Search

Bài 1198: Tự Kỷ Ám Thị – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Bảo Đức đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải năng lượng đại Từ đại Bi, thương xót người dân miền trung của chúng con và khai mở tâm trí để chúng con hiểu thấu được đề mục “Tự kỷ ám thị” ngày hôm nay.

Mời các bạn chúng ta đi thẳng vào 7 biến Mu A Mu Sa tĩnh tọa ngay trong giây phút này. Đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi, chúng ta bắt đầu

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì năng lượng Từ Bi đến muôn người khắp mọi nơi để đồng nhau hướng về miền Trung quê hương, giúp đỡ người dân của chúng con. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và khai tâm để chúng con thấu hiểu được đề mục “Tự kỷ ám thị”. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (6 biến)

Mô Phật!

Các bạn thân mến, từ bao nhiêu ngàn năm nay và cũng từ khi con người sinh ra trên mặt đất này, với phương tiện Đức Phật khai thị cho chúng ta, mang thân người là phương tiện vi diệu. Vi diệu đó nó tàng ẩn sự học hỏi, nghiên cứu để vận dụng tất cả những gì trên cuộc đời này để phục vụ cho cuộc sống. Khi con người chưa có Bậc Giác Ngộ khai thị chúng ta cũng đã tìm tòi về mọi phương diện, những môn học trong cuộc đời để mưu cầu ứng dụng vào đời sống này cho tốt đẹp hơn. Từ những ý niệm như vậy chúng ta bắt đầu với tổ tiên của loài người hình thành những môn học. Tự kỷ ám thị nói đúng cho rõ theo mục đích của khoa học là một môn học rất tốt, áp dụng để chúng ta tập trung làm chủ sự hoạt động của não bộ. Đó là phương diện tốt tích cực nhưng cũng có những phương diện tiêu cực khi chúng ta rơi vào tình trạng của sự tự kỷ ám thị bản thân mình vào những vùng đen tối, năng lượng tiêu cực. Khoa học về y học, người ta tu tập tự kỷ ám thị tới mức cao hơn nữa để tập trung đến mức điều khiển được não bộ và nâng tầm sự tự kỷ ám thị lên mức cao hơn gọi là thôi miên trong y học. Nói về tự kỷ ám thị nâng cao trong thôi miên có hai phương diện tốt và xấu. Tốt là phục vụ vào y học, phục vụ để mà chuyển hóa tâm thức rối loạn của người khác, điều chỉnh lại suy nghĩ, tư tưởng hoạt động của con người. Điều này vẫn thường được ứng dụng trên thời gian bởi những nhà bác sĩ, bác học hay thôi miên cộng tác với nhau để hỗ trợ cho thần kinh của con người khi rối loạn. Nếu rơi vào tay của những người tham chấp, phương thức này sẽ sử dụng thành một loại vũ khí để kiếm tiền, để hại người, để điều khiển con người.

Tự kỷ ám thị ở trong dân gian thì nó khác thật là nhiều bởi nó không được tập luyện do tư tưởng của y học mang lại lợi lạc cho chúng sanh. Nhưng đây là một trạng thái chứ không phải một sự tu học. Nếu nói tu học nhất định có hai hướng như vừa nói: hướng tốt để phục vụ và hướng xấu để lợi dụng. Danh từ “Tự kỷ ám thị” nói trong ngày hôm nay đặc biệt nói đến tình trạng mà mỗi người chúng ta bị rơi vào tánh trạng tự kỷ ám thị bản thân bằng những hình ảnh hoàn toàn xấu theo chiều hướng hoàn toàn tiêu cực. Mang lại cho đời sống sự đen tối, bất an, đau khổ, phiền não và gây ra nhiều nghiệp chướng. Có rất nhiều những hình ảnh tự kỷ ám thị dưới một góc độ nào đó. Tồi tệ nhất là khi chúng ta tự kỷ ám thị bằng cách bị những hình ảnh của quá khứ nó ám thị tức là ám ảnh rồi nó cứ thị hiện ở trong đầu. Nó bị ám vào trong tâm thức, trong não bộ, nó làm xáo trộn bộ nhớ của não rồi từ đó nó cứ hiển thị ở trong đầu như máy chiếu mãi để rồi chúng ta bị rơi vào sự trầm cảm, lo lắng và sợ hãi. Những người bị ám thị thì sinh ra tự kỷ, tự nhốt mình vào trong những hình ảnh đó sống cô lập, gây đau khổ. Lâu ngày ảnh hưởng đến não bộ và bị thần kinh.

Có con người thì thần kinh yếu bị rơi vào sự tự ám ảnh rồi hiển thị trong đầu. Có những con người lại cứ dằn vặt lương tâm của mình bằng những hình ảnh, bằng những điều đã xảy ra cho chúng ta để rồi nó cứ hiển thị mãi, đó gọi là ám thị do chính mình gây ra tự kỷ bản thân. Những người này thường có những nỗi sầu sâu và thật là sâu, khó có thể thoát ra. Nhìn khuôn mặt của họ hai chân mày thường châu vào, mắt thường cau lại suy nghĩ, nhìn về cõi xa xăm, trong lòng thì buồn tuổi khó có thể gỡ. Những người như vậy thường đi đến bệnh phổi, bệnh tim và hay bị đột quỵ một cách bất thường bởi vì những sự việc đã xảy ra trong cuộc đời của quá khứ không tốt đẹp, ám mãi ở trong đầu, hiển lộ không ngừng và khó đẩy lui. Tự kỷ ám thị không có tốt. Dưới một góc độ khác ví dụ có ai đó không hài lòng với chúng ta hoặc ta không hài lòng với họ, ta tự ám ảnh bản thân mình về hình ảnh con người đó. Để rồi từ đó trở đi thì những hình ảnh xấu mà ta không thích, những hình ảnh không hợp mà không ta không thích, những hình ảnh mà ta không ưa, không thích về người đó nó nhảy lên đằng trước, não bộ nó hiện ra. Thế là buổi gặp gỡ đó chẳng vui chút nào. Thay vì những cái đó ta xếp lui vào quá khứ, vào một góc nào đó của hoài niệm, của ký ức thì chúng ta tự ám ảnh bởi người đó quá nhiều để cứ gặp là hiện lên những hình ảnh xấu. Bởi vậy tình cảm của ta với người đó không bao giờ được gắn kết tốt đẹp hơn nữa và cứ giữ ở chừng mực xấu, đi đến tồi và đi đến nguy hiểm hơn. Tình cảm bị đứt đoạn, bị sứt mẻ, không còn tồn tại. Đây cũng là những cách mà con người thường bị rơi vào do chính tâm của mình có tánh sân quá mạnh. Tự ám ảnh những hình ảnh xấu của người khác rồi nó thị hiện, tự ám rồi nó hiện lên trong đầu, nó là sự thể hiện của tánh sân. Còn tự kỷ là thể hiện của sự sợ hãi. Sân và sợ hãi đi với nhau trở thành sự tự kỷ ám thị. Đây là nói đến mặt mà người dân thường hay bị ám ảnh bởi những con người này, con người kia do những điều bất như ý, do những điều không hợp chính do sự phân biệt tâm sân và sợ hãi.

Ta không nói về mặt y học thôi miên, đó là một môn học đặc biệt cần phải chú tâm, có người hướng dẫn mới đạt được trình độ cao mang lại sự hữu ích cho muôn người. Còn nói rõ ngày hôm nay hơn làm ăn nghiên về vấn đề mà mỗi người chúng ta tự ám ảnh bản thân bởi những điều ta không ưa, bởi những con người ta không thích, bởi những điều mà người khác tạo ra ta không hợp do đó mà cuộc sống bất ổn, không hạnh phúc. Điều tối kỵ nhất là chúng ta bị ám thị những hình ảnh người thương trong gia đình để rồi cha mẹ có thể hận thù nhau ly dị, gia đình tan nát. Để rồi vợ chồng có thể chia tay bởi tự ám ảnh, tự ám thị những điều ta không ưa. Điều xấu và tốt ở trên đời nó chỉ nằm trong góc cạnh định nghĩa của mỗi một con người. Nếu trái tim biết bao dung, nếu tâm hồn biết rộng lớn ta sẽ nới rộng biên giới định nghĩa của cuộc sống chúng ta thì mọi sự tưởng chừng như không hợp sẽ có chỗ đứng trong trái tim. Còn nếu chúng ta co thắt trái tim lại và rồi đóng kín cửa tâm hồn, phong kín cửa trái tim thì tất cả những điều gì của người khác với tâm chấp đứng ở đằng trước trái tim và tâm hồn của chúng ta thì hoàn toàn không có gì có thể chấp nhận được. Điều đó được gọi là tự ám thị bản thân đưa đến sự tự kỷ, gây hấn, giận hờn, chia rẽ, đau khổ trong cuộc sống.

Chư Phật nhìn thấy rõ đây một tánh trạng thật xấu nơi con người bởi tánh sân và sợ. Sân và sợ nên tự ám ảnh những điều đó như là một sức mạnh để bảo vệ mình. Nhưng không ngờ rằng phương pháp như thế sẽ gây tổn hại đến sức khỏe và nội tâm của chúng ta. Ở trên đời này không có gì tốt hoàn toàn cũng không có gì xấu hoàn toàn. Chỉ cần biết chuyển hướng một chút xíu để ta tái sử dụng trở lại sẽ đưa từ chiều hướng tiêu cực tới tích cực, từ chiều hướng xấu tới tốt. Các bạn có kinh nghiệm nào chưa, khi các bạn tự ám thị bản thân của mình về một con người nào đó và chúng ta đặt cho họ hoàn toàn ở một góc độ xấu để kết cuối cùng là chúng ta không bao giờ ưa họ. Dù họ làm chuyện tốt hay chuyện xấu, bất cứ một tạo tác, suy nghĩ, lời nói nào của họ cũng đều bị ám ảnh bởi cái xấu. Và rồi ta nhìn thấy họ là muôn sự xấu nó hiển thị ở trong lòng để ta tránh xa. Nếu tránh xa không được thì ta tìm cách để mà đánh phá để rồi đâm thọc, để mà hại người ta. Đây là một góc độ tự kỷ ám thị theo chiều hướng thật tồi tệ trong cuộc sống hàng ngày.

Tự kỷ ám thị nó còn đi tới một phần mà ta không nhận ra rằng ta tự ám ảnh mình. Tự kỷ ám thị có thể gặp và gọi dưới một góc độ khác là chúng ta bị Ma ám. Các bạn, các bạn có nghe chữ Ma ám chưa, chúng ta bị Ma ám. Ma ở đây không phải vong linh, linh hồn, ma ở đây là chướng ngại, ta bị những chướng ngại ám ảnh, tự ám, tự phong tỏa, tự che kín, tự phong kín cuộc đời. Khi tự kỷ ám thị đi tới mức gọi là Ma ám thì người đó đi tới đâu cũng gặp chướng ngại, nơi sinh hoạt trong xã hội, trong gia đình, chỗ nào cũng khó tìm được sự an vui. Bởi bị Ma ám mà, bị chướng ngại nó ám mãi, đi tới đâu thiếu đi sự tự tin nơi bản thân. Đi tới đâu tánh sân cũng đứng ở đằng trước, sự sợ hãi cũng bao trùm để rồi tự tách biệt mình ra gây cho mình sự tổn thương của cõi lòng và tâm hồn. Những người đó sống ít vui nhưng nhiều sầu muộn và đau khổ. Chúng ta nói đến góc độ này để biết rằng dù bất cứ xấu hay tồi tệ tới đâu thì chúng ta nếu đã theo Phật rồi thì chúng ta hoàn toàn có phương pháp của Bậc Giác Ngộ dạy và hướng dẫn cho chúng ta điều chỉnh trở lại, chuyển hóa và nâng tầm. Để rồi có một tâm mới, cấp độ mới, sống hạnh phúc và an vui hơn. Đạo Phật là chuyển hóa, Đức Phật tới không phải để đả phá, chuyển hóa không phải đả phá. Đạo Phật là đạo chuyển hóa cho nên Đức Phật tới không phải là bỏ đi tất cả, dẹp đi tất cả nhưng để thay đổi những điều đã có dù rất xấu cũng trở thành tốt. Bởi cái xấu nhất của chúng ta cũng vốn nằm trong phương tiện vi diệu thân người. Vì chúng ta sử dụng sai mà thôi.

Từ danh từ tự kỷ ám thị nói đến những điều không như ý, ta tự ám ảnh những điều không như ý, những điều không hợp về chiều hướng tăng trưởng tâm sân và tâm sợ hãi. Để từ đó chúng ta luôn luôn đưa đẩy bản thân, suy nghĩ, lời nói, hành động của mình tạo ra nghiệp. Thì Chư Phật nói rằng ta cũng có thể làm theo chiều hướng đó. Thay vì chúng ta tự ám ảnh bản thân của mình bằng những điều tồi tệ xấu xa nhất thì chuyển chữ “ám” đó bằng chữ “quán tưởng”. Các bạn thấy nó đồng nghĩa nhưng chữ “quán tưởng” là quán tưởng đến những điều thanh cao đẹp đẽ hơn, quán tưởng Phật còn ám là ám chỉ cho những điều xấu. Thay vì các bạn tự ám ảnh mình về những điều xấu thì nếu dịch cho nó đơn thuần, giản nghĩa ở đời thì nếu từ xưa tới giờ ta tự ám thị mình bằng những điều xấu, bằng những điều không như ý thì nay chúng ta nâng cấp, tự ám thị mình, tự ám ảnh mình đến những điều thanh cao hơn, đẹp đẽ hơn như những gương và những Trí Tuệ nhà Phật. Khi tự ám những điều xấu tâm tiêu cực, tự ám ảnh những điều tốt tâm tích cực hơn. Mà lúc đó không còn gọi là tự ám nữa, ám thị nữa mà gọi là tự quán tưởng. Và chữ “quán tưởng” từ đó được nâng tầm cao hơn gọi là phát nguyện. Chữ “phát nguyện” nó cũng có thể tương đồng, lật qua một chút xíu trở thành là phát nguyện chúng ta nguyền rủa nhau.

Các bạn thấy từ ám thị đi tới quán tưởng nâng tầm thanh cao, từ chỗ chúng ta nguyền rủa phát nguyện thành phát nguyện, đây nó cũng sự dính dáng lẫn nhau. Các bạn hiểu điều đó để thay đổi suy nghĩ, cách nhìn theo chiều hướng của Đức Phật. Tâm ta vốn có, xưa giờ vẫn từng bị ám ảnh bởi những điều xấu nay tự ám ảnh những điều tốt, nâng tầm thành chữ “quán tưởng”. Quán tưởng là quán tưởng đến Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền, đến những Bậc Cổ Đức, chư vị Tổ, những Bậc Thiện Tri Thức, những người hiền lương đang sống chung với chúng ta. Luôn luôn quán tưởng tâm tánh và hình ảnh những Đấng Bậc đó để trong tâm, trong lời nói và hành động của chúng ta. Từ đó nương vào những hành động đức hạnh, ngôn từ đức hạnh, tư tưởng, suy nghĩ đức hạnh của những Bậc đó mà ta tự ảnh hưởng, ám thị cuộc đời theo chiều hướng thanh tịnh hơn. Thay vì ta tự ám thị, tự kỷ ám thị những điều xấu, tiêu cực gây cho ta khổ, buồn và gây oán, gây hận, gây thù, gây sợ hãi cho muôn người và cho ta. Từ điều đó chúng ta thay chữ “ám thị” bằng “quán tưởng” cho nên gọi là thiền quán. Dĩ nhiên trong cái tưởng của chúng ta chất chứa nhiều thứ xấu và tốt, tích cực và tiêu cực thì chúng ta lại chứa trong kho Tưởng thức những điều thanh cao hơn. Cái nhà chỉ là cái kho, có chỗ để bàn ghế, có chỗ để mà tiếp khách, ăn uống, ngủ nghỉ và chỗ nào ta cũng chất rác thì toàn cái nhà thành đống rác. Nay biết dọn rác, chứa vào trong đó những bàn ghế đẹp thì nó trở thành biết trang hoàng đẹp để tiếp khách hoặc để nghỉ ngơi.

Trong lòng của chúng ta, cuộc đời của chúng ta chất chứa rác rưởi thật là nhiều thì đó gọi là ám thị những điều xấu. Còn nếu ta không mang những điều xấu vào trong tâm trí của chúng ta mà mang những điều thanh cao như ngọc ngà, kim cương, châu báu đó là hình ảnh của các Bậc Cổ Đức, Thánh Hiền, các Bậc Thiện Tri Thức, của Phật, Bồ Tát thì đó chẳng khác gì trong nhà bỏ rác ra bên ngoài mà mang kim cương, hột xoàn trang trí cho cuộc đời, nó sẽ đẹp vô cùng. Cái đó gọi quán tưởng, quán tưởng đến tâm Phật, quán tưởng hình ảnh Phật, quán tưởng đến Trí Tuệ Phật, quán tưởng Thân − Ngữ − Ý của Phật đang sống hiện tiền nơi cuộc đời này mà ta có nhân duyên gặp gỡ. Cho nên các bạn nhớ, tự kỷ ám thị là theo chiều hướng trong dân gian tự ám ảnh mình những điều xấu về người khác, những điều mình không ưng ý, mình không phù hợp, mình không thích, nói chung đại loại là ta không thích, không ưa. Rồi tom nó lại, gom nó lại tự ám ảnh bản thân để ngăn cách với người kia, đối tượng kia hoặc nếu gặp thì luôn luôn khó chịu. Bởi vậy chúng ta đang tự kỷ ám thị theo chiều hướng thật là xấu và tồi tệ. Ví dụ như có những con người tự ám thị mình cho nên ra đường hoặc tiếp xúc thấy người đó sao dễ ghét, chịu không nổi, muốn đứng lên đánh cho họ một cái, chửi họ một cái thậm chí đứng lên đi về cầm gậy, cầm dao đánh người ta bị thương. Thậm chí mà người ta còn có thể gây đến tổn hại sinh mạng cho người khác. Đó là tự ám ảnh, chính vì cái tôi quá lớn, trong cái sân quá lớn với sự sợ hãi bao trùm nên chúng ta tự ám ảnh đi đâu cũng không vui.

Đức Phật dạy cho chúng ta mở lòng để thương yêu nâng tầm sự ám thị theo những điều xấu lên đẳng cấp cao hơn là tự quán tưởng đến hình ảnh đẹp hơn. Để từ đó chúng ta không tự lẩm bẩm ở trong miệng những lời nguyền đến người khác nữa. Các bạn có biết rằng khi chúng ta tự ám thị điều xấu về người khác, gặp họ là chúng ta nguyền rủa họ ở trong miệng. “Nhìn khuôn mặt nó kìa, trời đất ơi nhìn thấy ghét, nhìn thấy mà muốn dộng vô mỏ nó, nhìn thấy mà muốn chà đạp, muốn bay vô bóp cổ nó”. Đó, đó cũng là một hình thức của lời nguyền, rất là xấu. Những lời nguyền như vậy do tự ám ảnh bản thân về những con người khác đâm ra ta ghét, ta sân, ta giận, ta sợ. Ta tạo nghiệp từ trong tư tưởng, phát ra những lời nói lẩm bẩm xấu xa rồi miệng bắt đầu bung ra thành ngôn ngữ đối với những người khác để mà kéo họ cùng về phía ta để ghét người kia. Rồi còn kèo bè, kéo nhau đánh đập người ta nữa. Cho nên chúng ta thấy trong xã hội ngày nay nhóm này đánh đập nhóm kia, nhỏ đánh nhỏ, lớn đánh lớn, già đánh già, thậm chí sắp chết rồi còn đánh nhau nữa. Các bạn có thấy được điều đó hiện hữu ở trên các kênh truyền thông đại chúng ngày nay không? Có. Thấy đau lòng vô cùng, do vậy chúng ta đừng tự ám thị mình những điều xấu như vậy để rồi phát ra những lời nguyền không tốt đối với những con người kia. Tất cả chẳng phải lỗi của họ mà lỗi con mắt và lỗ tai của chúng ta không nhìn bằng mắt thương nhìn đời, không biết nghe bằng hạnh Bồ Tát lắng nghe. Cho nên tai của ta là tai của ma quỷ, nó xúi dại để nghe là muốn đánh, muốn dộng. Mắt của ta là mắt của Ma Vương, nhìn là muốn giết, muốn nhốt, muốn chà đạp những người khác.

Vậy thì chúng ta phải đi tới một ông bác sĩ gì đây? Ông bác sĩ sửa sắc đẹp để thay đổi màng nhĩ của chúng ta thay vì màng nhĩ này của lỗ tai ma quỷ. Ta phải thay vào đó lỗ tai của vị Bồ Tát có đức hạnh biết lắng nghe, nhờ ông bác sĩ thẩm mỹ đó chữa cho chúng ta. Và chúng ta phải tới bác sĩ thẩm mỹ đó để moi con mắt của Ma Vương nhìn họ thấy gai con mắt bằng mắt thương nhìn đời. Bác sĩ đó không ai khác là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài có thể thay con mắt phàm bằng con mắt Phật, lỗ tai phàm bằng lỗ tai của Bậc Bồ Tát. Và chúng ta nếu không nhờ Ngài trực tiếp tới trong cuộc đời qua giáo lý thì chúng ta cũng phải nghiên cứu để trở thành bác sĩ như Phật để tự sửa chữa con mắt và lỗ tai. Để từ đó chúng ta không tự ám thị những hình ảnh xấu vào con mắt này, vào lỗ tai này để lẩm bẩm trên cái miệng những lời nguyền rủa để đến những con người khác. Mà từ đó chúng ta trở thành những con người thiền, thiền giả biết thiền quán tưởng để thẩm nhập vào những lời nguyện cao siêu hơn. Như Ngài Quan Âm Bồ Tát có 12 lời nguyện, Ngài Dược Sư cũng như vậy, Ngài Phổ Hiền 10 điều nguyện mà cao cả hơn là Ngài Tiếp Dẫn Đạo Sư đến 48 lời nguyện. Các vị Phật, Bồ Tát luôn nguyện cứu độ chúng sanh chứ không nguyền. Ngài Địa Tạng phát nguyện cứu độ chúng sanh nơi Địa Ngục, xuống hầm lửa để cứu muôn người. Còn ta không phát nguyện mà phát nguyền bởi tự ám thị những điều xấu, mang lời nguyền rủa đối ứng với muôn người trong cuộc sống. Thật là xấu, gây tổn hại, tổn phước và lâu dần chúng ta mất hết phước báu trong cuộc sống. Và khi những tai họa tới lại kêu trời, kêu đất không kịp. Thay vì ngồi đó mà đợi những tai họa tới ta hãy chủ động thay đổi sự tự kỷ ám thị theo chiều hướng xấu, tiêu cực bằng quán tưởng hình ảnh tốt đẹp hơn. Để rồi ám thị không phát thành lời nguyền tổn phước và quán tưởng tăng trưởng thành những lời nguyện đức hạnh của người con Phật để có thêm phước báu. Để những tai họa không thể tới với chúng ta chỉ có những lời tốt đẹp, những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc đời của chúng ta mà thôi.

Các bạn thân mến, nói cho rõ, cho rộng hơn thì sự tự kỷ ám thị của nhà Phật nó không còn là tự kỷ ám thị của tánh phàm. Của tánh Phật là quán tưởng để nhập vào cái định đó thành những lời nguyện, lời phát nguyện gọi là nguyện lực, tạo thành một lực. Và nhớ rằng trong pháp tu của chúng ta rất cần Tín − Nguyện. Nguyện lực là Tín, tin vào Tam Bảo, pháp tu của Phật để rồi phát nguyện. Nguyện là Tín − Nguyện − Hạnh, hạnh lắng nghe. Hạnh lực này vô biên siêu thế, nó giúp chúng ta đẩy lùi những ám thị tự kỷ bởi chúng ta chỉ chiều và nuông theo những sở thích bất thiện của mình. Do đó, trở lại nếu tự kỷ ám thị là một môn học trong y học như thôi miên, nâng tầm tự ám mình để kềm chế hoạt động của não bộ để giúp cho chúng ta hướng theo điều tốt. Đó là ngành y, họ phát triển đều được sách tấn và khích lệ. Chứ không khích lệ những con người bị tự rơi vào cảnh như vầy do tánh xấu sân và sợ hãi ám ảnh cuộc đời. Để từ đó phát ra những lời nguyền gây đau khổ cho người khác hoặc tạo ra những tạo tác, suy nghĩ bất thiện, tổn phước.

Làm sao khắc chế được sự tự kỷ ám thị trong cuộc đời đối với những người bình thường như chúng ta? Hãy học cách thiền quán tưởng để nhập định trong lời nguyện. Nguyện gì? Nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải năng lượng Từ Bi xuống cho muôn loài. Thật là nhẹ nhàng, thanh thoát. Nếu các bạn lặp đi lặp lại trong tư tưởng của mình, quán tưởng, luôn luôn quán và tưởng đến Phật ban rải năng lượng Từ Bi đến cho muôn loài thì trái tim, cuộc đời của các bạn sẽ tràn đầy năng lượng thanh tịnh và yêu thương. Và muôn chúng sanh luôn thẩm nhập được tình yêu thương đó để miền đất tâm khô cằn trong những bất thiện nghiệp được tưới tẩm, được thẩm nhập nước Từ Bi mà phát triển cội mầm Bồ Đề vốn có trong tánh Phật của chúng ta. Các bạn, hãy thay đổi cách nhìn, hãy thay đổi cách sống để cuộc đời dễ thương hơn, để cuộc đời bao dung hơn, để cuộc sống hạnh phúc hơn. Ta nên lựa chọn một cách sống lành mạnh, khỏe và thanh tịnh. Thay vì cắm đầu chui vào một cách sống tổn hại đến sức khỏe, đến sắc đẹp, đến tánh của chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta, suy nghĩ của chúng ta. Thì chúng ta thay đổi để sống hanh thông nhẹ nhàng, bước trên mọi nẻo đường của cuộc đời luôn biết mỉm cười và hạnh phúc với muôn người, đừng tự kỷ ám thị.

Tự kỷ ám thị là một trong những tánh gọi là ganh và ghét, hận và thù, sợ. Ganh ghét, hận thù, sợ hãi nó thể hiện tánh đó. Cho nên ai tự kỷ ám thị bản thân mình mà không biết thì chỉ cần nhìn vào có ganh không, có ganh là tự kỷ ám thị. Có ghét không, có ganh ghét người ta là tự kỷ ám thị. Rồi có sân giận, sợ hãi hay không, những điều đó đều là tánh của tự kỷ ám thị mà ta không có thấy được. Và nó cứ từ từ ám vô, ám vô như Ma ám, ma là chướng ngại, tự ám ảnh những sự chướng ngại của cuộc đời. Để từ đó thay vì chúng ta sống vui thì gặp người đó ta giận, ta hờn, ta ghét, ta bực mình thế là tự mình tổn hại đến hòa khí của chúng ta. Hãy thiền quán tưởng, tự quán và tưởng đến Bồ Tát, Thánh Hiền, Thiện Tri Thức, những người hiền lương thiện lành đang sống chung với chúng ta. Và rồi luôn luôn nhập vào lời nguyện mười phương Chư Phật, nguyện lực mười phương Chư Phật ban rải năng lượng Từ Bi tới cho muôn loài thì nhất định đời sống sẽ luôn luôn tươi. Và những gì tự kỷ ám thị vốn có nhiều đời sẽ dần dần tan rã, không còn bám sâu vào tâm thức. Và trái tim của chúng ta sẽ mênh mông vô tận như biển trời. Ai ai trong cuộc đời cũng có chỗ để chúng ta mời vào ở đó sống hạnh phúc với chúng ta mà không cần biết người đó là ai.

Hãy đặt bàn tay Trí Tuệ vào lòng bàn tay Từ Bi, chúng ta vận hành 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.    

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và  xóa tan đi sự tự kỷ ám thị cho chúng con để chúng con biết quán tưởng đến hình ảnh của Phật, Bồ Tát mà phát nguyện Chư Phật ban rải năng lượng Từ Bi xuống cho muôn loài. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật!

Các bạn, khi chúng ta nghĩ xấu về một con người, chúng ta lặp lại trong tư tưởng, chúng ta lặp lại trong bằng ngôn ngữ và hành động đó là hình thức đang tự kỷ ám thị mình vào những điều xấu, tạo nghiệp, tổn phước. Thay vì chúng ta tự ám ảnh như vậy gọi là tạo cho cho mình có sự Ma ám, ma nó ám vào tâm thức. Ta là con Phật thay vì Ma ám ta quán tưởng đến Phật. Phật dạy niệm Phật thời thời từng khắc, từng giây trong cuộc đời, luôn luôn nghĩ đến Phật trong từng phút, đó gọi là quán tưởng Phật. Luôn luôn quán tưởng Phật trong mọi tạo tác của cuộc đời bằng năng lượng Mu A Mu Sa. Mu A Mu Sa có nghĩa rằng xin mười phương Chư Phật ban rải năng lượng Từ Bi xuống cho muôn loài. Cho nên khi chúng ta luông quán tưởng đến Phật và phát nguyện Chư Phật ban rải năng lượng yêu thương tới cho muôn loài ta có được năng lượng của tình yêu thương, của lòng Từ Bi. Năng lượng siêu thế đó sẽ tẩy rửa, sẽ gội rửa, xóa tan mọi cấu nhiễm trong tâm hồn để chúng ta không rơi vào tình trạng tự kỷ ám thị những điều xấu để tạo nghiệp, tổn phước.

Các bạn ra đường hoặc trong mối tương giao gặp ai đó mà các bạn ghét, sân giận, bực bội liền đó là hình ảnh của tự kỷ ám thị. Mang hình ảnh đó rời xa bằng cách thình hình ảnh của Phật vào trong tâm. Đẩy lui hình ảnh tự kỷ ám thị xấu đó tổn phước, tạo nghiệp đó bằng thỉnh hình ảnh của Phật vào trong tâm. Và phát nguyện, nguyện lực xin Chư Phật ban rải năng lượng Từ Bi yêu thương xuống cho muôn loài, rải tâm Từ Bi của Phật đến cho muôn loài. Mắt thương nhìn đời, tai đức hạnh của Quán Âm lắng nghe chúng sanh thì trong trái tim sẽ rộng, sẽ lớn, luôn luôn có chỗ chứa cho muôn người đi vào cuộc đời mà ta luôn an vui, không sợ hãi, không khó chịu. Những bạn nào còn trẻ mà tự ám thị mình để rồi khi gặp người đó ta ghét, ta giận, ta hờn sẽ mau già, mắt sẽ mau thâm, trán sẽ mau nhăn và rồi tất cả mặt của ta sẽ nhăn nheo xấu lắm. Người tu Phật đẹp là bởi tâm thanh tịnh, đẹp là bởi vì tâm thanh cao, đẹp là bởi vì tâm đó có năng lượng Từ Bi, có Phật. Nêm trên trán không nhăn, trên khóe mắt không có dấu chân chim, không có quần thâm của sự giận dữ. Các bạn tu cho đúng, phát triển được lòng Từ Bi, miệng luôn mỉm cười thì cuộc đời luôn tươi, rõ ràng. Nếu mà các bạn đi ra ngoài mặt hầm hầm, khó chịu hoặc gặp ai đó khó chịu, hầm hầm bạn đang tự kỷ ám thị. Mà cấp độ như vậy đã cao lắm rồi gọi là Ma ám vào trong tâm, đang tạo nghiệp, tổn phước, mặt mày nhăn nhó, khó chịu vô cùng, mau già là điều tất yếu sẽ xảy ra đối với các bạn.

Để quan tâm đến sắc đẹp thì chúng ta quan tâm đến đẹp của tâm hồn. Tướng do tâm sanh, tướng của các bạn sẽ đẹp hơn mỗi ngày do chính tâm thiện lành của các bạn được nuôi dưỡng. Chẳng phải tốn tiền bác sĩ thẩm mỹ đâu, nay cầy mai cấy độn cho cao, làm cho đẹp. Nhưng rồi thời gian trôi qua nó sụp xuống, xấu lắm. Cho nên chỉ có đức hạnh mới mang theo đời đời và cái đẹp do tướng bởi tâm đức hạnh phát ra thì đời này, đời sau, muôn đời ta luôn hưởng được và không ai có thể lấy đi được. Do đó đừng tự kỷ ám thị những điều xấu và hãy luôn luôn thường niệm Phật để quán tưởng đến tướng hảo vi diệu quang minh Trí Tuệ của Đức Phật vào trong tâm. Để luôn phát lời nguyện lực cao siêu nhiệm mầu thỉnh mười phương Chư Phật mang tình yêu thương ban rải xuống cho muôn loài. Đây là ý niệm và là chân lý nhiệm mầu, nếu các bạn suy nghĩ nhất định nay mai các bạn sẽ tươi trẻ, nhẹ nhàng. Trên đôi vai nặng quằn những sự sân hận, khó chịu đối với người khác sẽ rớt xuống ngay, vai các bạn sẽ đẹp, sẽ nhẹ, lòng người sẽ thênh thang, tâm hồn sẽ rộng lớn, nụ cười sẽ thật là tươi, ánh mắt sáng như sao trời. Các bạn muốn xấu hay muốn đẹp đó là sự lựa chọn của các bạn. Đức Phật là Đấng Giác Ngộ tới trong cuộc đời để dìu dắt chúng ta đi từ vô minh tới Trí Tuệ, đi từ miền tăm tối đến ánh sáng, đi từ xấu đến đẹp. Theo Phật phải đi vào ánh sáng và Trí Tuệ của sự cao đẹp nơi tâm hồn cao rộng. Đừng đi vào miền u tối của vô minh đã có tâm hẹp hòi, sân hận, sợ hãi, ám ảnh người khác và ám ảnh cuộc đời của chúng ta.

Hãy đặt bàn tay Trí Tuệ vào lòng bàn tay Từ Bi vận hành 7 biến nữa để chúng ta bắt đầu đón nhận năng lượng Từ Bi mà hồi hướng cho muôn người để không còn tự kỷ ám thị mà sống quán tưởng Chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền mười phương và phát nguyện thâm sâu xin các Ngài ban rải tình thương đến cho muôn loài nhất là những người dân miền trung của chúng ta hiện tại.                     

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh đặc biệt người dân miền Trung của chúng con và xin khai tâm để chúng con xóa tan đi sự tự kỷ ám thị, luôn biết quán tưởng đến hình ảnh của Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền để phát lời nguyện thâm sâu thỉnh Phật ban rải tình thương xuống cho muôn loài. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Chúng con thưa Phật, ở quê hương Việt Nam chúng con nơi miền Trung lũ lụt, dân chúng lầm than, đói khổ, chết chóc đang đầy rẫy nơi quê hương. Chúng con nguyện xin Chư Phật soi chiếu lòng Từ Bi vào tâm trí muôn người ở nước ngoài cũng như trong nước để mở rộng lòng Từ tâm để cứu trợ người dân miền trung trong cảnh nạn lụt này. Xin Chư Phật luôn Từ Bi gia hộ cho chúng con.

Chúng con hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia trên thế thành lập được những chính sách hòa bình cho thế giới. Nguyện cầu cho tất cả các nhà khoa học ngành y, ngành dược chế tạo ra vắt xin và thuốc trị bệnh đại dịch. Hồi hướng cho các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới luôn giúp đỡ và chữa lành tất cả các bệnh nhân. Chúng con đồng nguyện cho tất cả những ai đang đau khổ đặc biệt nơi quê hương của chúng con bớt đi sự thống khổ, sống an vui, hòa bình. Hồi hướng cho các vong linh tử vong được siêu sanh miền Tịnh Độ.

Con xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn