Search

Bài 3024. Cúng Dường Sự Sống | Thất Bảo#3 – Ma Sa Ốp Uê

Trần Công Minh đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và Facebook Chua Xa Loi.

Chúng ta cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chuẩn bị đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho chúng con và thắp sáng đuốc tuệ để chúng con thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu thấy rõ vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ, Vô Ngã. Chúng con đồng nguyện chư Phật gia trì cho thế giới chấm dứt chiến tranh và hòa bình được tái thiết trở lại.
Xin chư Phật chứng minh!

Chúng ta đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Hãy hãy cùng nhau trở về với chánh niệm của hơi thở. Với pháp môn mật thiền quán chiếu tâm từ bi, trí tuệ và tỉnh giác, từng hơi thở vào thở ra, nhận rõ các pháp đều Vô Thường sanh diệt, Khổ, Vô Ngã. Gắn kết với chư Phật đón nhận mật điển từ bi chư Phật ban rải xuống cho chúng ta, hồi hướng tới tất cả mọi chúng sanh.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn, chủ đề hôm nay “Cúng Dường Sự Sống”, một chủ đề các bạn gửi về để gợi ý chia sẻ. Cúng dường hai chữ cao cả trong Phật giáo, còn sự sống, mang sự sống để cúng dường và cúng dường cho ai? Cúng dường sự sống nó xuất phát từ thời nào và Đức Phật có dạy cho chúng ta cúng dường sự sống như vậy hay không? Từ lâu lắm rồi, trước Đức Phật cho tới hiện nay vẫn còn trong dân gian, trong các tôn giáo, trong xã hội cộng đồng con người sống. Những tín ngưỡng bản địa vẫn còn có những nghi thức cúng tế, người ta thường mang súc vật sống để tế thần, để tế trời đất, trâu, bò, gà, vịt, dê,.. Những súc vật mà họ nuôi ở gần nhà, ở trong nhà để phục vụ cho đời sống, nhưng họ còn nghĩ hơn là mang những loài súc sanh đó, sinh mạng còn đang sống thiêu đốt hoặc cúng dường cho thần. Theo như lịch sử chúng ta còn có sự cúng dường sự sống của thân mạng con người cho thần, gọi là tế thần, tế những trẻ em, tế những vật sống. Đây là một chuyện hoàn toàn không đúng đạo lý, rất kinh khủng, bởi ta đã sát hại mạng sống của nhau hoặc của các chúng sanh khác để mưu cầu cho lợi ích của riêng mình qua nghi thức tế sự sống.

Câu hỏi, có vị thần nào, có vị trời nào, có vị Phật nào thật sự hưởng dụng ăn uống mạng sống của chúng sanh hay ngay cả của con người cúng dường cho các đấng đó hay không? Trả lời gọn nhanh, không. Đây chỉ là những trò bịp người, mê tín dị đoan, không có trí tuệ, thiếu hiểu biết. Bất cứ một chuyện gì liên quan tới Phật giáo, hàng Phật tử của chúng ta cũng phải lấy chính đời sống của Đức Phật trong 45 năm trời giảng đạo. Ngài có dạy, có thực hành, thì chúng ta mang lời dạy của Ngài đi vào sự thực hành và những điều Ngài không dạy, chẳng bao giờ thực hành, chúng ta cần phải suy nghĩ thật kỹ, tư duy thật kỹ với chánh kiến để gạt bỏ những truyền thống lâu đời không đúng pháp, còn không ta dễ bị lầm lẫn. Trong kinh chưa thấy Đức Phật một lần nào cúng dường mạng sống hoặc là sự sống của các sinh mạng khác cho ai, cho Phật, cho ai. Mà Phật cũng chưa bao giờ ngồi để đón nhận sự cúng dường mạng sống hoặc sự sống của súc sanh hay của con người tới với Phật, điều này rõ, ai chúng ta cũng biết. Nếu chúng ta mang súc sanh còn sống cúng dường và giết cho Phật ăn, Phật không bao giờ dùng, cấm sát sanh mà, huống chi là mạng sống của con người, thân xác của con người mang cúng cho Phật. Lúc Phật còn sống Phật đâu có ăn thịt người, tay chân của chúng ta, da thịt của chúng ta Phật không ăn, bởi đó là những thứ bất tịnh. Thân Phật Phật còn bỏ bởi Phật quán chiếu thân là bất tịnh, làm gì có chuyện mang sự sống của thân xác, của loài vật và của ta để cúng dường cho Phật. Phật đâu có dạy, Phật cũng chẳng ăn, rõ lắm các bạn. Khi còn sống cũng như khi nhập Niết Bàn, việc mang sự sống của loài vật hoặc chính thân xác của chúng ta cúng dường cho Phật đó là phỉ báng Phật. Thân xác của chúng sanh thì hôi thối bất tịnh, thân thể của chúng ta thì bất tịnh hôi thối, sao có thể xứng đáng để cúng dường cho Phật. Sự hiểu về mang thân thể này, mang sự sống của chúng sanh cúng tế, cúng dường cho Phật là một quan niệm nằm ở trong tà pháp, tà kiến, hoàn toàn sai trái dưới mọi hình thức.

Cúng dường đọc chại ra từ tiếng cung dưỡng, chúng ta cung dưỡng thường là cung dưỡng các vị tổ, các vị thầy, cha mẹ, ông bà, những vị đáng kính khi lớn tuổi. Ta là bậc nhỏ, ta mang tịnh vật, tịnh tài cung dưỡng để nuôi dưỡng đó các bạn, để phụng dưỡng cho các đấng ấy. Chữ cung dưỡng đó dần dần được gọi là cúng dường, một phần cũng ảnh hưởng từ ngôn ngữ mà thôi. Nhưng hành động là chúng ta hiến, cúng hiến, dâng hiến, có thể gọi là biếu tặng cho những vị đó để cung dưỡng đời sống của những vị mà họ đã hy sinh cả cuộc đời để giáo dưỡng, để dạy dỗ, để chăm sóc cho chúng ta về những mặt khác. Trong sự bố thí có cúng dường, có từ thiện, có dâng hiến, có biếu, có tặng, có trao cho nhau, từ ngữ nào tùy tâm và đối tượng mà ngôn ngữ ta sử dụng sẽ khác biệt, nhưng cũng ở trong hành động là cho đi.

“Cúng dường sự sống” là có, là sự thật, là sự cúng dường cao quý. Nhưng không phải cúng dường sự sống là cúng dường mạng sống của súc sanh hoặc cúng dường thân mạng của chúng ta như ngón tay, như đốt da, như đốt một phần cơ thể, chi thể, gọi là cúng dường cho Phật, thì điều đó không đúng pháp. Trong pháp quán chiếu thân là bất tịnh, Phật dạy cho chúng ta thân là bất tịnh, quán chiếu điều đó để chúng ta có thể chuyển hóa tâm, tâm ái, dục vọng, đam mê trong thân xác này. Quán chiếu sự dơ bẩn, sự bất tịnh, sự kết lại của tứ tại và sự tan rã từng giây phút, để không còn lưu luyến thân này. Rõ quá mà, thì có gì gọi là mang sự sống của súc sanh, có gì gọi là đốt một phần cơ thể hoặc là cắt một phần cơ thể dâng lên cho Phật. Cúng dường cho Phật gọi là cao quý, các bạn phải suy nghĩ cho kỹ để nhận ra những hành động này không đúng pháp. Ta phải hiểu sự cúng dường sự sống như chính Đức Phật đã thực hành, Ngài đã cúng dường sự sống của Ngài thay vì sống cho cá nhân, cho sở thích, cho những điều rất người. Là thái tử thành vua sống đời vương giả, Ngài đã cúng dường, Ngài đã dâng hiến, Ngài đã trao tặng sự sống của Ngài bằng cách đi tìm một con đường giải thoát. Sau khi giác ngộ Ngài tiếp tục mang sự sống của Ngài cúng dường cho tất cả mọi chúng sanh bằng cách tậng hiến cuộc đời, trên từng nẻo đường tiếp cận với mọi chúng sanh để dạy dỗ, để trao truyền, để hướng dẫn, để khai thị và giới thiệu các pháp phương tiện để chúng sanh tu tập giải thoát đau khổ. Đó là cúng dường sự sống, cúng dường đời sống của mình phụng hiến cho tha nhân, cho chúng sanh, đây mới là phẩm vật cúng dường cao quý được gọi là cúng dường sự sống. Còn đốt thân xác, cắt một phần cơ thể của ta gọi là cúng dường cho Phật thì hoàn toàn sai hoặc giết súc sanh cúng dường cho Phật hoàn toàn là tà pháp.

Có một câu chuyện kể về sự cúng dường sự sống rất cao quý, trong chuyện tiền kiếp về ông Xá Lợi Phất. Một thuở ở kiếp trước ông Xá Lợi Phất tu hạnh là một tỳ kheo, mật hạnh cao quý là một tỳ kheo các bạn. Một vị chư Thiên đã hóa hiện thành một người để thử coi Ngài Xá Lợi Phất này tinh tấn tu học như vậy đã đi tới chỗ sẵn sàng cúng dường sự sống của mình cho những người khác hay không? Hay còn nuối tiếc thân này. Chư Thiên đó mới hiện ra người và tới nói với Ngài Xá Lợi Phất rằng: “Thưa Ngài! Mẹ của tôi bị bệnh về mắt sẽ mù không còn thấy đường, bác sĩ nói phải cần một con mắt của người khác để ghép vào”
Ông Xá Lợi Phất nghe như vậy liền hỏi: “Vậy mắt nào?”
Người kia nói “Con mắt trái.”
Ông Xá Lợi Phất liền moi mắt trái hiến tặng cho anh ta để về ghép cho mẹ có sự sáng.
Nhưng khi anh ta có được con mắt trái anh ta khóc to lên và nói: “Không đúng rồi, con mắt này không đúng rồi, mẹ tôi cần con mắt phải cơ.”
Ngài Xá Lợi Phất chẳng chần chừ do dự, hoan hỉ vô cùng móc luôn con mắt phải hiến tặng cho anh ta để ghép cho mẹ.
Vị đấy nhận được hai con mắt liền quăng xuống đất, chân đạp lên và nói: “Mẹ tôi không cần những con mắt dơ bẩn như thế.”

Ngài Xá Lợi Phất không buồn, không tức giận, vẫn hoan hỷ, vui vẻ với pháp thí cúng dường đôi mắt của mình. Dù rằng người kia có nghĩ sao, có sử dụng sao, có ứng xử như thế nào cũng không có làm cho ông Xá Lợi Phất buồn, vui lắm, hoan hỷ lắm. Thấy được điều đó chư Thiên hoan hỷ vô cùng bởi tâm ông Xá Lợi Phất rất thành kính, cúng dường đôi mắt của mình cho một người mẹ mà ông ta chỉ nghe thấy mà thôi. Chư Thiên liền hiện hình là chư Thiên tán thán công hạnh của ông ta và như vậy chính đôi mắt móc ra đó lại được trả về cho ông Xá Lợi Phất. Ông ta được chư Thiên gắn lại và đôi mắt sáng bình thường. Đây chính là phẩm hạnh cúng dường sự sống đích thực, Phật đã hy sinh cả cuộc đời của Ngài, đã tận hiến sự sống của Ngài cho chúng sanh cho tới hơi thở cuối cùng các bạn. Hơi thở cuối cùng mà Ngài còn nghĩ đến chúng sanh, còn nghĩ đến muôn loài, đó là sự cúng dường sự sống cao quý bằng mang thân mạng và sự sống này hành những điều phù hợp đúng pháp để tận hiến cho muôn loài. Ông Xá Lợi Phất cúng dường sự sống trong một thuở tiền kiếp đã cúng dường cả đôi mắt cho sự sáng của người mẹ. Chẳng phải là đốt tay, đốt đầu, đốt chân, đốt da, cắt tay, chân, da của chúng ta còn gọi cúng dường Phật, Phật không ăn cái phần da thịt, xương thịt hôi thối, bẩn thỉu, bất tịnh của chúng ta, làm như vậy là phỉ báng Phật.

“Cúng dường sự sống” là mang sự sống của mình phụng hiến cho tha nhân. Từ hình ảnh của Đức Phật, Từ hình ảnh của ông Xá Lợi Phất trong tiền kiếp, chúng ta thấy được gương cúng dường sự sống có thể thực hiện được ngày hôm nay khi mà kỹ thuật y tế phát triển quá cao. Biết bao nhiêu con người bệnh thận, cặp thận của họ hư hoàn toàn, chờ chết. Thật là nhiều người dù không phải theo Phật giáo, dù không dùng chữ cúng dường, nhưng họ đã hiến thận để cho người khác được sống, hiến một trái thận và bác sĩ đã ghép thận, ghép gan, ghép phổi, ghép mắt, ghép tay, ghép da, ghép tóc, ghép tim, ghép tất cả. Không dùng mỹ từ cao siêu là cúng dường, chỉ gọi là hiến tặng cho nhau, cho nhau một phần cơ thể để tiếp tục sống. Đây chính là sự cúng dường sự sống trân quý vô cùng. Biết bao nhiêu người đã sống trở lại, đã tìm lại sự sống của mình bằng sự hiến tặng nội tạng như thế, ngoại tạng nội tạng toàn thân như thế. Ngày nay có những chương trình đặc biệt và đã nhiều người thực hiện chương trình cúng dường sự sống, khi họ chết hoặc sắp chết, họ đã ghi vào những di chúc đặc biệt của đời người sẵn sàng hiến tạng, hiến thân xác cho y học. Biết không thể sống thì nội tạng đã được cúng dường và sự sống đó đã được gắn kết với biết bao nhiêu người. Có những người khi ra đi đã cứu sống được năm, sáu, bảy người và nhiều phần cơ thể của họ đã được ghép vào những người khác. Bảo Thành đã quen biết một số Phật tử gần gũi lắm, khi mất đi cũng để lại di chúc hiến tạng và đã có nhiều Phật tử cứu được thật nhiều người. Đây chính là cúng dường sự sống, hiến tạng để cúng dường, có ý nghĩa vô cùng và cao cả hơn nữa cúng dường sự sống như Đức Phật đã sống. Biết bao nhiêu các sư thầy, các sư cô, biết bao nhiêu các vị linh mục, các ma sơ đã cúng dường đời sống cá nhân của họ để phụng hiến, để chăm sóc cho các cụ ông, cụ bà bị bỏ rơi, cho các trẻ mồ côi không ai nuôi dưỡng, cho những người bệnh hoạn tật nguyền không thể chăm lo cho đời sống riêng, cho những kẻ bệnh tật phong cùi cả cuộc đời. Hầu hết các tôn giáo lớn như Phật giáo, thiên chúa giáo, các sư cô, sư thầy, các ma sơ, các vị linh mục và ngay cả trong hàng Phật tử, giáo dân cũng đã thấm nhuần sự cúng dường sự sống này bằng cách hiến dâng sự sống riêng tư của mình để phụng hiến cho tha nhân, cao quý, cao quý vô cùng! Đây chính là sự cúng dường cao cả nhất, chúng ta cần phải học gương này để thực hành cho đúng hạnh bố thí cúng dường. Hôm nay chúng ta nói về phần cúng dường sự sống, chúng ta không nói sự cúng dường như cung dưỡng về tịnh tài, về vật chất, về cơm ăn, về nước uống, về thuốc thang, mà cúng dường chính sự sống của mình để phụng hiến cho tha nhân. Thật khó làm được nếu chúng ta không suy nghĩ kỹ và thật khó có thể hành được sự cúng dường sự sống của chúng ta, nếu chúng ta không minh định thật rõ đây là một sự tận hiến cao cả, là phẩm vật cúng dường vô giá.

Trong dân gian, trong các tôn giáo ngay cả Phật giáo chúng ta, vẫn còn hiểu lệch lạc sự cúng dường sự sống là đốt một phần cơ thể, là cắt một phần cơ thể như lóng tay, như chặt tay, như đốt thân thể này gọi là cúng cho Phật, gọi là cao quý, đó là sai. Phật đã dạy quán thân bất tịnh để lìa bỏ ái dục chấp vào thân này, thân ta hôi thối dơ bẩn lắm, có gì cao quý đâu mà gọi là cúng dường cho Phật. Đó là một sự hiểu lầm toàn diện không đúng pháp, Phật xưa chẳng làm chuyện đó, Phật xưa chẳng hành chuyện đó, Phật xưa cũng chẳng đón nhận sự cúng dường như vậy. Mà đời sống thân giáo của Ngài dạy thật rõ, sự cúng dường của Ngài là hiến dâng sự sống thật của một bậc Giác Ngộ, đi khắp mọi nẻo trong dân gian để độ cho chúng sanh.

Bảo Thành và các bạn đi làm từ thiện nhiều đã có phước duyên tiếp cận được với quý sư thầy, quý sư cô, các bậc trưởng thượng, tôn túc, hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng ni, các ma sơ, các dì phước, các vị linh mục, các Phật tử, các giáo dân,.. Hy sinh cuộc sống riêng tư lập nên những trại mồ côi, trung tâm dưỡng lão, những bệnh viện nuôi dưỡng, những nơi để giúp đỡ những cơ nhỡ, kẻ thế cô. Chẳng màng đến sự sống riêng tư, chẳng se sua đua đòi, tranh giành quyền lợi vật chất mà hiến dâng cả cuộc đời, đó, sống như vậy để nuôi dưỡng biết bao nhiêu người. Đây chính là phẩm vật cúng dường cao cả gọi là cúng dường sự sống của chính mình để phụng hiến cho tha nhân. Rất may mắn hôm nay chủ đề này được gửi về để chúng ta một lần nữa học hỏi, nghiên cứu, chia sẻ tận tường để thấy rằng sự cúng dường về sự sống đó mà thân mạng của chúng ta, thân thể của chúng ta hoặc thân mạng và thân thể của những chúng sanh khác cho Phật, cho thần linh là không đúng, là sai. Nếu nói trong dân gian cho thẳng thừng thì ông Phật chẳng bao giờ thèm cái thân thối rửa, bẩn thỉu, dơ dáy của chúng sanh, nói cắt một ngón tay, một lóng tay, một phần cơ thể, đốt thân xác để cúng dường đó là sự sai không đúng đâu. Khi Phật còn sống Ngài chẳng nhận cũng chẳng làm nghi thức đó. Ngài đi rồi chúng ta lại bắt chước những phong cách tế thần ngày xưa cũng như ngày nay làm ô uế cửa thiền môn. Cúng dường sự sống đúng nghĩa như ông Xá Lợi Phất, như quý Phật tử và các vị không thuộc Phật giáo đã từng cúng dường một phần cơ thể của mình để giúp đời, để giúp người, đó gọi là cúng dường sự sống. Như hiến máu cũng là cúng dường sự sống, mỗi lần ta đi hiến máu để cứu người đó là cúng dường sự sống cao cả. Hiến tạng cũng là cúng dường sự sống, đôi khi chúng ta hiến tóc của mình, trao tặng tóc của mình cũng là cúng dường sự sống. Các bạn thấy không có nhiều người bệnh ung thư tóc họ rụng, ở nước ngoài người ta thường nuôi tóc dài, những người có tâm tốt rồi sau đó cắt mang tóc đó tặng cho những người bị ung thư, cũng là cúng dường sự sống, nghĩa cử cao quý vô cùng! Còn sự cúng dường về tịnh tài, về vật chất là sự cung dưỡng cho những bậc đáng cúng dường, đó là đạo nghĩa ta cần phải thực hành rồi. Chúng ta sẽ chia sẻ trong một dịp nào đó còn sự chia sẻ theo chủ đề hôm nay chỉ xoáy quanh về cúng dường sự sống mà thôi.

Các bạn! Các bạn và Bảo Thành vẫn còn cơ hội cúng dường sự sống của mình cho Phật, cho ông bà, cha mẹ, cho thầy tổ, cho những bậc đáng kính. Không phải bằng cách cắt ngón tay, lóng tay, đốt thân xác của mình mà bằng cách mang sự sống của mình, sống thật với pháp của Đức Phật truyền dạy, lìa xa ác pháp, sống đúng với thiện pháp là cúng dường sự sống cho chư Phật đó các bạn. Bởi vì khi ta lìa xa ác pháp, ta thực hiện được thiện pháp, ta hồi hướng công đức đó qua sự chứng minh của Phật, của Bồ Tát cho ông bà, cho Cha Mẹ, cho tự thân của mình, cho những người yêu thương. Đây cũng là một pháp cúng dường sự sống cao cả bằng cách sống đúng pháp thiện của nhà Phật, lìa xa sự sống ác độc không đúng pháp.

“Cúng dường sự sống” là sống đúng với chân lý của Phật truyền dạy, Phật khai thị. Trong hạnh bố thí sự cúng dường sự sống rất cao quý, nếu như chúng ta biết mang đời sống của mình tác tạo thành những hành động cụ thể để tỏ lòng hiếu đạo với ông bà, cha mẹ, tôn kính với các bậc tôn sư trưởng lão, các vị thầy. Hoặc là yêu mến những người trong gia đình như vợ chồng, con cái bằng những nghĩa cử hành động rất cụ thể, sống cho đúng pháp, hành đúng pháp thiện thì đây là sự cúng dường vi diệu sự sống của chúng ta. Cao quý hơn ta có thể phụng hiến đời sống của mình cho tha nhân, noi gương của các bậc tổ, của các sư thầy, sư cô, của các ma sơ, dì phước, của các vị linh mục, giáo dân, Phật tử,.. Đã và đang làm việc từ thiện nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, các cụ ông cụ bà neo đơn, những em bé tật nguyền sinh ra, những mảnh đời bất hạnh, cô đơn, cơ nhỡ, những người phong cùi, bệnh tật, tê liệt,.. Ta có thể tới chăm sóc, ta có thể tới chia sẻ, ta có thể hi sinh một giờ trong một tuần, một ngày trong một tuần tùy theo điều kiện có để mang niềm vui, mang tịnh tài, mang tịnh vật, mang tinh thần, mang nụ cười, mang tất cả những gì ta có được trong phạm vi ta có thể hiến dâng để phụng hiến cho tha nhân, thì chính là sự cúng dường sự sống cao quý. Đừng quá mù mờ lao đầu vào sự mê tín sai lầm, hủy hoại thân xác của mình, đó là pháp tế thần hoàn toàn sai trái thuộc về tà pháp. Bất cứ một phần nào đó thuộc thân thể của bạn mà bạn hủy hoại đi và được lồng vào trong hai chữ cao quý là cúng dường cho Phật, thì đó hoàn toàn là phỉ báng Phật. Khi còn sống Phật dạy thân này còn phải bỏ bởi nó không thuộc của tôi, không thuộc của ta, nó bất tịnh, nó dơ dáy, đừng đắm đuối, đừng đắm chìm, ôm giữ, đừng chấp vào. Nay lại mang thứ Phật bỏ vào thùng rác dâng lên cho Phật, không đúng các bạn ơi. Các bạn suy nghĩ đi thân Phật Phật còn bỏ, Phật còn hiến dâng bằng sự sống thật sự đi phụng hiến, dạy ta quán chiếu, để lìa xa tham ái về thân bất tịnh. Nay lại nhiều người cắt tay, cắt thịt, đốt người, đốt da gọi là cúng dường Phật, sai đó. Chúng ta đừng vội vàng phán xét, suy nghĩ kỹ bằng sự chánh tư duy, chánh kiến.

Đức Phật dạy về bốn pháp quán, thân thọ tâm pháp quán thân bất tịnh, bạn có thể lên Google đọc về cái pháp quán thân bất tịnh và tìm hiểu coi Đức Phật nói về thân của chúng ta như thế nào? Để từ đó hiểu rõ cúng dường sự sống chẳng phải là đốt, là cắt, là mang một phần thân thể dâng lên cho Phật, không hay, sai, sai lệch con đường của Đức Phật. Mà theo như Bảo Thành cúng dường sự sống ngày xưa khó có thể thực hiện được trong ngành y học chưa phát triển, nhưng thời đó cũng có thể làm được bằng tấm gương của Ngài Xá Lợi Phất đó. Ngày đó hồi xưa Đức Phật cũng cúng dường thân của mình, sự sống của mình, chẳng màng đến sống chết, chẳng màng đến sinh lão bệnh tử, chẳng màng đến sự đau đớn, thay đổi của khí trời vẫn sẵn sàng đi khắp mọi nơi để khai thị cho chúng sanh. Các chư tổ hồi xưa làm được điều đó, ngày nay ta noi gương Đức Phật dạy cúng dường sự sống bằng cách hiến máu, hiến tạng. Nếu như người xa ta khó có thể làm thì có thể những người gần trong thân tộc, thiếu máu ta hiến máu, cần tạng ta hiến tạng, cần thận ta hiến thận, cần gan ta hiến gan, cần mật, có nhiều lắm. Chuyện đó ta đã đọc được và tốt nhất thân xác của chúng ta chết là hết, nhưng đã có nhiều người, nhiều vị cao cả vô cùng, biết chết là hết nên đã để lại di chúc để khi chết đi hoặc sắp chết, sẽ chết, nội tạng còn tốt hiến tặng cho những người khác. Việt Nam không biết có hay không nhưng ở nước ngoài cái bằng lái nếu như các bạn muốn cúng dường sự sống của mình khi lúc lâm chung nội tạng còn tốt cho những người khác, chỉ cần ký vào trên bằng lái có kí tự đó và nếu có chuyện gì thì nhất định ở nhà thương các bác sĩ sẽ mang những phần cơ thể của chúng ta ghép vào cho những người cần, đây là một sự cúng dường rất tốt. Cụ thể hơn để nói đến sự cúng dường sự sống là hãy sống ngay, sống lành, sống thiện, sống hiếu đạo, sống đúng pháp và luôn luôn biết hy sinh đời sống của mình cho ông bà, cha mẹ, cho người yêu thương, cho những mảnh đời bất hạnh bằng những công hạnh cụ thể. Hãy mang đời sống của mình thực sự ứng dụng vào những hành động rất cụ thể, lợi lạc cho sự bình an hạnh phúc của nhau. Thì đó là sự cúng dường sự sống hoặc hiến máu, hiến tạng, hoặc làm từ thiện, bố thí hoặc mang sức của mình, trí lực của mình, tài lực của mình, tâm lực của mình, đạo lực của mình, định lực của mình phụng dưỡng tha nhân, thì là sự cúng dường sự sống cao quý nhất. Các bạn đừng lầm lạc vào sự cúng dường sự sống là phải giết chúng sanh như gà, vịt, trâu, bò, dê để cúng dường thần, cúng dường ông bà, cúng dường Phật. Đừng hiểu lầm phải cắt tay của ta, phải đốt người của ta để cúng dường cho Phật, cho các đấng bề trên, sai, thân này ô uế, dơ bẩn, bất tịnh, hôi thối, chẳng xứng. Quan niệm như vậy là sai, ảnh hưởng của những pháp tế thần thuở xưa được ẩn núp trong các hình thức tôn giáo, đặc biệt nó chui vào và tàng hình trong những nghi thức được gọi là cúng dường. Các bạn phải dùng chánh kiến và chánh tư duy, đừng lần mò theo những ngôn từ ghi chép trong kinh, những sự truyền dạy của phong tục tập quán bởi trong kinh thời xưa, kinh Kamala Đức Phật đã dạy đừng vì truyền thống, đừng vì kinh sách ghi lại, đừng vì người ta nhắc đi hoặc người ta làm, đừng vì ông bà, cha mẹ, các bậc thầy ta tôn kính làm điều đó mà ta theo, tất cả cần phải được tư duy, suy nghĩ bằng chánh kiến, thấy rõ sự lợi lạc để ứng dụng vào đời sống.

Sự chia sẻ của Bảo Thành rất thật, mong rằng các bạn đồng tu hãy tư duy và suy nghĩ cho thật kỹ, để xác minh rằng sự cúng dường sự sống là cao quý đúng pháp thì phải như thế nào và sự cúng dường mạng sống thân thể của chúng ta như thế nào gọi là ô uế, sai pháp, phỉ báng Phật. Phải suy nghĩ để ta từ bỏ những điều sai trái và bắt đầu làm lại từ đầu pháp cúng dường sự sống của mình để phụng hiến cho tha nhân đúng như đời sống của Phật đã sống, đúng như gương của ngài Xá Lợi Phất, đúng như gương của các bậc tổ, của ông bà, của cha mẹ, của các sư Thầy, sư cô, các dì phước, ma sơ, các vị linh mục, các giáo dân, các Phật tử và mọi người đã biết hy sinh đời sống của mình để phụng hiến cho tha nhân, đã biết hiến máu, hiến tạng để giúp cho những người khác tìm lại sự sống bình thường.

Các bạn, chúng ta đặt bàn tay phải vào bàn tay trái. Trở về với hơi thở của chánh niệm đi vào mật thiền quán chiếu tâm từ bi, trí tuệ và tỉnh giác.

Thưa Phật! Xin hãy gia trì cho chúng con hiểu được đúng nghĩa đích thực của sự cúng dường sự sống đúng pháp mà Phật đã truyền. Chúng con phát nguyện cúng dường sự sống này bằng những hành động cụ thể để san sẻ tình yêu thương phụng hiến cho tha nhân.
Xin chư Phật chứng minh và gia trì!

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta cùng hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Sự tu của chúng con nếu tạo được chút phước nào nguyện hồi hướng cho nền hòa bình của thế giới và cho mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn