Search

Bài 3054. Nếp Nhà Thân Thương | Mantra#3 – Ma Sa Ốp Uê

Bảo Đăng đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn, các kênh Facebook.

Giờ đồng tu đã tới, kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con biết đứng dậy tự thắp đuốc trí tuệ, thực hiện chánh niệm hơi thở, quán chiếu để thể nhập vào tâm tỉnh giác, thấu rõ được vạn pháp là Vô Thường sanh diệt, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện xin chư Phật gia trì cho thế giới này được hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Cho người bệnh đủ phước báu gặp thầy gặp thuốc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt. Cho tất cả các chư vị hương linh vừa ra đi theo thiện nghiệp của mình mà vãng sanh cảnh thiện lành.

Xin chư Phật chứng minh!

Mời các bạn ngồi xuống nhẹ nhàng, buông thư. Đặt lòng bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Chúng ta đồng tu với nhau qua pháp phương tiện mật thiền song tu, lấy hơi thở chánh niệm trụ và quán chiếu thân tâm, đồng thời trì Mật ngôn Mu A Mu Sa. Mu A Mu Sa có nghĩa là quán tâm Từ Bi, chánh niệm quán từ bi. Mật ngôn thứ hai là NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, quán tâm Trí Tuệ, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Mật ngôn số ba Ma Sa Ốp Uê, quán tâm Tỉnh Giác. Từ bi, trí tuệ, tỉnh giác quán trong chánh niệm hơi thở. Ba Mật ngôn này giúp cho chúng ta đón nhận được mật điển chư Phật ban rải xuống thân và tâm. Chúng ta hãy bắt đầu thực tập.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn, chủ đề gửi về trên màn ảnh ngày hôm nay. Chủ đề “Nếp Nhà Thân Thương“. Nói đến ngôi nhà thân thương của mỗi người, nơi ấy khi chúng ta sinh ra ông bà đã tươi cười ẵm ta vào lòng, mớm cho ta tình thương ngọt ngào qua vòng tay ánh mắt. Ngôi nhà mà lúc đầu chúng ta vào đời có cha mẹ, có bà con thôn xóm. Dù tuổi đời là bao nghĩ về ngôi nhà thân thương của ta biết bao nhiêu những kỷ niệm tuyệt vời. Nơi ấy thực sự tràn ngập tiếng cười tình thương, nơi ấy là cái nôi giáo dục, trưởng dưỡng, dắt dìu ta vào cuộc đời. Nếp nhà thân thương là những điều luôn luôn được nhắc nhở trong tâm, mà mỗi người đều khắc cốt ghi tâm chẳng bao giờ quên được.

Khi ở xa, vì cuộc đời phải đi làm, ta vẫn mong được trở về quê của mình, nơi ngôi nhà thân thương của ông bà cha mẹ, không nói thì nơi ấy cũng là cội nguồn nhỏ bé của riêng mỗi người chúng ta, đẹp lắm. Dù ngôi nhà xưa khi ta trở về thật mộc mạc đơn giản, nhưng điều kỳ diệu luôn còn ở đó. Mệt nhoài trong cuộc sống trở về ngôi nhà thân thương, nhà ông bà, nhà cha mẹ, nền đất nằm xoài ở trên đó thôi đã là thích thú sung sướng siết bao. Đâu có cầu kỳ nhà cao cửa rộng, đâu có cầu kỳ sự trang hoàng lộng lẫy đắt tiền. Chỉ một nền đất mái tranh, chỉ một cái võng kẹo kẹt đò đưa, chỉ một cái giường cũ còn in dấu thuở thơ ta nằm, chỉ một bụi chuối, cây dừa. Thật là tuyệt vời! Quê của chúng ta đó, có gió bốn mùa, có trăng ở giữa tháng, có ông bà thật thân thương.

“Nếp nhà thân thương” thật gần gũi với tất cả mọi người trên thế giới, chẳng phải người Á Đông hay Việt Nam chúng ta. Nếp nhà của chúng ta là cả những điều tuyệt vời vô giá vẫn luôn luôn lưu truyền từ ngàn xưa tới cho đời con cháu. Đặc biệt nhất mà vẫn lưu truyền để nếp nhà thân thương vẫn là cội nguồn, để ai ai trong chúng ta không bao giờ quên đó chính là nền đạo đức của ông bà, của cha mẹ. Từng bước chân chập chững trong cuộc đời, đạo đức của ông bà, cha mẹ, đạo đức của các tôn giáo mà dòng tộc, gia môn của mình theo luôn được nhắc nhở, dạy dỗ. Ngày nay chúng ta lớn dần trong một xã hội mà đất quê xưa, nếp nhà xưa nếu muốn trở về cũng thật khó. Bởi nền đất năm xưa đã được chia năm xẻ bảy biến thành nền đất nhà, đọc ngược lại là đất nền cao giá bán mắc. Từ những miếng đất hương quả ông bà xưa gọi là nếp nhà thân thương đó đã biến thành nền nhà, nền đất tăng cấp. Bởi cuộc đời ngày nay nền kinh tế áp đảo, sức ép quá khủng khiếp, chúng ta bán dần và mất dần đất hương quả để thực sự có nhiều người trẻ trong chúng ta chẳng còn cái nếp nhà thân thương xưa để trở về đâu. Con cái của chúng ta ngày nay cũng chẳng sinh ra ở trong nếp nhà thân thương nữa. Ngoại trừ một số người may mắn, còn hầu hết là ta ở phòng trọ chật chội, ồn ào. Văn hóa phòng trọ thật khó ổn định bởi sau 8, 9, 10 tiếng đồng hồ mệt nhoài khi đi làm là công nhân hãng xưởng, thư ký văn phòng, trở về chật chội trong phòng trọ. Biết bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh từ xoong nồi, tới những âm thanh ẩu đả, đấu khẩu của vợ chồng, của làng xóm. Chẳng phải là sự nhộn nhịp êm đẹp mà là sự lộn xộn của hàng vạn thứ âm thanh mệt mỏi của đời người nơi phòng trọ. Chỉ có những ai sống ở phòng trọ mới thấy được giá trị vi diệu của nếp nhà thân thương nơi quê ngoại, quê nội, nơi cha mẹ mà thôi. Chỉ có những ai thật sự xa nếp nhà thân thương khi hồi hương mới thấy được cảm giác tuyệt vời.

Bảo Thành còn nhớ thuở xưa, xưa lắm rồi, gần 30 năm rồi. Đó là năm 1993, lần đầu tiên ngồi trên máy bay hồi hương trong ngày giỗ mẹ năm đầu. Tới sân bay Tân Sơn Nhất, chưa tới đâu mới ở Nhật cất cánh để về Tân Sơn Nhất thôi. Cả một chuỗi dài của biết bao nhiêu năm tháng của mẹ, của nếp nhà thân thương nơi ông bà, nơi cha và mẹ, sinh và dưỡng, dạy cho ta nền đạo đức làm người, dâng trào, hồi về, bùi ngùi, khóc. Lần đầu về quê khóc nhiều lắm, mà không dám khóc thành tiếng, vùi đầu vô ghế, lấy mũ trùm lại khóc thút thít một mình, dù đã lớn tuổi mà như đứa trẻ thơ. Sự xúc động tuyệt vời của lần đầu đi xa trở về quê hương, thăm ngôi nhà thân thương. Một nếp nhà có đạo đức, có tình thương, có dấu vết và biết bao nhiêu những điều tuyệt vời nhất ta lãnh nhận được. Rất may mắn những ngôi nhà thân thương của ai đó vẫn còn, nhưng cũng kém phần may mắn cho những ai đang ở nhà trọ.

Có một câu để chúng ta đưa chủ đề nếp nhà thân thương vào lời Phật dạy. Ai đó cảm thán nếp nhà thân thương xưa tức là quê hương mình đó, đã sáng tác ra câu thơ:
Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng ở giữa tháng, có chùa quanh năm.
Hình như đó là hình ảnh thật đẹp, quê mình ở nếp nhà thân thương đó có gió bốn mùa, mùa nào cũng có gió thật mát. Giữa tháng có trăng rằm, nhưng có chùa quanh năm để Ngài Huyền Không có một câu nói mà hầu hết người Việt đều nhớ:
Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Từ nếp nhà thân thương người Việt vì cuộc đời, vì chiến tranh, vì sự thay đổi, nhà thân thương đôi khi chẳng còn. Nhưng mái chùa ở thôn xưa, ở
làng xưa nơi ta được sinh ra, được ông bà cha mẹ giáo dục truyền trao nền đạo đức để sống làm người vẫn còn có mái chùa. Mái chùa đó là mái chùa quanh năm như câu ta vừa nghe:
Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng ở giữa tháng, có chùa quanh năm.
Để ngôi chùa quanh năm, trải qua hàng trăm năm, trải qua hàng biết bao nhiêu thế kỷ, chiến tranh. Thay đổi vận nước, thăng trầm của cuộc đời, nhà cửa, nếp nhà thân thương không còn nhưng mái chùa vẫn luôn luôn ở đó. Có chùa quanh năm để Ngài Huyền Không như Bảo Thành vừa nói đó, có câu mái chùa, mái chùa quanh năm của chúng ta là mái chùa che chở hồn dân tộc. Bởi nơi thôn đó, nơi mái chùa ấy văng vẳng tiến Đại Hồng Chung, thông lên tới thiên địa, thiên và địa, làm cho tam giới rung chuyển và lòng người an lạc tự nhiên. Để mái chùa quanh năm ta có ở thôn ấy che chở hồn của dân tộc, hồn của người lữ khách tha phương. Và mái chùa đó ngày nay chính là nếp nhà thân thương của muôn người, trường tồn muôn thuở, bất di bất dịch. Trong cách sống của người Việt chúng ta ngày xưa, mái chùa thật gần gũi với con người, nơi ấy có các nhà chân tu sống thật chân phương, phảng phất màu áo nâu có đầy đủ đức hạnh. Những ai chỉ đi ngang qua mái chùa quê đó đã nhẹ nhàng rồi và những ai đi làm xa hoặc vì một lý do gì thật xa quê hương, trở về chỉ nhìn những màn sương phủ trên mái chùa xưa đã ấm lòng lắm rồi. Mái chùa đúng là che chở hồn dân tộc, che chở hồn lữ khách. Mái chùa tồn tại và đạo Phật gần gũi với dân tộc Việt Nam, đạo Phật Việt Nam được gọi là đạo bởi biết bao nhiêu những cung bậc thăng trầm của ngoại xâm, xâm chiếm ngày xưa ở phương Bắc. Các bậc thiền sư, các nhà tu đã đồng hành với vận mệnh dân tộc, bảo vệ quốc gia, che chở hồn dân tộc. Nếu ngược dòng lịch sử, các vị thiền sư ta đều thấy như Thiền Sư Vạn Hạnh, một trong các vị thiền sư thời xưa ai ai cũng phải biết. Như vua Trần Nhân Tông, yên bề gia thế, bảo vệ tổ quốc xong đã nhường ngôi cho con lên núi Yên Tử mà tu. Đạo Phật rất gần gũi có thể gọi là hơi thở của hồn Việt ở mọi nơi. Ngày nay trên khắp năm châu bốn bể, nơi nào có người Việt ở nơi ấy có mái chùa, dù không lớn nhưng cũng đủ để cho người Việt ở phương xa vẫn có cơ hội về trong những ngày lễ lớn hoặc những ngày lễ Tết. Đúng như câu
Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.
Mái chùa đó được lời Đức Phật dẫn giải và dạy cho hàng đệ tử của tất cả mọi chúng sanh chính là Phật tánh. Phật tánh chính là nếp nhà thân thương, cuộc đời là quán trọ lưu vong luân hồi. Ai đã từng ở nhà trọ sẽ thấy được cảm giác, cảm xúc của khu nhà trọ. Phật không nói về nhà trọ mà các bạn đang sống, Phật nói về gác trọ của cuộc đời sanh tử luân hồi, vô thường sanh diệt, nhiều khổ, ít hạnh phúc. Gác trọ đó nếu bạn ở trong gác trọ bạn nhất định sẽ ngưỡng về nếp nhà thân thương. Nếu bạn ở trong nhà trọ nhất định bạn vẫn mơ về nếp nhà thân thương của ông bà cha mẹ. Nhưng tại sao ta ở gác trọ luân hồi sinh tử đau khổ này ta không định hướng được nếp nhà thân thương là Phật tánh mà Phật đã khai thị cho chúng ta. Biết ồn ào, biết khổ, biết đau, biết bao nhiêu những thăng trầm vô thường lui tới bầm dập. Vậy mà mấy ai trong chúng ta nơi gác trọ của sanh tử luân hồi này lại nhớ về lời Phật để nghĩ về, chỉ nghĩ về nếp nhà thân thương Phật tánh của chúng ta.

Các bạn! Nếu bạn trong ngày lễ rời nhà trọ về quê các bạn hạnh phúc lắm. Các bạn có còn nhớ cách đây khoảng chừng 1 năm, khi đại dịch lan tràn, biết bao nhiêu những người dân đã phải chạy trốn khỏi nhà trọ của mình để về quê, dịch sợ lắm, sợ chết, tan thương vô cùng. Những cơn dịch của cuộc sống vô thường trong sinh tử, não phiền, khổ đau bởi ác pháp đã cuồn cuộn kéo tới. Bao nhiêu kiếp qua Bảo Thành và các bạn cũng chơ vơ trên gác trọ sanh tử của cuộc đời. Khổ ở chỗ là Bảo Thành và các bạn không minh định và chẳng xác định được mình vẫn có một nếp nhà thân thương là Phật tánh để quay về. Gặp được Phật, biết được Phật, học lời của Phật, ta mới nhớ ta vẫn còn nếp nhà thân thương là Phật tánh, để những cuồng phong bão tố, đại dịch thăng trầm của ác nghiệp nhiều đời cuốn tới làm ta siêu vẹo, đổ nát, tan thương. Ta vẫn có thể rời bỏ gác trọ cuộc đời sanh tử này hướng thẳng tới Phật tánh nếp nhà thân thương, ngôi nhà tâm linh mà Đức Phật đã khai thị cho chúng ta.

Trong mùa dịch người ta đã dùng xe đạp, người ta dùng xe Honda, mang biết bao nhiêu những món đồ lỉnh kỉnh chở vợ, chở con về quê nhà trốn dịch. Trên con đường trốn ác nghiệp sanh tử luân hồi nhiều đời khổ đau, ta chở được gì trên chuyến xe trở về với Phật tánh? Ta chở nghiệp, chẳng lỉnh kỉnh, nó đầy ấp nghiệp, nghiệp gì đây? Nghiệp ác và nghiệp thiện. Xoong nồi chẳng chở được, gạo nước chẳng chở được, tiền bạc chẳng chở theo được, vợ con, chồng chẳng chở được đâu, nhà cửa cũng thế. Cả đời mưu sinh tìm kiếm cho nhiều, nhưng trên con đường về quê trong cõi sanh tử ta chỉ chở được nghiệp mà thôi, nghiệp ác hoặc nghiệp thiện. Chỗ này cần tư duy suy nghĩ để nhận định, để có một sự chuẩn bị, để không vội vàng nhắm mắt lao đầu chạy ra ngoài để về quê như mùa dịch. Mà ta phải có một phương án sắp xếp, chuẩn bị thật kỹ để trên đường về quê, về với nếp nhà thân thương, chúng ta có sự chuẩn bị bằng tâm từ bi. Từ bi là phương tiện vi diệu chuyên chở mọi thiện nghiệp, để khi ta về nếp nhà thân thương Phật tánh của chúng ta. Chúng ta có đầy đủ dư dả phước báu và công đức để xây dựng và lập nghiệp mới trong một cuộc sống mai sau tràn đầy hạnh phúc an lạc. Nhưng hiện thời nếu bạn mang phương tiện từ bi, tâm từ bi lan tỏa và thực tập thì ngay kiếp này, Bảo Thành và các bạn sẽ có dư giả thiện nghiệp để như: Quê tôi có gió bốn mùa, bốn mùa thanh tịnh ta đều có năng lượng từ bi lan tỏa, tươi mát. Có trăng ở giữa tháng, trăng rằm giữa tháng tròn sáng đẹp, đó là trăng trí tuệ, đó là mặt trăng mà Phật đã dùng ngón tay để chỉ. Đó là trí tuệ của NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Còn từ bi kia là phương tiện của Mu A Mu Sa. Năng lượng từ bi Mu A Mu Sa, mặt trăng trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Quê tôi có gió bốn mùa, gió bốn mùa Mu A Mu Sa làm tươi mát cuộc đời, bởi gió bốn mùa Mu A Mu Sa là gió từ bi, là gió tình thương, là năng lượng từ cõi Phật, cõi Bồ Tát, năng lượng từ cõi Phật tánh nơi tâm được khơi dậy và lan tỏa. Năng lượng đó được gọi là gió bốn mùa mát lắm. Trăng rằm giữa tháng, giữa các tháng đó là trí tuệ của ta đã được tròn trĩnh, bởi quán chiếu bằng trí tuệ trong gác trọ vô thường sanh diệt, trong cái khổ của bám víu vào muôn sự vô thường, trong cái khổ của bản ngã quá cao. Và mặt trăng trí tuệ giữa tháng tròn chỉnh kia sáng để ta thấy được vô ngã, khổ và vô thường. Từ đó chúng ta mới thấy:
Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng ở giữa tháng, có chùa quanh năm.
Chùa quanh năm của chúng ta là Ma Sa Ốp Uê. Chùa là tượng trưng cho sự tỉnh giác và Ma Sa Ốp Uê. Quanh năm suốt tháng, từng giây, từng phút sống bằng chánh niệm hơi thở, sống tỉnh giác, đó mới chính là mái chùa để chúng ta trở về, là nếp nhà thân thương. Là:
Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng ở giữa tháng, có chùa quanh năm.
Gió bốn mùa Mu A Mu Sa lan tỏa khắp mọi nơi. Có trăng giữa tháng NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, trí tuệ quán chiếu vô thường, khổ, vô ngã. Có chùa quanh năm là Ma Sa Ốp Uê. Nơi đó có Phật trụ thế, có sự tỉnh giác.

Các bạn! Chúng ta phải nhận ra được giá trị lời Phật dạy về nếp nhà thân thương của cuộc đời đày ải, lưu sứ ở gác trọ trần gian, luân hồi đau khổ này để hướng về nếp nhà thân thương là Phật tánh. Nhất định Phật tánh của chúng ta là nếp nhà thân thương có gió từ bi bốn mùa, có trăng trí tuệ giữa tháng, đỉnh đỉnh ở trên trời, có chùa quanh năm của sự tỉnh thức nhắc nhở chúng ta phải hướng về cái điều đó và phải chuẩn bị bằng cái công hạnh thực tập một đời sống chánh niệm. Mỗi một ngày trôi qua chúng ta gần gũi hơn với nếp nhà thân thương, chúng ta gần kề hơn với Phật tánh thiện lành nơi ta. Gác trọ cuộc đời sanh tử luân hồi chẳng có gì để ngao ngán, nhà trọ của cuộc đời chẳng có gì để sợ. Ta vẫn có nếp nhà thân thương của ông bà cha mẹ để về. Gác trọ của cuộc đời luân hồi sanh tử chẳng có gì để sợ. Ta vẫn có Phật tánh nơi ta hướng về. Nơi ấy có gió bốn mùa Mu A Mu Sa, có trăng tròn trí tuệ giữa tháng, có chùa quanh năm Ma Sa Ốp Uê tỉnh giác. Mỗi một người trong chúng ta là lữ khách ở cuộc trần đày ải, biết bao nhiêu những bất thiện, những tai họa tới lui khó lường.
Mới đó nói nói cười cười,
Mà nay tống tán, ra đồng còn chi.
Chúng ta phải nhận diện ra được điều đó để an trú. Mái chùa che chở hồn dân tộc, mái chùa mà che chở được hồn dân tộc đó là mái chùa của sự tỉnh giác, mái chùa mà quanh năm hiện hữu trong cuộc đời. Mái chùa của Phật tánh dù thăng trầm luân hồi sanh tử vô lượng kiếp qua, mái chùa Phật tánh vẫn hiện hữu không phai mờ, không tàn lụi, vững chãi, vẫn còn đó để che chở cho tâm thức của chúng ta. Mái chùa che chở hồn dân tộc, mái chùa Phật tánh mà ông bà cha mẹ đã sống như một nếp sống muôn đời của tổ tông rồi. Trở lại với tổ tông của Phật tánh, Đức Phật đã truyền dạy 2500 mấy chục năm qua về một nếp sống người con Phật là nếp sống nương trở về với mái nhà thân thương, với nếp nhà thân thương Phật tánh hiện hữu ngay trong kiếp đời ta đang hiện hữu đây. Không tìm ở đâu, quay trở về, quay vào bên trong ta sẽ thấy đường về bằng từ bi, bằng trí tuệ, bằng tỉnh giác. Tươi mát như gió bốn mùa Mu A Mu Sa, sáng như mặt trăng trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, tỉnh giác như Ma Sa Ốp Uê. Để từng bước, từng bước ta trở ngược lại vào bên trong để về với nếp nhà Phật tánh an lành hạnh phúc. Ai đang mệt nhoài với cuộc đời, nhớ trở về nếp nhà Phật tánh thân thương nơi tâm bằng từ bi, bằng trí tuệ và bằng sự tỉnh giác. Ai đang thất bại, đau khổ, ai đang khóc, ai đang đau, ai đang chán nản, ai đang hoảng loạn, mất trí, ai đang trầm cảm, bối rối, cùng đường, bí lối, ai đang khánh kiệt, đau khổ vì bệnh tật, vì tán tài, tán lộc, mất nhà, mất cửa, mất chồng, mất vợ, mất người yêu thương, mất tất cả. Hãy trở về nếp nhà Phật tánh thân thương bằng từ bi, bằng trí tuệ, bằng tỉnh giác. Các bạn sẽ tìm lại sức sống, các bạn sẽ có lại sự yêu thương và hạnh phúc, an lạc. Và tất cả những gì đã mất sẽ trở về trong tầm tay của các bạn qua công hạnh chánh niệm hơi thở, quán chiếu tâm từ bi, trí tuệ và tỉnh giác. Hãy trở về, hãy trở về với nếp nhà Phật tánh thân thương.
Quê tôi có gió bốn mùa.
Có trăng giữa tháng, có chùa quanh năm.
Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông.
Nếp nhà Phật tánh thân thương dùng tâm quán chiếu từ bi, trí tuệ, tỉnh giác. Mỗi người chúng ta sẽ trở về được nơi ấy và từ nơi gác trọ cuộc đời đau khổ ta sẽ trở về Phật tánh an vui và hạnh phúc, khổ đau ác nghiệp nhiều đời tạo ra sẽ được chuyển hóa.

Các bạn chúng ta hãy trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Chúng con thật sự đang sống ở gác trọ cuộc đời với biết bao nhiêu những bất thiện nghiệp, khổ đau, não phiền. Nay hiểu thấu chúng con vẫn còn có nếp nhà Phật tánh thân thương, mượn nơi công hạnh từ bi, trí tuệ, tỉnh giác để trở về. Xin chư Phật gia trì cho chúng con có đầy đủ hùng lực trên con đường thực tập đời sống chuyên tu chánh niệm này.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Nếu chúng con có được chút phước báu nào qua công hạnh đồng tu hôm nay, chúng con thành kính hồi hướng cho mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo. 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn