Search

Bài 1252: Vui sống Nhẹ Nhàng – Thất Bảo#1 – Mu A Mu Sa

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, cùng các bạn đồng tu ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chùa Xá Lợi.

Các bạn ơi, chúng ta đã tới giờ đồng tu, hãy cùng nhau quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì cho chúng con vui sống nhẹ nhàng trong cuộc đời này.

Mô Phật! Các bạn, chúng ta đồng tu với nhau trong những ngày cuối của năm 2020 để chuẩn bị đón mời một năm mới tới – năm 2021. Một năm đã chuẩn bị trôi qua, mỗi người chúng ta ở tất cả trên thế giới này, đều đã phải trải qua một năm trời biết bao nhiêu sự thử thách tới với mỗi người chúng ta. Chỉ chiêm nghiệm một năm này thôi, năm 2020 – chúng ta trong những ngày cuối này sẽ thực sự thấy rõ được giá trị chúng ta đang được sống, đang được trải nghiệm qua thăng trầm của cuộc đời, để nhìn rõ và nhìn thấu chân lý của bậc đại tuệ Đức Bổn Sư khai thị cho chúng ta.

Trong sự đồng tu ngày hôm nay, nhắc lại để mọi người cùng nhớ rằng đời sống của con người ngắn dài chẳng ai biết, vô thường sanh diệt thường lui tới chẳng ai hay, cho nên khi còn thở vào thở ra, miệng luôn mỉm cười sống, sống làm sao đây? Chúng ta như chủ đề “Vui Sống Nhẹ Nhàng” để chính trong cảnh sống nhẹ nhàng an vui này từng giây phút hiện diện trong cuộc đời, ta là sứ giả của niềm vui, của hạnh phúc, trao tới cho muôn người. Trong hơi thở vào ra của chánh niệm Mu A Mu Sa, ta gội rửa cuộc đời, ta tưới tẩm mạng sống của mình bằng năng lượng từ bi yêu thương của Phật. Để các bạn và Bảo Thành thực sự là những nhịp cầu dẫn đưa từng người, từng người bước qua cuộc đời của mình để họ sống an vui hạnh phúc, y như chúng ta.

Hãy cùng với nhau trở vào hơi thở ngay bây giờ – 07 biến chánh niệm hơi thở Mu A Mu Sa. Để chúng ta cùng lắng nghe nhịp đập của con tim, cùng lắng nghe hơi thở vào ra, hòa nhập vào với thiên nhiên tự tại vốn có ở trong cuộc đời chính mình. Để mọi người chúng ta biết mỉm cười tri ân và hạnh phúc ngay giây phút này đây.

Mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho trí tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho từ bi. Chúng ta hãy cùng nhau lấy từ bi và trí tuệ thẩm nhập vào 07 biến – 07 hơi thở chánh niệm, quán chiếu thân tâm của mình, đón nhận năng lượng từ bi của Phật nuôi sống mình trong từng giây phút này, ngay ở nơi đây. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì cho chúng con vui sống nhẹ nhàng. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa. (07 biến)

Mô Phật! Các bạn, trong cuộc đời của chúng ta không nói đến tôn giáo nào đặc biệt hết, chỉ mỗi người khi đã sống ở trên đời đều mơ ước và mong sao vui sống nhẹ nhàng với những người yêu thương như đấng bậc sinh thành, vợ chồng, con cái, hoặc đối với xã hội, ai ai cũng mong rằng ta vui sống nhẹ nhàng. Có lẽ cả cuộc đời từ thuở ông bà cho tới cha mẹ hiện tại là chúng ta, chúng ta còn dạy dỗ, nuôi nấng và mong sao cho con cái của mình luôn luôn vui sống nhẹ nhàng.

Tại sao mỗi người lại có sở cầu mong rằng phải vui sống nhẹ nhàng? Bởi là cuộc đời có quá nhiều những bất ổn, những niềm đau khổ, phiền não và cuộc đời có quá nhiều gánh nặng nó đè ở trên vai, nó nặng ở trong lòng, nó đau đáu ở trong đầu của chúng ta. Mà ai dù là người sinh ra trong gia đình thật là giàu hay thậm chí chỉ sinh ra ở trong đống rác, bị bỏ rơi hoặc được chăm sóc học hỏi đàng hoàng thì cũng từng nếm qua những vị mật đắng, những sự đau đớn, những sự nặng nhọc, bất an, khổ. Chính vì những điều đó luôn hiện diện trong cuộc đời, do vậy mà chúng ta ước mơ được vui sống nhẹ nhàng. Đó là con người và đã là ở trong đời ai cũng vậy, chẳng phân biệt tôn giáo đâu.

Nay chúng ta là hàng Phật tử tại gia cùng với Bảo Thành, đồng tu trong chánh niệm hơi thở vi diệu âm Mu A Mu Sa, để đón nhận năng lượng từ trường của Chư Phật nuôi dưỡng cuộc đời của mình. Để chúng ta trụ tâm vào trong hơi thở chánh niệm, nhìn cho thấu suốt mọi cảm xúc, suy nghĩ của chúng ta trong từng giây phút của cuộc đời. Và là hàng Phật Phật tử tại gia trong kỷ nguyên mới, nhìn cho rõ thì cuộc đời bận rộn quá, lao lực quá.

Hồi xưa ông bà, cha mẹ làm một ngày có thể ăn một tuần, thậm chí làm một tháng ăn cả năm. Cuộc sống luôn bồng bềnh theo sông nước, nhẹ nhàng theo hương lúa, mây trời thanh tịnh, có thật nhiều thời gian với vợ chồng con cái, với cha mẹ, với làng xóm, với muôn người. Nên thôn nào chúng ta đi tới thuở xưa – đời của cha mẹ cũng bình yên, thanh tịnh, nhẹ nhàng, an vui. Mấy mươi năm trôi qua thôi mà cuộc đời thế hệ ngày nay chúng ta đã hoàn toàn khác. Những cha mẹ đã cam qua cả một thời an lạc, nhẹ nhàng đó nay chứng kiến cuộc sống vận hành thay đổi, con cái cực khổ lao đao trăm bề, thấy thương xót mà chẳng thể làm được gì.

Chúng ta phải nhận thấy sự khác biệt hiện tại của những thế hệ đang sống và những thế hệ trước chúng ta, để thấy sự khác biệt mà không phải từ chối chạy trốn, để suy nghĩ coi làm sao vui sống nhẹ nhàng như thuở cha mẹ, như đời ông bà, cuộc đời sẽ có nghĩa, có nghĩa hơn khi chúng ta vui sống nhẹ nhàng. Và cuộc đời sẽ trở nên thật vô nghĩa nếu như trong cuộc đời này sống thật cực khổ, cuộc đời như một gánh nặng cho chính mình và rồi gánh nặng đó còn đè nặng trên vai của người khác. Hoặc cuộc đời của ai đó mà chúng ta quen biết, yêu thương lại trở nên là một gánh nặng trong cuộc đời của chúng ta. Hàng Phật tử tại gia chúng ta nhớ, chúng ta là những người đã theo Phật, học được chân lý của Phật, chúng ta đã nhìn nhận và thấy rõ Đức Phật là bậc tuệ giác. Ngài là đấng nhìn thấu, ngộ được, nhìn rõ và hiểu. Hiểu được tất cả mọi sự vận hành trong thế giới này, về thế giới vật chất, thế giới tinh thần, lẫn thế giới tâm linh, Ngài nhìn thấu và nhìn rõ. Cho nên là Phật tử khi đi theo Đức Phật, chúng ta học cái nhìn thấu, nhìn rõ tất cả mọi sự vận hành trong thế giới của mọi cảnh giới, để như Phật có một đời sống nhẹ nhàng an vui.

Vui sống nhẹ nhàng là điều ai cũng mơ ước, cho nên trên con đường học Phật, không cần biết các bạn là Phật tử tại gia mới học hay học Phật đã lâu; hoặc các đấng Trưởng thượng, Tôn túc, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni, những bậc cao cả tôn kính, tôn quý trong hàng giáo phẩm của Phật giáo. Học từ sơ tới cao, mới học hay đã lâu điều đó vẫn chỉ nằm ở trong kiến thức giáo lý, vun đắp cho mình đầy đủ những dữ liệu về lời Đức Phật khai thị. Nhưng cốt lõi vẫn phải là – nếu học Phật mà không vui sống nhẹ nhàng thì chẳng phải đã ứng dụng lời chân lý của bậc tuệ giác vào cuộc đời; mà chúng ta chỉ trở thành những thư viện, những nhà kho chất chứa kinh điển, để rồi học Phật trở nên nặng nề, gánh vác, cưu mang, ôm ấp, cảm thấy chật chội khó chịu, rồi cảm thấy tù túng. Thay vì lời của Đức Phật là chân lý để chúng ta học, không phải gom chân lý vào trong đầu, chất chứa vào từng ngăn trong tim, để có trí nhớ về kinh Phật. Nhưng giáo lý của nhà Phật đọc qua phải hiểu, hiểu phải ứng dụng. Bởi mục đích Đức Phật đã nhìn thấu sự đau khổ, hiểu thấu được điều đó và đã tìm ra phương thức để tháo gỡ cho đời sống nhẹ nhàng. Nay học Phật lại cưu mang kinh Phật trên vai, trong đầu, nặng nề quá. Học Phật là để chuyển hóa khổ đau và phiền não, để vui sống nhẹ nhàng, chính vì từ đó, thước đo ứng dụng lời Phật vào cuộc đời ngay ở chỗ nhìn vào cuộc đời của mỗi người chúng ta từ thủa học Phật. Khi chúng ta nghe một bài giảng, khi chúng ta tiếp xúc với một vị Thầy, khi chúng ta đọc một đoạn Kinh, tụng một câu kệ, đọc một câu chú, tới một thời khóa tu tập trong chùa hay chỉ sám hối niệm Phật hoặc lễ lạy các tôn tượng, quy về lời giáo huấn của Phật mà thấy ở trong lòng vui sống nhẹ nhàng thì điều đó là đặc biệt, là đúng như hạt giống trồng vào lòng đất, được thấm nước, thấm phân, nên bắt đầu tan rã ra và trổ thành cây. Lời của Đức Phật qua tất cả các pháp phương tiện mà chúng ta học được dù là Tịnh độ, niệm Phật, Thiền tông, các phái hay Mật tông. Dưới bất cứ một dạng nào hoặc nghiên cứu kinh điển để có kiến thức, trí tuệ để hiểu, thì sự ứng dụng lộ rõ trong cuộc đời phải là chúng ta sau khi tu tập, học hỏi, là Phật tử phải có vui sống nhẹ nhàng. Còn nếu không vui sống nhẹ nhàng, không tháo gỡ được mà nặng nề trong cuộc sống, thì chúng ta dù có nhớ cả 49 năm Đức Phật truyền dạy giáo lý cũng trở thành vô ích. Bởi lời giáo lý của Phật nay trở thành đá nặng nề, đè chúng ta cho tới còng lưng đổ xuống, chết mất thôi!

Các bạn, Phật tử tại gia chúng ta cần học Phật để ứng dụng, để vui sống nhẹ nhàng, để từ đó trong đời sống của mình, ngay gia đình nhỏ bé mỗi ngày, mỗi đêm, mỗi sáng phải đầy ắp tiếng cười và niềm vui thì đó đúng là lời Phật ta đã học được. Còn học Phật như một thước đo đi nhìn người khác để thấy đúng thấy sai, mắc kẹt vào trong thế giới nhị nguyên đúng sai. Trắng – đen, còn – mất, có – được, cuộc đời nặng nề dữ lắm. Hoá ra trong cuộc đời nếu học không đúng thì lời của Phật và những người học Phật đã vô tình biến mình thành lão cai tù, quản thúc những người khác. Tại sao vậy? Là bởi vì ta học chân lý của Phật, rồi ta xây dựng một nhà tù trong chân lý của Phật, quản thúc mọi người theo chiều hướng được đóng khung và chúng ta đã nhốt mọi người vào trong khuôn thước của chân lý Phật – nơi ngôi nhà kiến thức tự đúc kết lại do ta. Cho nên cái nhà kiến thức mà ta quản thúc cái tư tưởng đó, để đưa người ta vào cái nhà đó để so sánh đúng sai, hơn thua thì ngôi nhà kiến thức Phật giáo đó đã biến thành ngôi nhà tù. Và chúng ta chỉ đi kiếm chứng, chỉ đi quan sát, chỉ đi tìm tòi và rồi đặt để mọi người phải ở trong khuôn mẫu đó, thì chúng ta là người cai tù và đối xử với mọi người như tù nhân. Nhốt mọi người vào trong nhà tù được gọi là kiến thức siêu mầu của chân lý bậc tuệ giác, đặt để vào cái đầu vỏ sò của chúng ta – rỗng tuếch. Cho nên thật là nhiều bạn tu Phật mà không vui sống nhẹ nhàng, trở thành nặng nề cho bản thân, cảm thấy tù túng, không thấy thanh thoát cho bản thân mà còn làm cho những người trong gia đình cảm thấy tù túng, khó chịu. Các bạn suy nghĩ coi có không? Có nhiều bạn tu Phật làm cho bạn bè cảm thấy xa lánh, có nhiều bạn tu Phật về gia đình cảm thấy khó khăn, tù túng, nhìn đâu cũng thấy sai, tu đó không đúng rồi. Tu Phật là để tháo gỡ những sự mệt mỏi, nặng nề, sai trái, chấp trược, để chúng ta vui sống nhẹ nhàng. Tu Phật là để chuyển hoá gánh nặng của cuộc đời thành nhẹ để vui sống nhẹ nhàng.

Các bạn, Đức Phật dạy trong chân lý nhị nguyên, tức là có này thì có kia. Nếu bạn có cái đúng của mình thì từ đứng trên lập trường kiến thức của đúng – nơi ta đó, thì sẽ nhận ra sai của người. Và ngược lại người cũng như vậy, đối đãi trong thế giới đối đãi đúng sai như thế. Bởi vậy nên trong cuộc đời ta đã vô tình nhốt người vô trong khuôn mẫu đúng sai, để trở thành lão cai tù khó tính và biến bạn bè, người thân trở thành người tù tội trong nhà tù của đúng sai, bị mắc kẹt ở hai bên bờ đen – trắng, đúng – sai, yêu – ghét, khổ – hạnh phúc, nhưng cái bờ đó có không? Nó mắc kẹt dính cứng lại, cho nên học Phật mọi người không còn vui sống nhẹ nhàng. Thấy người nào sai một chút là dán lên tường của facebook, thấy người nào có gì xảy ra để bám chặt vào khai thác, để thể hiện và chứng tỏ sự hiểu biết của mình.

Chúng ta học Phật chẳng phải chạy đuổi theo những thông tin, những hiện tượng xảy ra trong xã hội, để rồi cuộc đời cứ như gì các bạn? Cứ như con ruồi, chẳng thể làm chủ giác quan. Ngửi thấy mùi là bay lung tung, thấy chuyện gì là bay tứ tung, ta thấy con ruồi không bao giờ đứng yên được một chỗ là bởi vì giác quan của nó bị sự hút (gọi là chiêu cảm) của các mùi, của các màu sắc, nên lung tung dữ lắm. Chúng ta đã bị kẹt để rồi cứ với tay như con vượn, truyền từ cành này qua cành kia, bám víu vào những thông tin vất vưởng, vung vãi ở trên đời, dán lên bức tường facebook như một sự tham luận uyên thâm. Chúng ta chẳng để cho đời của chính mình nhẹ nhàng bởi bị những sự việc ở trong đời xảy ra nó hấp dẫn, lôi kéo, để ta cứ lận đận, lần mò vùi đầu mãi, vùi đầu mãi. Câu hỏi sao không vui sống nhẹ nhàng? Bởi chính đời sống mà của mỗi người học Phật được vui, để sống nhẹ nhàng, trở thành thân giáo, sẽ cảm ứng đời sống nhẹ nhàng đó tới với mọi người để có an vui. Nhưng ngày nay cứ nhìn đi, chân lý của Phật hình như trở thành thời trang để khoe, cho nên nó nặng nề, nó giáo điều. Ta học Phật các bạn nhớ là để tháo gỡ sự nặng nề, không phải là giáo điều, chân lý ôm ấp, nhồi nhét cho đầy để khoe, để quá nặng, để đi đâu cũng như ông tượng, ông Phật, ông Bồ Tát, Thánh hiền cứ “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”. Chẳng phải niệm Phật, chẳng phải nói kinh mà phải ở chỗ tháo gỡ được sự nặng nề trong cuộc đời, bởi mắc kẹt trong những cái đúng sai, chấp trược, để thanh thoát nhẹ nhàng, lan tỏa sự an vui tới cho muôn người, đó là học đúng.

Các bạn, Đức Phật và chúng ta đi theo Ngài để học. Ngài là bậc đại giác đại ngộ, Ngài nhìn thấu tất cả những pháp trong thế gian, tức là Ngài nhìn rõ và hiểu thấu mọi hiện tượng trong thế gian. Và mọi hiện tượng trong thế gian đó Ngài nhận rõ nó là bất diệt không? Không! Ngài thấy đó là vô thường, không có bất diệt, mà chúng sanh tưởng rằng nó là bất diệt – ôm ấp nên khổ. Ngài thấy thật là rõ điều đó nên Ngài như một người thợ máy thấy rõ, thấy trong cái máy vận hành tâm thức cuộc đời chỉ quẩn quanh bên những bất thiện, năng lượng tiêu cực. Nhà vĩ đại nhất đó là người thợ máy Đức Phật, đã tới chỉnh sửa lại cái máy vận hành trong tâm thức, tháo gỡ những rác rưởi, dây rợ mà chúng ta bị quấn lôi vào trong tâm thức. Để bộ máy tâm thức của chúng ta vận hành cho nó nhẹ, không có tốn xăng, tốn thời gian, tốn sức nữa, tiết kiệm được thời gian mà vui sống nhẹ nhàng.

Ngài nhìn thấu và Ngài ứng dụng pháp của thế gian, Ngài không diễn tả quá nhiều về những cảnh giới cao siêu nhiệm màu của quốc độ này, quốc độ kia. Ngài tới, Ngài song hành với từng người, Ngài chỉ chúng ta thấy những điều thực sự sống trong gian này, thế gian pháp, pháp thế gian – đó là khổ, đó là những điều ta không nhìn rõ mà Ngài đã thấu. Ngài không tới đây để ta diễn tả về Ngài, Ngài không tới đây để diễn tả về sự giác ngộ của Ngài, Ngài không tới thế gian để diễn tả về những cảnh giới cao siêu, niết bàn nhiệm mầu, mà Ngài tới đây để giúp cho chúng ta tháo gỡ những cái khổ và phiền não, dính mắt bởi Ngài đã nhìn thấu. Cho nên chúng ta theo Phật, học Phật là để tháo gỡ sự đau khổ phiền não trong cuộc đời của chúng ta, để quẳng gánh lo đi vui sống nhẹ nhàng, đây là chân lý sống rất thực tế trong cuộc đời. Bởi vậy chúng ta học Phật là học chân lý tháo gỡ sự khổ nhọc, sự phiền não, đau khổ, chuyển hóa những sai lầm để vui sống nhẹ nhàng, quẳng mọi lo âu, tâm thái an nhiên.

Đức Phật còn hay chỗ bởi Ngài giác ngộ mà, Ngài là thợ máy tháo gỡ toàn bộ máy móc của chúng ta bị kẹt xăng, bị có nước, bị dính dây dính rợ trong đó. Ngài tháo gỡ, Ngài rửa sạch bằng sự diễn giải thật rõ, tỉ mỉ để cho bộ máy tâm thức vận hành trong vô minh, nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta được thông, được sạch, để được nhẹ nhàng. Và Ngài thật là hay bởi Ngài khế lý, khế cơ, có nghĩa là Ngài nhìn rõ nhân duyên của từng người. Người có kiến thức uyên thâm như bác sĩ, luật sư, người bình thường như nông dân, công nhân, hay những con người thích lý luận. Dù ở bất cứ một cảnh giới nào, kiến thức như thế nào, tùy theo căn duyên của mỗi người, Đức Phật đã đi vào đời sống của người đó, phù hợp với kiến thức, căn cơ, nhân duyên của từng người để hướng dẫn đúng phương thức cho người đó được nhận rõ đời là khổ, để tháo gỡ khổ, không đeo, không gắn, không cột chặt trên vai nữa.

Chính vì Ngài là bậc giác ngộ, Ngài nhìn được điều đó và Ngài tháo gỡ một cách khéo léo để chúng ta sống an vui nhẹ nhàng trong cuộc đời với mọi phương tiện. Và Ngài song hành, chỉ cho chúng ta để đi từ cái rất nhẹ, vui sống nhẹ nhàng trong cuộc sống nhưng đạt tới một mục đích cao siêu là đi vào cảnh giới của niết bàn. Dù những lời hướng dẫn của Ngài rất bình thường trong pháp của thế gian, trong những phương pháp rất rõ ràng về cái nhìn như thế nào để không còn là một gánh nặng trong cuộc đời, về cái nghe như thế nào để không tạo gánh nặng cho cuộc đời, về cảm xúc, suy nghĩ, ăn uống, ngủ nghỉ, tất cả mọi sinh hoạt trong đời thường và rất thường, Ngài dạy dỗ như một người mẹ, như một người cha, cặn kẽ, chi li. Để mọi sinh hoạt trong cuộc đời của chúng ta không còn như chất chồng đá nặng ở trên núi, trên vai, để đè chúng ta xuống mà là để tháo gỡ tất cả những cái gì gọi là nặng gánh nặng do bất thiện nhiều đời ta tạo ra, để ta được giải thoát nhẹ nhàng.

Các bạn, vui sống nhẹ nhàng là chân lý hiện hữu ở trong đời. Nói cho nó đơn giản hơn trong từ ngữ cao siêu của nhị tế, tục tế và chân tế pháp thế gian và pháp thế gian. Ôi, giải nghĩa siêu mầu với các ngôn ngữ này rắc rối quá, chỉ cần đơn giản rằng, Đức Phật đã đi vào cuộc đời của con người ứng dụng ngay những chân lý của kiếp người trong đời sống bình thường. Ngài hiểu, Ngài thấu và Ngài đi cùng với kiếp người của chúng ta, cũng ăn cũng uống, cũng sống với cha với mẹ, với vợ với chồng, với con cái, nhân quần xã hội. Nhưng rồi sống như thế nào với kiếp người này để vui sống nhẹ nhàng, an vui? Để đi tới con đường giải thoát đó là chân đế, đó là cách suy nghĩ, cách hành xử và cách chỉ dạy của một bậc minh tuệ ứng dụng phương tiện rất người, không xa đời sống. Cho nên giáo lý của Phật không xa rời đời sống của con người. Chính vì giáo lý của Phật không rời xa đời sống thực tế của con người, nên mọi người chúng ta khi học Phật pháp sẽ có được sự vui sống nhẹ nhàng, không có nặng nề đâu. Cho nên nếu như các bạn học Phật mà cảm thấy lời của Phật, giáo lý của Phật như một gánh nặng thì các bạn đã học sai.

Phải nghe được một bài giảng, phải tiếp xúc được với một vị Thầy hoặc trong tất cả những sinh hoạt Phật giáo mà chúng ta thấy nhẹ nhàng thơi thới, vui sống như vậy thì đó là đúng. Còn nếu như học mà trở thành gánh nặng cho ta, nặng nề cho những người chung quanh ta đã học sai. Bởi kiếp nhân sinh chúng ta thích chứng tỏ, thích thể hiện. Đức Phật là một bậc minh tuệ đại giác nhưng cũng gặp thật là nhiều người thích chứng tỏ bản thân của họ khi tới với Phật. Có biết bao nhiêu những nhà hiền triết đã từng tới Phật, để hỏi Phật về cái này về cái kia, để mong rằng Phật chứng nhận cho sự hiểu biết của họ, chứ họ không tới với tinh thần để học hỏi, mà họ tới để chứng tỏ và thể hiện. Họ tới để Phật chứng minh cho mớ lý thuyết ngổn ngang, thâu góp, ôm ấp của họ để chứng tỏ rằng họ có sự biện luận, tài cao học rộng, chứ họ không tới để Phật chỉ cho họ sự tháo gỡ những sự nặng nề của kinh điển, giáo điều. Nhiều lắm, nhiều vị tới cứ hỏi Phật nhưng Phật chỉ im lặng mà thôi. Là bởi vì những người đó không tới để nghe Phật giúp tháo gỡ mà tới để muốn Phật chứng nhận cho những sự nặng nề họ đã gánh ở trên vai nơi bờ kiến thức nhị nguyên họ ôm ấp giữa đúng sai, cho nên Phật im lặng.

Cuộc sống của chúng ta, các bạn là Phật tử đồng tu với Bảo Thành hoặc các bạn là ai đó có nhân duyên nghe được lời Bảo Thành chia sẻ mỗi ngày. Chúng ta nhớ chẳng phân biệt tôn giáo, chẳng phân biệt cao thấp, chỉ phân biệt ở chỗ là có vui sống nhẹ nhàng hay sống lận đận, nặng nề trong cuộc sống, vậy thôi. Nếu các bạn đang sống quá tù túng, nặng nề, không cần biết các bạn là ai, các bạn hãy nói với mình cuộc đời này chẳng thể sinh ra sống nặng nề, tù túng như thế, mà cần phải sống vui và sống nhẹ. Đừng biến mình thành một lão cai tù khó tánh để xây dựng một nhà tù chân lý giáo điều, trong tôn giáo mình học, để nhốt mọi người vào trong đó, để tra tấn họ từng giây từng phút giữa đúng và sai. Mà hãy phá tan đi ngục tù của giáo điều chân lý và xoá sổ luôn tên cai tù ta đã đảm nhận, để trở thành những người bạn thân tri kỷ trong cuộc đời. Sống biết lan tỏa yêu thương, sống vui sống nhẹ nhàng, để qua cuộc sống mà vui nhẹ nhàng đó, chẳng cần vỗ ngực xưng tên chứng tỏ ta biết hay không, nhưng ít nhất những người xung quanh ta họ luôn an nhiên và tự tại, môi miệng biết mỉm cười, mắt bừng sáng trong sự thanh tịnh và đối xử với nhau bằng nhân nghĩa tình cảm đó là đã đủ.

Cái sự mở đời ngày nay, hàng Phật tử chúng ta thường bị dính mắc, đó là sự chứng tỏ và thể hiện giáo điều Phật giáo một cách quá quy củ nguyên tắc. Để rồi chúng ta tạo ra một môi trường sống mà ở nơi đó không khí tồn đọng cứng ngắc ngạt thở. Đừng biến mình thành lão cai tù khó chịu, đừng tốn cả cuộc đời xây dựng nhà tù của giáo lý giáo điều, mà hãy sống buông thư nhẹ nhàng, hãy vui sống nhẹ nhàng trong hơi thở chánh niệm, nương vào tình yêu thương của Phật, nương vào năng lượng từ bi của Phật, để sống từ bi, để sống san sẻ, để sống yêu thương. Ở đâu có tình yêu thương, ở đâu có lòng từ bi, ở đâu có sự vui sống nhẹ nhàng ở chính nơi đó có Phật, có Pháp, có Tăng. Chẳng phải ở đâu có Kinh sách, có thư viện, có giáo điều, có giáo lý, có chùa, có Tăng, có Ni, có Phật tử là ở đó có Phật, là ở đó có Pháp, có Tăng. Không!

Đặc biệt đối với các bạn, những Phật tử tại gia bận rộn, hoàn cảnh sống của chúng ta chật chội trong lo lắng hàng ngày, thì tiếp xúc với sự đồng tu và tiếp xúc với giáo lý của Phật chẳng phải là nhồi nhét thêm cho nặng nề Kinh điển giáo điều; mà phải là học để ứng dụng vào đời sống trong mọi sinh hoạt của cuộc đời. Sinh hoạt từ công xưởng, văn phòng, công việc, xã hội, giao tiếp, kinh tế, tiền bạc, con cái, vợ chồng, cha mẹ, xóm làng. Trong mọi sinh hoạt của cuộc sống đều phải ứng dụng lời của Phật vào trong sinh hoạt đó để tháo gỡ những bế tắc ở trong sinh hoạt đó, để chúng ta vui sống nhẹ nhàng.

Các bạn nhìn lại sự bế tắc giữa gia đình giữa vợ chồng thì lời ứng dụng chân lý của Phật không phải là giáo điều, để thành lão cai tù chỉ trích chồng hoặc vợ sai, hoặc là đúng mà chính là ứng dụng lời Phật, lời chân lý kia để tháo gỡ sự chấp chặt giữa đúng và sai của ta, và của vợ của chồng. Để vợ chồng trong cuộc sống không còn là sống trong ngục tù, nặng nề, khó chịu, ngạt thở. Mà cuộc sống của vợ chồng là cuộc sống trên thảo nguyên mênh mông vô tận, không có sự ngăn ngại. Bởi biết giao thoa sự cảm thông đối với cha mẹ, đối với con cái, đối với bạn bè, đối với xã hội cũng ứng dụng như thế. Học Phật là để tháo gỡ, tháo gỡ cái gì nơi ta? Tháo gỡ cái chấp, tháo gỡ cái nhà tù của tri kiến, của kiến thức, của nhận thức, của quan niệm, của phong tục, của tập quán, của điều ta cho là đúng, tháo nó ra, hủy bỏ nó đi, của điều ta cho là sai cũng thảo ra hủy bỏ nó đi. Để giữa ta và người chẳng có đúng sai, chỉ còn có sự thông cảm và yêu thương, tha thứ, bao dung. Chân lý của nhà Phật, giáo lý của nhà Phật nằm gọn trong sự thông cảm với mọi người trong cuộc sống, để san sẻ yêu thương bằng lòng bao dung và tha thứ, chỉ có thể chấm hết, xong rồi.

Mỗi một Phật tử tại gia nếu có thể áp dụng được những điều này tức là lão cai tù khôn ngoan không khó tính. Đã từ bỏ phẩm vị cai tù của mình để trở thành sứ giả yêu thương, phá tan đi mọi ngục tù của tri kiến, của nhận thức, của phong tục, của tập quán, của cái tôi, của cái ta. Để sống biết thông cảm yêu thương, biết san sẻ từ bi, biết bao dung và tha thứ. Chính đời sống như thế thì nhất định mỗi người Phật tử chúng ta sẽ vui sống thật nhẹ nhàng và đã áp dụng đúng chân lý của Đức Phật vào rồi. Chẳng phải mang Kinh Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Diệu Pháp, Kinh Kim Cang. Chẳng phải mang Thiền, mang Mật, chẳng phải mang giáo lý của Ni-ca-da, hoặc làTrung bộ, Tiểu bộ, hoặc là kinh này kinh kia. Ôi, kinh Phật giảng đến 49 năm. Trong Nam Tông, Bắc Tông, Mật Tông đủ hết nhiều lắm. Diễn giải của các bậc Thầy, bậc Tổ nhiều vô kể. Đừng quá giáo điều kinh điển, đừng xây dựng một nhà tù kiến thức giáo điều như một thư viện chân lý siêu việt của Phật. Để nhốt người ta vô trong đó, rồi cai quản họ, thúc ép họ phải rập khuôn như vậy. Tạo cho cuộc sống nặng nề, không khí nặng trịch, nghẹt thở, không có vui. Chồng không vui đâu nếu bạn học Phật như vậy, vợ chẳng vui đâu nếu bạn học Phật như vậy. Rồi cha mẹ, bạn bè sẽ tránh xa và bạn trở thành lão cai tù tự cai quản mình vào trong nhà tù khó chịu đó. Chết sẽ trở thành con ma cô đơn, vất vưởng trong nhà tù kiến thức giáo điều.

Nhìn rõ điều đó, hãy mau mau hiểu thấu chân lý của Phật. Ta học Phật là để tháo gỡ cho nhẹ nhàng chứ không để ôm ấp, cột chặt cho nặng nề. Học Phật là để chuyển hoá cho vui sống nhẹ nhàng chứ không phải bám chặt, chấp thủ để tạo khổ cho nhau. Chân lý ngay chỗ đó, muôn sự ở đời Phật giảng rất phù hợp trong kiếp sống của con người. Phật chỉ rõ ngay trong cuộc sống của chúng ta để tháo gỡ cho nhẹ nhàng. Chỉ cái gì? Chỉ cho ta cách sống đừng có dính mắt, cách sống yêu thương, cách sống san sẻ, cách sống bao dung, cách sống tha thứ, cách sống tháo gỡ và chuyển hóa những điều gì ôm ấp, chấp thủ. Để mọi người trong cuộc đời có nhân duyên gặp gỡ, ta vui sống với họ một cách nhẹ nhàng.

Các bạn, đó chính là đã đúng và các bạn Phật tử tại gia đã ứng dụng đúng. Chớ mang giáo điều của Phật, đừng khắt khe quá, đừng để những chuyện lai vãng tới lui trong cuộc đời thành những chủ đề truyền kiếp để mà hay giận. Mà hãy nhìn những gì tồn đọng trong tâm thức nặng nề, tháo gỡ nó đi. Hãy ứng dụng sao cho con đường của tâm thẳng tắp, tháo gỡ những nhà tù của giáo điều chân lý để gọi là cao siêu mà ta thu lượm vào thì phá đi, chuyện đó không cần, không cần thiết đâu các bạn ơi. Học Phật chỉ có tình yêu thương, chỉ còn lòng từ bi san sẻ, lòng bao dung và tha thứ. Nếu nằm ngoài những điều đó, Phật trước mặt ta cũng chẳng nhìn thấy. Còn nếu nằm gọn trong trái tim, chẳng còn sự nặng nề của chấp thủ mà chỉ còn tình yêu thương, đối xử với nhau bằng lòng khoan dung, tha thứ và từ bi thì Phật dù ở vạn dặm xa đi nữa bạn cũng có thể nhìn thấy. Dù bạn chưa ngỏ một lời nhưng trong tâm khởi lên một niệm, Phật đã tới với cuộc đời của bạn, Phật đã gần gũi với cuộc đời của bạn, Phật đã song hành với cuộc đời của bạn, Phật đã hiển ngự ở trên đầu với cuộc đời của bạn và Phật sẽ là một vị khách cao quý mà các bạn mời tới trong cuộc đời, để rong chơi trong cõi Ta bà này cùng với Phật và để mọi người vui sống nhẹ nhàng. Bởi ta rong chơi với Phật, chứ chẳng kết thân với hàng xóm ma quỷ, của âm ti điện tào, lẩn trốn trong giáo điều chân lý.

Nhớ, các bạn phải vui sống nhẹ nhàng đừng biến mình thành lão tù khó chịu, đừng mang giáo lý của nhà Phật xây dựng nhà tù nhốt những người khác. Hầm hố chông gai, san cho bằng cho thẳng để con đường trong tâm thức của chúng ta thẳng tắp nhẹ nhàng, trải thảm chân tâm, trải thảm yêu thương, tha thứ, bao dung, đối xử bình đẳng trong lòng từ bi, trải lên trên miền tâm đó để mọi người cùng tới với ta vui sống nhẹ nhàng. Đừng mang gánh nặng của ta đè lên vai của người khác. Hãy tháo gỡ, hãy chuyển hoá.

Các bạn, chúng ta là Phật tử tại gia cần phải học Phật để vui sống nhẹ nhàng. Cho nên nhắc lại, nếu các bạn học Phật mà cảm thấy nặng nề, hãy suy nghĩ cho kỹ, hãy điều chỉnh lại đi. Học Phật không phải ôm ấp giáo điều đâu, chân lý có cao siêu nhưng biến nó thành giáo điều nặng nề, sai! Lời Phật dạy cho chúng ta là để tháo gỡ, Phật là người thợ máy vi diệu, thấy cái máy tâm thức của ta quá máy móc, bị kẹt đủ mọi tư tưởng ở trong đó rồi, đổ xăng, đổ dầu, đổ nước, đủ thứ hết. Chẳng đổ hơi thở chánh niệm vào, nên anh bạn thợ máy vi diệu – Bổn Sư đã tới trong cuộc đời, gỡ toàn bộ máy tâm thức của ta, ra rửa sạch hết rồi gắn trở lại và đổ vào đó nhiên liệu vi diệu của chánh niệm hơi thở và năng lượng từ bi.

Hãy vận hành tâm thức, cái máy tâm thức của chúng ta trở lại bằng nhiên liệu của chánh niệm hơi thở và năng lượng từ bi, ta sẽ dung thông với Phật và ta sẽ xứng đáng mời Phật tới như một vị khách cao quý để rong chơi với Phật trong một cõi của cuộc đời. Gia đình của các bạn, cha mẹ của các bạn, vợ chồng con cái, những người thân của các bạn sẽ luôn luôn vui sống nhẹ nhàng cùng với bạn. Cuộc đời đừng để là một gánh nặng cho ta và trong người.

Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ và lòng bàn tay từ bi.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh, và gia trì Phật lực để chúng con vui sống nhẹ nhàng trong đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa. (07 biến)

Mô Phật! Các bạn, cuộc sống sẽ nặng nề vô cùng và cuộc đời sẽ tạo khổ cho nhau, môi trường sống sẽ bị phong kín bởi không khí dày đặc khó thở nơi gia đình, nơi xã hội. Chính là bởi vì những hố sâu của kiến thức, của giáo lý, của giáo điều kinh điển, sự cứng nhắc trong các giới và cách sống để thể hiện và chứng tỏ mình là người biết về Phật pháp, tạo nên sự ngăn cách giữa người với người trong gia đình và người thân. Để rồi chúng ta làm cho Phật giáo, chân lý của Phật bị mang tiếng, nói rằng đạo Phật là đao xa lìa thế gian, từ bỏ cuộc sống này chờ chết để bước vào một cuộc sống khác, sai rồi! Đức Phật tới nhìn rõ chúng ta đang sống và thấy đối tượng chúng ta là người dính mắc, đau khổ, nên Ngài đã nói ngôn ngữ của loài người, kiến thức của loài người và sống với cách sống của loài người. Để hằn vào trong đời sống rất người chỉ cho chúng ta cách tháo gỡ cho cuộc đời được nhẹ nhàng. Phật không nói tiếng trời, Phật không nói ngôn nữa của niết bàn, Phật nói ngôn ngữ của loài người. Bởi Phật thông cảm với kiếp nhân sinh đồng hành với chúng ta. Giáo lý của Phật là giáo lý ứng dụng vào đời sống của con người để tháo gỡ mọi sự ràng buộc, giáo điều, khó chịu, chấp trược, cái tôi, cái bản ngã, để ai trong chúng ta cũng vui sống nhẹ nhàng.

Bảo Thành nhắc lại là đừng biến cuộc đời thành vô nghĩa bởi tự nâng mình lên trở thành lão cai tù khó tánh. Và mang giáo lý của nhà Phật biến thành giáo điều xây nhà tù của kinh điển, nhốt người ta vào rồi kiểm duyệt hàng ngày, cho mình có quyền quản thúc, kiểm duyệt họ. Bạn đã sai, nếu là Phật tử có quan niệm như vậy, sai rồi! Cuộc sống của bạn sẽ nặng nề, chẳng vui tí nào khi bạn sống như vậy thì làm sao có được vui sống nhẹ nhàng? Chân lý giáo điều cao siêu mà sống nặng nề, khó chịu, đau khổ thì chân lý đó là chân lý là khô, thật là thô, nói cho rõ hơn vô dụng. Phật đi vào đời sống con người thật, nói tiếng người và chỉ cho chúng ta mọi tạo tác, hành vi mà ứng xử trong đời, ứng dụng chân lý của Phật vào đó để tháo gỡ và chuyển hóa, để có cuộc sống vui và nhẹ nhàng.

Chúc các bạn luôn vui sống nhẹ nhàng bởi các bạn là Phật tử tại gia.

Đặt bàn tay trí tuệ và từ bi vào với nhau, vận hành 07 biến nữa.

Cuộc sống quá nặng nề xin gia trì cho chúng con hiểu được lời Phật tháo gỡ để vui sống nhẹ nhàng. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Cuộc sống nhiều khổ đau xin gia trì cho chúng con hiểu được lời Phật để chuyển hoá để vui sống nhẹ nhàng. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Con người đã tù túng trong những sự chấp ngã xin gia trì cho chúng con biết tháo gỡ đừng biến chân lý Phật thành nhà tù của giáo điều để chúng con vui sống nhẹ nhàng. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Tôi đã tự ràng buộc bản thân xin gia trì cho chúng con để chúng con không trở thành lão cái tù khó chịu, ràng buộc và nhốt mọi người vào trong nhà tù của giáo điều, xin để chúng con vui sống nhẹ nhàng trong tránh niệm hơi thở. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Cuộc đời có bao nhiêu cám dỗ cứ kéo tâm chúng con phượt theo nó, rong ruổi chạy theo, để lấy những hiện tượng bên ngoài như chủ đề nói về cuộc sống, không! Xin gia trì cho chúng từ bỏ tất cả để trở về trong chánh niệm hơi thở và vui sống nhẹ nhàng. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Sự phân biệt đã biến thành hầm hố và chông gai, xin gia trì cho chúng con mang yêu thương, mang từ bi san bằng tất cả để con đường tâm thức thênh thang dìu dắt nhau vui sống nhẹ nhàng. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chân lý và giáo lý của Phật là giáo lý của tình thương, của lòng bao dung, của sự tha thứ, xin gia trì cho chúng con biết nương vào chánh niệm hơi thở năng lượng từ bi mà vui sống nhẹ nhàng trong đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Mô Phật! Chúng ta đồng tu xong rồi. Mời các bạn chắp tay hồi hướng công đức.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa!

Chúng con nguyện xin Chư Phật gia trì cho chúng con để chúng con không còn ngộ nhận, tự biến mình thành lão cai tù khó tình; mà mang giáo lý của Phật biến thành giáo điều của nhà tù ngục tối, nhốt mọi người vào để kiểm tra. Xin khai mở tâm cho chúng con biết sống nhẹ nhàng, yêu thương, từ bi, bao dung và tha thứ để luôn vui sống nhẹ nhàng trong cuộc đời.

Nguyện hồi hướng công đức tới các nguyên thủ các quốc gia để mọi người biết ngồi xuống thành lập chính sách hòa bình cho thế giới. Xin tri ân tất cả các nhà khoa học gia, các bác sĩ, các nhà khoa học về dược, đã chế tạo ra vắc-xin (vaccine) trị bệnh cho đại dịch. Xin hồi hướng tới cho những ai còn sợ hãi, đau khổ tăng trưởng niềm tin vào Chánh pháp, sống an vui. Nguyện hồi hướng cho tất cả những người đã vãng sanh được vãng sanh về cõi tịnh lạc.

Con xin Chư Phật mười phương từ bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts