Search

Bài 1197: Người Xưa Hiện Về – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Bảo Đức đánh máy

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện xin mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh.

Các bạn thân mến, cuộc sống của chúng ta từ khi sinh ra cho đến khi kết thúc cuộc đời là một đoạn đường thật là dài. Và chúng ta thường phải lặp đi lặp lại nhiều về những phương diện của cuộc sống để đúc kết những kinh nghiệm, kiến thức để có một đời sống như ý chúng ta mong muốn. Và chúng ta hiện thời đây có những nhân duyên đặc biệt gặp gỡ nhau ở trên mạng để chúng ta đồng tu và cũng lặp đi lặp lại một quy trình để nuôi dưỡng tâm tánh thiện lành của chúng ta vốn sẵn có ở trong tâm Phật mà Đức Bổn Sư đã khai thị cho chúng ta. Điều tốt được lặp đi lặp lại sẽ in sâu vào tâm thức, in sâu vào tạng thức của chúng ta. Điều xấu nếu nó lặp đi lặp lại nó cũng khắc ghi, khó có thể quên. Sự lựa chọn của mỗi người chúng ta hoàn toàn khác biệt ở chỗ là ta chọn những điều xấu, bất thiện để khác ghi vào trong tâm thức hay chúng ta lựa chọn sự thiện lành được lặp đi lặp lại cho in sâu vào ở trong đó để đời sống chúng ta có nhiều hình ảnh về những việc tốt. Quyết định đó không phải của Phật bắt bẻ chúng ta phải làm theo, ông Trời cũng không bắt chúng ta. Mà mỗi người chúng ta có một sự tự do lựa chọn, người có Trí Tuệ hiểu rõ Nhân Quả Thiện − Ác người đó sẽ có một sự lựa chọn tốt đẹp cho đời sống hiện hữu. Còn người không thông được Trí Tuệ của Nhân Quả Thiện − Ác, mập mờ giữa cái ác và cái thiện để rồi làm nhiều chuyện mà không đắn đo suy nghĩ, chừng mực để đưa đến sự an lành thì họ luôn tích lũy những hình ảnh và những năng lượng tiêu cực vào trong tạng thức của họ. Để từ đó kho tàng tạng thức của họ đầy ấp sự phiền não, đau khổ và hình ảnh của những năm tháng, của những kiếp trầm luân mà thôi. Hôm nay đề mục các bạn gửi về để chúng ta cùng chia sẻ và quán chiếu đó là “Người xưa hiện về”. Một đề mục thật là tuyệt vời bởi nó thật là thực tế trong cuộc sống của chúng ta.

Thiền Mật, Thất Bảo Huyền Môn tiếp cận với năng lượng Từ Bi của Chư Phật dung thông với năng lượng tự lực cầu Đạo Giác Ngộ của chúng ta. Tự lực và tha lực như lực ở bên trong do tâm của chúng ta sanh khởi ra hướng Thượng và lực của mười phương Chư Phật do lòng Từ Bi ban rải. Tự lực và tha lực đều là những lực thanh tịnh tuyệt đối. Dựa trên nền tảng của những lực mà chúng ta hướng tới sự giải thoát khỏi Sanh − Tử, đón nhận lòng Từ Bi, khai mở Trí Tuệ nó sẽ giúp cho chúng ta thay đổi cuộc sống thật là nhiều. Cuộc sống về sức khỏe của thân, cuộc sống về sự tỉnh táo, an nhiên tự tại của tâm. Ai lựa chọn cho mình cuộc sống hạnh phúc cần phải có một sự tu luyện. Ai không lựa chọn cho mình một con đường thanh tịnh để có hạnh phúc và bình an ta sống với tâm buông lung, ta sống với tâm phóng dật, ta sống với tâm phan duyên, không trụ. Sự lựa chọn đó thuộc ở trong mỗi một con người chúng ta quyết định lấy.

Nếu bạn chọn lựa một con đường đi đến sự an lạc bằng Thiền Mật song tu, Thất Bảo Huyền Môn mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Chúng ta lấy Trí Tuệ và Từ Bi vận hành 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa      

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở 7 Luân Xa để chúng con được có được Trí Tuệ thấu rõ được trạng thái của tâm khi người xưa hiện về. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật!

Các bạn thân mến, đề mục chúng ta cùng tham luận ngày hôm nay đó là “Người xưa hiện về”. Biết bao nhiêu những câu chuyện nói về hình ảnh của người xưa hiện về trong tâm thức của chúng ta hay của những người thân. Và những câu chuyện đó được bàn bạc, chia sẻ mà không hiểu thấu được căn nguyên, cội nguồn làm cho tâm trí của chúng ta hoang mang, sợ hãi. Rồi vào tâm tưởng của những con người tâm không định, lòng không có an cộng thêm chút văn chương suy nghĩ mông lung thêu dệt lên những câu chuyện hoang đường, tiêu biểu như một điều gì đó huyền bí dần dần dẫn chúng ta lạc vào những câu chuyện như thế. Là con người chuyện càng huyền bí khó hiểu, kể mà không thông, nói mà không rõ thì càng thích. Còn chuyện thấu rõ rồi thì không có ai mê cho nên mới gọi là huyền bí. Huyền là đen, đi nhìn vào cõi đen tối thì bí, bí trong tâm, bí ở bên ngoài, bí ở con mắt, lỗ tai, bí tất cả và cứ ú ớ như vậy đâm ra nó càng hay và thích thú, huyền bí mà. Cuối cùng cũng chỉ kết thành ba chữ “chuyện huyền bí”. Đức Phật không phải là một ông Thần, cũng không phải là một ông Trời, cũng không phải người rất bình thường để kể những chuyện huyền bí, giải những chuyện huyền bí cho chúng ta nghe. Đã gọi Phật tức là Bậc Giác Ngộ Tỉnh Giác, đối với Ngài không còn có gì gọi là huyền bí bởi muôn sự, muôn pháp ở trong thế giới này, trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, trong mênh mông vũ trụ Tận Hư Không Ngài đều thấu rõ như nằm trong lòng bàn tay. Nên không có gì đối với Ngài là huyền, là bí. Từ đó mà những lời Ngài khai thị cho chúng ta chẳng phải chuyện huyền bí mà là sự thực chân thiện nghĩa của Bậc Giác Ngộ đã nhìn thấu, nhìn rõ. Từ đó sự dính mắc của Ngài không còn, tâm mông lung rượt đuổi theo những chưa hiểu đã đoạn diệt, tâm Tỉnh Giác thanh tịnh, trong sáng như kim cương.

Người xưa hiện về vẫn còn kể ở trong gia đình, vẫn còn kể ở nơi người này, người kia. Và thực tế Bảo Thành cũng đã chứng nghiệm điều đó rồi. Chẳng ai xa đâu, đó là thân mẫu của Bảo Thành. Thuở nhỏ, Bảo Thành có hai lần tiếp cận với thân mẫu khi gần chết. Lần đầu tiên khi thân mẫu gần chết miệng bắt đầu nói ra những ngôn từ thật là lạ. Cả nhà, các chị em cũng như ông cụ nghe thì bà cụ nói về đây là hình ảnh của bà cố, của người thân đã qua đi, của ông bà thuở xưa. Và rồi sau khoảng chừng một tiếng hình như sự sống đã phục hồi, bà cụ tỉnh lại và sống trở lại nói rằng trong lúc sắp chết đó hình ảnh của ông bà, cha mẹ xưa hiện về vẫy tay mời gọi. Nhưng mẹ lúc đó lại nghĩ rằng con cái còn nhở, thương lắm chưa muốn đi theo ông bà nên cố gắng chống ngược lại, chẳng bao giờ theo tiếng gọi của ông bà bởi vậy tỉnh lại và sống. Hai năm sau bà cụ lặp lại một lần y chang như vậy. Cũng trong giây phút hấp hối tưởng rằng sẽ ra đi, người xưa, hình ảnh của ông bà, cha mẹ, người thân hiện về vẫy tay mời gọi: “con ơi hãy đi”. Bà cụ lúc đó nói thành tiếng mà ai cũng nghe được, Bảo Thành cũng hiện diện ở nơi đó. Nhưng rồi trải qua chừng vài tiếng, trong lúc cận tử nghiệp đi về đó, người mẹ vẫn thương những người con còn nhỏ, vẫn kêu xin, vẫn muốn ở lại và rồi chẳng chấp nhận sự vẫy gọi của ông bà thế nên tỉnh lại sau 2, 3 tiếng. Hai lần như vậy cho tới khi Bảo Thành ra đi, không còn ở Việt Nam nữa thì đó là lần cuối mẹ rơi vào tình trạng lâm chung và rồi mẹ ra đi vĩnh viễn.

Các bạn, những câu chuyện mà những người gần chết hay cận tử nghiệp thường kể rằng thấy ông bà mà trong kinh cũng vậy hoặc là các vị Hòa Thượng cũng hay giảng lúc đó hình ảnh của ông bà thường hay hiện về. Và rồi cứ miệt mài trong kinh sách, diễn tả đủ thứ làm cho hoang mang vô tận. Không những người gần chết mà hình ảnh người xưa hiện về đối với người còn tỉnh táo, khỏe mạnh như chúng ta có những giấc mơ, có những giấc mộng ở trong ban đêm khi ngủ, hình ảnh của ông bà đã ra đi, hình ảnh của người thân đã mất chập chờn hiện về. Và rồi chúng ta thấy người đó nói điều gì đó và cứ như vậy ta hoảng, ta sợ. Thậm chí không phải trong giấc mộng chập chờn mà ngay khi còn đang tỉnh giữa ban ngày, hình ảnh của người xưa có thể trong giây phút ta ngồi tư lự, tư duy,, uống café hay suy nghĩ hình ảnh của người xưa lại hiện về trong tâm trí. Ngay như Bảo Thành và các bạn bây giờ đang ngồi đây, nếu chúng ta để tâm nghĩ về người xưa một chút xíu thì hình ảnh của người xưa, kẻ còn sống cũng như kẻ đã mất đều hiện về trong tâm của chúng ta. Giả sử như ta có cha mẹ, Đấng Bậc sinh thành còn hiện hữu đang ở nhà mà ta ở xa, ngồi tư lự nghĩ về nhà, nghĩ về mẹ cha thì hình ảnh của cha mẹ lại hiện ra. Điều đó có nhưng hình ảnh của người thân quen hiện ra là một chuyện rất thường tình. Thường tình hơn nữa là có những chuyện hình ảnh của những người hoàn toàn không biết hiện về trong giấc mơ, trong giấc mộng, trong khi ngủ, trong khi thức làm cho chúng ta bối rối. Và nhiều người nhập vào luôn trong câu chuyện đó để trở thành những người gọi là soi kiếp, soi tiền thân, tiền này, tiền kia, hóa trở thành người coi bói tướng rồi đồng cốt hiện hình đủ thứ lung tung, tâm trí hoảng loạn chẳng ai biết được.

Chúng ta quy y theo Phật, Ngài là Bậc Giác Ngộ nhìn thấu vấn đề này, thật là đơn giản. Lời Ngài giảng dạy hồi xưa, năm xưa trên văn tự cho nên nhiều người không có thấu và cứ mổ xẻ chữ nghĩa, huyền bí quá, cao siêu quá, khó hiểu quá. Lành thay trong kỷ nguyên mới, mọi lời của Đức Phật đều được dẫn chứng cụ thể bằng những ví dụ hiện hữu ta sử dụng, ứng dụng hàng ngày nên chúng ta liễu ngộ được lời Phật. Không cần phải in ấn vào ý nghĩa mặc định trong những ngôn từ của Phật Pháp cao siêu, ảo diệu. Mà chỉ cần đơn giản nói tới ai cũng hiểu, đứa nhỏ 6, 7 tuổi nó cũng hiểu bởi vì ngày nay chúng ta tiếp cận với nền văn minh ứng dụng vật lý vào khoa học. Cho nên mọi lời của Đức Phật khi dùng những ngôn từ của khoa học chúng ta đều dễ hiểu. Ngày xưa thật là xưa, khi Đức Phật giảng kinh Vi Diệu Pháp, kinh Vi Diệu Pháp giảng để giải thích về tánh trạng của A-lại-da thức, của thức, nói chung là thức của chúng ta, tâm thức của chúng ta hay tánh trạng của não bộ. Chúng ta nhớ não bộ như phần cứng, tâm thức như phần mềm. Tâm của chúng ta nói đơn giản nó là một cái máy có thể chụp hình, ghi lại hình ảnh, có thể quay video và cũng có thể chỉ thâu những âm thanh mà thôi. Nó cũng có khả năng vừa chụp hình, vừa quay video và vừa thâu âm thanh một cách thật là nhanh gọn và chính xác. Nó dữ trữ ở trong bộ nhớ từ kiếp này qua kiếp sau mà nhà Phật gọi là ở trong kho A-lại-da thức. Nói đúng hơn là bộ nhớ, là kho nhớ những thông tin, những hình ảnh, âm thanh trong 24 giờ, trong từng giây, từng phút của đời người nó thâu một cách tự động mà ta cũng không biết được. Nó cứ thâu rồi nó nhả ra tùy theo tâm cảm của chúng ta. Khi luồng từ trường của chúng ta và môi trường sống cũng như những dòng cảm xúc của con người đang tương tác đó thì nó nhả ra để nó mớm cho chúng ta ngã về quá khứ. Để rồi tâm buông thả theo những hình ảnh của quá khứ, quên mất Chánh Niệm. Kinh Vi Diệu Pháp Đức Phật nói thật là rõ.

Các bạn, tâm của chúng ta như máy quay phim và vừa chụp hình vừa thâu âm thanh một cách tự động. Ngôn ngữ trong Phật học Vi Diệu Pháp nói về tâm này, tâm kia, phân tích hằng hà sa số tâm theo Hán tự, theo văn chương. Tuổi trẻ ngày nay đọc có nghĩa dựa vào từ điển Phật học hiểu thấu. Nhưng thực ra mình cứ thấy rằng đứa nhỏ 5 tuổi, 7 tuổi nó đã biết chơi phone rồi, nó đã biết cài đặt phần mềm, nó biết dowload xuống những phần mềm để mà ứng dụng, để mà chơi game. Bây giờ nói đến chữ “game” gây cấn hơn một chút. Tất cả những hình ảnh chúng ta nhớ rằng người Việt Nam bây giờ thích thể thao, mỗi khi đá banh thì mắt dán vào TV hoài, thức trắng đêm cũng chẳng sợ. Người bên Mỹ người ta thích chơi Football rồi người ta dán mắt vào trong đó chẳng cần gì nữa, vợ con bỏ hết không những vậy mà còn ăn, uống cho say để mà coi những game đó, những môn thể thao đó. Có người thích thú phim, phim thì nhiều thể loại: trinh thám, hành động mạo hiểm, phim về những loài thú, phim về khoa học giả tưởng, đủ mọi môn học. Chính vì sự thích thú những hình ảnh phim, âm thanh và giọng nói đó tâm của chúng ta như một nhà máy sản xuất phim nó thâu, nó nhận, nó ghép. Và nếu như chúng ta không làm chủ được cuộc sống trong hơi thở Chánh Niệm để thực sự sống thì phim trường ở trong tâm thức sẽ lấy toàn bộ dữ liệu trong A-lại-da thức tức là trong bộ nhớ của chúng ta. Và khi chúng ta tâm buông lung, nhảy múa như con khỉ theo những vùng miền của tâm thức cảm xúc của riêng mình. Nhà sản xuất đó nó bắt kịp sở thích của ta nên liền ghép nối những thông tin, hình ảnh đưa vào một đoạn phim chiếu ở trong đầu. Từ đó ta lầm tưởng rồi cứ dán mắt, dán đầu, dán tâm, dán cả cuộc đời vào trong những hình ảnh phim truyện đó mãi.

Một đứa nhỏ ta cho nó chơi game mà chúng ta không bắt nó ngưng để học thì suốt cuộc đời của nó chỉ game mà thôi. Có thật nhiều những gia đình bị rơi vào tình trạng này, con cái chơi game không thể nói. Bởi vì từ hồi nhỏ ta lợi dụng game để nó nằm im hoặc nó không khóc, nó không chạy, không nghịch để ta làm việc. Lâu dần tạo thành một thói quen, không có game nó chịu không được. Thế là khi nó lớn lên, ngay cả vào đại học hoặc đi làm rồi game vẫn chiếm 2/3 cuộc đời thậm chí thâu đêm suốt sáng chơi game, khó ngủ, tổn hại đến sức khỏe mà khó có thể giải thích để nó có thể thoát ra được. Khi những ai cứ thích lần mò tìm về quá khứ, tìm về với tiền kiếp, tu tập mà muốn soi kiếp, muốn hiểu quá khứ thì dễ rơi vào tình trạng bị A-lại-da thức, kho tàng dự trữ thông tin của chính mình, nhà máy sản xuất phim ảnh đó sẽ ghép nối những hình ảnh đưa ra, đẩy vào tâm thức để rồi chúng ta mê muội ở đó. Mà thực sự chỉ như một xác ma biết di động nhưng hoàn toàn lệ thuộc vào quá khứ.

Trở về với Đức Phật, khi Ngài sắp Giác Ngộ, A-lại-da thức cũng mang tất cả những hình ảnh, hình ảnh của vua cha Tịnh Phạn, hình ảnh của vợ, hình ảnh của con, hình ảnh của thái tử tuổi trẻ, hình ảnh của mẹ, hình ảnh của ma, của mỹ nữ, của danh, của tiền bạc, của danh vọng. Nó xáo trộn, xoay đi xoay lại để nó làm đảo lộn thần thức của Phật để dẫn đưa Phật trở về với kiếp người. Nhưng Phật hiểu rõ đây là tánh trạng của tâm thức, chẳng phải hình ảnh thật hiện ra cho nên Ngài đã chiến thắng vượt qua thử thách đó đi đến Bậc Đại Giác Đại Ngộ. Chúng ta là con Phật, chúng ta phải hiểu được tánh năng của não bộ có được phần mềm thâu nhập, thu, cắt ghép và phóng ra thông tin bằng âm thanh, bằng hình ảnh và bằng phim ở trong tâm. Nếu chúng ta hiểu được điều đó thì tất cả những hình ảnh của người xưa hiện về, tất cả những hình ảnh, âm thanh, phim, tất cả dưới mọi trạng thái ngủ nghỉ, mơ mộng hoặc thức đều chỉ là ở trong bộ nhớ phản chiếu lại mà thôi. Hiểu được điều đó ta trở về với tâm thái Tỉnh Giác bằng hơi thở Chánh Niệm để lìa xa phim trường đó, lìa xa game đó, lìa xa những hình ảnh cũ đang về kéo ta trôi vào trong quá khứ.

Cuộc sống của con người bị chi phối tới 3/4 thời gian của cuộc đời về những hình ảnh của người xưa, người còn sống cũng như người đã mất. Do đó mà ta khổ hoài, chẳng sống được trong Chánh Niệm hiện tại. Đời sống hôm nay thì lại nghĩ đến ngày hôm qua, hôm trước. Và đời sống ngày mai lại chập chờn trong hôm nay và những quá khứ cho nên không có sống được với hiện tại. Chư Phật nhìn thấy sự tổn hại của con người nếu đắm mình vào những người xưa hiện về thông qua những hình ảnh, âm thanh, sắc tướng thì chẳng còn có thời gian sống trong Chánh Niệm Tỉnh Thức mà kiến lập phước báu chuyển hóa cuộc đời bằng pháp thiện lành. Và như vậy chúng ta lại tạo cơ hội cho thầy bói, thầy tướng, thầy phong thủy, thầy này thầy kia phỏng đoán điều đó, đặt để thành kinh, thành sách và nói rằng: “À, khi cận tử nghiệp, người xưa, ông bà mình đều hiện về”. Ông bà nếu như đã tái sanh làm Người hiện về làm sao đây? Nếu cha mẹ tái sanh trong Địa Ngục sao có thể thoát ra? Thế nhưng mà các hình ảnh đó hiện về bắt đầu lại gán ghép là ông bà. Nhớ rằng Đức Phật đã thấy vua cha Tịnh Phạn hiện ra, đâu có phải, vua Tịnh Phạn vẫn ở cung đình đâu có ra. Nhưng đó là tâm thức của Ngài, cả cuộc sống cho tới khi Ngài xuất gia bao nhiêu hình ảnh thâu nhập vào trong tạng thức, chính những phim ảnh, dữ liệu đó khi sắp sửa Giác Ngộ nó mang ra làm xáo trộn tâm can của Ngài. Nhưng Ngài là Bậc Giác Ngộ có sức mạnh Tỉnh Giác, hiểu thấu được kinh Vi Diệu Pháp tánh trạng của tâm thức cho nên Ngài không chấp nhận nó, Ngài không đón nhận nó là hình ảnh thực sự đi về bởi vì nhìn thấy tiền kiếp, quá khứ, hiện tại. Mà Ngài nhìn thấy trong hơi thở Chánh Niệm vạn pháp hư không ẩn hiện theo tâm mà nó tới. Cho nên Ngài an trú trong Chánh Niệm, tâm không dính mắc, tới đi không màn vậy mới gọi là Bậc Giác Ngộ.

Còn chúng ta, một chút hình ảnh ở đâu đó hiện về là cuống cuồng sợ hãi: “Thầy ơi! Hôm qua con mơ thấy người này, mơ thấy người kia”. Nhiều khi không mơ, ngồi tưởng tượng thôi hình ảnh người xưa bắt đầu hiện về, chúng ta mường tượng đến người thân hiện về là bắt đầu sợ hãi. Có những con người mà người thân của họ có thể xảy ra những trận tai nạn kinh khủng lắm như đụng xe, bom đạn, chết chóc. Hình ảnh đó nó thâu vào trong tâm, hiện lên sợ hãi vô cùng và cứ tưởng như người thân chưa được siêu thoát. Thế là phải mang tiền làm mồi cho những vị thầy cúng bởi người ta dựa vào tâm hoảng hốt, sợ hãi và phán một câu thật là nặng: “Ôi, người thân của anh/cô chưa có siêu thoát được. Phải cúng này, cúng kia”. Ôi cha rối đầu, rối rắm, tốn tiền, mệt sức, hoang mang, sợ hãi. Cuối cùng câu mà ta quy y Phật đã mất tiêu rồi, chúng ta lại quy y, nương vào những tư tưởng của phàm phu hao tài, tổn sức, làm cho trí tuệ lu mờ trong miền u mê.

Các bạn, chúng ta học Phật, đọc kinh Vi Diệu Pháp Phật nói thật là rõ tâm của chúng ta như cái phone hiện tại bây giờ có đầy đủ chức năng. Có lúc có quay một cách tự nhiên, đôi khi nó còn quay lén nữa các bạn. Bởi vậy trên đời này mới có những chuyện mà những người bạn không tốt của chúng ta quay lén những cuộc đàm thoại, sinh hoạt của ta rồi bắt đầu tung lên trên mạng làm xáo trộn cuộc đời. Tâm thức của chúng ta không phải nó quay lén nhưng nó vẫn quay, nó vẫn thâu, nó vẫn chụp hình, âm thanh, video ở trong những trạng thái ta không biết được. Và rồi khi nó bắt đầu truyền về thì chúng ta ngỡ ngàng sợ hãi, không biết ai đã đặt để hình ảnh đó vào đây. Chính tâm của chúng ta quay mà thôi, chính sự tương tác hàng ngày của tâm, của ngôn ngữ, của thân tương tác với muôn người, với cảnh nó thâu, nó dệt, nó thêu, nó thêm màu sắc. Bởi vì nó là nhà họa sĩ, nó là nhà phim trường biết cách sản xuất những mẫu hình ảnh phù hợp với nhân duyên, nghiệp chướng của chúng ta. Nói đúng hơn là phù hợp với sở thích, đam mê để rồi nhận chìm chúng ta vào vùng đam mê đó. Người đam mê thể thao hình ảnh đó hiện về, người đam mê cờ bạc hình ảnh đó hiện về. Còn chúng ta đam mê bất thiện nghiệp nên những hình ảnh đó thường đi về làm xáo trộn tâm. Và trên thế giới này nhờ điều đó mà đã sản sinh ra biết bao nhiêu con người đoán mò như kẻ mù sờ voi. Để rồi nghe ta kể với những bậc thầy chưa có tâm Tỉnh Giác Chánh Niệm không khuyên chúng ta tu tập mà rồi còn áp chế: “cái này là như vậy, là như kia, đã bị ma, vong linh, quỷ, thần, ông bà ám, hại rồi, tổn phước, nghiệp nhiều”. Phán có một câu mà chới với đầu óc, sợ hãi, rụng rời, tốn tiền, tốn sức, hoang mang.

Phật nhìn rõ tánh trạng của tâm, hiểu thật là thấu. Hôm nay chúng ta bàn về chuyện này để cho những ai còn bị rơi vào trong cách nói, cách suy nghĩ rằng người xưa hiện về qua những hình ảnh, người xưa thuộc về gia đình thân tộc hay những hình ảnh người xưa của ai hoàn toàn không biết nó chiếu, nó soi, nó hiện trong tâm thì bắt đầu gán cho vong này, linh kia, thần này, quỷ kia. Chúng ta những lúc như vậy theo lời Phật ta đã rơi vào tình trạng không còn Chánh Niệm trong hơi thở, rơi vào tánh u mê, mụ mẫm, y như đứa con bị nuôi dưỡng bằng game, bằng hình ảnh. Suốt cuộc đời của nó không thể buông được cái phone, chẳng bỏ được máy game và rời được cái ghế. Nằm mãi ở trong phòng, chơi mãi mà thôi. Nếu ai có những người con như vậy thì hiểu ngay, khổ vô cùng bởi thật là khó gỡ nó nhưng cũng chính là vì chúng ta đặt để sinh hoạt của nó vào trong như vậy khi còn bé. Chúng ta cũng vậy, vô lượng kiếp khi tâm còn non trẻ chưa nhận định rõ đã bị những hình ảnh trong tâm thức nó lọc lừa, nó chiếu đi chiếu lại, nó làm cho chúng ta như cả một thế giới được giải trí tâm thức khi buồn, khi khổ, khi vui, bám vào hình ảnh đó để sống cho chính mình. Từ đó cứ tưởng rằng ta sống nhưng thực ra ta đã chết bởi quên mất hơi thở Chánh Niệm là đã chết.

Các bạn thân mến, người xưa hiện về là một tánh trạng của tâm thức, trong kinh Vi Diệu Pháp nói thật rõ về những phần này. Ngày nay Bảo Thành thông dịch rằng Vi Diệu Pháp nói về tánh năng của sự kích hoạt trong phone mà thôi. Cái phone càng siêu vi thì kích hoạt nó với những mạng lưới mạng thì nó bắt đầu thâu nhập được những hình ảnh. Hình ảnh chân thực của chúng ta và có những hình ảnh của những tay gọi là hacker nó ăn cắp thông tin, nó cài đặt, nó làm xáo trộn đời sống của mình. Do vậy mà Đức Phật mới dạy cho chúng ta phải sống một đời sống Chánh Niệm hơi thở để làm chủ, rời xa phim trường của tạng thức đó, của A-lại-da thức nhồi nhét ta về với quá khứ. Nếu hiện tại các bạn chưa thể sống được trong sự Tỉnh Giác thì muôn sự và hình ảnh, âm thanh của người xưa hiện về đều chỉ là trong cõi u mê. Như kẻ đi trong sương mù dày đặc mắt lại còn mù, tay còn quờ quạng, tai còn điếc, mất hết cảm giác, biết được gì đâu, không biết gì hết. Và rồi sự nhồi sọ của người ngoài cũng nhồi sọ của tâm thức làm cho ta rơi vào vùng điên đảo mộng tưởng. Khổ, khổ hết kiếp này đến kiếp sau, khổ từ vô lượng kiếp chưa dừng được, khổ hiện tại còn tạo ra chồng chất như núi sao có thể thoát.

Do đó ngày hôm nay khi các bạn bàn về chủ đề này Bảo Thành không đi sâu vào những lĩnh vực khác. Mà nói rõ điều này trong một cách đơn giản của ngôn ngữ rằng tất cả mọi hình ảnh người xưa hiện về trong tâm thức của chúng ta dưới mọi hình thức theo kinh Vi Diệu Pháp chỉ là hình ảnh vốn có đã được thâu, chụp bởi Thức của chúng ta. Rồi nó hòa nhịp với Tưởng, Tưởng và Thức. Thế là nó nhảy múa, nó làm điên đảo chúng ta. Làm sao có thể chuyển hóa được những hình ảnh cũ mà Thức đã chụp hòa nhịp cùng với ông đạo diễn là Tưởng? Phật dạy trở về với Chánh Niệm hơi thở, luôn luôn Chánh Niệm hơi thở. Hít vào thấy hít vào biết hít vào, thở ra thấy thở ra biết thở ra, Tánh Thấy và Biết ngay trong hiện tại. Không tìm quá khứ, chẳng nghĩ tương lai, sống ngay trong hiện tại với hơi thở Chánh Niệm, nuôi dưỡng lòng Từ Bi, ban rải năng lượng Từ Bi của Phật đến cho ta, đến cho muôn người, thực hành pháp thiện đời sống sẽ hạnh phúc vô cùng. Nhất định các bạn đã từng thấy biết bao nhiêu những người thân, những người quen khi rơi và dính mắc vào hình ảnh của người xưa hiện về trong những trạng thái này, trạng thái kia cuộc sống không ổn định, bệnh hoạn, miên man. Bởi vì tâm bị bệnh, tâm thần, họ không có làm chủ được, họ không hiểu. Và rồi phim nó hiện lên, hình ảnh nó hiện lên coi như thật, hoang mang sợ hãi.

Bệnh hoạn không dám bỏ tiền ra mua thuốc, đi bác sĩ nhưng sẵn sàng mua đồ cúng làm tầm bậy, tốn tiền. Thay vì đó là bệnh của thân mua viên thuốc chút xíu uống là hết không chịu. Thay vì chuyện đó hiểu rằng theo Chư Phật dạy hình ảnh thôi, tâm ta chụp chiếu rồi phát lại, bỏ qua đi sống trong Chánh Niệm hết ngay nhưng không chấp nhận lời của Chư Phật. Mò mẫm lên rừng cao, núi sâu hiểm trở tìm đến miền này, vùng kia, thầy này, thầy kia rồi ổng phán vài câu hoang mang sợ hãi. Rồi tư tưởng, tư duy đè nặng lên tâm bởi vì chúng ta nghiệp quá nặng, ổng phán vậy mà. “Ôi ta bị vong, ô thầy phán sợ quá, sợ quá”. Ông thầy ổng phán vong nhập, ông thầy ổng phán mình bị nghiệp nặng, ông thầy ổng phán mình bị nà, bị kia. Còn ông Phật phán sao mình không nghe? Ông thầy đó nếu so sao bằng ông Phật vậy mà chúng ta lại nghe theo ông thầy mà không nghe theo Phật. Quy y theo Phật mà không nghe theo Phật, quy y tức là nương vào Phật và sự giáo hóa của Phật, qua pháp của Ngài. Ta không nghe Phật, ta không theo lời dạy của Phật, ta nghe theo lời dạy của ông thầy. Thế là ông thầy xỏ mũi ta như con trâu vào những vùng tư tưởng quăng bậy bạ ra bên ngoài, hoang mang tột độ, sợ hãi, thần trí hoảng sợ, sức khỏe suy giảm chẳng còn Trí Tuệ của nhà Phật nữa. Các bạn, nhớ câu này để chúng ta biết quy y Phật là phải nghe lời của Phật, nương theo giáo pháp của Phật, không hiểu nghiên cứu kinh, không rõ kinh khi đọc kinh thì hỏi các Bậc Tôn Túc, các Ngài giải nghĩa cho để thấu, để hiểu. Chứ còn mụ mẫm theo những bậc chưa có trí tuệ mà ở bên ngoài dựa dẫm theo những điều ta nói quăng ra một cái sợ lắm, sợ lắm. Các bạn, nhiều người đã gặp rồi, nguy hại cho sức khỏe, tốn tiền, mất thời gian và rồi từ từ xa lìa giáo lý của nhà Phật.

Hãy đặt bàn tay phải Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái Từ Bi chúng ta vận hành 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.                                                                                

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở 7 Luân Xa để chúng con được khai tâm hiểu rõ được tánh trạng của Thức và Tưởng khi người xưa hiện về trong tâm thức. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)

Mô Phật!

Các bạn, Bảo Thành tóm gọi lại tất cả những hình ảnh người xưa hiện về dưới mọi góc độ khi mê, khi ngủ, khi mộng, khi mơ hoặc khi đang tỉnh, đang thức đều là những thông tin mà A-lại-da thức, một phần tánh vi diệu của não bộ mang phương tiện là kiếp người đã thâu, đã chụp. Nay lại có ông Tưởng thức là một nhà đạo diễn lắp ghép và biết nghe theo những cảm xúc, ham muốn của chúng ta để rồi nhả ra những điều đó vào những thời khắc phù hợp gây mê để chúng ta đắm chìm trong đó quên mất hiện tại, hơi thở Chánh Niệm để không còn sống nữa. Y như đứa nhỏ đắm chìm trong game, y như người lớn đắm chìm trong cờ bạc, say sưa trong rượu chè, ngũ dục, tham ái, tham dục. Hình ảnh của người xưa mà hiện về mà ai không làm chủ trong hơi thở sẽ bị hoang mang, sợ hãi, hoang tưởng, bệnh về thân, loạn về tâm, tốn tiền, mất sức, không có thời gian, chẳng làm chủ được cơ thể, làm chủ được cuộc sống. Người đó sống vất vưởng, thân người mà tâm ma, nói chuyện tào lao, toàn là sai bởi vì sống trong Tưởng thức, bởi lẫn lộn giữa hình ảnh giữa hình ảnh người xưa hiện về để rồi quên mất đời sống hiện tại. Những người như vậy dễ đi đến loạn thần, lâu ngày trở thành mất trí, bệnh tâm thần. Điều này có thực.

Cho nên các bạn trẻ những ai hay nghiên cứu về Phật học nên nhớ lời xưa Phật dịch ở trong kinh Vi Diệu Pháp đọc đôi khi hơi khó hiểu. Nhưng chỉ tóm gọn rằng tạng thức của chúng ta, Thức và Tưởng thức của chúng ta do nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nó chụp vào nó chứa ở trong đó. Như cái phone tự động có tánh năng chụp quay bất cứ mọi thời, mọi khắc của sự hoạt động của ta vào trong tâm của ta. Để rồi nhà đạo diễn Tưởng thức phối hợp nhịp nhàng với những âm thanh, hình ảnh để tạo lên những cái phim chiếu vào trong tâm mê muội ta, làm tổn hại ta. Chính vì điều đó mà các bạn hiểu được rằng tại sao Phật dạy cho chúng ta hơi thở Chánh Niệm. Dưỡng tâm trong hơi thở Chánh Niệm đầy đủ Oxy dưỡng khí để cho thân khỏe, tâm tĩnh, hiểu thấu được kinh Vi Diệu Pháp Phật dạy. Thấu rõ thật là đơn giản như thế thôi để biết rằng cái phone có hình ảnh. Như nhiều người bây giờ bị mê vào phone, phone lúc nào cũng cầm phượt phượt rồi từ Facebook qua cái này qua cái kia. Mà không nghĩ rằng cái phone chỉ giữ dữ liệu cần thiết, chỉ tìm khi cần thiết để nghe cái này, nghe cái kia hoặc nghe kinh, nghe giảng thôi. Nhưng mà nghe kinh được một phút, nghe giảng được hai phút rồi lại trượt vào trong những hình ảnh của xã hội. Để rồi những chuyện tào lao thiên tướng của xã hội nhồi sọ vào trong đầu, nó nhập vào trong Thức, nó hòa vào trong Tưởng. Đó, như vậy là đầu ta toàn là rác rưởi mà thôi.

Các bạn nhớ, hình ảnh người xưa hiện về đều là do tâm ta thâu chúng nay quay lại không phải ông bà hiện về đâu. Chúng ta sống với cha mẹ từ thuở nhỏ như bà cụ của Thầy là bởi vì mồ côi từ thuở nhỏ 7 tuổi. Những hình ảnh của ông bà cố in sâu vào trong tâm tại vì thời đó mồ côi khổ quá, cha mẹ chết hết, ông bà chết hết, người thân chết hết. Cho nên nhớ thương, càng nhớ càng thương thì hình ảnh của người xưa in sâu vào trong tâm, Thức, Tưởng. Bởi vậy khi mà chúng ta sắp sửa chết hoặc là lâm vào tình trạng mê muội thì hình ảnh đó về, thì hình ảnh đó nó ở trong ta nó hiện về như cái máy nó quay, nó chụp hình thôi. Ngày nay rõ mà, các bạn tới các đám tang, người ta hay chiếu hình ảnh của người vừa mất từ thuở nhỏ. Các nhà quàn bây giờ họ thường có dịch vụ như vậy. Thay vì chúng ta tới nghe giới thiệu về ông đó, bà đó, anh này, cô kia. Thì nhà quàn họ thâu lượm những thông tin mà người thân cung cấp cho họ từ thuở nhỏ, về đời sống cao đẹp của người đó họ ghép thành một đoạn phim rồi chiếu cho chúng ta coi. Thế là chúng ta ngồi chúng ta nhìn thấy cả quãng đời của người đó, hiện đại như vậy. Cái tâm của chúng ta Đức Phật đã phát hiện nó hiện đại còn hơn thế nữa, Phật đã hiểu được điều đó, chỉ là trò chơi. Cho nên các bạn nhớ đừng lâm vào sự hoảng sợ để rồi quên Phật, quên Chánh Kiến, rơi vào Tà Kiến, lao đầu vào những bậc thầy chưa thấu rõ giải thích không đúng để chúng ta càng mê thì càng bị mù. Càng mù còn điếc cứ quờ quạng hoài trong vô minh, tạo ra nghiệp.

Đặt bàn tay Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái, chúng ta vận hành 7 biến nữa sống trong Chánh Niệm Tỉnh Thức nha các bạn. Chánh Niệm Tỉnh Thức rất quan trọng    

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở 7 Luân Xa giúp chúng con sống trong Chánh Niệm hơi thở Mu A Mu Sa. Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra. Thở từ từ, hóp bụng vào, quán chiếu Luân Xa, trì mật chú

Mu A Mu Sa (7 biến)

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh và luôn luôn gia trì cho chúng con sống trong đời sống Tỉnh Thức Chánh Niệm hơi thở, thấu rõ được tánh trạng của Tưởng thức về những hình ảnh người xưa hiện về để không còn hoang mang lo sợ nữa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts