguyện xin Chư Phật mười phương ban rải tha lực Phật điển siêu thế từ bi tới muôn người và nguyện xin mỗi người chúng ta đều thẩm nhập năng lượng từ bi đó để mọi tư tưởng, lời nói, hành động đều thấm nhuần khởi lên từ tâm từ, tâm bi. Ai làm được điều này qua công hạnh tu hàng ngày người ấy phiền não và đau khổ sẽ dần dần tan biến, và năng lượng yêu thương lan tỏa, giúp cho muôn người trong thân tộc, gia đình, cộng đồng, xã hội nơi mình sinh sống dần dần sẽ được tươi mát và hạnh phúc.

Mực thước thứ ba Bảo Thành nhắc lại là mực thước tỉnh giác, tỉnh thì hết u mê. Chúng ta cứ u u mê mê hoài nhưng đừng quên mực thước thứ hai đó chính là trí tuệ, bởi mực thước thứ hai trí tuệ rất quan trọng. Đây là cốt lõi để thẩm định thật rõ mực thước trí tuệ này, chúng ta có mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang đo thật rõ vạn pháp đều là vô thường. Thân này là vô thường sanh diệt, tâm này suy nghĩ chuyện trời cao đất rộng cũng là vô thường sanh diệt, cảm xúc về vui buồn sướng khổ cũng là sanh diệt tới lui. Vạn pháp tất cả, các bạn liệt kê ra những cái gì đi, rồi các bạn nhìn thẳng vô lấy thước nhân quả của trí tuệ đo vô thường, khổ, vô nga, bạn thấy lòng sẽ nhẹ, khổ não chẳng còn. Những ai còn u mê lấy sự tỉnh giác của Ma Sa Ốp Uê sẽ tỉnh ngay thôi và thước đo từ bi, trí tuệ, tỉnh giác này không những đo cho cuộc đời của mình mà ta có thể đo cho những người ta yêu thương, để họ có được tình thương, có được sự sáng suốt, có được sự tỉnh thức trong cuộc đời. Thước đo nhân quả của mật thiền là thước đo vi diệu bởi vì có lợi lạc cho chính ai thực hiện và còn lợi lạc vô cùng cho tất cả những ai ta hồi hướng đến họ.

Các bạn! Thước đo nhân quả cần phải suy nghĩ, cần phải ứng dụng và khi suy nghĩ rõ hiểu thấu, phải ứng dụng ngay trong đời sống. Một trong những sự ứng dụng là ta hãy đồng tu với nhau, nhắc nhở cho nhau về mực thước đo của nhân quả qua từ bi, qua mức đo của trí tuệ, qua mức đo của sự tỉnh giác. Có từ bi thì mọi đau khổ phiền não rụng rơi, có trí tuệ thì vô minh chẳng còn, có tỉnh giác thì u mê sẽ hết, đơn giản có thế. Thước đo hiện tại nhân quả trong mật thiền đã trao và chúng ta đều thấu rõ có ba mức là Mu A Mu Sa từ bi, là trí tuệ thấu rõ được vô thường, khổ, vô ngã, là NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, là tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê. Mọi u mê, mọi vô minh, mọi đau khổ phiền não ta chẳng thấy được nửa đâu, nếu ứng đúng với thước đo nhân quả thực tế này trong công hạnh tu mỗi ngày, bạn và Bảo Thành sẽ có được một đời sống rất hạnh phúc, rất bình an. Bảo Thành tán thán công hạnh của bà mụ sư cô Bảo Hương, đã biến thước đo của bà mụ năm xưa trở thành thước đo nhân quả của tình thương, của từ bi. Cám ơn cô Bảo Huệ đã biến thước đo của nhà giáo thành thước đo của trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Tri ân sư cô Bảo Tịnh đã biến thước đo của người thợ may thành thước đo của sự tỉnh giác, để có thể may được pháp y của Như Lai qua những nghĩa cử thâm tình đã trao cho muôn người với tâm chẳng phân biệt. Cám ơn tất cả các bạn đã cầm trên tay thước đo nhân quả vi diệu, đây chính là cây gậy thần đó các bạn, thước đo nhân quả là gậy thần, thước đo từ bi, trí tuệ, tỉnh giác là gậy thần, là thước đo vi diệu siêu thế. Hãy đo chính bản thân của mình, đo tư tưởng, lời nói và hành vi, và mang công đức và phước báu thành tựu được ấy hồi hướng cho muôn người để ai ai cũng hạnh phúc, cũng bình an, cũng thoát khỏi vô minh và cũng bước ra khỏi cõi u mê trong cuộc đời.

Các bạn, chúng ta trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Quán từ bi sẽ đoạn diệt được phiền não và đau khổ. Quán trí tuệ sẽ chuyển hóa được mọi vô minh. Quán tỉnh giác sẽ thoát khỏi u mê. Ba Thước đo mật thiền này chúng con phát nguyện đo vào tư tưởng, lời nói và hành vi trong mỗi ngày của cuộc sống.
Xin chư Phật gia trì!


Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Sự đồng tu của chúng con hôm nay nếu tạo được chút phước báu nào xin hồi hướng cho mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn